. Ngày 19/01/2009, lễ khánh thành cầu Bến Tre diễn ra, cho nên 2 câu thơ của Huy Cận, ít nhất trong thời điểm này đã trở thành quá khứ: "Không cầu gợi nhớ niềm thân mật. Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng…"
. Ngày xưa, mỗi lần bà con về thăm xứ Dừa là phải đợi chờ một chuyến phà đưa người lẫn xe qua bờ kia sông. Cứ mỗi dịp Tết, người và xe bên bờ này Tiền giang lại nườm nượp kéo về làm chật ních một bến sông (bến phà). Ngày qua ngày, từng dòng người to lớn hớn hở kéo về, rồi lũ lượt ra đi. Hàng hà sa số xe gắn máy đủ màu sắc,kích cỡ, xe tải chở hàng đông lạnh to lớn-xù xì, xe lôi đạp cọc cạch, xe khách cồng kềnh; người mặc đồ tây nghiêm trang-đạo mạo, người áo bà ba quay mang-tay xách, người cũn cỡn áo quần-lòe loẹt phấn son cùng hòa quyện vào nhau chật cứng như nêm. Tiếng rì rầm của động cơ, tiếng xầm xì trò chuyện, tiếng ơi ới sợ lạc nhau, tiếng lanh lãnh mấy chị hàng rong, tiếng em bé khóc trong khung cảnh ngột ngạt hợp thành một thanh âm hỗn độn và huyên náo…
. Nhưng hôm nay như một lời ca đẹp: "Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta…”. Những người tình nhân ở cách nhau đôi bờ sông sẽ không còn hờn giỗi vì trễ hẹn do kẹt phà. Người Sài Gòn được ăn nhiều trái cây ngon Miệt Vườn hơn. Người Miệt Vườn lên Sài Gòn mua sắm nhiều hơn…Và, mái tóc dài của những cô nàng trên quê hương Đồng Khởi sẽ làm rung động biết bao chàng trai trên thế giới này.
. Vui sướng quá, không biết nói gì hơn! Xin cảm ơn các anh xây cầu của Công ty công trình giao thông Cienco 1!
Hình ảnh chụp từ trên xe đò
II. Cầu lớn nối đôi bờ Hàm Luông
. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn với hệ thống sông ngòi chằng chịt, những năm qua đang được nối liền bằng một loạt những công trình cầu lớn. Vừa đây là Dự án Cầu Hàm Luông đang được triển khai xây dựng để nối thông toàn tuyến quốc lộ 60, tuyến huyết mạch của vùng duyên hải phía Đông.
. Công trình do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) thiết kế, có chiều dài lên tới 8.216 mét, trong đó cầu Hàm Luông dài trên 1.277 mét là một kỉ lục mới ở Việt Nam về khẩu độ lớn của cầu có nhịp dầm hộp đúc hẫng.
. Trên sông Hàm Luông những ngày giáp Tết, tàu thuyền đi lại tấp nập hơn. Những chủ vườn cây ăn trái đang thoả thuận với thương khách giá cả trái cây ngày Tết. Từng đoàn ôtô nối nhau trên quốc lộ 60 đứng chờ những chuyến phà qua sông Hàm Luông.
. Nếu như mỗi chuyến phà qua sông hết một giờ đồng hồ và mỗi ngày phà Hàm Luông chạy 2 ca, 16 chuyến, thì sẽ còn bao nhiêu chuyến phà nữa qua sông cho đến ngày cây cầu Hàm Luông hoàn tất? Không biết có ai rảnh rang vào cuối năm này để làm giùm phép tính
(st)
Nghiệp dư, nên hình hơi nghiêng
Xuống phà
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
thay đổi nội dung bởi: nhayhiphophatcailuong, 31-03-2009 lúc 10:12 AM.
. Mieät vöôøn soâng nöôùc, caây traùi quanh naêm; ngöôøi mieät vöôøn chan hoøa laém. Ngoït dìu dòu, man maùt nhö nöôùc döøa laø tieáng haùt caâu ho,ø gioïng noùi cuûa coâ gaùi Beán Tre. Nhöõng coâ thoân nöõ toùc daøi chaám löng thon maø daân gian thöôøng hay haùt: “Hoø…hoø…ôi ôù…Chôù ñi xa anh nhôù maùi toùc daøi, nhôù haøm raêng ai traéng, nhôù caùi thaét löng gioøn cuûa ai…ôùi… ô…”.Ngaøy xöa, ñoäi quaân toùc daøi noåi tieáng moät thôøi. Caùc baø caùc chò ñeå toùc daøi quaù löng möôït lắm vì sau khi goäi ñaàu baèng laù boà keát hay nöôùc hoa böôûi, thöôøng thoa daàu döøa treân chieác löôïc döøa chaûi leân cho oùng aû. Ngöôøi con gaùi mieät vöôøn coù nöôùc da traéng vuøng ñoàng baèng soâng nöôùc, aùnh maét xanh trong nhö maây trôøi muøa xuaân, daùng ngöôøi gaày gaày thanh cao nhö caây döøa laøm loøng ai cuõng coù theå boài hoài xao xuyeán…
. Coøn nhöõng chaøng thanh nieân nôi ñaây thì chaát phaùt, thieät thaø nhöng vui töôi vaø haøo saûng. Cuõng cao dong doõng, chaân traàn moäc maïc, ngaøy hai ba baän leân vöôøn cuoác ñaát, thaêm ruoäng thaêm ñoàng, xuoáng soâng baét caù…Mồi nhậu của mấy ảnh thường là cây nhà lá vườn. Ở dưới, kênh rạch chằng chịt tưới tiêu đồng ruộng cho lúa má phì nhiêu, nên chỉ đặt vài cái lờ là có chút đỉnh lòng tong, cá sặc với cá rô…Còn muốn nướng trui, thui rơm thì chịu khó, lấy nôm xuống ao nôm bậy vài con cá trào hay lấy lưới kéo lên, hái rau vườn làm lẩu ăn chơi.
. Hồi đó, thực vật ăn được trong vườn đặc sắc nhứt là nấm mối, giờ cũng có nhiều gò mối nhưng ít nấm vì bà con thường thu hoạch bán xuất khẩu. Bù lại, rau vườn mọc binh thiên, tự mọc chứ không ai trồng cả: Đọt chiếc cuốn bánh xèo, lá cách xào ếch nhái đặt lờ, cây chuối mọc lan ngoài vườn làm rau trộn gỏi… rồi sắn dây, củ lang làm món tả pín lù cùng với cơm dừa thiệt hết sức bá chấy! Món ngon dưới Bến Tre lúc nào đầu bếp cũng bỏ nước cốt dừa hay nước dừa…Thịt kho tàu nước dừa vừa mát vừa ngọt dịu, ếch hay bò xào lăn phải chang nước cốt dừa lên mới ngon, lẫu mắm cá cũng nấu chung với nước cốt dừa, bánh xèo đổ phải có giá với cơm dừa bào…
. Mùa Tết Đoan Ngọ là mùa của nấm mối. Mùng 5 tháng 5, ở xã Phú Sơn có nổi lên một cái cồn đất ở trên sông khi mùa nước cạn. Người người ở khắp nơi mang chén, mang giỏ vừa tắm vừa cào hến. Thiệt là một sự trùng hợp của tạo hóa, hến cào lên mà nấu canh với nấm mối thì không còn món nào bằng, nước canh mang vị ngọt lờ lợ như hương vị của của 9 dòng sông, cánh hoa nấm mối trắng mềm như được phù sa của sông mẹ Mê Kong bồi đấp. Còn hến Bến Tre vừa thơm vừa béo, lấy muỗng canh mà vớt đầy từ từ cho vào miệng, hương vị bay bổng nhẹ nhàng lên mũi, lên não, rồi lan tỏa, làm mát mẻ khắp châu thân…
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
(Dừa ơi, Lê Anh Xuân)
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
. Nằm cạnh dòng sông lặng lờ trôi là nhà thờ Cái Mơn. Với kiến trúc cổ kính, trang nhã, nhà thờ nổi bật lên cả vùng thị tứ một màu vàng nắng rực rỡ. Giáo đường uy nghiêm, rộng lớn, làm tôi nhớ đến lời hát trong bài Thành phố buồn:
“Quỳ bên em trong góc giáo đường
Tiếng kinh cầu đẹp mộng yêu đương…”
. Hôm mùng ba tết, khi đạp xe đến nhà thờ thì giờ tan lễ đã qua từ lâu, người lưa thưa, vội vàng lướt qua, không còn vương bóng của một chiếc áo dài màu thiên thanh nào vừa đi lễ sáng…chỉ còn đâu đấy, nơi khuông viên tu viện, mấy chiếc áo trắng xẻ tà của các Mai-sơ loáng thoáng.
. Tôi thương những mái tóc dài buông lững eo thon, nằm bồng bềnh trên tà sau cánh áo như làn nước xanh sông Hàm Luông chảy không quanh co, thẳng một đường ra cửa biển. Sông Hàm luông rộng lớn, có một nhánh nhỏ chảy uốn quanh nhà thờ. Bờ bên kia là những hàng dừa cao thẳng tấp; bờ bên này, cạnh con đường nhỏ cặp hông giáo đường là những cây thốt nốt có nguồn gốc từ xứ Cao Miên, to cao ngút ngát.
. Nhưng cao hơn hẳn, tháp chuông 11 tầng sừng sững, với mỗi tầng là một cái chuông lớn, chu vi chừng 3,4 người ôm. Đứng dưới chân nhìn lên, cứ ngỡ như cái tháp của Lý Tịnh trong phim Tây Du Ký, cao đến tận mây xanh.
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
Trương Vĩnh Ký
(6 tháng 12 năm 1837 – 1 tháng 9 năm 1898)
Khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác.
Tên ông từng được đặt tên cho trường Trung học Pétrus Ký nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Thành phố Hồ Chí Minh).
(theo wikipedia)
Đền thờ Petrus Ký nằm ở một khu đất rộng, nơi ông sinh ra, cách chợ và nhà thờ Cái Mơn không xa lắm, bên cạnh là mảnh vườn trồng kiểng của con cháu ông.
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
thay đổi nội dung bởi: nhayhiphophatcailuong, 25-04-2009 lúc 10:04 PM.
Mấy bữa nay thấy NHHHCL cặm cụi bên cái máy tính, thì ra là viết bài này. Nếu có thêm hình ảnh trái cây nữa thì hình ảnh sẽ đầy đủ hơn. Lễ 30/4 tổ chức đi Cái Mơn nha NHHHCL. Trước là đi những chỗ mà em giới thiệu, sau là mình thưởng thức đặc sản sầu riềng hột lép.
__________________
...Từ độ mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...