Xét nghiệm gần đây của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy, tất cả các mẫu tiền giấy mệnh giá nhỏ đều nhiễm E.coli, loại vi khuẩn có trong phân tươi. Cục trưởng Trần Đáng khẳng định điều đó đồng nghĩa những tờ tiền này có thể nhiễm khuẩn tả.
> [Đăng nhập để xem liên kết. ]/ [Đăng nhập để xem liên kết. ]/ [Đăng nhập để xem liên kết. ].
Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Viện Dinh dưỡng đã lấy gần 100 mẫu tiền ở các cơ sơ thức ăn đường phố để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, tất cả các tờ mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng nhiễm E.coli. Với mệnh giá 5.000 đồng, 10.000, 20.000 và 50.000 tỷ lệ nhiễm lần lượt là 94%, 86%, 65% và 70%.
Ông Trần Đáng cho biết tuy không xét nghiệm khuẩn tả trong tiền nhưng kết quả trên cho thấy, vi khuẩn hình dấu phẩy này rất có thể hiện diện. E.coli được coi là "chất chỉ thị bệnh đường ruột". Tìm thấy E.coli trong tiền chứng tỏ tiền đó đã nhiễm phân tươi, đồng nghĩa với sự có mặt của các vi khuẩn gây tiêu chảy khác, trong đó có tả, lỵ, thương hàn...
"Người dân hoàn toàn có thể nhiễm tả từ tiền, nếu sờ vào đó rồi quệt tay lên miệng, hoặc cầm nắm thực phẩm" - ông Đáng khẳng định.
Tiền mệnh giá càng thấp, nguy cơ truyền bệnh càng cao vì chúng được sử dụng rất nhiều ở các chợ, nhất là đối với mặt hàng thực phẩm. Người bán và mua đều sờ vào thịt, cá, rau... rồi lại cầm tiền, sau đó có thể không rửa tay đã chạm vào thức ăn. Tình trạng chủ hàng ăn vừa nhận tiền vừa bốc thực phẩm cho khách cũng rất phổ biến. Không ít người có thói quen thường xuyên liếm đầu ngón tay trong khi đếm tiền. Do đó, vi khuẩn gây tiêu chảy trong tiền có rất nhiều cơ hội để xâm nhập.
Vì vậy, để tránh lây nhiễm tả và các bệnh đường ruột khác, người dân nên tuyệt đối tuân thủ 3 nguyên tắc: ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn dính vào khi tiếp xúc với tiền cũng như nhiều nguồn ô nhiễm khác.
Hải Hà
__________________
Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI