Bài phát biểu khai mạc ngày hội truyền thống CHS LQĐ 20.08.2006
Kính thưa, Thầy Cân Hiệu trưởng trường PTTH LQĐ Long An
Kính thưa Thầy Cai đại diện HộI Cha mẹ học sinh trường LQĐ Long An.
Kính thưa, Quý thầy cô cùng tòan thể các bạn CHS thân mến
Lời đầu tiên xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn sâu sắc, các thầy cô đã không ngại đường sá xa xôi đến với chúng em trong ngày hội Truyền Thống hôm nay.
Xin cảm ơn các bạn CHS đã dành chút thời gian cùng tề tựu về đây trong tình anh em thân ái.
Xin cảm ơn BTC đã dành nhiều thời gian và công sức để có được ngày họp mặt thân mật và ấm cúng hôm nay.
Kính thưa các Thấy cô.
Một năm lại trôi qua, như lời ước hẹn vào mỗi tháng 8. Chúng ta lại tề tựu về đây trong niềm vui sum họp.
Kế họach chuẩn bị ngày Truyền Thống được chuẩn bị từ cuối tháng 5. Thông thường khi tiến hành bàn bạc về kế họach, chúng em thường thảo luận các câu hỏi sau: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?
Tuy nhiên, lần này em chỉ bắt đầu bằng 3 câu hỏi: Khi nào ? Ở đâu ? và như thế nào?
Vì mặc nhiên hẳn mọi người đã biết ý nghĩa của ngày Truyền Thống.
Nhưng, khi bài viết được đăng trên diễn đàn lqd-longan.com.
Đã có những câu hỏi được đặt ra:
Truyền Thống là gì?
Tại sao phải có ngày Truyền Thống?
Liệu chúng ta có truyền thống hay không???
Vậy truyền thống là gì?
Có ai đó nói: Truyền Thống là quá khứ…
Nhưng quá sẽ rồi sẽ thay đổi?
Vì quá khứ là ngày hôm qua, mà hôm qua thì khác ngày hôm nay.
Trường LQD hôm qua đã không phải là ngôi trường của ngày hôm nay. 15 năm trước trường LQD chỉ là một ngôi trường nhỏ bé, khiêm tốn nép bên bờ Ao Hoang, với đội ngũ giáo viên ban đầu chỉ 12 người với 3 lớp học. Cùng với sự phát triển của xã hội, Trường LQD hôm nay, đã phát triển quy mô to lớn với hàng ngàn học sinh, và đội ngũ giáo viên hùng hậu.
Thầy Hiệp 15 năm trước cũng không phải Thầy Hiệp hôm nay. 15 năm trước thầy Hiệp trẻ trung như tuổi chúng em hôm nay. Nay gặp lại tóc thầy đã điểm bạc.
Vậy truyền thống không phải là quá khứ
Vì quá sẽ đổi thay.
Một quá khứ cho dù đẹp cũng chỉ là quá khứ. Nó có thể làm cho người ta trở nên tự mãn với ngày hôm qua hoặc ngược lại trở nên quá thất vọng với hiện tại.
Vì quá khứ mỗi thế hệ mỗi khác. Nên quá khứ dễ làm nên sự chia rẽ.
Trên diễn đàn, các em học sinh thuộc thế hệ nữa sau 8X (8.5 X), vẫn thường kêu lên. Các cụ già quá… Các cụ hay kể về quá khứ… mà chúng em chẳng biết gì về quá khứ hào hùng… hoặc quậy phá của các cụ. Và thế là có khỏang cách giữa các thế hệ… và vì thế chính quá khứ làm nên sự chia rẽ.
Mà truyền thống không phải là sự chia rẽ.
Vậy truyền thống phải là hiện tại. Ở giây phút này đây, ngay nơi này, Nhà Hàng Hào Bàng. Tầng 1 và chính chúng ta, những người có mặt tại đây đang làm nên truyền thống.
Truyền thống là sự tiếp nối
Truyền Thống là mối quan hệ, là sự sẽ chia, là sự cam kết giữa các thế hệ, của học sinh với thầy cô, của nhà trường với tòan xã hội. Truyền thống là mối quan hệ tương tác giữa giá trị tinh thần và giá trị xã hội.
Thưa các bạn,
Hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta vẫn nghe nói về những tiêu cực về điều xấu nhiều hơn điều tốt. Đó là sự thực, sự thực đó ghi dấu ấn sâu đậm vào tâm hồn những em học sinh, đặc biệt những em đang ở ngưỡng cửa bước vào đời. Liệu ta có thể kêu goi các em Truyền thống ham học, tôn sư trọng đạo khi hằng ngày các em vẫn nghe, đọc thấy những gian lận trong thi cử, về nạn mua bằng bán chức hay gạ tình đổi điểm, vân vân…
Chúng ta không thể kể cho con hoặc cháu chúng ta về quá khứ tốt đẹp của mình để khuyến khích tinh thần hiếu học hay lòng tôn sư trọng đạo của chúng. Nhưng, chúng ta có thể cho chúng thấy được những tình cảm sâu sắc của tình thầy trò, niềm tin vào hệ thống giáo dục bằng chính thái độ yêu thương, tri ân những người đã nuôi dạy chúng ta nên người.
Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận quá khứ. Tôi vẫn thường nói với các em về GÓC SÂN VÀ KHỎANG TRỜI. Chính ở góc sân đó với tình thương và lòng tận tụy của các thầy cô đã nuôi dưỡng cho tâm hồn chúng ta, đã cho chúng ta một khỏang trời rất xanh và rất đẹp để chúng ta bay bổng trong cuộc đời này. Thỉnh thỏang tôi gặp đâu đó, trên diễn đàn 1 em cựu học sinh, bước vào đời với lòng đầy thù hận (xin lỗi, tôi dùng đúng chữ của các em), với đôi bàn tay nắm chặt, với khỏang trống về niềm tin vào xã hội tốt đẹp. Tôi tự hỏi, góc sân kia có còn thật sự bình yên để nuôi dưỡng những tâm hồn thơ trẻ và đầy khát vọng.
Chính vì thế tôi ứơc ao truyền thống là một sự cam kết.
Kính thưa các thầy cô và các bạn, lúc sinh thời Thầy Uyển thường hay nói: “ người ta thường hay cãi nhau về cái định nghĩa, chính vì sự khác nhau về định nghĩa mà mới có chiến tranh”. Nên em không dám đưa ra một định nghĩa khiến mọi người phải chấp nhận.
Nhưng có một điều em khẳng định: Chính chúng ta, ngay thời điểm này, tại nơi đây, đang làm nên truyền thống. Và đó là lý do của buổi họp mặt hôm nay.
Kính chúc sức khỏe quý thầy cô và các bạn. Chúc ngày hội thành công tốt đẹp.
HÃY ĐỂ NHẠC KHÔNG BAO GIỜ TẮT BIA KHÔNG BAO GIỜ CẠN VÀ NIỀM VUI KHÔNG BAO GIỜ DỨT.
Bài viết được viết trên Blog Yahoo!360 vào ngày 21/08/2006
Câu truyền thống là sự tiếp nối rất hay trong bài phát biểu này nhưng để biến nó thành slogan (khẩu hiệu cho hành động) thì nên nói là "tiếp nối truyền thống".
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Hai thực thể thì không thể giống nhau hoàn toàn, ngay cả một thực thể cũng không giống chính nó ở những thời điểm khác nhau. Do đó hai câu thì phải khác nhau thôi em à. Câu slogan của một tổ chức tức phương chăm hành động của tổ chức đó thường là ngữ động từ hay ngữ tính từ. Ví dụ: NIIT: Be more ambitious! Anh suy nghĩ vậy, còn em có thể hiểu khác.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Chúng ta có truyền thống "tranh luận" triền miên trên diễn đàn. Tôi tự hỏi, lập ra diễn đàn này để làm chi, tham gia diễn đàn để làm gì?
Rõ ràng, diễn đàn là cầu nối của những mối quan hệ trong quá khứ, được nuôi nấng ở hiện tại và sẽ thăng hoa vào một lúc nào đó ở thì tương lai.
Như những con người bình thường khác, ta gặp nhau, tình bằng hữu nẩy nở và đi cùng với nó, bất hòa cũng phát sinh. Nếu con người có trạng thái hưng phấn- thời điểm cái tôi, cái tiềm tàng sâu xa trong con người bộc lộ- thì đôi khi lên diễn đàn này, ta mang trong người một trạng thái ...tương tự. Từ những bất mãn xã hội, đến những hoài bão không bao giờ đạt được, từ sự tự mãn trong thành đạt, đến những tự ti mặc cảm... Tất cả, có dịp được bày tỏ giữa những con người từng một thời gắn bó, từng có những kỷ niệm chung. Thế giới ảo, là chất xúc tác, môi trường thuận lợi cho những điều đó. Đôi lúc, tôi có cảm giác chúng ta đang có ...chiến tranh, mọi người đang sợ hãi khi bước vào forum như đang ở trong một bãi chiến trường.
Tôi tự hỏi, đó là có phải là một truyền thống của diễn đàn, một bộ phận của hội cựu học sinh?
Thiệt ra thì ai cũng có những "khoảng tối"... trong con người mình
Người thì tìm cách thay đổi khắc phục.
Người tìm cách che đậy thật kỹ
kẻ thì mặc kệ ... ta là thế.
Nhưng đó không phải là truyền thống.
Không phải là lợi dụng diễn đàn để bày tỏ, chứng tỏ, hay làm lợi cho bản thân mình. Những kẻ đó nhất định sẽ bị đào thải.
Nhiều anh em trong diễn đàn vì sơ ý đã bị những kẻ có y đồ xấu lợi dụng chia rẽ...
Truyền thống sẽ giúp anh em xích lại gần nhau hơn, chia sẽ khó khăn, và giải quyết mau thuẫn.
Những gi đang diễn ra không phải là truyền thống... mà là một giai đoạn thử thách truyền thống
Hội LQĐ có mạnh không nhỉ? Hay chỉ là những người giỏi "tranh luận" mà thôi!?
Hội cựu LQĐ rất mạnh nếu xét theo khía cạnh từng cá nhân. Nhiều cây đại thụ nhưng không thành rừng được vì ai cũng cho mình là đại thụ.
Người ta chỉ đoàn kết khi có mục đích chung. Mục đích đó càng lớn và càng ảnh hưởng đến mỗi cá nhân thì tinh thần đoàn kết sẽ càng cao.
Hiện nay, hội cựu HS được ràng buộc với nhau chì bằng 1 sợi dây duy nhất: đó là những kỉ niệm về 1 mái trường thân yêu, là 1 đoạn ngắn trong cả 1 quãng đời dài (nêu tính trung bình là 60 tuoi/nguoi thì chi co 5%). Do đó, sự ràng buộc liệu đã đủ mạnh để mọi người đoàn kết hay không?
Khi mục tiêu chung của hội là cái gì đó không đủ ảnh hưởng đến số đông các thành viên của hội, thì tất nhiên, tinh thần đoàn kết và cả tính kỷ luật sẽ giảm, tức sức mạnh của hội cũng giảm.
Tranh luận là 1 góc độ của sự phát triển. Cần phân biệt tranh luận và tranh cãi.
Sáng ra, đọc lên thấy bác pp nhiều tâm sự nhỉ, có cần 1 li cafe sáng để lấy hưng phấn không. Mời bác 1 ly ở quán Cội, Thủ Đức nhé.