Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Điểm tin ::..

..:: Điểm tin ::.. Tin tức Long An, tin trong và ngoài nước

Giấc mơ Mỹ

Giấc mơ Mỹ

this thread has 8 replies and has been viewed 12063 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 05-10-2008, 11:37 PM   #1
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Giấc mơ Mỹ

Tựa gốc của bài này là : Viết từ tâm “bão tài chính” Washington DC của tác giả Hiệu Minh từ Washington DC

đây là bài viết hay về cuộc sống ở Mỹ trong thời khủng hoảng tài chính.

Dân ta muốn có xe hơi phải chắt bóp, khi nào đủ thì mang bao tải tiền đi mua. Muốn xây nhà phải đợi đến lúc về hưu nếu thật sự may mắn. Bên Tây khác hẳn. Bạn đi ngoài đường thấy xe hơi chạy đầy đường. Vào nhà người Mỹ thấy to đẹp, sang trọng, đủ các tiện nghi đắt tiền. Giấc mơ Mỹ ư? Đúng thế, nhưng "American Dream" được xây nên bởi tiền vay… trả lãi.
Những con khủng long tài chính thời băng hà (Nguồn ảnh: BBC)

Mấy tuần nay, nước Mỹ liên tục bị nhiều cơn bão đổ từ phía Đại Tây dương. Trận cuồng phong Ike làm chết 143 người ở Haiti, Cuba và Hoa Kỳ. Thuỷ thần Hà Bá trước khi quay về biển đã cuỗm theo 27 tỷ đô la của dân chúng Mỹ.

Cơn bão Ike vừa lặng gió, người Hoa Kỳ thức dậy mới biết, đêm trước, cơn bão cổ phiếu Phố Wall đã cuốn đi vài trăm tỷ đô la, gấp nhiều lần bão Ike. Nếu so sánh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam khoảng 20 tỷ đô la với một đêm thị trường chứng khoán New York mất giá sẽ thấy cơn thịnh nộ của thế giới tài chính tai hại như thế nào.
Những con khủng long tài chính thời băng hà
Từ 10/2007 đến nay, 4 nghìn tỷ đô la cổ phiếu của Hoa Kỳ đã biến mất. Nhiều con khủng long tài chính Mỹ đã hết gầm. Trong khoảng thời gian 9/10/2007 đến 12/9/2008, Citigroup từ vốn $236.7 tỷ chỉ còn $97.8 tỷ, Bank of America: $236.5 tỷ còn lại $150.2 tỷ, AIG: $179.8 tỷ còn $32.3 tỷ, Fannie Mae: $64.8 tỷ còn $700 triệu, Freddie Mac: $41.5 tỷ còn $300 triệu, Merrill Lynch: $63.9 tỷ còn $24.2 tỷ, Lehman Brothers: $34.4 tỷ còn $2.5 tỷ và Washington Mutual: $31.1 tỷ còn $2.9 tỷ đã đóng cửa mấy hôm nay.
Số tiền hàng nghìn tỷ bị mất đi đồng nghĩa với hàng trăm ngàn người mất việc trong các ngân hàng hay trung tâm tài chính cao cấp. Nhiều ngân hàng bị phát mại hoặc đang trong cơn hấp hối, đợi khủng long khác đến ăn thịt. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đã lan ra khắp thế giới.
Ông Bush đã thừa nhận đây là thời điểm nguy kịch, đề nghị Quốc hội phê duyệt 700 tỷ đô la để cứu trợ thị trường tài chính. Tuy nhiên, Quốc hội không phê chuẩn và trong nháy mắt, chỉ số Dow Jones mất trắng 778 điểm, tương đương với 1.2 nghìn tỷ đô la giá trị cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với 700 tỷ kia.
Lãnh đạo hai đảng Cộng hoà và Dân chủ đã bỏ công vận động hành lang đảng viên hãy ủng hộ đề nghị của Nhà Trắng. Tuy nhiên, nhiều dân biểu đã phản thùng vào phút chót vì lý do cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 đến gần. Họ lo ghế ngồi của mình hơn là ghế của đám tài chính Phố Wall.
Nếu như số tỷ đô la kia dành cho dân mua nhà trả góp nhưng không đủ khả năng chi trả thì có thể tình thế đã khác. Nhưng cử tri Mỹ hiểu mục đích 700 tỷ để cứu Phố Wall mà dân Mỹ thì chán ngấy tính hãnh tiến nhưng kém cỏi lại tham lam vô đáy của đám complê sang trọng để đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính.
Cử tri đã "ra lệnh" cho dân biểu của mình không được đồng ý. Tiền thuế của dân không thể dùng để trả học phí cho sự ngu dốt hay tham lam của đám người "đầu tư phong trào". Những ngân hàng cho vay vô trách nhiệm "đóng góp" không nhỏ vào việc đổ vỡ thị trường vốn vay và bong bóng bất động sản nên họ mong đám này chết quách đi.
Sức ép của cuộc bầu cử vào quyết định của các dân biểu rất lớn vì quyền sinh sát của cử tri. Nếu không đại diện cho số đông, dân biểu cũng có thể phải ra đường vì họ cũng mua nhà trả góp (!).
Việc làm, nhà cửa, xe hơi và giấc mơ Mỹ
Đa số ô tô lưu hành tại Mỹ được mua trả góp (Ảnh: Hiệu Minh)

Dân ta muốn có xe hơi phải chắt bóp, khi nào đủ thì mang bao tải tiền đi mua. Xây nhà phải đợi đến lúc về hưu nếu thật sự may mắn.
Bên Tây khác hẳn. Bạn đi ngoài đường thấy xe hơi chạy đầy đường. Vào nhà Mỹ thấy to đẹp, sang trọng, đủ các tiện nghi đắt tiền. Giấc mơ Mỹ ư? Đúng thế, nhưng American Dream được xây nên bởi tiền vay… trả lãi.
Không hiểu ai nghĩ ra mẹo "ăn trước trả sau" làm động lực cho kinh tế tư bản. Đi làm được vài tháng, hãng ôtô gửi quảng cáo đến tận nơi, mời chào xe xịn. Ngân hàng sẵn sàng cho vay vì biết bạn có…lương trong tài khoản. Thôi thì đủ loại mua trả góp: ôtô, nhà cửa, tivi, tủ lạnh, điều hoà, chó mèo, kể cả cây cảnh trong nhà.
Bên Mỹ, lương khoảng 100.000$/năm có thể vay mua nhà tầm tầm giá 450.000$ đến 500.000$, trả trước 10-20%, tương đương với 50.000$ đến 100.000$. Khoản còn lại trả trong vòng 30 năm, cả vốn lãi khoảng gần 1 triệu đô la để sở hữu ngôi nhà lúc cuối đời.
Tiền nhà hàng tháng được trừ vào lương thông qua tài khoản ngân hàng, khoảng 1/3 lương tháng. Lương cao ở nhà đẹp, lương thấp ở nhà nhỏ hơn. Ở đây cấm kỵ hỏi lương nhưng nhìn ngôi nhà, kiểm tra giá bất động sản trên internet, có thể đoán ra thu nhập.
Có công ăn việc làm tương đương với cuộc sống đầy đủ. Muốn thế bạn phải là người giỏi, hết lòng cho công việc để giữ những “tiện nghi vay mượn”. Đó chính là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên.
Credit score – thước đo “đạo đức” của người Mỹ
Những căn nhà trả góp 30 năm (Ảnh: Hiệu Minh)

Tôi đến công ty môi giới xin mua nhà vì nghe nói ở Mỹ rất dễ, không xu dính túi cũng được. Kiểm tra một chút trên mạng, họ báo credit score (điểm tín nhiệm) của tôi rất xấu, không đủ tiêu chuẩn. Hỏi ra mới biết, tôi dùng loại thẻ tín dụng không vay tiền Mỹ bao giờ. Nhà đang thuê trả tiền mặt, chủ nhà bao hết các loại dịch vụ. Tóm lại, trong mắt ngân hàng Mỹ, tôi là loại công dân không… ra gì.

Người Việt ta phải có quyển sổ tiết kiệm mới cảm thấy yên tâm. Nhưng người Mỹ đàng hoàng lại phải biết vay tiền để tiêu pha và chỉ cần nhớ trả lãi đúng hạn. Vay để kinh doanh càng tuyệt, càng nhiều càng tốt. Bạn giầu có, ngân hàng lãi, nhà nước thu thuế, lợi đủ đường. Nếu không vay mượn, bạn chỉ là dân… ngáng chân phát triển.
Thông thường, mất vài năm để xây dựng "tín nhiệm" với Ngân hàng. Thuê nhà, dùng điện thoại, tivi cáp, điện, nước hay mua xe hơi trả góp, thẻ tín dụng “xoẹt xoẹt”, chẳng nhớ tiêu bao nhiêu. Sau vài năm, nhìn vào chi phí và sự trả tiền đúng hẹn cũng sàng lọc ra những công dân “ngoan”.
Các công ty dịch vụ báo cáo về thanh toán của khách hàng cho trung tâm quản lý credit score. Nếu sai hẹn, bị phạt tiền lãi, cắt dịch vụ và quan trọng hơn là lý lịch "chây ì" trong trả nợ sẽ bị ghi lại. Credit score được ghi vào thẻ an sinh xã hội của từng người.
Ngân hàng cho vay tiền dựa trên credit score. Điểm thấp (trả nợ kém) thì lãi xuất cao, người có thói quen trả đúng hạn (credit score cao) lại hưởng lãi xuất ưu đãi. Người “ngoan” mua nhà khá dễ vì ngân hàng rất thích các ông khách này. Mục đích của họ là nuôi con “vịt béo” này trong 30 năm, không mất việc sẽ đóng góp cho ngân hàng một khoản tiền lãi khổng lồ, mỗi ngày vài chục đô.
Ngân hàng tham lãi mua cả “vịt gầy”
Quầy bán báo ở Mỹ với các tờ báo tràn ngập thông tin về thị trường tài chính
(Ảnh: Hiệu Minh)

Những năm 1990, bùng nổ về nhà cửa bên Mỹ. Cánh thầu xây dựng, kẻ môi giới BĐS hay ngân hàng đưa ra các chiêu dụ khách mua nhà. Chẳng hạn, “tuần trăng mật” 5 năm đầu chỉ cần trả lãi 4%-5%, năm thứ sáu tuỳ theo giá thị trường, lãi có thể lên hoặc xuống. “Không có credit score? Không thành vấn đề. Bạn cứ mua, chúng tôi sẽ lo hết”.

Nhiều ngân hàng đã nổi máu tham lam. Có người không đủ khả năng chi trả (credit score yếu), “bóc ngắn cắn dài” vẫn được vay tiền mua xe hơi, nhà cửa, vượt khả năng tài chính. Người khác thấy dễ ăn cũng vay thật nhiều để kinh doanh nhà ở.
Giá bất động sản được đẩy lên. Cánh thầu xây dựng thấy trúng, tiếp tục xây đến khi bong bóng BĐS nổ bụp. Trăng mật 5 năm với 5% lãi đi qua, thị trường vốn vay khi đó đã thay đổi có thể đấy lãi xuất lên 7% hay 10%, rất nhiều khách hàng không đủ khả năng thanh toán, đành phải bán tống bán tháo hoặc bị tịch thu.
Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ thi nhau cho khách hàng vay bừa bãi, sau đó bán luôn những “con vịt” này cho các ngân hàng Phố Wall và hãng bảo hiểm. Đánh nhanh thắng nhanh, họ kiếm đủ, để lại hậu quả cho kẻ đi “chợ chiều” và những con “vịt” đủ loại.
Người hết khả năng thanh toán phải ra đường, ngân hàng phát mãi trên một ngôi nhà đã xuống cấp với giá thảm hại. Khách “chết” tiền nhà kéo theo cánh cho vay ra nghĩa địa.
Người Mỹ bình dân căm ghét cách cho vay tiền và kinh doanh bất động sản vô trách nhiệm trên. Chính họ bị vạ lây vì giá cả tăng, cuộc sống bị đảo lộn, nguy cơ mất việc làm, đôi khi thành vô gia cư vì sự dốt nát hay tham lam của kẻ khác.
Giấc mơ Mỹ trong tâm bão
Trong tâm bão, người dân Mỹ càng quan tâm nhiều đến tin tức tài chính
(Ảnh: Hiệu Minh)

Lái xe hơi trên đường, thấy những quán xăng, liếc mắt nhìn giá để so sánh đắt rẻ, đó là tín hiệu không vui của nền kinh tế. Các cửa hàng mua sắm giảm giá hàng loạt nhưng khách hàng thưa thớt. Người ta đã mất việc làm, không có nhu cầu mua sắm. Vào khu dân cư, quảng cáo bán nhà nhan nhản đồng nghĩa mai đây có vài người xách va li ra đường.

Những ngày qua, đi trong tầu điện ngầm, đôi lúc thấy nét mặt đăm chiêu của người đọc báo. Thông tin về Dow Jones, Freddie, Fannie hay Bank of America được lật đi lật lại. Chiến tranh Iraq hay đụng độ Gruzia với Nga không còn ai liếc mắt.
Tuy nhiên, chẳng ai thất thần vì thị trường tài chính chao đảo. Họ tin Phố Wall sẽ không bao giờ phải đóng cửa như bên Nga. Ở nước giàu thì người nghèo bị ảnh hưởng đôi chút, nhưng nước nghèo để thất thoát lớn thì tai hoạ khôn lường.
Trận cuồng phong Ike đã đi qua, nhưng cơn bão tài chính đang làm rung chuyển nước Mỹ. Tổng thống Bush bắt đầu nhiệm kỳ bằng đối mặt với khủng bố 11-9. Ông sắp kết thúc nhiệm kỳ thì trận “khủng bố” tài chính đang treo lơ lửng trên đầu. Sự tín nhiệm của ông Bush xuống 26%, thấp nhất trong 8 năm qua.

Thời trẻ xem phim Hollywood, tôi mơ làm cao bồi cưỡi ngựa, chăn bò vùng miền Tây hoang dã. Năm ngoái, tôi trót tham mua nhà trả góp 30 năm ở Virginia nên đang khấn vái cho nước Mỹ vượt qua cơn sóng gió tài chính.

Nếu không, một ngày nào đó, bạn sẽ gặp tôi đội "nồi cơm điện" (mũ bảo hiểm theo cách nói vui) đi babetta trên đường Hà Nội mở rộng phía Hà Tây. Lúc ấy, nước Mỹ với tôi chỉ là giấc mơ theo đúng nghĩa đen của anh chàng chăn bò xứ Ba Vì.


[Đăng nhập để xem liên kết. ] (từ Washington D.C)


Trích:
Họ và tên: Tân Đinh
Địa chỉ: New Zealand
Email: [Đăng nhập để xem liên kết. ]

Cảm ơn tác giả đã có 1 bài viết hay về cuộc sống ở Mĩ trong thời khủng hoảng tài chính hiện nay. Đúng là cuộc sống ở xã hội tư bản là vậy, động đến cái gì bạn cũng có thể mua trả góp. Ngay cả khi cần tiền "tươi" bạn cũng có thể vay được, tất nhiên là lãi cao khoảng tầm 7-8% trên tuần (ở nước ngoài họ ít dùng tiền "tươi" - cash để giao dịch, chủ yếu dùng thẻ tín dụng, ATM...). Nếu sống ở nước ngoài bạn mới hiểu được tại sao mua trả góp hoặc vay tiền mua nhà lãi xuất cao như vậy mà họ vẫn cứ vay, rồi các công ty tài chính cứ thế mà ăn nên làm ra, nay ra "chiêu" này, mai ra "chiêu" khác để thu hút khách hàng. Cũng chẳng trách được dân họ bởi vì họ có cách sống khác, văn hóa khác hay có thể ở 1 xã hội tư bản, hay đơn giản Tây là như vậy. Đối với người Việt ta khi làm ra 10 đồng thì chỉ ăn 5-6 thôi, số còn lại để tiết kiệm, Nhưng với Tây thì không vậy, làm 10 đồng thì có khi tiêu hết 15-20 đồng cho ngày thứ 6 cuối tuần cho rượu chè, bar hay nhảy nhót hết rồi. Mặt khác, khi đến tuổi 18 họ phải tự ra ở riêng (thuê nhà ở, tiền trả hàng tuần), tự kiếm sống, nếu đi học thì được nhà nước cho vay tiền để học sau này đi làm sẽ trừ lương dần đi. Tôi biết 1 số người bạn nước ngoài như thế, họ tuyệt nhiên không có sự trợ giúp gì về tài chính từ gia đình cả. Phần vì họ không muốn, phần vì văn hóa của họ là vậy, không như ở Việt Nam ta, tôi 18 tuổi vào đại học ba mẹ cho tiền ăn học 4 năm trời. Và những người khác có thể còn may mắn hơn được ba mẹ lo cho việc làm, rồi khi mua nhà, cưới vợ... đều có sự trợ giúp từ 2 bên gia đình, giàu thì cho nhiều, nghèo thì cho ít. Nhưng ở trời Tây thì đâu có thế, vậy không là con "vịt béo" như tác giả nói cho những công ty tài chính hay ngân hàng khai thác thì sao bạn có nhà mà ở. Giá nhà thì khoảng vài trăm ngàn đô, tính ra cũng vài tỉ tiền Việt rồi, trong khi tiền thuê nhà hàng tuần tính ra cũng chẳng kém hơn tiền bạn trả góp và lãi ngân hàng là mấy, vậy khi có gia đình riêng họ cần phải mua nhà, trong khi tiêu pha thì thoải mái như vậy nếu tiết kiệm để mua được 1 căn nhà thì có lẽ đến cuối đời vẫn không làm được. Tôi nghĩ mua trả góp nhà, xe hay bất cứ cái gì cũng có mặt hay của nó, tất nhiên cũng có mặt dở như tác giả đã nêu. Nếu không có mua trả góp thì liệu bao giờ người lao động nghèo mới mua nổi 1 căn nhà? Có mua trả góp thì bạn mới thấy yêu công việc của bạn và có trách nhiệm với công việc và hiểu được công việc quan trọng đến thế nào với bạn. Vì nếu vì lý do nào đó mà mất việc thì cực kì thảm họa, không việc nghĩa là không tiền trong khi đó tiền trả góp thì chạy đều đều theo tuần để trả ngân hàng. Đọc xong bài này tôi thấy may mắn vì tôi là người Việt, dù có khó khăn gì gia đình luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi kể cả là cho vay tiền để giải quyết khó khăn. Vậy nhưng 1 điều đơn giản thế bạn không thể nào thấy ở những đất nước tư bản, cho dù tình cha con hay anh em thân thiết. Muốn vay tiền thì xin mời ra ngân hàng để đăng kí vay những khoản vay, mua gì thì mua trả góp. Vì ở xã hội này không còn sự lựa chọn nào ngoài mua trả góp vì tiền đã dành 1 phần trả ngân hàng cho nhà cửa, 1 phần cho tiền sinh hoạt, 1 phần con cái học hành, trả góp tiền xe... đến khi lĩnh lương thì phần dư chẳng còn bao nhiêu. Nếu đi bar, pub nhiều thì coi như hết. Vậy muốn mua một bộ máy vi tính mới, đổi xe hay mua bất cứ thứ gì không mua trả góp thì bạn lấy đâu ra tiền mặt để mua đây???
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
post ảnh (06-10-2008), TheDeath (06-10-2008)
Old 06-10-2008, 12:22 AM   #2
Hồ sơ
TheDeath
CEO CLBCK
 
