Nhân bữa trước thấy mọi người tranh luận khá rôm rả về chính tả tiếng Việt, em mạo muội mở topic này (ko biết có đúng chỗ ko :unsure: ). Xin đuợc mở đầu bằng phần trích từ bài phát biểu về mẹo dịch tài liệu khoa học của GS Phan Ngọc tại truờng ĐH Ngoại ngữ 10 năm trước, bà con đọc chơi cho dzui
..."Các thành tựu KHKT muốn nhập vào quần chúng phải khoác một lớp vỏ ngoại ngữ ăn khớp với nó. Trình bày một thành tựu của KHKT thực chính xác, gãy gọn, dễ hiểu, không phải là dễ. Khoa học vốn là kỷ luật trong tư duy, đòi hỏi phải đuợc diễn đạt bằng một ngôn ngữ có kỷ luật.
.... Một ngôn ngữ khoa học phải đạt 4 tiêu chuẩn: một nghiã, đúng hoàn cảnh giao tiếp, nhịp nhàng và ngắn gọn... Những đặc điểm này mà các ngôn ngữ phuơng Tây đạt đuợc hoàn toàn không phải ông trời ban cho, cũng không phải tự thân kiến trúc ngay lập tức cung cấp cho các ngôn ngữ ấy... Cái tính trong sáng, chính xác của tiếng Pháp là do những cố gắng hết sức nhẫn nại của bao thế hệ các nhà ngữ pháp mới đạt đuợc. Một ngôn ngữ như tiếng Nga, tiếng Đức có vô số cách biểu hiện, đặc biệt về trật tự các từ, nhưng sở dĩ các ngôn ngữ này đạt đuợc trình độ chính xác như hôm nay, là do chỗ nguời viết chấp nhận một kỷ luật, tức là một sự lựa chọn rất khe khắt. Nguời ta đã vứt bỏ tính tự do tản mạn của thói sản xuất riêng lẻ dù chỉ là trong các sản phẩm tinh thần để chấp nhận một ngôn ngữ về một mặt nào đó thiếu bóng bẩy, thoải maí, nhưng là ngôn ngữ của một tư duy mới.
Một nghiã, tức là chỉ có thể hiểu một cách, không cần đến ngữ cách. Đúng hoàn cảnh giao tiếp, truớc hết nghĩa là Việt Nam, đúng như nguời VN noí, đồng thời phù hợp với môi truờng giao tiếp... Nhịp nhàng, là câu văn phải hấp dẫn, đọc nghe thú vị. Ngắn gọn, nghĩa là tiết kiệm thời gian...
....
Nguời Việt rất thích dùng những con số. Cho nên noí, tứ phiá, muôn maù, hai thân, trăm phuơng ngàn kế... thì dễ nghe hơn là nói tất cả các phiá, tất cả các maù... Khi văn bản là hai nguời trở lên, như Marx, Engels, Lenin rồi tiếp đến một đại từ số nhiều chỉ các vị ấy sẽ gây khó khăn cho nguời dịch. Dịch là họ thì dứt khoát không ổn. Mẹo rất đơn giản: dịch là ba nguời, ba ông thế là xong. Nguời Việt nói tôi thấy thế, nói thế, biết thế, chứ không nói tôi thấy cái đó... Họ nói cái gì đây, cái gì đó... chứ không nói như ta thuờng dịch đây là cái gì, đó là cái gì...Nguời Việt không lặp lại danh từ sau khi đã nói nó một lần. Thí dụ nếu truớc đó đã nói đến quyển sách thì sau đó chỉ dùng loại từ quyển mà thôi. Khi trình bày hành động, nguời Việt thích theo thứ tự truớc sau của các hành động: Mời ông lên gác, vào phòng ba, gặp ông giám đốc bàn chuyện công tác; Nhớ nhắc ông mai đến Uỷ ban bàn chuyện tăng lương... chứ không nói: Mời ông lên gặp giám đốc. Ông ta ở phòng ba. Mai Uỷ ban có cuộc họp tăng lương, ông phải đến dự. Chính vì người Việt có thói quen này cho nên thích đặt nguyên nhân trước kết quả (vì tôi thiếu tiền, nên không mua được xe đạp). điều kiện trước hành động (nếu tôi nghe anh, tôi đã thi đỗ)... Không phải ta không có quyền thay đổi trật tự....nhưng thường là không cần thiết. Người châu Âu thích dùng lối hai phủ định để nêu một khẳng định tuyệt đối, nhưng người Việt vẫn thích lối khẳng định tuyệt đối hơn.....
....
Tính sáng rõ của một tư tưởng do cái gì quyết định? Nó do chỗ ta nắm ngay được nội dung thông báo. Trong câu, nội dung ấy là quan hệ Chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ. Trong các ngôn ngữ châu Âu, ba vế này thường bị cách ra bởi những vế chêm. Ta không nên bắt chước. Họ thích làm thế là vì ba vế này ở họ đã có sẵn những dấu hiệu rất cụ thể đánh dấu sự gắn bó về tuơng hợp ngữ pháp rồi. Chúng có tách khỏi nhau cũng chẳng thiệt hại gì cho thông báo cả, trái lại khẳng định đuợc tính độc lập tuơng đối của chúng. Nguợc lại trong tiếng Việt vốn dĩ ko có biến đổi hình thức, nếu để chúng tách xa nhau thì thông báo sẽ mất tính gắn bó. Còn đối với các vế phụ thì nên theo một cách bố trí quen thuộc nhất, dễ hiểu nhất, cách bố trí của hơn 90% các câu VN.
....
Điều cản trở quan trọng nhất khiến câu văn VN mang sắc thái Việt Âu đó là lối lạm dụng các kiến trúc danh từ. Thử so sánh: Thấy quân ta đến, quân địch tháo chạy với Truớc sự xuất hiện của quân ta, quân địch tháo chạy hay: Được Đảng quan tâm với Dưới sự quan tâm của Đảng..
Mặt khác, kiến trúc danh từ nhiều khi mang lại một sự trang trọng không cần thiết. VD: Sự có mặt của ông làm anh em phấn chấn so sánh với Ông đến đây, anh em rất mừng."
Nói túm lại, ý ông Phan Ngọc là, không nên quá bám sát câu nước ngoài mà nên dịch thoát ý. Việc này đã nhiều người nói, nhưng hay ở đây là các ví dụ của ông