sáng nay báo PL đăng bài cũng khá nhạy cảm mà [Đăng nhập để xem liên kết. ] nên dẫn lại cho mọi người xem. Xem thui đừng bàn tán quá lố nhé.
Trích:
Cứ đăng tin sai là phải xin lỗi, bồi thường?
21-10-2009 23:30:02 GMT +7
HOÀNG YẾN
(PL)- Đăng tin theo sự cung cấp của cơ quan chức năng, có dẫn nguồn nhưng thông tin đó sai sự thật, báo chí có phải chịu trách nhiệm?
TAND tỉnh Đồng Nai vừa xử phúc thẩm vụ ông L.P.N kiện tờ báo tỉnh này đòi bồi thường thiệt hại vì đăng tin sai sự thật về ông. Do còn nhiều điểm chưa rõ, tòa đã hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND TP Biên Hòa xét xử lại. Đăng tin vì theo cơ quan chức năng
Theo hồ sơ, tháng 6-2006, Báo Đồng Nai được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh này mời tham gia một cuộc họp với một số ban ngành “nhằm làm rõ, bàn biện pháp xử lý, kiến nghị lên UBND tỉnh trường hợp làm giả hồ sơ khen thưởng và công nhận người có công của ông N.”.
Ngày 17-6-2006, Báo Đồng Nai đã đăng bản tin “Phát hiện một vụ làm giả hồ sơ người có công”. Bản tin dẫn nguồn là cuộc họp của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh. Nội dung bản tin là theo kết quả xác minh của công an tỉnh, ông N. đã làm giả hồ sơ mẹ ông để được xét khen thưởng và công nhận là người có công trong hai cuộc kháng chiến nhằm được hưởng các chế độ dành cho người có công... Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đang đặt nghi vấn với một hồ sơ khác do ông N. lập ra nhằm được xét công nhận cho cha ông là liệt sĩ...
Sau đó, ông N. khiếu nại, cho rằng việc đưa tin của Báo Đồng Nai là một chiều, không có cơ sở... Ngay sau đó, Báo Đồng Nai đã đăng trả lời ông N., khẳng định nội dung bản tin báo đăng đều dựa trên kết quả xác minh của công an tỉnh, ý kiến của cơ quan chức năng cùng các tài liệu báo có.
Tháng 3-2007, các cơ quan chức năng kết luận việc nhà nước công nhận liệt sĩ cho cha ông N. và công lao giúp đỡ cách mạng cho mẹ ông là hoàn toàn đúng. Tháng 1-2008, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục bảo lưu hồ sơ xác nhận liệt sĩ và kết quả khen thưởng đối với cha mẹ ông N.
Tháng 4-2008, Báo Đồng Nai đã đăng đính chính xin lỗi ông N. Tuy nhiên sau đó, tờ báo này vẫn bị ông N. kiện ra TAND TP Biên Hòa. Sơ thẩm bắt bồi thường, phúc thẩm hủy án
Theo ông N., vì bản tin sai sự thật của Báo Đồng Nai mà gia đình ông phải bỏ công bỏ sức đi nhiều nơi, gửi nhiều đơn thư khiếu nại để làm rõ. Ông yêu cầu Báo Đồng Nai phải công khai xin lỗi gia đình ông tại địa phương, đăng xin lỗi ba kỳ trên chính báo này và ba kỳ trên báo trung ương. Ngoài ra, Báo còn phải bồi thường tổng cộng 200 triệu đồng cho các khoản tổn thất về tinh thần do danh dự, uy tín bị xâm hại, tiền công lao động bị mất trong gần hai năm đi khiếu nại...
Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 9-2008, đại diện Báo Đồng Nai cho rằng báo đã đăng bản tin này theo đúng nội dung cuộc họp của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh với tư cách thành viên được mời họp. Báo đăng tin theo đúng quy định của Luật Báo chí nên từ chối mọi yêu cầu của ông N.
Tuy nhiên, TAND TP Biên Hòa nhận định thông tin Báo Đồng Nai đăng tải là thông tin sai và rõ ràng đã gây thiệt hại cho ông N. Vì thế, tòa buộc báo phải xin lỗi công khai, bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình ông N. hơn 16 triệu đồng nhưng bác yêu cầu đòi bồi thường tiền công lao động bị mất...
Sau đó, hai bên đều kháng cáo. Mới đây, xử phúc thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai cho rằng cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật trong vụ kiện là yêu cầu bồi thường thiệt hại danh dự theo Nghị quyết 01 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (đã hết hiệu lực) là không đầy đủ, không đúng. Theo tòa, đây là vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Mặt khác, cấp sơ thẩm buộc Báo Đồng Nai bồi thường cho gia đình ông N. nhưng lại không nêu rõ gia đình ông gồm những ai; không xác định mức độ tổn thất ra sao để tính thiệt hại cho phù hợp. Cấp sơ thẩm chưa làm rõ chi phí cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh, tàu xe đi lại, thuê nhà trọ, chi phí thực tế khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất, giảm sút của ông N... Cấp sơ thẩm cũng chưa xét yếu tố lỗi do cố ý hay vô ý của báo để giảm mức bồi thường.
Cùng một số thiếu sót khác của cấp sơ thẩm, cuối cùng TAND tỉnh Đồng Nai đã hủy án như đã nói. Dẫn nguồn cũng phải chịu trách nhiệm?
Vụ việc đặt ra một tình tiết pháp lý đáng chú ý: Báo Đồng Nai đăng thông tin theo sự cung cấp của cơ quan có thẩm quyền, có dẫn nguồn đầy đủ. Vậy một khi thông tin đó sai sự thật, gây thiệt hại cho đương sự thì báo có phải chịu trách nhiệm hay không?
Có người cho rằng trong trường hợp này mà bắt báo chịu trách nhiệm là quá khắt khe và không hợp lý. Bởi lẽ thông tin báo thu thập, phản ánh là thông tin chính thức, được cung cấp từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh. Báo đã phản ánh trung thực nội dung cuộc họp của sở này, chưa kể dựa cả vào báo cáo xác minh của công an tỉnh về trường hợp của ông N. Việc cơ quan chức năng kết luận ông N. không làm giả hồ sơ chỉ là diễn tiến mới về sau này. Khi biết thông tin mình được cung cấp không đúng, báo cũng đã đính chính, xin lỗi ông N.
Ngược lại, có người đồng tình với phán quyết của tòa sơ thẩm. Dù báo lấy thông tin từ cơ quan có thẩm quyền và dẫn nguồn đầy đủ nhưng đó vẫn chỉ là một phía, một chiều. Báo cũng phải tìm hiểu, xác minh từ phía đương sự để có thông tin nhiều chiều và khách quan hơn. Chưa kể, quyền chọn lọc thông tin, đăng hay không đăng thông tin là quyền của báo. Nói gì thì nói, một khi thông tin báo đăng lên sai sự thật và cái sai đó ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đương sự thì báo phải chịu trách nhiệm.
Trong vụ kiện này, hiểu theo quan điểm nào mới đúng? Chúng tôi xin mời bạn đọc theo dõi ý kiến của các chuyên gia pháp lý trên số báo tới.
Theo tôi, việc báo dẫn lời cơ quan chức năng giống như dẫn "lời của quan". Mà "miệng nhà quan có gan có thép", chẳng may thép dỏm nên bị "vạ miệng". Mà đã vạ miệng thì phải bồi thường (lắm khi bị khởi tố hình sự) chứ không thể xin lỗi khơi khơi được. Bởi vậy, thời xưa ông bà ta nói "ăn nói phải giữ mồm giữ miệng coi chừng đầu rơi", hơn ai hết nhà báo phải càng giữ mồm giữ miệng.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
sáng nay báo PL đăng bài cũng khá nhạy cảm mà [Đăng nhập để xem liên kết. ] nên dẫn lại cho mọi người xem. Xem thui đừng bàn tán quá lố nhé.
Theo tôi, việc báo dẫn lời cơ quan chức năng giống như dẫn "lời của quan". Mà "miệng nhà quan có gan có thép", chẳng may thép dỏm nên bị "vạ miệng". Mà đã vạ miệng thì phải bồi thường (lắm khi bị khởi tố hình sự) chứ không thể xin lỗi khơi khơi được. Bởi vậy, thời xưa ông bà ta nói "ăn nói phải giữ mồm giữ miệng coi chừng đầu rơi", hơn ai hết nhà báo phải càng giữ mồm giữ miệng.
Chữ "gan" này hay hơn chữ "gang" nguyên bản đấy!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Miệng nhà quan là vậy, còn thứ dân thì sao? Ví dụ nhé, quan huyện tù ti tú tí với chị B không được bèn tung tin chị B mèo mỡ gà đồng, mụ Đốp chỉ đi "tám" ở những nơi thị tới. Sau này vỡ lẽ ra là tin đồn nhảm nhưng khổ nổi gia đình chị B ly tán. Quan huyện chẳng ai dám đụng còn mụ Đốp: cái loa làng thì sao?
À mà, không thể theo kiểu "đồng hồ Tây có sai bao giờ. Mấy quan giờ cũng lắm người bị vạ miệng lắm lắm.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...