Tại sao thỏ thích ăn phân của mình? </span>
Thỏ ăn cỏ, sống chủ yếu ở thảo nguyên. Chúng thích ăn cỏ xanh non và hoa màu, nhưng đôi khi cũng ăn luôn cả phân của mình thải ra trong đêm.
Thỏ tuy là động vật ăn cỏ, nhưng không giống với bò và dê, dạ dày của chúng rất nhỏ và không có hiện tượng nhai lại. Ban ngày sau khi chúng ăn một lượng lớn cỏ tươi non, thường xuất hiện dinh dưỡng quá thừa, đến tối liền hình thành phân mềm thải ra ngoài cơ thể. Còn buổi tối do thiếu cỏ, ăn ít, lượng dinh dưỡng giảm tương đối, phân thải ra vào buổi sáng hôm sau thường cứng.
Vì các chất dinh dưỡng trong phân mềm đã ở trạng thái tiêu hóa một nửa, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng, do đó thỏ có xu hướng tái sử dụng lại sản phẩm này. Qua phân tích, sau khi thỏ ăn phân mềm, vitamin B và vitamin K hợp thành dễ được ruột non hấp thụ, để cung cấp nhu cầu sinh trưởng cho cơ thể. Đồng thời, nguyên tố khoáng vật trong phân mềm cũng có lợi cho việc thúc đẩy sự hấp thu của cơ thể thỏ đối với chất dinh dưỡng.
Thỏ ăn phân mềm của mình thải ra là một hiện tượng lợi dụng đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng thỏ nhà, khi được nuôi dưỡng nhân tạo, đủ thức ăn, thường không xuất hiện thói ăn phân của mình.
<span style=\'color:red\'>
Theo Bộ sách tri thức tuổi hoa niên
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Vũ khí laser hoạt động như thế nào?
Vũ khí laser khi được bắn ra, tuy không có đạn như súng pháo thường nhưng lại phát ra chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000 km/giây. Năng lượng này tập trung rất mạnh, khi chiếu vào vật thể kim loại, trong nháy mắt sẽ làm cho kim loại nóng chảy, bốc hơi, thậm chí biến thành ion.
Tác dụng đó gọi là "hiệu ứng lan cháy nhiệt". Vũ khí laser phá hoại mục tiêu chủ yếu nhờ vào hiệu ứng đó. Chùm tia laser gây tác dụng lan cháy càng lớn hơn đối với cơ thể sống, thậm chí gây tử vong. Cho nên tia laser từng được mệnh danh là tia chết chóc.
Nếu bạn đưa kính hội tụ ra trước ánh nắng để lấy tiêu điểm sáng. Tiêu điểm này có thể làm cháy giấy. Vậy mà độ sáng của tia laser còn cao gấp vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ lần so với ánh nắng mặt trời. Năng lượng của nó dĩ nhiên là rất lớn. Do đó, người ta đã sử dụng vũ khí tia laser để bắn máy bay, tên lửa của đối phương. Ngoài ra, khi bắn vào mục tiêu dạng kim loại, tia laser còn sinh ra tác dụng phá hoại phụ. Đó là dạng ion hình thành dưới nhiệt độ cao của tia laser khi phát ra khỏi bề mặt kim loại, lực phản tác dụng sẽ gây phụ tải xung kích trên bề mặt kim loại, làm biến dạng, phá hủy nhanh chóng vật thể. Đồng thời dạng ion còn phát ra bức xạ X, làm cho các linh kiện điện tử gần mục tiêu bị vô hiệu hóa.
Một điều cần phải nói thêm là, chùm tia laser còn làm cho người ta bị mù mắt hoặc tạm thời không nhìn thấy gì. Đó là vì mắt người giống như một thấu kính hội tụ, khi bị chùm tia laser chiếu vào qua hội tụ của thủy tinh thể sẽ hình thành tiêu điểm trong võng mạc, làm cho năng lượng laser càng tập trung hơn. Tổ chức võng mạc cực mỏng bị hấp thụ năng lượng lớn của tiêu điểm ánh sáng, sẽ nhanh chóng chuyển thành nhiệt năng làm cháy bỏng võng mạc, dẫn đến mù mắt.
Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Tại sao chuồn chuồn lại `đạp nước`?
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chuồn chuồn đậu ở ven sông hay trên mặt ao, chốc chốc lại bay thấp chấm đuôi trong nước. Trên thực tế, kiểu "đạp nước" này chính là động tác đẻ trứng của chuồn chuồn.
Chuồn chuồn không giống với nhiều côn trùng khác, trứng được nở ra trong nước, lúc nhỏ sống trong nước. Hình dáng của ấu trùng không giống như chuồn chuồn mà chúng ta thường thấy, tuy có 3 đôi chân nhưng lại có cánh để bay. Môi dưới của nó rất dài, có thể cong duỗi, đoạn đầu có kìm đã trở thành công cụ bắt mồi. Khi nghỉ ngơi, môi dưới có thể gập cong che kín toàn bộ miệng. Các loại ấu trùng như loài phù du hoặc loài côn trùng hút nhựa cây... ở trong ao là thực phẩm chính của nó. Loại ấu trùng của chuồn chuồn, chúng ta gọi nó là `ấu trùng sống dưới nước`, sau khi ấu trùng sống dưới nước trưởng thành từ trên bèo rong nhảy ra khỏi mặt nước, lột xác biến thành chuồn chuồn.
Theo Bộ sách tri thức tuổi hoa niên
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Chơi SIM nhiều số
Khi cuộc chiến của các ông “alô” ngày càng gay cấn thì người tiêu dùng càng dễ dàng sở hữu nhiều thẻ SIM điện thoại. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều SIM mà cứ phải để trong túi thay tới thay lui hoặc sắm thêm điện thoại thì thật là bất tiện. Có cách nào để có thể sử dụng nhiều số điện thoại cho một cái “alô”?
Đầu đọc SIM cổng USB
Việc ghép hai SIM vào một máy đã được “tín đồ” GSM (thường là nhân viên kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ) thực hiện cách đây khoảng ba năm, nhưng thời điểm đó họ chỉ tự mày mò, mua linh kiện về ráp chơi. Thông tin về việc tích hợp này được phổ biến hầu hết trên các diễn đàn về kỹ thuật GSM.
Các nhà kinh doanh đã nhanh chóng nắm bắt và cải tiến để loại SIM hai trong một này tiện lợi hơn, nhưng vẫn ít người dùng, do chúng làm chiếc điện thoại gồ ghề hơn. Với lại thời điểm đó tại VN chỉ mới có hai nhà cung cấp dịch vụ và giá dịch vụ còn rất cao nên “tuyệt chiêu” này không được người tiêu dùng chào đón nồng nhiệt.
Chỉ từ khi có thêm nhà cung cấp dịch vụ Viettel Mobile thì thị trường ghép hai số vào một mới thật sự nóng. Đến thời điểm này không chỉ ghép hai số mà các “tín đồ” GSM còn hướng dẫn cách ghép 8, 10, 16 số vào một SIM.
Không những thế, Trung tâm sản xuất thẻ thông minh thuộc Công ty Phần mềm viễn thông (VTC) còn đưa ra loại SIM RUIM, có thể dùng cho cả hai mạng điện thoại GSM và CDMA.
Từ ghép hai vào một...
Đặc điểm của SIM hai số này có thể thích ứng được cho tất cả các loại điện thoại sử dụng thẻ SIM GSM và thông tin được lưu riêng biệt cho từng thẻ SIM.
Giá bán lẻ hiện nay là 200.000 đồng một bộ, bao gồm: một vi mạch chính (Bi-card) hình dáng và kích thước như thẻ SIM bình thường; nắp inox giúp đậy lại Bi-card sau khi đã lắp hai thẻ SIM được cắt vào; hai miếng keo trong, bên trên có đường kẻ, giúp bạn dán lên thẻ SIM để bạn có thể tự tay cắt; và hai thẻ nhựa (Ghost DualSIM) có khe trống lắp SIM sau khi cắt. Chỉ cần cắt thẻ SIM theo hướng dẫn, sau đó gắn vào Bi-card là bạn đã có thẻ SIM hai trong một.
Do cách làm này can thiệp “cơ khí”, nên bạn chỉ dùng được
một trong hai số SIM, muốn sử dụng số SIM còn lại bạn phải khởi động lại máy điện thoại của mình. Khi chuyển số phải tắt nguồn ĐTDĐ chờ ba giây rồi mới được mở máy lại. Riêng đối với một số loại điện thoại của Nokia thì không cần tắt máy, bạn chỉ cần bấm phím 3370 (chọn OK) máy sẽ chuyển qua số khác sau khi khởi động lại.
Đến ghép tám số vào một SIM
Cách làm này phức tạp hơn vì đòi hỏi bạn phải biết một chút về kỹ thuật, nhưng không sao vì thiết bị giúp bạn làm việc này được bán khá nhiều tại các cửa hàng điện thoại và linh kiện điện thoại di động ở TP.HCM, nhất là khu vực quận 10 và quận 11.
Để ghép được nhiều số vào một SIM bạn cần có một đầu đọc SIM, một thẻ SIM trắng và phần mềm để dò tìm hai thông số kỹ thuật là Ki và IMSI. Hiện đầu đọc này có hai loại, đều do Trung Quốc sản xuất và được bán giá từ 40-70 USD.
Loại 40 USD, bao gồm cáp nối với máy tính (cổng COM), phần mềm và một thẻ SIM trắng chứa được tám số.
Loại 70 USD thì chỉ khác cáp nối là cổng USB và thẻ SIM trắng chứa được 10 số. Thực hiện theo hướng dẫn trong sách bán kèm là có thể dễ dàng tạo được một thẻ SIM có chứa nhiều số.
Ưu điểm của phương pháp này là do can thiệp bằng phần mềm nên thẻ SIM có thể hoạt động cùng lúc nhiều dịch vụ, bạn có thể chọn số MobiFone, Vinaphone để nhận cuộc gọi, tin nhắn và số của Viettel Mobile để gọi đi. Hoặc có thể nhân bản số điện thoại của bạn để dùng cùng lúc hai người.
Tuy nhiên, các đầu đọc này chỉ có thể thực hiện trên các SIM cũ (phiên bản 1.0), các SIM mới của MobiFone và Viettel Mobile (phiên bản 1.2) không thể thực hiện được.
Phương pháp này rất nguy hiểm vì với cách làm này sẽ dẫn đến việc đánh cắp mã số trước khi thẻ SIM được bán ra, nhất là các thẻ SIM của dịch vụ trả trước.
Trung tâm sản xuất thẻ thông minh thuộc Công ty phần mềm viễn thông VTC vừa nghiên cứu sản xuất thành công thẻ RUIM, có thể dùng cho cả hai mạng điện thoại GSM và CDMA.
Loại thẻ này cho phép đăng ký 10 số thuê bao, thay vì chỉ đăng ký được một số duy nhất như hiện nay.
Thẻ RUIM cho phép lưu 1.000 tên trong danh bạ và 100 tin nhắn.
Hiện thẻ RUIM đã được các mạng điện thoại như Daphone (Đà Nẵng), NAN Phone (Nghệ An) sử dụng thử nghiệm. Trung tâm sản xuất thẻ có công suất 20 triệu thẻ/năm.
Theo Tuổi Trẻ
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Cá nóc phình hơi làm gì?
Khi bắt cá nóc lên khoang thuyền, bạn sẽ thấy chúng dần phình to như quả bóng căng hơi, những con có gai sẽ chìa hết gai ra ngoài giống như con nhím cuộn tròn.
Vì sao chúng làm như vậy? Đó là do cơ thể cá nóc có cấu tạo đặc biệt. Đoạn ruột phía trên của cá nóc có một khúc phình rộng để chứa không khí. Khi bị kẻ địch tấn công, cá nóc sẽ bơi vọt lên mặt nước há miệng hít đầy không khí vào túi khí trong ruột. Vì vị trí túi khí nằm ở đoạn ruột phía trên và da bụng chùng hơn da lưng, nên phần đầu cá và bụng cá phình to hơn phần lưng cá. Cũng do phần bụng chứa nhiều không khí nên bụng cá nổi lên mặt nước, phần lưng chìm xuống. Túi khí cũng có thể hút và chứa nước, nhưng khi gặp kẻ địch, cá nóc thường hút khí vào túi này. Sau khi kẻ địch đi xa, nó sẽ từ từ nhả khí để lấy lại thăng bằng rồi bơi đi.
Hiện tượng phình hơi chính là một giải pháp tự vệ của cá nóc để tránh bị kẻ địch nuốt chửng hay cắn nát.
Theo Vnexpress
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Chống xói mòn bằng cỏ siêu rễ
Có một loại cỏ bản địa mang tên vetiver ở Ấn Độ. Chúng đang bắt rễ tại nhiều nước nhiệt đới và là một công cụ chống sói mòn cũng như dọn ô nhiễm: Cỏ vetiver.
Loại cỏ này có một bộ rễ dầy, dường như không thể xuyên qua, và cắm sâu 4m xuống đất. Bộ rễ thẳng tạo thành một ``bức tường thép``, ngăn cản tình trạng xói mòn trên các bờ dốc. Cỏ vetiver không chỉ rẻ tiền mà còn có khả năng kháng sâu bệnh. Chúng hút chất ô nhiễm và cải thiện sản lượng cây trồng. Ngoài ra, ventiver có thể sinh trưởng trong mọi loại đất, trên bất kỳ bờ dốc nào tại mọi vùng nhiệt đới.
Dale Rachmeler, chủ tịch Vetiver Network, cho biết: ``Cỏ vetiver không gây tác động tiêu cực. Trái lại, mỗi lần nghiên cứu kỹ hơn, chúng ta biết được ngày càng nhiều ích lợi của nó``. Mạng lưới này được thành lập năm 1986 để thúc đẩy việc trồng cỏ vetiver như một công cụ hiệu quả và chi phí thấp, đặc biệt đối với các dự án phát triển tại nước nghèo. Richard Grimshaw là người sáng lập, đồng thời là chủ tịch Vetiver Network. Ông nói rằng tốc độ thừa nhận công nghệ này rất chậm chạp song lưu ý rằng trong 15 năm qua, việc sử dụng vetiver đã lan tới hơn 100 quốc gia, khoảng 40 trong số đó có các dự án đang hoạt động.
Ngày càng nhiều người ý thức về các giá trị sử dụng của vetiver và bắt đầu sử dụng loại cỏ này. Gần đây, vetiver nổi tiếng về vai trò làm ổn định bờ dốc dọc theo một đường tàu dài 163km chạy ngoằn ngoèo qua một khu rừng rậm trên đảo quốc Madagascar. Tuyến đường xe lửa Fianarantsoa Côte Est (FCE) là phương tiện vận tải duy nhất đối với hơn 100.000 nông dân nơi đây, người sống giữa thành phố cao nguyên Fianarantsoa và cảng miền Đông Manakara. Họ trồng và xuất khẩu các nông phẩm như chuối và cà phê.
Một nghiên cứu do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tài trợ (USAID) phát hiện rằng đường xe lửa này cũng có lợi cho động, thực vật hoang dã. Nó giúp bảo vệ một vùng rừng nguyên vẹn, đồng thời cho phép động vật di cư giữa các Công viên Quốc gia ở phía Nam và phía Bắc đường tàu. Tuy nhiên, trong những năm qua, xói mòn đã phá huỷ đường tàu này. Cách đây bốn năm, hai cơn bão hoành hành tại Madagascar trong hai tháng, cuốn trên 150.000m3 mảnh vụn lên đường xe lửa FCE, làm tuyến đường không thể hoạt động.
Được USAID tài trợ, Karen Freudenberger đã tiến hành nghiên cứu về FCE trong khuôn khổ Dự án phục hồi FCE trị giá 13 triệu USD. Cùng với các nhà lãnh đạo địa phương, bà đã phát triển một chương trình liệt kê những nông dân sống và làm việc dọc FCE để trồng các hàng rào vetiver nhằm ổn định các con dốc xung quanh. Chương trình nêu bật sự phụ thuộc của nông dân vào tuyến đường xe lửa và chứng minh mối quan hệ giữa nông nghiệp và lở đất. Rachmeler nói: ``Khi một vài nông dân bắt đầu sử dụng vetiver, tin tức lan truyền nhanh chóng và nhu cầu mua cỏ tăng nhanh``.
Ngày nay, có hơn 600 nông dân đã trồng khoảng ba triệu cây trong các hàng rào dọc theo FCE. Giữa hai hàng vetiver, nông dân trồng nhiều loại cây từ lúa, lúa mì cho tới cây ăn quả. Freudenberger cho biết: ``Năm nay, chúng tôi có một cơn bão quanh đi quẩn lại, rất giống cơn bão Eline và Gloria trong năm 2000. Thay vì 150.000m3 mảnh vụn, hiện chúng tôi chỉ có 300m3. Do vậy, chương trình của chúng tôi đang thành công``. Khi được trồng thành hàng, cỏ vetiver hoạt động như một... bộ lọc hoàn hảo, làm chậm tốc độ thoát nước mưa trên mặt đất và cản lại trầm tích trong đất. Do vậy, lượng chất dinh dưỡng bị mất giảm mạnh trong khi độ ẩm và mực nước ngầm được cải thiện đáng kể.
Do hạt vetiver vô sinh và rễ của nó cắm thẳng xuống đất nên loại cỏ này ``cố thủ`` ở nơi nó được trồng. Vetiver không lây lan giống như thực vật xâm hại và không thể trồng nó từ mảnh thân được cắt. Khi vetiver được trồng thành hàng, chỉ có nước, không phải đất, có thể đi qua. Cùng với thời gian, mặt đất được ổn định vĩnh viễn. Vetiver chiếm ít diện tích và không cạnh tranh với các cây trồng lân cận.
Trồng và chăm sóc loại cỏ này rất dễ dàng, không tốn công sức. Ngoài việc bảo vệ đất, cỏ vetiver còn được sử dụng để ổn định bờ sông, kênh mương, trụ đầu cầu, chống lở đất, cải thiện chất lượng nước...
Theo Vietnamnet
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Nước khô
Một loại vật chất không khác gì nước: cũng có thể chảy, cũng có thể dập tắt lửa. Nhưng loại "nước" này hoàn toàn khô ráo, không làm ướt bất cứ vật gì nên được gọi là nước khô. Trước mắt, nó được sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực cứu hỏa.
Máy tính nhúng vào nước khô, khi đưa
lên vẫn hoạt động
bình thường.
Tháng 4 vừa qua, hãng Tyco Fire & Security ở bang Florida, Mỹ, tổ chức buổi trình diễn hệ thống cứu hỏa sử dụng nước khô. Hệ thống này có tên ANSUL Sapphire. Trong tất cả các đặc điểm của hệ thống, nổi bật nhất là khả năng phản ứng rất nhanh trước nguy cơ hỏa hoạn: nó hoạt động tức thì ngay khi chỉ mới xuất hiện dấu hiệu của vụ cháy và ngọn lửa còn chưa kịp bùng lên. Bản thân nước khô có tên thương mại 3M Novec 1230, là sản phẩm của hãng 3M. Loại vật chất mới này có đầy đủ các đặc tính của nước, nhưng không có tính bám dính như nước, khả năng dập lửa cao hơn nước nhiều và có ưu điểm là không làm hư hại các thiết bị điện tử, các tác phẩm nghệ thuật như tranh, tượng thạch cao hay đồ gỗ... vì bản thân hoàn toàn khô ráo.
Nói cho chính xác, loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi. Với cùng thể tích, một bình nước khô có hiệu năng dập lửa cao hơn nhiều so với bình bọt CO2 hay các loại khí trơ khác.
Các tác giả của nước khô dự định trước mắt sẽ ứng dụng sản phẩm này vào hệ thống phòng cháy chữa cháy ở bệnh viện, viện bảo tàng, thư viện, các trạm thu phát sóng vô tuyến và các trung tâm điện toán lớn, thay cho nước và các loại khí truyền thống (vì nước có thể gây hư hại nhiều đồ vật và nhiều loại khí chữa cháy có thể gây bỏng hóa chất nếu tiếp xúc với da người).
Cơ chế dập lửa của nước khô cũng rất khác với nước thường. Nước thường (H2O) có tác dụng làm hạ nhiệt độ nguồn cháy, hấp thu nguồn nhiệt ấy để bốc thành hơi và hơi nước phong tỏa nguồn cháy, không cho tiếp xúc với ôxy. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ rất cao, nước lại bị phân tách thành hai loại khí riêng biệt là hydro và ôxy (mà ta đã biết, ôxy là chất khí cần thiết cho sự cháy). Trong khi đó, nước khô trực tiếp tham gia vào phản ứng cháy và chính sự tham gia này có tác dụng ngăn chặn tức thì quá trình cháy.
Nếu nhiệt độ sôi của nước ở áp suất bình thường là 100 độ C thì của nước khô là 49 độ C. Nước đông ở nhiệt độ 0 độ C, còn nước khô ở 108 độ C, một sự chênh lệch rất lớn. Để biến hoàn toàn 1 lít nước thành hơi phải cần đến một nhiệt lượng 2.442 kilojul, nhưng với nước khô thì con số tương ứng chỉ là 95 kilojul mà thôi. Điều bí mật nằm ở chỗ nước khô không chứa nguyên tử hydro, vì vậy hoàn toàn không có các mối liên kết hóa học liên quan tới hydro, từ đó, lực tương tác giữa các phân tử của nước khô yếu hơn nhiều so với nước thường. Chính sự liên kết phân tử lỏng lẻo này đã tạo cho nước khô những đặc tính tuyệt vời ở trên, đặc biệt là khả năng chuyển nhanh từ dạng lỏng sang dạng hơi dù ở nhiệt độ thấp, nhờ vậy có thể phát huy tác dụng tức thì ngay khi đám cháy mới phát sinh, ngọn lửa lớn chưa bùng phát và nhiệt độ nơi xảy ra cháy chưa đẩy lên cao.
Các sản phẩm tương tự 3M Novac 1230 đã được biết đến từ lâu, nhưng không tìm được ứng dụng thực tiễn vì chúng rất độc và có sức tàn phá lớn đối với tầng ozon. Những tật xấu ấy hoàn toàn không có ở nước khô 3M Novac 1230.
Theo Thế giới mới
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Tại sao người ta rụng tóc?
Bởi vì tóc có tuổi thọ trung bình là 6 năm. Nhưng thật ra sự rụng tóc đã bắt đầu từ lúc 10 tháng tuổi. Ở tuổi trưởng thành, mỗi ngày chúng ta rụng từ 30 đến 100 sợi tóc. Đó là những sợi tóc mà chu kỳ sống đã kết thúc và được thay thế bởi các sợi mới.
Mái tóc của chúng ta có khoảng 120.000 sợi được đổi mới độc lập từng sợi để luôn có một số lượng đầy đặn. Phần thấy được của sợi tóc được cấu tạo bởi những tế bào chết chứa đầy keratine (chất sừng), loại protein chính của tóc và cả móng, da, cộng thêm melanine, sắc tố làm nên màu tóc. Tóc mọc lên là do sự sinh sôi của các tế bào ở chân tóc. Chính xác hơn, chu kỳ sống của tóc gồm 3 giai đoạn: Ở giai đoạn tăng trưởng, tế bào của gốc tóc sinh sôi và đẩy thân tóc ra ngoài. Sợi tóc mọc mỗi ngày 0,3 mm, tức là gần 1cm mỗi tháng. Trong giai đoạn chuyển tiếp hay thoái hóa (3 tuần), sự sinh sôi của tế bào ngưng lại. Cuối cùng là giai đoạn nghỉ, lúc ấy thân tóc không còn giữ được nữa và chỉ cần bị chạm hay cọ xát là sẽ rụng ra. Nó cũng có thể rụng do tóc mới đẩy lên.
Do tuổi tác, stress, thiếu dưỡng chất hay phản ứng với dược phẩm, sự rụng tóc sẽ nhiều hay ít. Đó là trường hợp của các phụ nữ có thai, lúc lượng hoóc môn oestrogene cao đối kháng với testosterone. Sau khi sinh, lượng hoóc môn giảm xuống, tóc chuyển sang giai đoạn cuối và rụng hàng loạt. Cũng có khi chứng rụng tóc có thể chuyển hồi, chẳng hạn như phản ứng tự miễn đôi khi do stress gây ra. Còn về chứng rụng tóc nhiều vào mùa thu, đây vẫn là một bí ẩn chưa được tìm hiểu.
Theo Science et Vie
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
Vật liệu cứng hơn kim cương
Các nhà khoa học Đức đã tạo ra trong phòng thí nghiệm loại vật liệu cứng hơn kim cương, bằng cách ép vào nhau những "thanh nano" carbon.
Kim cương là vật liệu tự nhiên cứng nhất
Nguyên liệu để tạo nên ACNR (tên tắt của vật liệu siêu cứng này) là những phân tử carbon siêu khoẻ có tên gọi buckyball hay carbon-60. Chúng chứa 60 nguyên tử lồng vào nhau thành hình ngũ giác hoặc lục giác và tương tự như những quả bóng đá tí hon.
ACNR được tạo ra bằng cách nén ép các phân tử carbon-60 ở áp suất lớn gấp 200 lần áp suất khí quyển thông thường, đồng thời bị gia nhiệt lên 2226 độ C.
Các tính chất của vật liệu tạo ra được kiểm tra trên một cái đe bằng kim cương. Thiết bị này sẽ ép vật liệu giữa hai tấm kim cương bình thường, cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu nó ở áp suất cao bằng bức xạ synchrotron - tia X cường độ cực mạnh sẽ tiết lộ cấu trúc của vật liệu.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy ACNR đậm đặc hơn 0,3% so với kim cương thông thường và chịu đựng áp suất tốt hơn bất cứ vật liệu nào được biết tới nay.
Natalia Dubrovinskaia, thuộc Đại học Bayreuth, Đức, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết vật liệu mới có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Vì bền vững ở nhiệt độ rất cao, nên ACNR có thể tốt hơn kim cương thông thường trong việc khoan sâu và trong vai trò vật liệu mài mòn đánh bóng. Dubrovinskaia cũng tin rằng việc sản xuất hàng loạt vật liệu siêu bền này là dễ dàng.
Theo NewScientist
__________________ Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng