Ðề: Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng Long
Xui cho cái phim này nó ra đời khi mà giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có căng thẳng và chủ nghĩa dân tộc của VN đang được đề cao ! Những tranh cãi xung quanh bộ phim này cũng như những bộ phim có chủ đề lịch sử khác thường mang tính đả kích hơn là xây dựng ! Ngay cả 1 bộ phim tư nhân như Tây Sơn hào kiệt, 1 phim tư nhân, nhà làm phim cũng đã đề là dã sử, thế mà người ta cũng đi moi móc tận ngõ ngách để bình, mà bình thì chê là nhiều, chứ tính xây dựng thì ít ! Nghe đồn sắp có 1 bộ phim nữa về Lý Công Uẩn do 1 nhà làm phim tư nhân trong đó có 1 nhân vật hư cấu (người yêu Lý Công Uẩn ) sắp trình chiếu. Không biết rồi đây dư luận sẽ đón nhận nó như thế nào. Nhưng nếu cứ nhìn phim lịch sử như đúng lịch sử viết thì thà đọc sách lịch sử còn hơn và bảo đảm ta chỉ cần làm khoảng vài chục bộ phim thì mảng phim lịch sử sẽ hoàn thành vì khi đó đã hết nhân vật, hết tình huống để làm tiếp.
Tranh cãi lớn nhất của bộ phim đường tới Thăng Long thành chính là việc nó có quá nhiều chi tiết giống Tàu. Nó giống Tàu vì xưa nay ai cũng coi phim Tàu. Vậy làm thế nào thì nó giống Việt Nam vào thời điểm đó? 1 câu hỏi khó có lời giải đáp. Và để quay lại cảnh thành Thăng Long ngày xưa, thì không biết VN có bao nhiêu tiền để phục dựng lại cái cảnh đó? Chứ cái thành hiện tại thì nó còn đang được...khai quật. Phong tục nghi lễ của 1 đất nước sau 1000 năm bị đô hộ bởi Tàu vào thời điểm đó liệu có khác Tàu không? Khác như thế nào? TRang phục là gì? Ai cấm nó bị ảnh hưởng bởi Tàu (Việt Nam ta là chúa chạy theo thời trang nước ngoài mà )? Thôi thì hãy có cái nhìn rộng lượng 1 tí khi xem phim, chỉ cần họ xây dựng được 1 hình ảnh tài năng của Lý Công Uẩn là ok? Mà thực sự chưa xem phim nên không biết nó ra thế nào? Chỉ là cách đặt vấn đề ngược lại mà thôi.
Có đọc đâu đó bài báo trên tuanvietnam.net, 1 tác giả nói đã từng làm thống kê và phát hiện giới trẻ thích Quan Vân Trường hơn Quang Trung Nguyễn Huệ. Hehe, chỉ đơn giản một điều là người ta viết quá nhiều về Quan Vân Trường (về nghĩa, dũng, tín ), và nhiều gia đình Vietnam có hình thờ ông ta. Còn bản chất ông ta thế nào thì có lẽ, cũng có nhiều tranh luận đúng sai. Còn Quang Trung Nguyễn Huệ, tiếc là không có nhiều thứ viết về ông ta, chả trách, chẳng làm được cái việc mà ngày nay ta gọi là quảng bá hình ảnh !
Nếu ai đã xem kịch "Bí mật vườn Lệ Chi", sẽ thấy vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng ngày xưa được dàn dựng có nhiều tình huống ko giống sách sử viết nhưng chínhhh nó làm cho vở kịch trở nên sống động, kịch tính, chứ ko khô khan như lịch sử.
Và chúng ta nên nhớ, lịch sử là cái chúng ta biết, chứ chưa chắc thực sự nó là như thế ! Vì lịch sử, đặc biệt là lịch sử gắn với những giai đoạn có sự tranh giành quyền lực, thì lịch sử là do bên thắng trận viết...
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
thay đổi nội dung bởi: Lai Quoc Dat, 17-09-2010 lúc 10:50 PM.
|