Tham gia ngày: Oct 2007
Số bài viết: 5,744
Tiền: 8283
Thanks: 456
Thanked 3,066 Times in 1,371 Posts
TheDeath is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Giấc mơ Mỹ

Bài này rất hay!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
TheDeath is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-10-2008, 09:50 AM   #3
Hồ sơ
nhk
Đóng cửa - Thiền định.
 
Tham gia ngày: May 2005
Số bài viết: 872
Tiền: 25
Thanks: 234
Thanked 858 Times in 267 Posts
nhk đã tắt điểm góp phần
Default Ðề: Giấc mơ Mỹ

Không đồng ý lắm với cách cố tình dẫn dắt người đọc của tác giả: từ sự sai sót cách vận hành tài chính thương mại dựa trên credit score( điểm tín dụng) để đánh giá về giá trị American dream một cách không toàn diện.

Định nghĩa thế nào là American dream? Ngày nay, nhiều người hiểu giấc mơ Mỹ là mỗi người đều có thể đạt được sự giàu có về vật chất nếu người đó có khả năng thật sự trong nghề nghiệp và sự cần cù chăm chỉ.

Định nghĩa của American dream đã phát triển theo lịch sử. Có lúc và vẫn còn đúng tới bây giờ, ý nghĩa American dream là người ta sẽ có cơ hội đạt được sự thịnh vượng trong đời sống trên nước Mỹ không dựa trên tầng lớp hơn là quốc gia nơi mà họ rời bỏ. Với những người khác American dream là cơ hội cho con cái có tiếp cận một nên học vấn tốt và cơ hội có việc làm tốt mà không dựa vào tầng lớp, màu da miễn là người ta cần cù và chịu khó.

