Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > Chia sẻ kinh nghiệm > Tư vấn - Hướng nghiệp

Vì sao 8X thích nhảy việc?

Vì sao 8X thích nhảy việc?

this thread has 0 replies and has been viewed 9956 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
trongbangpham
Senior Member
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 49
Số bài viết: 414
Tiền: 25
Thanks: 234
Thanked 300 Times in 85 Posts
trongbangpham is an unknown quantity at this point
Default

Công việc phù hợp với ngành học, mức lương cao, sếp dễ thương, môi trường thoải mái… là những tiêu chuẩn vàng của một 8X khi nộp hồ sơ xin việc.

Việc làm chưa xứng tầm

Sinh viên Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) ngồi nghe thế hệ đi trước truyền kinh nghiệm xin việc.

Nhiều 8X mới ra trường không thể tìm được công việc tương xứng với "tầm vóc", nên việc họ luôn chực chờ để nhảy việc là điều tất nhiên.

K.T, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương loại khá, bằng cấp đủ cả, khởi nghiệp bằng công việc... trực điện thoại cho một công ty nước ngoài với mức lương xấp xỉ 2 triệu/tháng.

T tâm sự: "Đó chính là hậu quả của việc 4 năm chỉ lo học mà không tìm việc gì làm. Hồ sơ tôi gây ấn tượng bằng một đống bằng cấp nhưng thực sự chúng chẳng có giá trị là bao khi điểm kinh nghiệm của tôi là con số không tròn trĩnh".

Và thế là cô bạn đành ngậm ngùi chấp nhận làm một công việc mà "chưa bao giờ nghĩ sẽ phải làm" để từ từ tìm cơ hội thăng tiến.

Khác với T, N.H lại có bề dày kinh nghiệm 2 năm làm marketing bán thời gian cho một công ty nghiên cứu thị trường, nhưng đến nay H. vẫn chưa lên được trưởng nhóm. Vì sao thế? "Trình độ ngoại ngữ của tôi "ẹ" quá. Tôi đang luyện tiếng Anh cấp tốc để khi có một chứng chỉ quốc tế sẽ "nhảy" ngay".

Việc nhàn rỗi, lương cao ngất: chưa đủ! Ngày nay, sự hấp dẫn của môi trường làm việc và tính thử thách của công việc mới chính là những cái hấp dẫn 8X. Minh Tân, 23 tuổi, là một cử nhân kinh tế vừa tốt nghiệp loại ưu. Giỏi giang, năng động và có một cái đầu "bùng nổ" những ý tưởng, Tân dễ dàng xin được một chân trong phòng marketing của một công ty xây dựng đô thị.

Chỉ sau một năm, Tân nhanh chóng thăng tiến lên vị trí trợ lý giám đốc, thường xuyên được đi công tác dài ngày ở nước ngoài, được tham gia những lớp học về quản trị marketing do giảng viên nước ngoài dạy.

Mức lương xấp xỉ 8 triệu/tháng, nhưng sau một thời gian, Tân nộp đơn xin thôi việc vì "suốt ngày ngồi văn phòng soạn thảo kế hoạch, sắp xếp thời gian cho sếp, chán như con gián".

Ba tháng sau, Tân được nhận về làm trưởng đại diện cho một hãng nước ngoài chuyên sản xuất các thiết bị dùng trong nhà bếp với mức lương xấp xỉ 10 triệu đồng/tháng.

Mới đây nhất, người ta thấy Tân xuất hiện với tư cách giám đốc kinh doanh một công ty phân phối mỹ phẩm.

Hỏi ra mới biết: "Công việc cũ tuy lương cao nhưng suốt ngày phải vào bếp. Giờ được ngồi trong phòng làm việc riêng, máy lạnh, vi tính màn hình phẳng, sướng hơn nhiều". Khi được hỏi đây có phải là điểm dừng cuối cùng, Tân nháy mắt: "Nói trước bước không qua".

Núi kia... chắc sẽ cao hơn

Trường hợp đứng núi này trông núi nọ rơi vào khá nhiều dân 8X. Việc làm ổn định, lương cao, môi trường ổn, tất tần tật đều có, nhưng chỉ cần 8X thấy ở đâu đó có công việc đáp ứng đầy đủ "tiêu chuẩn vàng" của mình tốt hơn công ty cũ thì họ cũng sẵn sàng nhảy việc.

Trường hợp của N.P là một điển hình. Cô vốn là dân báo chí, sau khi ra trường, cô được nhận vào làm ngay tại tòa soạn một tờ báo dành cho giới trẻ. Sau hai năm cộng tác, một tờ báo chuyên ngành điện ảnh "gạ gẫm" P. với chức vụ Thư ký tòa soạn. Bẵng đi một thời gian, bạn bè gặp lại P. mới biết cô hiện chỉ làm phóng viên, nhưng cho một tờ báo lớn với doanh thu "khủng long".

Những tưởng P. sẽ an phận với mức thu nhập gần 20 triệu/tháng, thì gần đây nhất mọi người lại thấy cô xuất hiện với vai trò biên tập một tờ báo lớn khác. Thu nhập tăng lên rõ rệt qua những lần nhảy việc, nhưng mức độ trung thành với công việc của P. vẫn là dấu chấm hỏi.

Hậu nhảy việc

Việc thay đổi việc làm liên tục sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, kinh nghiệm bạn tích lũy được trong ngần ấy thời gian cũng chỉ là những mảnh kiến thức chắp vá không hoàn chỉnh.

Cô Bích Ngọc, giám đốc DNTN sơn mài Bích Ngọc, than rằng: "Tuyển những em làm qua nhiều nơi thì cũng thích, vì các em bắt nhịp công việc rất nhanh, hầu như tôi không cần đào tạo gì thêm. Nhưng bù lại, chúng tôi không cách nào níu kéo khi các em cứ nằng nặc đòi đi dù mọi nhu cầu đều được công ty đáp ứng".

Nhiều 8X hiện nay nhảy việc không chỉ vì công việc, mà vì cái tôi ham chiến thắng, vì những mâu thuẫn cỏn con với đồng nghiệp, vì suy nghĩ "người ta cần mình chứ mình chẳng cần ai" ám ảnh, vì căn bệnh ngôi sao mãn tính.

Đến một ngày nào đó khi bạn thật sự muốn tìm một sự ổn định thì có lẽ đã muộn, vì theo anh Trần Văn Phương, giám đốc một công ty phân phối máy tính Apple, thì "rất ít nhà tuyển dụng nào tin rằng bạn giỏi đến nỗi làm hết công ty này đến tổ chức khác, họ chỉ cho rằng bạn chẳng làm được việc gì ra hồn".

Hãy biết chinh phục những đỉnh cao nhưng cũng đừng quên tỉnh táo để "hạ cánh" an toàn, bạn nhé!

Theo Sinh Viên Việt Nam
trongbangpham is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến trongbangpham vì bạn đã đăng bài:
Ngan Phuong (08-06-2008)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:27 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps