Thủ phạm và nạn nhân 'clip đánh hội đồng' đều bị kỷ luật
Trong một năm nếu có hành vi tương tự, nữ sinh Vũ Ngọc Diệp (chủ mưu) và Chu Thanh Huyền (quay clip) sẽ bị đuổi học. Nạn nhân Quỳnh Anh cũng nhận hạnh kiểm yếu và cảnh cáo trước toàn trường.
> [Đăng nhập để xem liên kết. ]/ [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Sáng nay, Ban giám hiệu THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) họp Hội đồng kỷ luật vụ "quay clip đánh hội đồng", với sự tham dự của 6 học sinh liên quan, phụ huynh và đại diện các lớp.
Trao đổi với VnExpress.net Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho hay, sau khi nghe các học sinh đọc bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật cũng như nghe góp ý của đại điện phụ huynh... trường quyết định em Vũ Ngọc Diệp và Chu Thanh Huyền nhận "án treo" đuổi học trong một năm.
"Trong thời gian một năm thử thách, Diệp và Huyền sẽ được thầy cô và gia đình giám sát, hằng tuần phải làm kiểm điểm. Em nào tiếp tục mắc khuyết điểm sẽ lập tức bị đuổi học. Hai phụ huynh đều ủng hộ cách xử lý này bởi đây là kỷ luật nhưng vẫn mở lối thoát cho các em", ông Sơn dẫn giải.
Nạn nhân bị đánh trong clip này cũng chịu mức kỷ luật xếp hạnh kiểm yếu, cảnh cáo trước toàn trường. Ảnh chụp từ clip. Cũng theo ông Sơn, học sinh Nguyễn Quỳnh Anh (người bị đánh) và Ôn Minh Huyền (có mặt trong clip) phải nhận hạnh kiểm yếu và cảnh cáo trước toàn trường. Còn hai nam sinh lớp 10A5 bị hạ một bậc hạnh kiểm vì ngồi xem bạn bị đánh mà không đứng ra can ngăn.
"Khi Quỳnh Anh đọc bản kiểm điểm, tôi đã hỏi em đã nhận thức mình phạm lỗi gì chưa? Em va chạm với bạn nhưng lại không báo cáo cô chủ nhiệm mà tự tìm cách giải quyết; hơn nữa, lại không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip", thầy hiệu trưởng cho biết thêm.
Trước nhiều ý kiến cho rằng cần phải xử lý nghiêm hơn các học sinh vi phạm, thầy Sơn thẳng thắn: "Việc kỷ luật phải có tính giáo dục, răn đe các em để những khuyết điểm tương tự không xảy ra. Không thể không dạy được trong trường thì đẩy các em ra xã hội. Sáng nay, khi nhận hình thức kỷ luật này, học sinh rất thấm thía và có cháu còn khóc khi phát biểu...".
Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng, thầy Sơn chia sẻ, đây là bài học cho các thầy cô giáo và phụ huynh. Do đó, các thầy cô cần điểm lại những việc mình làm để rút kinh nghiệm, còn phụ huynh cần quan tâm tới con hơn.
Theo cơ quan điều tra, chiều 2/3, Quỳnh Anh và Diệp (cùng học lớp 10A13) có mâu thuẫn do dẫm vào chân nhau, dẫn đến có xô xát. Trưa 3/3 Diệp cùng bạn tên Huyền đến trường gọi điện thoại cho Quỳnh Anh hẹn chiều ra cổng trường nói chuyện...
15h thấy Quỳnh Anh ở gần cổng trường, Vi cùng một số người đã đưa nữ sinh này ra chùa Hai Bà Trưng rồi túm tóc, đánh. Bị một số người xung quanh can ngăn, cả nhóm dẫn Quỳnh Anh ra vườn hoa Pasteur tiếp tục đánh.
Trong lúc Vi đánh Quỳnh Anh, nhiều học sinh thản nhiên ngồi nhìn còn Huyền rút điện thoại ra quay. Tới khi có người dân nhìn thấy dọa sẽ gọi cảnh sát, cả nhóm mới bỏ chạy. Đến một quán nước trên phố Lý Thường Kiệt, Huyền gửi clip quay được sang điện thoại của Linh (con một cán bộ công an).
Về đến nhà, Linh copy đoạn clip quay cảnh đánh nhau ra máy tính rồi chat với Vi. Vi yêu cầu tung clip lên mạng, Linh làm theo. Chỉ trong một thời gian ngắn, đoạn clip đã có chừng 5.000 lượt người xem và nhiều bình luận lên án gay gắt. Đến 21h cùng ngày, Linh vội gỡ bỏ clip ra khỏi một trang web nhưng cảnh quay này đã được nhiều người lưu lại và tiếp tục phát tán lên những trang web khác.
Cho rằng đây là hành vi cố ý gây thương tích có tổ chức nhưng cơ quan điều tra xác định, các em này đang trong độ tuổi học trò nên sẽ đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội và trường có biện pháp xử lý theo hướng để các em sửa sai.
Phạm Tường Vi (17 tuổi, đã bỏ học) là người mặc áo kẻ đã trực tiếp đánh nữ sinh Quỳnh Anh trong clip gây bất bình dư luận.
Nguyễn Quỳnh Anh (16 tuổi) học sinh THPT Trần Nhân Tông là người bị đánh; Vũ Ngọc Diệp (16 tuổi) học cùng trường là người có mâu thuẫn với Quỳnh Anh, dẫn tới đánh nhau;
Chu Minh Huyền (16 tuổi) THPT Trần Nhân Tông được xác định đã dùng điện thoại quay cảnh đánh nhau rồi gửi cho
Mai Thùy Linh (16 tuổi) THPT Đoàn Kết để phát tán lên mạng.
Ngoài ra, còn có thêm 5 học sinh nữa cũng có mặt tại hiện trường.
Trích:
"Khi Quỳnh Anh đọc bản kiểm điểm, tôi đã hỏi em đã nhận thức mình phạm lỗi gì chưa? Em va chạm với bạn nhưng lại không báo cáo cô chủ nhiệm mà tự tìm cách giải quyết; hơn nữa, lại không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip", thầy hiệu trưởng cho biết thêm
Qua 1 số bài viết thì em Q.A là nạn nhân... bị đánh bầm dập.
Bản thân em và gia đình cũng không muốn làm lơn chuyện....
Các em nghĩ như phim kiếm hiệp: Không đánh nhau không quen biết nhau.
Và thật ra em biết nếu mà làm lùm xùm ra thì mình là người chịu thiệt nhiều nhất... vì vừa bị đánh vừa bị hạ hạnh kiểm, cảnh cáo trước trường...
Nên ngu gì em khai ra, thà bị đánh đau mà yên chuyện.
Nhưng mà em còn âm ức, chuyện giẫm chân nhau, xô xát nhau, nếu như em khg bị đưa lên mạng thì liệu em có bị xử nặng vậy không???
Hay lỡ đập thì đâp cho đều ... để khỏi mang tiếng.
Người lớn ơi!!!
Mình có nhiều biện pháp trừng phạt nhưng không thiết thực.
Cần phải cải tạo lại các em chứ không phải trừng phạt bằng cách "hù" cho nghỉ học 1 năm. No vẫn cứ thế vẫn sa đọa ... mà có đuổi được đâu.
Gắn vào chân cái máy như trong film Vùng Ngoại Ô Không Yên tĩnh, đi ra khỏi phạm vị cho phép thì báo động công an chạy tới.
__________________ ...xin đời đừng gọi tên tôi...
thay đổi nội dung bởi: nobipotter, 17-03-2010 lúc 04:15 PM.
"Khi Quỳnh Anh đọc bản kiểm điểm, tôi đã hỏi em đã nhận thức mình phạm lỗi gì chưa? Em va chạm với bạn nhưng lại không báo cáo cô chủ nhiệm mà tự tìm cách giải quyết; hơn nữa, lại không thật thà khi khẳng định với cô giáo rằng mình không có mặt trong clip", thầy hiệu trưởng cho biết thêm.
Nếu đúng như những gì VNE đưa tin thì ông thầy hiệu trưởng đúng là óc bò. Hạ hạnh kiểm vì nạn nhân không thật thà khai báo chăng? Hay vì tức khí không điều tra được, khi có tang chứng thì hạ đạo đức cho đỡ tức? Không thấy một đám bu vô đánh một đứa hay sao mà xử như hai đứa rủ nhau đánh lộn tay đôi!
Đúng oỳ!!! Anh nhà giáo này biết luật nè...
Mịa nó! riết loạn hết chuyện xử lý con nít mà còn làm loạn huống chi là người lớn.
Giáo dục không có nghĩa là trừng phạt mà tìm giải pháp giúp các em hướng thiện, và có tác dụng răn đe xã hội.
Xử lý tình huống này khéo léo co tình có lý thì sẽ phần nào ngăn chặn bạo lực.
Qua việc xử lý tào lao này, làm bạo lực gia tăng là chuyện hiển nhiên.