Tác giả viết "Giấc mơ Mỹ ư? Đúng thế, nhưng "American Dream" được xây nên bởi tiền vay… trả lãi. " hay "Credit score – thước đo “đạo đức” của người Mỹ". Cách tác giả đặt vấn đề hình như có cái gì đó không ổn. Nếu muốn nói về American dream thì phải nói về tổng thể. Nền kinh tế của Mỹ đâu chỉ có thị trường chứng khoán hay các công ty tài chính mà phải nhìn vào: hàng không, CNTT, sản xuất...là nền tảng giúp nhiều người di dân (không học thức hay có học thức) có American dream: một việc làm đủ sống mà ở quốc gia họ rời khỏi không tạo đủ cơ hội hay không tạo cơ hội cho họ vì nguồn gốc của họ hay tầng lớp. Đúng là thời nay có nhiều cạnh tranh hơn trong việc làm nhưng hàng năm dân di cư vẫn đổ vào nước Mỹ so với hơn bất cứ quốc gia nào khác, số du học sinh vẫn vào nước Mỹ để học và tìm cơ hội.

Còn "credit score" chỉ là một cách trong tài chính giúp người ta mua những sản phẩm theo diện trả góp mà hiện tại họ không có khả năng chi trả toàn phần. Ai có đủ tiền thì cứ tự nhiên mua trả một lần - chẳng ai bắt buộc phải mua trả góp. Cá nhân tôi đi mua nhiều món đồ - đủ sức trả ngay đấy nhưng khi thấy có chưong trình 1 năm đầu không lãi và sau đó là 10% trả trong 2 năm thì tội gì không dùng cách đó khi mà credit score của tôi tốt. Tôi không nói về cách trình bày về credit score của tác giả nhưng cách tác giả dẫn dắt " credit sccore thước đo "đạo đức" của người Mỹ" thì nếu ai không sống trong ở nước Mỹ sẽ không hiểu. .

Và không biết tác giả lấy dữ liệu ở đâu để nói "
Đa số ô tô lưu hành tại Mỹ được mua trả góp".

Tuy nhiên từ chuyện khủng hoảng tài chính của Mỹ và vấn chuyện credit , người ta đã rút ra bài học: các ngân hàng hay các công ty cho vay thường khuyến khích người ta mượn tiền hơn khả năng chi trả. Cái lỗi này do từ hai phía: người cho mượn và người mượn. Người cho mượn có kiến thức chuyên môn nhưng không khuyến cáo mà cố tình khuyến khích người ta mượn tiền và người mượn thì không có tự quyết định mà quá nghe theo lời chào mời của ngân hàng cho vay. Sắp tới sẽ có nhiều đạo luật khống chế việc cho vay và vay.


Có nhiều nhận xét rất hay về bài viết này mà các bạn có thể đọc thêm từ VietnamNet ([Đăng nhập để xem liên kết. ])


thay đổi nội dung bởi: nhk, 07-10-2008 lúc 12:24 AM.
nhk is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-10-2008, 10:10 AM   #4
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Giấc mơ Mỹ

Không có thông tin gì mới hết dù đọc muốn lòi con mắt ra vì dài quá. Những thông tin này ai quan tâm cũng biết mà.
Cái việc dân phương Tây sử dụng trước trả nợ sau không phải tùy tiện như các ý kiến mà họ có kế họach hẳn hoi. Họ thường thực hiện Cash Flow Plan cho 6 tháng. Tức là liệt kê tất cả những khỏang thu nhập, sau đó họ sẽ mua sắm, du lịch ... những gì. Cuối cùng họ dư bao nhiêu. Tức là họ hoạch định t rước hết. Người Việt nam mình thì ngược lại. Không có kế họach gì đâu. Khi sử dụng thì chi càng tiết kiệm càng tốt và sau khi sử dụng xong còn dư bao nhiêu mới cất giữ.
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-10-2008, 10:22 AM   #5
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Ðề: Giấc mơ Mỹ

Trích:
Nguyên văn bởi myhanh View Post
Không có thông tin gì mới hết dù đọc muốn lòi con mắt ra vì dài quá. Những thông tin này ai quan tâm cũng biết mà.
Cái việc dân phương Tây sử dụng trước trả nợ sau không phải tùy tiện như các ý kiến mà họ có kế họach hẳn hoi. Họ thường thực hiện Cash Flow Plan cho 6 tháng. Tức là liệt kê tất cả những khỏang thu nhập, sau đó họ sẽ mua sắm, du lịch ... những gì. Cuối cùng họ dư bao nhiêu. Tức là họ hoạch định t rước hết. Người Việt nam mình thì ngược lại. Không có kế họach gì đâu. Khi sử dụng thì chi càng tiết kiệm càng tốt và sau khi sử dụng xong còn dư bao nhiêu mới cất giữ.
Nhận xét của người MH về phương Tây thì không biết đúng sai. Chứ về người Việt thì sao giống mình quá!
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-10-2008, 10:36 AM   #6
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Re: Ðề: Giấc mơ Mỹ

Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong View Post
Nhận xét của người MH về phương Tây thì không biết đúng sai. Chứ về người Việt thì sao giống mình quá!
Cái này hồi đi học Anh Văn. Trong giờ ngọai khóa thầy dạy Cash Flow Plan bằng Excel. Cả lớp chứ ngớ người ra. Hehe
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-10-2008, 12:42 PM   #7
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Giấc mơ Mỹ

Gem thì lại thích cách viết của tác giả trên, lý do đơn giản : viết chính kiến vả bảo vệ nó. Gem lấy ví dụ có 2 người viết cùng 1 chủ đề, 1 người nêu chính kiến, người kia khách quan hơn, ở người thứ 2 lại phân ra 2 nhánh, khách quan như thế nào, nếu viết kiểu " cần nhìn nhận chung nhất " thì Gem cho rằng bài này chưa nói ra được điều gì, còn ngược lại khách quan 1 cách thuyết phục thì người này rất giỏi.

Ở người thứ nhất khi viết chính kiến có cái hay là làm cho người đọc thấy được " phản đề " ( chữ này Gem viết đại ý cho dễ hiểu thôi ) và làm người đọc suy nghĩ sâu hơn. Không phải lúc nào bài viết của một người nêu chính kiến thì ta cứ đọc rồi thấy hay, quan trọng là nó gợi cho ta suy nghĩ thêm và tìm cách phản biện lại, tất nhiên chỉ nói vấn đề hợp lý. Vấn đề nào cũng có 2 mặt, đôi lúc hợp lý ở thời điểm này nhưng lại bất hợp lý ở thời điểm khác chung cùng 1 ngữ cảnh.


Trời ơi sao tự nhiên viết tới đây rắc rối quá, té xỉu choilodau
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
Le.Giang (10-10-2008)
Old 11-10-2008, 12:48 AM   #8
Hồ sơ
HienTrang94C
Moderators
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 184
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 149 Times in 50 Posts
HienTrang94C is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Giấc mơ Mỹ

Bài viết có nhiều điểm phân tích đúng bản chất và nguyên nhân của vấn đề. tuy nhiên tác giả có vẻ chủ quan trong các kết luận, phải chăng đó là nguyên nhân gây nên những ý kiến không đồng tình và tạo cho người đọc , đặt biệt là những người thật sự am hiểu tình hình, có cảm giác tác giả còn hơi bị "non"...
__________________
Two roads diverged in a wood, and I--I took the one less traveled by, and that has made all the difference. Robert Frost (1874-1963)
HienTrang94C is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến HienTrang94C vì bạn đã đăng bài:
myhanh (11-10-2008)
Old 11-10-2008, 02:20 PM   #9
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Ðề: Giấc mơ Mỹ

Trích:
Nguyên văn bởi HienTrang94C View Post
Bài viết có nhiều điểm phân tích đúng bản chất và nguyên nhân của vấn đề. tuy nhiên tác giả có vẻ chủ quan trong các kết luận, phải chăng đó là nguyên nhân gây nên những ý kiến không đồng tình và tạo cho người đọc , đặt biệt là những người thật sự am hiểu tình hình, có cảm giác tác giả còn hơi bị "non"...
một nhà nghiên cứu âm nhạc có tiếng người Đức, sau khi nghiên cứu nhạc Trịnh đã rút được một câu: "ngoài Trịnh, thì chỉ có khánh ly hát nhạc ông là được" mới nghe tưởng hay, tưởng đã hiểu biết, nhưng giới âm nhạc thì phì cười cho cái non nớt đó.
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Giấc mơ tình lyphardmelody_sm Nhạc Việt 1 04-05-2008 02:39 PM
Rối loạn giấc ngủ peanux Chia sẻ kinh nghiệm 0 11-03-2008 08:45 AM
Bóng đá Việt Nam: giấc mơ đi Trung Quốc dự thế vận hội 2008? Vinh Loc 90A Bóng Đá 2 13-09-2007 01:36 PM
Rồi mai thức giấc. thean ..:: CLB Âm nhạc ::.. 0 03-07-2006 05:10 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:23 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps