Mấy ngày nay nhiều tờ báo lớn đua nhau chỉa dùi về EVN. EVN xưa nay không được báo chí lắm. Xăng lên cái vèo mấy ngàn đồng, chẳng ai nói. Xi măng, sắt thép gì đó lên giá chẳng sao? EVN mà lên tiếng tăng giá là y như rằng báo chí có dịp la toáng lên. Viết bài có nhuận bút mà. Mấy ngày nay báo chí nhà ta lại kháo nhau rằng EVn trích 36,4% lợi nhuận đê thưởng cho NLĐ. Cuối năm nhân viên ngành điện được thưởng mấy chục chai. Nghe mắc cười thật.
Lương của tôi đây mỗi tháng chưa được 4 chai, trong khi đám bạn bây giờ làm bèo lắm cũng 7-8 chai. Ấy vậy sao nhà báo không lên tiếng giúp. Nói giúp vậy để Chính phủ lên lương cho 80 ngàn công nhân nhờ.
Mỗi tháng nhân viên ngành đệin chỉ lãnh lương cầm chừng, ước đoán mà thôi. Lấy lương năm trước nhân với 85% để trả lương hiện tại (tất nhiên có tính trước giá). Cuối năm sau khi cộng sổ, xem xét kế hoạch mới chi trả 15% lương còn lại gọi là lương bổ sung. Trả lương bổ sung tập trung vào cuối năm. Bởi vậy báo chí nhà ta ba chớp ba nháng bảo ngành điện thưởng cao? Chắc là tiếng Việt của họ có vấn đề hay là cố tình không hiểu để gán ghép, ép uổng. Nói vậy tội cho anh em ngành điện quá. Thôi thì có gì để anh em ngành điện mới các bác đi để các bác uốn lưỡi lại.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Hôm trước có đọc một bài nói về nhiệm vụ của báo chí trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những bài viết hay có tâm và tầm thì cũng có không ít những bài viết nhằm mục đích câu khách, cạnh tranh với các báo khác. Ngoài ra, có một số phóng viên viết bài thông qua lời kể của người khác chứ không tự đi điều tra, xác minh hoặc viết vì cảm tính cho nên bài viết không phản ánh đúng sự thật, bị thổi phồng quá đáng.
__________________
...Từ độ mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...
Bác SVYN đã đánh giá không đúng báo giới rồi. Mục tiêu mà họ muốn tấn công không phải là những nhân viên ngành điện mà là cơ chế độc quyền của ngành điện, là hoạt động kém hiệu quả của một công ty nhà nước- mà đại diện là ban lãnh đạo EVN. Xa hơn nữa, muốn chấm dứt độc quyền ngành điện, thay đổi cơ cấu tổ chức của EVN. Tất nhiên, không thể nói toạt móng bò ra được, đành phải đi lòng vòng, mượn hiện tượng để nói bóng gió bản chất thôi. Vì bản thân họ chỉ tạo được dư luận, và chấm hết.
Nhân viên ngành điện vẫn có nhiều nỗi khổ cực, điều đó xã hội hiểu được và đánh giá rất cao. Ví dụ, hàng loạt các triển lãm nhiếp ảnh, các vở kịch, bài hát.... ca ngợi người công nhân thắp sáng 3 miền tổ quốc.
Đừng nghĩ báo chí đang tấn công bác nhé. SVYN thân mến!
Có ai muốn độc quyền đâu. Nhà nước mời nước ngoài vào các công trình ngành điện đấy. Có ai vào đâu? Bỏ chạy hết. Lý do là giá đệin chúng ta rẻ, họ thu hồi vốn chậm. EVN vừa rồi trả lại cho nhà nước 13 dự án đó, vậy mà có ai dám nhận làm đâu? Còn một lý do xâu xa nữa là an ninh năng lượng. Không ai mà để nước ngoài nắm ngành điện cả? các bác phải hiểu rộng cỡ vậy chứ? Nói hoài..cúp điện cho chết luôn.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Vậy thì đề xuất cơ chớ đi? Hồi xưa muốn gắn đồng hồ điện, dân phải tự lo kéo điện mà còn bị hành... Bâ giờ Điện lực lo hết. Sao dân không thấy chuyện đó. Luật điện lực cũng có rồiđấy. Sao không đưa cơ chế vào luật? Lậut do ai ban hành? Phải từ dân mà ra không?
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Vậy thì đề xuất cơ chớ đi? Hồi xưa muốn gắn đồng hồ điện, dân phải tự lo kéo điện mà còn bị hành... Bâ giờ Điện lực lo hết. Sao dân không thấy chuyện đó. Luật điện lực cũng có rồiđấy. Sao không đưa cơ chế vào luật? Lậut do ai ban hành? Phải từ dân mà ra không?
Ngành viễn thông là một ví dụ cụ thể.
Nếu không có cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ từng bước... thụt lùi. Lãnh đạo danh nghiệp sẽ chỉ lo cho lợi ích của mình trước hết, họ chống lại mọi thay đổi nếu thấy quyền lợi bị xâm phạm. Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, chi phí đổ vào đó nhiều.
Ai sẽ thay đổi, quyền lợi gắn liền với quyền lợi. Tôi cũng chẳng muốn thay đổi, nếu đều đó có lợi cho sự phát triển đất nước nhưng lương của tôi lại giảm!
Ngành viễn thông là một ví dụ cụ thể.
Nếu không có cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ từng bước... thụt lùi. Lãnh đạo danh nghiệp sẽ chỉ lo cho lợi ích của mình trước hết, họ chống lại mọi thay đổi nếu thấy quyền lợi bị xâm phạm. Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, chi phí đổ vào đó nhiều.
Ai sẽ thay đổi, quyền lợi gắn liền với quyền lợi. Tôi cũng chẳng muốn thay đổi, nếu đều đó có lợi cho sự phát triển đất nước nhưng lương của tôi lại giảm!
P.P phải đưa ra bằng chứng cụ thể chứ nói chung chung thế này thì không thể tranh luận được.
__________________
...Từ độ mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...