Với vị trí tiếp giáp phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, một lợi thế về địa lý, tỉnh Long An đã đề ra chương trình phát huy mọi nguồn lực để phát triển vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, lấy quỹ đất nông nghiệp ở các huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Giuộc… làm vốn đối ứng mời gọi các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển các khu công nghiệp.
Long An thực hiện chính sách quy hoạch, xây dựng trước các khu công nghiệp để đón "vết dầu loang" từ trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời gắn việc phát triển các khu công nghiệp với chương trình di dời hàng chục nghìn doanh nghiệp ra khỏi nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Việc Long An quy hoạch sẵn một số khu công nghiệp tạo hiệu quả tích cực làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư, hạn chế xây cất nhà tràn lan, giảm chi phí cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi triển khai đầu tư một số dự án. Khu vực bố trí các khu công nghiệp đều tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm thành phố Hồ Chí Minh bình quân 30 km. Quốc lộ 1A, 50, các đường liên tỉnh 823, 824, 825, 830, 832, 833,… sông Vàm Cỏ Đông, sông Cần Giuộc… là các tuyến giao thông thuỷ, bộ thuận lợi nối Long An với thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Đồng thời, Long An đã tích cực đầu tư gần 200 tỷ đồng để nâng cấp và hoàn thiện các đường liên tỉnh 823, 824, 830, 832… như một sự cam kết tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư về sức hấp dẫn cho các khu công nghiệp tiếp giáp với các tuyến đường này.
Đến tháng 8/2004, Long An có tổng cộng 9 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và bổ sung vào danh mục các khu công nghiệp cả nước. Trong đó, 5 khu công nghiệp được cấp quyết định thành lập là Đức Hoà 1, Xuyên Á, Tân Kim, Tân Đức, Thuận Đạo. Tổng diện tích 5 khu công nghiệp được cấp phép thành lập tính theo quy hoạch hơn 1500 ha, trong đó diện tích được giao để thực hiện giai đoạn đầu gần 880 ha. 3 khu công nghiệp Đức Hoà, Xuyên Á, Thuận Đạo đã đi vào hoạt động. Long An đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho triển khai giai đoạn II của khu công nghiệp Đức Hoà 1 và mở rộng khu công nghiệp Thuận Đạo. Ngoài các khu công nghiệp nói trên, hiện Long An còn 14 khu công nghiệp mà Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã cho chủ trương thành lập là gần 5600 ha với 24 nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
Từ khi hoạt động đến nay, tổng dự án thu hút vào các khu công nghiệp Long An là 42 dự án, trong đó có 27 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước. Đến nay, có 11 dự án đầu tư trong nước và 4 dự án đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động. Số còn lại đang triển khai xây dựng. 50% diện tích đất công nghiệp và kho tàng khu công nghiệp đã được cho thuê. Các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho gần 10 nghìn lao động chủ yếu là người địa phương.
Tuy số lượng dự án đầu tư ở Long An chưa nhiều, nhưng bước đầu đã thay đổi diện mạo vùng đất nông nghiệp nghèo, nhất là ở những vùng ven thành phố Hồ Chí Minh.
Long An vừa ban hành chính sách mới ưu đãi đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, được miễn giảm thuế tối đa theo chính sách thuế của nhà nước, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 2 năm và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo. Việc cấp phép đầu tư được rút ngắn không quá 7 ngày đối với dự án ngoài khu công nghiệp, không quá 3 ngày đối với dự án trong khu công nghiệp. Hy vọng, với những chính sách ưu đãi thông thoáng, Long An sẽ thành công./.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
ưu đãi nhưng không thấy ai về cả !Lớp Hạnh có 30 đứa nhưng không tới 10 đứa là về đây để đi làm như vậy có fải chính sách ưu đãi vẫn còn chưa có hiệu quả hay là tại vì chúng ta vẫn còn thích cuộc sống ở tp!mà chắc là ai cũng thế có fải không?