Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Điểm tin ::..

..:: Điểm tin ::.. Tin tức Long An, tin trong và ngoài nước

Lễ Hội Việt Nam, Sưu tầm từ nhiều nguồn

Lễ Hội Việt Nam, Sưu tầm từ nhiều nguồn

this thread has 20 replies and has been viewed 57538 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Lễ Kỳ An ở đình Châu Phú

Từ ngoài vào, bên trái là miếu thờ Sơn quân, bên phải là am thờ Ngũ hành. Bắt đầu gian chính điện, sau gian võ ca, là bàn thờ hội đồng, bàn thờ ông tượng, thờ thần Bạch mã, kế đó là bàn thờ thành hoàng bổn cảnh, bàn thờ hai ông: Đỗ Đăng Tàu (chánh vệ thuỷ): Lệ Văn Sanh (phó vệ thuỷ), rồi bàn thờ Thoại Ngọc Hầu, bàn thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Hai bên là các ban thờ tả ban, hữu ban, tiền hiền, hậu hiền.

Vị thần chính được thờ trong đình Châu Phú là Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là người có công với miền Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng. Năm 1698 ông nhận chức Kinh lược vào đất Gia Định, lần đầu tiên, tổ chức việc hành chánh, tạo nề nếp cho người dân đi khẩn hoang.

Năm 1700 ông chết, chúa Nguyễn Phúc Chu truy phong là hiệp tán công thần, đặc tấn chưởng dinh. các vua nhà Nguyễn, bắt đầu từ Gia long đều truy phong chức tước cho ông. Ngày 29 tháng 11 năm 1852, vua tự Đức phong ông là thượng đẳng thần, chuẩn cho làng Châu Phú, huyện tây Xuyên phụng thờ. Có lẽ khi ấy, ông được coi là thành hoàng làng Châu Phú. Bởi lẽ, trước đó, các cuốn sách về vùng này như Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Đại nam nhất thống chí (các quan chép sử nhà Nguyễn) đều chưa chép gì về ngôi đình và việc thờ này. Hai cuốn sách đều nói, tại vùng này có đền thờ ông. Đại Nam nhất thống chí chép: "Đền thờ Lễ công ở địa hạt thôn Châu Phú, huyện Tây Xuyên, cựu trấn thủ Nguyễn Văn Thụy dựng đền này phụng tự Tiền thống suất chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đến nay, hương hoả còn y như trước mà rõ có linh ứng"(1).

Việc đưa Thoại Ngọc Hầu vào thờ phụng ở đây, không rõ vào thời gian nào.

Với các ban thờ, nhân vật được phụng thờ như trên, lễ Kỳ Yên tại đình Châu Phú được tổ chức theo trình tự sau:

1. Lễ thỉnh sắc: Bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày mùng 10/5 âm lịch tiến hành lễ thỉnh "sắc thần Nguyễn hữu cảnh" từ Nhà lớn về đình. Lễ này rất long trọng, có xe hoa, long đình, chiêng, trống, học trò lễ v.v... các vị trong ban quản trị đình thần mặc áo dài khăn đóng đi hầu phía sau. Sau lễ thỉnh "sắc thần Nguyễn hữu cảnh" là lễ thỉnh "Sắc thần Thoại Ngọc Hầu" tại phủ thờ của ông Nguyễn Khắc Mi (cháu nhiều đời của Thoại Ngọc hầu), sắc thần của hai ông chánh vệ thuỷ Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thuỷ Lê Văn Sanh.

2. Lễ túc yết: Lễ túc yết được diễn ra theo trình tự nghi thức dân gian truyền thống thường thấy ở các đình trong tỉnh An Giang. Đúng một giờ đêm ngày 11/5 âm lịch Ban quản trị của đình đã tề tựu đông đủ để bắt đầu cúng túc yết. Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông chánh tế- cũng là trưởng ban quản trị đình.

- Lễ vật chính dâng cúng trong buổi lễ túc yết gồm có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng huyết, một ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, thân phủ lên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.

Bắt đầu vào lễ, ông chánh tế đến dâng hương lễ trước bàn thờ, rồi lần lượt Ban quản trị thay nhau vào lễ. Kế đến là phần "Khởi chinh cổ", sau khi đánh ba hồi trống gỗ và ba hồi chiêng mõ. Ban nhạc lễ với các nhạc cụ dân tộc bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc tửu, tiệm trà bắt đầu.

Diễn tiến của buổi lễ đều theo sự điều khiển của người xướng lễ.

Sau khi dâng hương, dâng ba tuần rượu gọi là chuốc tửu và dâng trà gọi là tiệm trà, theo lời xướng của người xướng lễ, bản văn tế (văn chúc) được mang đến trước bàn thờ. Ban tế quỳ xuống "đọc văn", trong khi ban nhạc lễ trỗi nhạc để phụ họa cho giọng đọc. Dứt bài văn tế, ông chánh tế nghỉ cúng, đốt văn bản này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết coi như đã xong.

3. Lễ xây chầu và hát bội. Sau khi lễ túc yết xong, là đến lễ xây chầu và hát bội được tổ chức tại gian võ ca phía trước chính điện. những người tham dự cũng ăn mặc chỉnh tề xếp thành hai hàng nhưng từ cửa chính điện trở ra. Trên gian võ ca, tất cả diễn viên đoàn hát bội hoá trang, trống mõ sẵn sàng. Ông chánh bái ca công (Chủ trì lễ xây chầu) nhúng cành dương vào tô nước cầm trên tay vẩy ra xung quanh và đọc lời cầu nguyện:

- "Nhất sái thiên thanh". (Trời thêm thanh bình)

- "Nhị sái địa linh" (Đất thêm tươi tốt)

- "Tam sái nhơn trường" (Người được sống lâu)

- "Tứ sái quỷ diệt hình" (quỷ dữ bị tiêu diệt).

Đọc xong, ông chánh bái đánh ba hồi trống và nói: "Ca công- tiếp hát", lập tức trống mõ của đoàn hát bội rộ lên và chương trình hát bội được bắt đầu. Đoàn hát rất nhiều xuất với các tích tuồng xưa như: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Trưng nữ Vương, Lưu kim Đính, Sơn hậu...

4. Lễ Chánh tế: vào 3 giờ sáng ngày 12/5 âm lịch bắt đầu lễ chánh tế, nghi thức diễn lại như lễ túc yết là sau phần dâng trà là phần âm thực mang ý nghĩa truyền thống. Phần thưởng của thần ban cho vị chánh tế.

5. Lễ nối sắc: Tiến hành vào lúc 13 giờ ngày 12/5 âm lịch- ngày cuối cùng của lễ hội. Nghi thức cũng giống lễ thỉnh sắc. Lễ hội kỳ yên tại đình thần Châu Phú đến đây là kết thúc.

Lễ hội này thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, người nào cũng trang phục chỉnh tề, quỳ lạy trước bàn thờ và cầu nguyện thần linh sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi, sản xuất phát triển, nhân dân ấm no.

Như thế, lễ Kỳ Yên ở đình Châu Phú mang hai lớp ý nghĩa vừa tưởng nhớ một vị có công khai phá miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian đáng được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện phát triển.


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #2
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Tây Nguyên: Bức thông điệp cầu an

Trong các lễ hội mang tính cộng đồng, người Cơ Ho Lâm Đồng nói riêng và người thiểu số Tây Nguyên nói chung thường tổ chức đâm trâu với ý nghĩa hiến sinh để cầu an.

Trong lễ đâm trâu, ngoài con vật hiến tế (trâu) còn có một "cây linh hồn" khác được gọi là gùng lgang stàng liep (cây nêu) với tục lệ bôi máu con vật hiến tế được hiểu như là một thông điệp cầu an gửi đến các thế lực siêu nhiên, nhất là thế lực siêu nhiên thuộc tuyến thần ác.

Sau lễ rửa chân trâu, lúc koi me (lúa mẹ) ngậm sữa là lúc dân làng chuẩn bị cho ngày hội sapu (ăn trâu) tạ ơn thần linh. Hội đồng già làng họp lại để lên danh sánh khách mời ở những buôn xa bản gần. Hội đồng này cũng chuẩn bị cho sự hòa giải những mâu thuẫn và đôi khi còn có cả những mối hận thù giữa các thành viên trong cộng đồng mình và giữa cộng đồng mình với các cộng đồng khác.

Còn những người phụ nữ thì ngồi vào khung dệt chuẩn bị cho mình bộ váy rực rỡ nhất. Và có lẽ công phu nhất vẫn là việc chuẩn bị cây nêu, dài khoảng hai, ba chục mét.

Mỗi lần sapu diễn ra thì tất thảy đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ đều không được ngủ. Những ché rượu cần được xếp quanh vòng cây nêu. Bên cây nêu, những thù hận phải được gột rửa, những hiềm khích phải được xóa bỏ. Bởi, cây nêu đã nói thay lời già làng rằng cuộc sống này phải có tình thương yêu.

Báo Lao động
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #3
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me


An Giang, mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, môn thể thao độc đáo và đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơ-me vùng Bảy Núi An Giang.

Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. "Đôn-ta" là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

Sau khi đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng chung vui với gia đình, người Khơ-me thường kết những bè chuối để làm thuyền, trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà... Cũng vào dịp này, khách đến thăm phúm, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì họ quan niệm khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu... Trong lễ ''Đôn-ta" ngoài tập tục thả thuyền, người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống. Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.

Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả thuận một số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau... Nhưng thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc. Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.

Quê Hương
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến dark vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (21-11-2014)
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #4
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ bỏ mả của người Gia Rai Mthur

Người Giarai Mthur thuộc một nhóm người Giarai vừa khá lớn vừa khá đặc biệt của dân tộc Giarai. Địa bàn cư trú chính của người Giarai Mthur là huyện Krông Pa và phía nam huyện Ayun Pa (xã Ia Rbol) của tỉnh Gia Lai. Nếu nhìn trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy, người Giarai Mthur sống ở phía đông nam của tỉnh Gia Lai và cũng thuộc phía đông nam địa bàn cư trú của người Giarai. Nơi cư trú của người Giarai Mthur nằm gọn trong khu vực giáp ranh với hai nhóm dân tộc lớn cùng thuộc ngữ hệ Malayô - pôlinêdiêng; người Chăm ở phía đông. Điều khá đặc biệt là, cái tên Mthur (nghĩa là nghèo nàn) không chỉ là cái tên để chỉ một nhánh của người Giarai mà cũng là cái tên chỉ một nhánh người Êđê phía đông - người Êđê Mthur. Còn người Giarai Mthur ở giáp với người Chăm (như ở xã Đắc Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) lại tự gọi mình là người Chăm Hroi. Ngoài người Êđê Mthur ra, người Êđê Ktul, Êđê Mã Laiô và Êđê Kđrắc đều có rất nhiều nét tương đồng về văn hóa với người Giarai Mthur. Do đó, có thể nói, trong văn hóa truyền thống của người Giarai Mthur có nhiều sắc thái chung cho cả người Êđê và người Chăm Hroi. Ngay trong tang ma nói chung và lễ bỏ mả nói riêng của người Giarai Mthur, theo những kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi, có không ít những yếu tố gần với người Êđê.

Theo quan niệm của người Giarai Mthur ở Đắc Bằng và Ia Rto, khi người ta chết thì hồn người chết (m'ngắt dêi) biến thành ma (atầu). Sau khi làm lễ bỏ mả, hồn ma của người chết mới được đi tới thế giới của bà Jung, các hồn ma sinh sống và làm việc như những người sống, nghĩa là cùng ăn uống, lấy vợ, lấy chồng, ốm đau và chết. Sau khi chết, hồn ma biến thành con nhện (vak vai). Bà Jung thả con nhện lên mặt đất. Khi chết, nhện biến thành giọt sương (ia ngom) rồi tan vào đất. Bà Jung lấy đất có thấm giọt sương đó làm ra người - rồi cho nhập vào những người phụ nữ có chửa. Khi người phụ nữ sinh con thì hồn ma lại trở về với kiếp người. Người Ê Đê cũng có những truyền thuyết và quan niệm tương tự về buôn làng tổ tiên (buôn Atao) do vợ chồng thần Băng Bơ Dung, Băng Bơ Đai cai quản. Vì thế, để cho hồn ma của người chết đến được với buôn làng của tổ tiên, người Giarai Mthur và các nhóm người Êđê phía đông đều có tục làm lễ bỏ mả cho người chết. Tập tục này đã có từ lâu và còn tồn tại cho đến tận hôm nay. Ngay trong các trường ca (khan) của người Giarai Mthur và người Êđê, có những đoạn nói về lễ bỏ mả thật sinh động. Ví dụ, trường ca Xing Nhã của người Êđê và Giarai mô tả việc Xing Nhã làm lễ bỏ mả cho cha mình như sau: "Mãn mùa lúa. Vào một buổi sáng đẹp trời, sương trốn nắng. Xing Nhã sai nô lệ vào rừng chặt cây kơnia, chặt những cây gòn to nhất để dựng nhà mồ cho cha là Giarơ Kốt ở gần núi Bơlô. Tin ấy truyền đi buôn phía đông. Tin ấy lan sang làng phía tây. Từ người Bi Kơrông sống dọc bờ sông, tối người Mơnông cắm lông chim trên đầu ở bên bờ suối; tất cả đều nô nức mang rượu,thịt, chiêng trống đến mừng chàng Xing Nhã dựng nhà mồ cho cha". Còn lễ bỏ mả cho Đăm Bi và Xinh Chơ Niếp được trường ca Xinh Chơ Niếp mô tả: "Về phần Chiêm Tơ Mun, thì sau mấy mùa trăng lặn, trăng lên, sức khỏe của mẹ chàng đã phục, làn da đã trở lại như xưa. Một buổi tối đầy sao, nhiều gió, chàng gọi Chiên Mơ Nga tới nhà bàn việc làm lễ bỏ mả cho Đăm Bi và Xinh Chơ Niếp. Sau đấy, họ đem rượu ra uống suốt mấy ngày liên tiếp bên đồi Lơ Mui. Mả Xinh Chơ Niếp và Đăm Bi làm chung một chỗ, xây chung một hướng. Cây nêu cao tận trời, khắc chạm tận gốc. Bốn phía mồ đều đẽo tượng gỗ lớn. Tượng ngồi, tượng đứng, trông rất linh thiêng. Trai gái ở buôn gần dắt bò, ở buôn xa đem rượu tới ăn lễ. Chiêng trống không ngừng, nhảy múa không ngớt. Âm vang, chấn động cả vách núi, lưng trời".

Mặc dầu không còn những lễ bỏ mả lớn của các tù trưởng lớn mà các trường ca mô tả, nhưng người Giarai hôm nay vẫn làm cho người chết những ngôi nhà mồ kút (bơxát kut hay nok kut). Đồ sộ uy nghi và tổ chức lễ bỏ mả trọng thể, đông vui.

Như các nhóm Giarai khác, người Giarai Mthur vẫn giữ tục chôn chung và bỏ mả chung. Do đó, để tổ chức được lễ bỏ mả, trước đó cả tháng trời, các gia đình có người chết cùng dân làng đã phải bắt tay vào chuẩn bị. Mọi người phải lên rừng chặt gỗ đem về đẽo các cột kút, kơlao, chạm khắc tượng người, tượng thú, phải chuẩn bị rượu, thịt, gạo nước cho lễ bỏ mả. Chỉ sau khi mọi thứ đã làm xong, lễ bỏ mả mới có thể tổ chức được.

Người Giarai Mthur thường chọn những ngày trăng sáng nhất (tuần thứ hai tức tuần trăng tròn của tháng) để bắt đầu làm lễ bỏ mả hay ăn bỏ mả (hoă lui bơxát) như người Giarai thường gọi. Khi vầng trăng của ngày 14 đã nhô lên treo lơ lửng trên đỉnh các cây cột kút và klao của nhà mả (tức khoảng 10-11 giờ đêm) các gia đình có người thân phải làm lễ bỏ mả cùng cả dân làng tấp nập đi ra khu nhà mồ đã được dọn dẹp sạch sẽ để bắt đầu lễ hội bỏ mả của làng. Vì thế mà người Giarai Mthur gọi hôm đầu tiên của lễ bỏ mả là ngày vào nhà mả (mưt bơxát).

Trước khi cuộc vui của lễ hội bùng lên, người chủ của lễ (người đại diện cho gia đình có người chết được chôn đầu tiên ở khu nhà mả) đến bên ngôi nhà mồ mới, xụp trước bàn thờ (P'nang) đã bầy sẵn rượu, thịt cúng và đọc bài cúng với những lời mở đầu như sau: lễ bỏ mả đến ngay sau lưng rồi. Từ nay, người sống ăn cơm trắng, còn ma thì ăn cơm đỏ, ăn hoa tím, hoa đỏ của các thần... Sau đấy, người chủ lễ mới bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của những người sống: "xin ma đừng gọi, đừng lại gần, đừng thương yêu con cháu nữa. Từ nay, chúng tôi sẽ không còn mang cơm, sẽ không còn mang nước cho ma nữa. Nếu muốn ăn thịt gì, xin ma hãy hỏi thần Trăng; nếu muốn ăn cá, ăn thịt, xin may hãy hỏi thần trên trời. Thôi, từ nay, thế là hết, như lá m'nang đã lìa cành như lá m'tư đã tàn úa".

Khi tế cúng vừa xong, thì lập tức, trong ánh lửa bập bùng của hàng chục đống lửa và dưới ánh trăng mát dịu, tiếng cồng chiêng rộn rã nổi lên. Theo nhịp âm thanh cồng chiêng mọi người hòa vào đoàn múa diễu quanh ngôi nhà mồ nhấp nhô huyền ảo trong đêm. tiếng nhạc cồng chiêng của đêm bỏ mả, như một sức hút diệu kỳ, kéo tất cả dân làng, kéo bà con họ hàng ở buôn gần, buôn xa tới. Càng về khuya, tiếng cồng chiêng càng rộn rã, thôi thúc, các đống lửa càng bùng to hơn, nhịp chân múa nhảy càng rộn rã hơn. Hầu như suốt cả đêm cho đến sáng, cả làng quây quần bên ngôi nhà mồ: ai múa nhảy cứ múa nhảy, ai đánh cồng chiêng cứ đánh; ai uống rượu cứ uống, ai mệt thì ngủ ngay bên những đống lửa ấm áp để sáng hôm sau bước vào ngày hội chính của lễ bỏ mả - ngày vỡ (p'chăh) hay ngày ăn lớn (hoă prong).

Sáng hôm hoă prong, vào khoảng 6, 7 giờ sáng, các gia đình cùng chung làm lễ bỏ mả dắt trâu hoặc bò đến buộc quanh ngôi nhà mả; đem những ché rượu tới cột thành từng hàng dài bên nhà mả. Sau đấy, những con vật bị giết đem thui và làm thịt. Thịt, xương trâu bò được chế biến ra thành nhiều loại thức ăn, nhiều món thức ăn: có loại dành riêng để chia cho những người chết được gọi là thịt tế lễ (m'nong dưm), có loại để chia cho những người tới dự (chơnút m'nong). Khi thức ăn đã được chế biến xong, các bà, các chị nổi lửa đun nấu thức ăn rồi chia ra những chiếc mâm lá chuối được bày la liệt quanh ngôi nhà mồ.

Trong khi dân làng lo chuẩn bị cho bữa ăn lớn hay bữa cơm bỏ mả (hoă sơi bơxat), thì các gia đình có người chết đem mía (phun tbou) và chuối (phun a'tơi) đến trồng bên cạnh nấm mộ, đem gói cơm và gói thịt cùng ché rượu và con gà nhỏ (ană mnu) đặt lên mộ rồi ngồi khóc lần cuối vĩnh biệt người chết. Để không khí hôm bỏ mả đỡ buồn, dân làng và khách các nơi tới đánh cồng chiêng, múa nhảy thành đoàn đi quanh nhà mả. Đến quá trưa, cả khu nhà mả thật sự đã thành một bữa ăn cộng cảm lớn. Từng tốp, từng tốp ngồi quây quần bên các mâm cơm (mâm bằng lá chuối) cạnh những ché rượu cần vừa ăn uống vừa trò chuyện vui vẻ. Các bà, các cô cũng đem phần cơm, thịt và rượu vào nhà mả để những người trong các gia đình có người chết ăn uống và tâm sự lần cuối với người thân đã khuất của gia đình mình.

Lúc bữa cơm cộng cảm kết thúc cũng là lúc người chủ lễ đến bên bàn thờ đọc lời cúng bỏ mả với nội dung như sau: "Xin ma đừng gọi, đừng lại gần, đừng thương yêu con cháu của ma nữa. Chúng tôi đã làm nhà mồ rồi, đã tạc những cột kút, cột klao, đã vẽ những hình vẽ bằng máu trâu, máu bò rồi. Ché rượu cúng đã đặt xuống mà rồi, con gà con đã được thả rồi. Chúng tôi đã bỏ ma rồi". Đợi cho người chủ lễ đọc lời khấn xong, mọi người vào nhà mả đưa những người góa ra sông tắm, chải đầu, mặc áo váy, khố mới cho họ rồi đưa họ về khu nhà mồ đang rộn ràng tiếng cồng chiêng và nhịp chân múa nhảy. Ai nấy đều vui vẻ, hồ hởi mời, kéo những người góa vào vòng múa của dân làng. Lúc này, những người góa không còn xõa tóc, không còn mặc khố, váy bẩn rách của thời kỳ để tang nữa. Lúc này họ đã mặc lên người những bộ quần áo lễ hội mới, đã nở nụ cười trên môi. Khi những người góa nhập vào đoạn nhảy múa của dân làng là lúc họ đã được giải phóng, đã không còn phải ràng buộc gì với người đã chết nữa. Từ nay, họ được sống cuộc sống bình thường như mọi người, nghĩa là được đi ăn uống vui chơi ở các lễ hội, được quyền tái giá nếu họ muốn. Nước sông đã rửa sạch những năm tháng chịu tang trên người họ, lễ cúng cuối cùng đã cắt đứt mọi quan hệ giữa họ và những người chết. Còn những hồn ma của người chết thì, sau lễ cũng cuối cùng, đã được con gà con đưa về buôn làng tổ tiên bắt đầu một cuộc sống mới - cuộc sống của những hồn ma để chu kỳ tiếp theo sẽ lại trở về làm người.

Sau những vòng múa tưng bừng sôi nổi giữa dân làng và những người góa, lễ bỏ mả coi như đã kết thúc và mọi người ai nấy về nhà nấy, bỏ lại phía sau ngôi nhà mả xinh đẹp mà mình vừa làm xong cho thời gian và thiên nhiên hủy hoại. Trước khi ra về, mọi người bốc thóc ném lên mái nhà mồ rồi tranh nhau cướp lấy một số hạt thóc từ mái nhà mồ rơi xuống đem về để được phúc và để mùa tới làm ăn thịnh vượng. Khi mọi người ném thóc lên mái nhà mồ, ông chủ lễ nói lời cuối cùng tuyên bố (p'thao) bỏ mả: Thế là xong hết tất cả rồi. Gia đình và dân làng đã bỏ mả rồi. Từ nay chúng tôi không còn dính líu gì với nhà mả nữa. Từ nay, nếu xảy ra chuyện gì không hay, không tốt với nhà mả thì cũng đành vậy thôi vì chúng tôi không còn gì dính líu nữa.

Mặc dầu các nghi lễ đã chấm dứt, ngôi nhà mồ đã bị bỏ và các hồn ma đã ra đi, những hội lễ bỏ mả còn tiếp tục thêm một ngày nữa tại các gia đình của những người chết vào ngày hôm sau. Hôm đó, bà con họ hàng tới thăm hỏi, ăn uống, vui chơi cùng các gia đình tại nhà họ chứ không ra nhà mả nữa. Thức ăn còn gì, gia chủ đem hết ra đãi khách. Vì thế ngày cuối cùng này của lễ bỏ mả được gọi là ngày rửa nồi (săch go).

Ngô Văn Doanh
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #5
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội cúng biển ở Mỹ Long - Vĩnh Long

Hàng năm, cứ vào ngày 11 và 12/5 âm lịch, hàng vạn người từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh Trà Vinh tề tựu về xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) để dự lễ hội cúng biển của dân địa phương. Lễ hội được ngư dân tổ chức linh đình tại Miếu Bà Chúa Xứ với nhiều nghi thức vui lạ thu hút sự hiếu kỳ của du khách gần xa. Buổi sáng ngày 11/5 âm lịch, ban tổ chức làm lễ nghinh Chúa Xứ Nguyên nhung, trong đó có cảnh cha con Quan Vũ mở đường cho phu kiệu đưa bà xuống thuyền. Những nhân vật Quan Công, Châu Xương, Quan Bình do những kép hát bội được rước từ Bến Tre sang; có hai thuyền phò tá hai bên và những thuyền khác hộ tống phía sau. Thuyền ra khơi, diễu hành trên biển trông rất ngoạn mục. Vị pháp sư sẽ đọc cú còn ông Chánh bái thì vừa quỳ vừa xin quẻ, cho đến khi được quẻ âm dương (1 sấp, 1 ngửa), coi như được bà cậu chứng giám thuyền mới quay về.

Đến chiều, khi mặt trời lặn là bắt đầu vào lễ tế Chúa Xứ Nguyên nhung, có hương chức đọc văn tế và lễ xướng. Trong dịp này có tiết mục rất là sôi động, đó là màn múa bông của các cô bóng từ nhiều nơi tựu về. Họ cùng nhau tranh tài múa hát dâng mâm vàng mâm lộc cho bà khiến du khách có cảm tưởng đây là "Đại hội liên hoan các bóng miền Tây". Múa bóng gần đây được xét lại là một nghệ thuật nhờ sự khổ luyện và tách khỏi yếu tố thần bí dị đoan nên được ưa chuộng.

Ngày thứ hai (12/5 âm lịch) có lễ nghinh Ngũ phương. Lần này thì kiệu đi đường bộ, vừa đi vừa đánh trống vòng qua 4 hướng qua chợ Mỹ Long và các ấp lân cận. Hai bên đường kiệu đi, theo tập tục nhà nào cũng đặt những chung muối gạo trước cửa với ý nghĩa cúng cô hồn, sợ chúng vào nhà quấy nhiễu. Trong đoàn có ông Quan Công ngồi trong giá thờ được dân làng khiêng đi. Ông Quan Công này do một kép hát bội tên Thơ (82 tuổi) trước đây thường đóng vai vua trong các vở tuồng nên dân làng quen gọi là vua Thơ, mấy chục năm cứ vào dịp này là vua Thơ vẽ mặt y hệt như Quan Thánh Đế quân ngồi kiệu, nay ông đã già nhưng vẫn còn oai phong.

Đúng ngọ ngày 12, ban tổ chức đặt heo quay lên chiếc tàu, có đáy kết bằng chuối cây, vỏ tàu bằng nan tre, được dán giấy vẽ màu giống như tàu thật, trong tàu có đủ tài công, thủy thủ và các vật dụng đi biển làm bằng giấy. Khi tàu chở đầy đủ lễ vật: heo cúng, gạo, muối; lúc đó vị pháp sư "điều binh khiển tướng" xuống tàu chở "chư vị" ăn uống no say để tống ra khơi. Tàu dần trôi theo dòng nước - chuông trống vang lên. Đến khi trên bờ không còn thấy nữa thì một hồi trống kết thúc buổi lễ này.

Có lẽ trước đây người dân miền biển nặng đầu óc mê tín, tổ chức cúng kiến để mong được sự bình yên trong cuộc sống. Ngày nay dường như lễ được tổ chức là để mọi người trong làng có dịp vui chơi cùng nhau, những nghi thức được xem như những tiết mục đặc sắc trong một sân khấu lớn mà mọi người trong làng cả năm mới được tái diễn. Do vậy, những du khách từ Trà Vinh đến TP.HCM không quản ngại đường xa đã đến chung vui với ngư dân vùng biển Mỹ Long này.

Theo Quê Hương
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #6
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Người Bana - Chăm với lễ hội xây cột đâm trâu

Ba Na - Chăm? Hay Chăm - Ba Na? Hay là Chăm? Ba Na?... Chỉ biết rằng chiến tranh và mưu cầu cuộc sống đã đẩy hai tộc người vốn khác xa nhau về ngôn ngữ, tín ngưỡng, tập tục... đến gần nhau, hoà vào nhau để sống. Xây cột đâm trâu là lễ hội lớn nhất của đồng bào Ba Na - Chăm sống ở phía Đông dãy Trường Sơn.

Theo lời kể của già làng thì xưa nay ở Thồ Lồ, Xí Thoại (vùng đất tiếp giáp giữa ba tỉnh Gia Lai - Bình Định - Phú Yên), người Ba Na và người Chăm có 3 lễ lớn, đó là Tết đổ đầu (mừng lúa mới), Lễ bỏ mả và Lễ hội xây cột đâm trâu. Tuy không phải năm nào cũng tổ chức, nhưng xây cột đâm trâu vẫn là lễ hội lớn nhất.

Thường thì khi gặp tai ương, rủi ro, mùa màng thất bát, hay dân làng đau ốm, súc vật chết cả đàn..., người Thồ Lồ làm gà, nhấc rượu vái Giàng và hứa sẽ tạ ơn bằng một con trâu. Ngày qua tháng lại, Giàng phù hộ cho lũ làng tai qua nạn khỏi, thóc gạo đầy nhà, cuộc sống vui vẻ ấm no... sau ba năm, buôn làng xây cột đâm trâu, làm lễ tạ ơn như đã hứa với Giàng. Chuẩn bị xây cột, lũ làng phải có một con trâu đực tơ, ba bốn con bò, dăm bảy con heo, mấy chục con gà, cả trăm ché rượu với vài ba chục gùi gạo để mời khách các buôn làng chung quanh cùng đến chung vui. Lễ xây cột đâm trâu rất tốn kém, nhưng được lòng Giàng, được lòng các thần và lại có tiếng khen truyền tụng xa - gần... vì vậy cả làng cùng ra sức chuẩn bị thật đầy đủ, chu tất.

Trước ngày tổ chức lễ khoảng bốn năm mùa trăng, già làng chọn địa điểm xây cột rồi trồng xuống một cây gòn (plang) hoặc là cây cốc (long ch'muôn) làm cột chính. Đến khi cây đâm chồi, đúng ngày lành tháng tốt dân làng dựng nêu, xây cột xung quanh. Xong lễ, hạ nêu nhưng cây cột tươi xanh ấy sẽ thành cổ thụ tỏa bóng sum suê che chắn cho buôn làng.

Dân làng quan niệm Lễ tạ ơn phải dọn đường thật kỹ, đón rước thật cẩn trọng, uy nghi thì Giàng, ông bà tổ tiên và thần linh... mới vui lòng chứng giám. Công phu nhất vẫn là việc chuẩn bị cột, dựng nêu. Bốn cây cột chân nêu làm bằng gỗ bút trắng tinh được những bàn tay khéo léo chạm khắc hoa văn rồi tô màu bằng nhựa cây dưng nấu với nước than rừng đen ánh. Giàn nêu làm bằng cây lồ ô càng đẹp, càng rực rỡ thì lễ hội càng tưng bừng, việc cầu cúng càng linh hiển. Bàn thờ đón Giàng thiết trên đỉnh cột chính được bọc vải điều rất cung kính, xung quanh là những bức tranh đan bằng lồ ô nhuộm đủ sắc màu và những tua, những dải, những đồ vật...

Sau ba hồi cồng vang vọng núi rừng, lễ cúng rước diễn ra trong nhà rông, trước sự chứng kiến của những người đàn ông có uy tín nhất làng (thường bắt đầu vào buổi trưa). Lễ vật chính là một ché rượu quý, một con heo sống để nguyên, đặt chính giữa nhà, đầu hướng về phía mặt trời lặn. Sau khi thầy cúng báo rằng Giàng đã về (ứng với lá keo sấp ngửa), mọi người uống hết ché rượu rồi bắt đầu xuống sân dắt trâu vào cột để cúng dâng.

Tiếng cồng chiêng lại nổi lên, năm thanh niên mặc plai (lễ phục) dắt trâu buộc vào cột. Năm thầy cúng cũng mặc plai xuống sân cầu khấn. Ba con gà trống mới gáy lần đầu, ba tô rượu, một tô gạo to, một dây sáp trắng ứng với ba bài cúng liền nhau và ba hồi xin keo. Nếu mà Giàng thuận lòng thì cả ba lần xin keo âm - dương không thay đổi và xem như phần đầu lễ đã xong. Liền sau đó, lũ làng diện quần lành, áo đẹp nắm tay nhau hướng vào vật tế thần, cùng xoay ba vòng theo nhịp cồng chiêng.

Khi chiều xuống, lũ làng chia thành từng tốp ra đầu suối đón khách. Khách cũng diện quần áo mới, đem theo cả cồng chiêng hòa với tiếng hát chào mời, cùng nắm tay múa đủ ba vòng mới chuyển sang phần thăm hỏi. Đoàn khách nào đến cũng thế. Thầy cúng vẫn ngồi giữa sân, quay lưng về hướng mặt trời, mắt luôn nhìn theo "vật tế thần" do một đoàn người dắt xoay vòng quanh cột. Đón xong khách cũng là lúc phải nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị "hết mình" với rượu cần, với cồng chiêng Arap suốt đêm thâu. Đây cũng là dịp chủ với khách trổ tài múa hát và con trai, con gái giao duyên.

Sáng sớm hôm sau, trước khi đâm trâu phải làm lễ cúng Giàng. Người Ba Na - Chăm ở vùng này không đâm trâu chết tại chỗ mà cử một thanh niên có kinh nghiệm chém hai nhát tượng trưng vào hai bên mông trâu. Sau đó những người đàn ông lực lưỡng vật trâu ngã xuống để cắt tiết và cắt đầu. Công việc tiếp theo là thui trâu, chuẩn bị mâm cỗ ăn mừng. Đầu trâu sẽ được rước vào nhà rông một đêm để cúng Giàng, sang ngày thứ ba mới rước ra ngoài và lũ làng lại diện quần áo đẹp khiêng đầu trâu nhảy múa ba vòng quanh nhà rông. Lúc này già làng mới cúng các Giàng lần cuối. Lá keo linh ứng sẽ cho biết thời khắc tắt nến để hạ nêu.

Lễ xây cột đâm trâu của người Ba Na - Chăm ở Phú Yên có nhiều điểm khác với lễ xây cột đâm trâu của các dân tộc vùng cao Tây Nguyên. Nhưng có lẽ đều giống nhau ở phần thiêng liêng nhất: Lễ hội làm cho đức tin, niềm yêu thương và sức mạnh của con người nhân lên gấp bội để chiến thắng tai ương, đẩy lùi nghèo khó!

ST
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến dark vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (21-11-2014), psydayDrype (13-08-2015)
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #7
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Hội Đổ giàn

Hằng năm vào ngày rằm tháng 7, nhân dân huyện An Nhơn thường đổ về làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan - báo hiếu của nhà Phật – xem hát bội và những cuộc thi tài. Cũng như nhiều chùa khác ở Việt Nam, vào dịp này nhà chùa trong lễ cúng cô hồn, xá tội vong nhân, thường dựng rạp làm chay (tức lập đàn cầu nguyện cho mọi oan hồn được siêu thoát), tổ chức hát bội cả ngày và đêm. Ngày rằm tháng 7 cũng là tết Trung nguyên của đạo Lão. Cảnh nhà chùa mở hội đón khách thập phương vào dịp này đã được phản ánh trong câu ca dao xưa:

Đồn rằng An Thái, chùa Bà
Làm chay, hát bội đông đà quá đông
Đàn bà cho chí đàn ông,
Xem xong ba Ngọ, lại trông Đổ giàn.

Nhưng sức hấp dẫn của hội chùa Bà không chỉ ở chỗ có "làm chay, hát bội" mà còn vì một lý do khác là hội được tổ chức ngay nơi mảnh đất giàu truyền thống thượng võ: Làng An Thái. An Thái thuộc huyện An Nhơn, là làng võ từng sản sinh ra những võ sư và võ sĩ xuất sắc của đất Bình Định. Dĩ nhiên vào những dịp hội hè, việc tổ chức thi đấu côn, quyền là tiết mục không thể thiếu được. về dự hội, cũng là dịp để các môn đệ thăm viếng, gặp lại bạn bè đồng khoá, đồng môn và cũng là dịp để các võ sĩ thử tài cao thấp trên võ đài. Tuy nhiên không cuộc vui nào hấp dẫn và cuốn hút nhiều người như hội xô cỗ (người Việt gọi là xô giàn, về sau gọi thành đổ giàn – Theo Quách Tấn – Quách Giao, Võ nhân Bình Định).

Người ta thiết lập một cái đàn cúng cao (hình dung như một dàn giáo hẹp, cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ. Trên đó người ta đặt đàn cúng thần gồm hương, hoa, trà, quả và một heo quay để nguyên con, khoảng độ mười lăm, vài chục ký. Khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, đám đông bên dưới trở nên xôn xao, rộn rịp. Những người yếu, người già, phụ nữ và trẻ con thì dãn ra vòng ngoài để cho những võ sĩ và những người khoẻ tiến vào. Những người tiên phong lên giàn hườm sẵn trong tư thế chuẩn bị lao lên, mắt hướng về phía giàn cao, chờ đợi....

Sau những nghi thức cúng lễ cổ truyền như thường thấy ở các lễ hội làng quê, vị chủ tế tuyên bố xô giàn, cho phép cuộc tranh tài bắt đầu. Các võ sĩ tài nghệ cao, phi thân lên giàn tìm cách cướp lấy con heo quay.Sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang con heo quay chạy về địa điển an toàn đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đã có phân công người bảo vệ, cản ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay. Trong cuộc tranh tài này, các võ sỹ dùng tất cả ngón võ, chiến thuật khôn ngoan để giành chiến thắng về mình. Rất nhiều lần hội đổ giàn đã để lại "nợ nần" giữa các phái võ trong vùng, thậm chí cả những lò võ ở tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà. Hội đổ giàn không phải chỉ một mình Bình Định có nhưng hội đổ giàn của An Thái bao giờ cũng thu hút người tham dự đông nhất và "con heo quay" của An Thái cũng được xem trọng nhất.

Theo tục lệ con heo quay chiến lợi phẩm này được đem xẻ ra để khao chung cho tất cả những võ sĩ cùng có mặt trong cuộc tranh tài này. Những võ sĩ, hay làng võ có người giành được phần thắng được mọi người hoan nghênh và nể trọng và họ tin rằng năm ấy họ sẽ gặp hên vì được "lộc của thần". Thường thì những lò võ ở An Thái và huyện Bình Khê hay giành được vị trí đó. Vì vậy mới có câu: "Tiếng đồn An Thái, Bình Khê, nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo". Heo đây là heo quay, vật cúng thần trong ngày hội. Ý nghĩa của cuộc thi tài này không nằm trong giá trị vật chất của món quà giành được mà ở giá trị tinh thần, được thể hiện qua tài nghệ của những người dự cuộc với chỗ đứng danh dự trong làng võ.

Hội Đổ giàn là một cuộc tranh tài lý thú và hấp dẫn của một vùng quê giàu tinh thần thượng võ được kết hợp một cách hài hoà với ngày hội chùa theo truyền thống dân gian: rằm tháng bảy. Nhưng về càng về sau sự ganh đua giữa các phái võ, bang hội mỗi lúc một căng thẳng, nhiều phái tham dự hàng chục lần nhưng không một lần được nếm mùi heo đổ giàn An Thái đã kết thành thù oán. Tính chất sát phạt, hằn thù mỗi lúc một nặng. Đến giai đoạn những năm kháng chiến chống Pháp thì chính quyền Việt Minh cấm hẳn để bảo vệ đoàn kết dân tộc, dồn sức đánh thực dân Pháp xâm lược. Trước năm 1975, nhiều lần chế độ cũ đã cho mở lại hội này nhưng rất èo uột và hội đổ giàn chỉ còn trong kỷ niệm.

Saigonnet
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #8
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội cổ truyền phố cổ Hội An

Hội An, tỉnh lỵ cũ tỉnh Quảng Nam, một phố cổ miền Trung, có truyền thống thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội, mỗi năm theo âm lịch, bởi tại đó, phần lớn cư dân đều là con cháu của các thương gia Hoa kiều, những nhà lập nghiệp tiên phong đến Hội An đã mấy trăm năm, đã chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Khổng Giáo, nên tổ chức các lễ hội tùy theo thời tiết trong năm. Tết Nguyên Ðán cử hành xong, tiếp theo là những đêm hát bội công cộng miễn phí tại các Chùa, các Bang Hội Hoa kiều, trong suốt tháng giêng, cử hành đại lễ Rằm Thượng Nguyên, tháng hai thì liên hoan giữa các chùa, tháng 3 thì tiết Thanh Minh, tảo mộ, tháng tư lễ Phật Ðản v.v... cư dân muốn tìm những sinh hoạt náo nhiệt qua các lễ hội vui nhộn hầu lay động không khí tĩnh mịch của phố cổ nầy. Ngoài những lễ lớn 2 lần trong một năm mà thường gọi là Xuân kỳ, Thu tế, ngày trước, tại Hội An cư dân hay tổ chức thường niên, 3 loại lễ hội lớn, mà mỗi khi nhắc đến thì người dân Hội An hiểu rõ tường tận. Ðó là lễ Xô Cộ, lễ Cúng Xóm và lễ Siêu Bạt và Soi Môi.

1.- Lễ Xô Cộ:

Lễ nầy thường tổ chức vào tháng giêng hay tháng 7 âm lịch, có mục đích dâng cúng các phẩm vật lên các vị thần hộ mạng thờ trong chùa các Bang Hội, cầu xin sự an bình trong cuộc sống, sự tiến đạt trong công việc làm ăn, buôn bán, và dâng cúng cho các giới vô hình như ma, qủy, các cô hồn...khỏi quấy phá địa phương. Số người Hoa tại Hội An được sắp xếp vào 5 Bang Hội lớn: Quảng Ðông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Gia ­ng. Mỗi Bang đều có riêng một Chùa, vừa làm chỗ thờ tự vị Thần Bổn Mạng bên trong, vừa làm văn phòng điều hành bên ngoài, và 2 cánh 2 bên dùng làm hội trường và phòng họp. Ngoài việc tổ chức các ngày rằm lớn: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên để dâng lễ cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần bảo hộ các thuyền nhân trên biển cả, Quan Thánh Ðế Quân hay Phục Ba đại tướng Mã Viện, các Bang Hội còn tổ chức trọng thể lễ Xô Cộ tại các chùa Bang Hội. Mỗi Bang Hội tổ chức xô cộ riêng biệt của Bang Hội mình. Tùy theo khả năng tài chánh thu hoạch mỗi năm, tùy theo sự cầu nguyện của mỗi Bang Hội, các cộ quả phẩm dâng cúng được đặt làm theo tiêu chuẩn khác nhau, như cộ heo, cộ bánh, cộ gạo nếp, cộ muối, cộ trái cây v.v... Mỗi cộ có một sườn cốt làm bằng tre, đan vành tròn làm đế, và trên đế tre nầy, người ta đan một vĩ tre hình chóp nón, bên ngoài phất bằng giấy màu, thường là màu vàng hay đỏ từ dưới đế lên tận trên chóp cộ. Nếu là cộ heo, thì phải dùng 3 con heo quay, rọc xẻ trước ngực, căng 4 chân, gắn úp vào trên sườn giàn tre chóp nón. Nếu là cộ bánh, thì sườn tre được đắp bằng bánh như bánh thuẩn, bánh bò ngũ sắc, bánh lá đủ màu mang các danh hiệu các cửa tiệm buôn, hay các công ty đắp từ dưới đế lên tận trên chóp cộ, trông từ xa như một trái bắp mà các bánh là các hột bắp sắp theo hàng lối đủ màu. Nếu là cộ gạo muối thì sắp các bao vải đủ màu, to bằng nắm tay, độn gạo và muối cho căng đầy, may miệng bao lại, sắp từ dưới lên tới chóp, gắn trên đầu chóp một trái châu đỏ quay tròn theo gió như một chong chóng. Nếu là cộ bánh lá, bánh chưng hay bánh giò thì các bánh nầy cũng được sắp như vậy. Các cộ được đặt trên một giàn tre cao hơn 3 thước, dựng trước cổng chùa. Một vị cao tăng, đầu đội mũ hiệp chưởng, mặc điều y, ngồi trên giàn tre, tay bắt ấn, miệng trì chú lâm râm giữa âm thanh của chiêng trống vang rền pha lẫn với tiếng tang, linh theo nghi lễ Phật giáo, kêu gọi các linh hồn uổng tử, cô hồn thập loại tập trung đông đủ tại lễ đàn. Theo tiếng hú của vị Hòa thượng vừa dứt thì lệnh đẩy các cộ đầy quả phẩm được xô từ trên giàn tre xuống đất, do đó người ta mới đặt cho cái tên là Xô Cộ. Một số cư dân trong phố, trang bị gậy gộc, nai nịt gọn gàng đã tập trung sẵn dưới chân giàn, chờ cộ xô xuống là nhào vô giành chiếm. Những binh sĩ các đồn trại cũng đứng chờ sẵn, xông vào giựt cả một cộ heo quay ôm chạy về đồn, có các đàn em bao che tập hậu, trong khi các băng đoàn khác đuổi theo giành lại trong tiếng la ó gào thét. Theo tin tưởng dân gian, người ta tin rằng những phẩm vật bắt được từ các cộ xô xuống mang nhiều may mắn, vì đó là các tặng phẩm của các vị thần linh đã làm phép, có khả năng làm cho những bệnh nhân kinh niên mau lành, con trẻ khó nuôi sẽ khoẻ mạnh chóng lớn. Lễ xô cộ nầy không còn tổ chức hằng năm nữa, vì Trung Hoa đã bị Nhật Bản chiếm đóng và quân đội Nhật đổ bộ ở bán đảo Ðông Dương nên cư dân người Hoa bỏ lễ hội nầy từ năm 1940.

2.- Lễ rước Long Chu và Cúng Xóm:

Lễ nầy không nhất thiết tổ chức đúng định kỳ, và tùy thuộc vào tình hình an ninh trong khu xóm. Khi một khu phố bị mất an ninh, như bị một bệnh dịch hoành hành, tư gia bị mất trộm hay hàng xóm thường hay gây gổ chưởi bới nhau vì một vài việc lặt vặt thì người ta nghĩ rằng khu xóm bị đất động và các vị thần quản nhiệm các khu xóm ấy quở trách, cần phải Cúng Xóm và rước Long Chu để trừ tà, trị quỷ đem lại bình an trong xóm. Một vài bô lão tự nguyện đi lạc quyên từng nhà trong xóm để gây quỹ tổ chức buổi lễ, sau đó chọn một góc phố nào đó dựng rạp, căng lều, che vải phía trên và bố trí bàn thờ, bài vị thổ thần, đầy đủ lư hương, chân đèn bằng đồng, trướng liễn, lọng tàn mượn của các nhà trong xóm, dâng đủ quả phẩm bông hoa và trái cây. Ngoài các lễ vật trên, còn có Long Chu. Long tức là Rồng, và Chu là chiếc thuyền làm bằng tre., bề dài khoảng 3 thước, bề ngang 1 thước rưởi, phất giấy màu ngũ sắc, mang hình một con rồng uốn khúc đủ cả râu ria, vi vảy, mắt lồi, nhe răng nhọn. Trên thuyền có bố trí một chỗ có ghế ngồi, bên cạnh một cột buồm bằng tre, trước mặt có chè xôi, chuối và giấy vàng mã. Trong buổi sáng ngày lễ, chiêng trống được gióng lên inh ỏi báo hiệu cho xóm biết buổi lễ cúng xóm bắt đầu để mọi người tập trung dự lễ. Một vị bô lão cao niên nhất trong xóm, mặc áo thụng xanh, đứng chủ tế cùng một số gia chủ thắp nhang khấn vái trước bàn thờ cầu mong sự bình an trong khu xóm, tiếp theo là lễ dâng sớ do một vị tăng sĩ rước từ chùa đến tụng kinh, và ông trưởng khu xóm qùy xuống đọc sớ văn theo nhịp điệu của chuông mõ, chiêng linh, tay bắt ấn, day mặt bốn phương hướng kêu gọi cô hồn các loại tập trung về đây để hưởng cúng thí thực. Vị pháp sư bốc những nắm muối gạo từ trong các tô lớn, miệng lâm râm niệm chú và tung vãi bốn phương, rót mấy tuần trà và rượu dâng lên bàn thờ và đốt các giấy vàng mã. Chiếc Long Chu được kê trên một cái giá gỗ đặt trước sân. Vị pháp sư miệng niệm chú, tay lần chuổi bước lên ngồi trên ghế đặt trên Long Chu, tay nắm chặt cột buồm và được đỡ bổng lên bởi 4 tay lực lưỡng mặc áo dài đen, bịt khăn, lưng thắt giây lụa đỏ ngang hông, khiêng trên vai giàn tre, trên ấy Long Chu được đặt và xuất hành từ nơi cúng để chạy rong trong thành phố. Thế là đám rước khởi hành mang theo sau một đám con trẻ và một số người hiếu kỳ rượt đuổi theo, khua chuông trống tạo thành những âm thanh rầm rộ, inh ỏi. Sau những người khiêng chiêng trống, có một số đi sau, cầm các roi dâu, vừa chạy vừa quất hai bên đường để đuổi tà ma chạy theo Long Chu. Các nhà bên lề đường đổ ra xem và có nhà đốt pháo và khua tiếng động đuổi tà, chạy theo Long Chu. Sau khi chạy qua các con đường chính, Long Chu đổi hướng chạy ra bờ sông và dừng lại ở bến sông, hạ Long Chu xuống đất, vị pháp sư bước ra khỏi thuyền. Long Chu được gở ra khỏi đòn tre và vị pháp sư khai hỏa đốt Long Chu và đẩy xuống nước, sau khi để cho trẻ con và các người ăn xin rước hết quả phẩm: chè xôi, cây trái. Ðoàn chạy Long Chu trở về lại xóm, vái trước bàn thờ và buổi lễ kết thúc. Rạp sẽ được hạ xuống, lư hương, chân đèn, liễn trướng, tàn lọng được tháo xuống đem trả lại cho gia chủ. Mọi người tỏ vẻ hân hoan nghĩ rằng các điều xấu xa, bất lợi đã được tống khứ theo Long Chu để đốt ra mây khói.

3.- Lễ Siêu Bạt và Soi Môi:

Lễ nầy phát xuất từ chùa Kim Sơn của Bang Hội Phúc Kiến vào dịp rằm tháng bảy Trung Nguyên để cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị Thần hay che chở các ghe thuyền buôn bán, vượt biển khơi, mà thủy thủ phần đông là người Phúc Kiến, để truy điệu những người mất tích và phải vớt vong hồn họ ra khỏi biển cả, siêu độ họ. Sau chánh điện của chùa Kim Sơn, sau bàn thờ của Thiên Hậu Thánh Mẫu, 2 bên có 2 vị thần Thiên Lý Nhãn và Thiên Lý Nhĩ, có thờ 6 vị tướng nhà Minh chống đối triều Mãn Thanh bị tử nạn trên đường vượt biển. Trong 6 vị tướng nầy, có một vị rất linh thiêng thường xuất hiện qua các đồng cốt, mặt màu xanh nên người Hoa thường gọi là ông Mặt Xanh. Nhiều giai thoại linh thiêng thường được kể về vị thần nầy, thường hay giúp đỡ các trường hợp oan ức mà nạn nhân đến kêu ca. Một gia đình công chức bị mất một số nữ trang dấu trong tủ và nghi là cô tớ gái trong nhà lấy. Cô nầy bị chủ nhà đưa ra pháp luật tra hỏi, oan ức quá, đến chùa Kim Sơn kêu oan. Ông tướng Mặt Xanh lên đồng qua một người buôn bán ngoài chợ, bổng nhiên người nầy chạy vào chùa Kim Sơn la hét, bảo mọi người chạy theo ông ta. Ðoàn người chạy thẳng vào nhà cô cháu gái của gia đình công chức mất nữ trang, ra sân sau và trong một chậu hoa để sau nhà, móc lên một gói giấy đựng số nữ trang bị mất, mà thủ phạm không ai khác là cô cháu gái của chủ nhà. Cô tớ gái được minh oan. Ông tướng Mặt Xanh nầy mỗi lần xuất hiện thích đi trên than hồng và những nhà hai bên phố thường đốt các lò than cho đỏ rực đem ra đổ ngoài đường, và những người lên đồng bước đi trên than đỏ ấy mà chân không bị cháy phỏng tí nào. Ngoài những vụ thi thố thần lực nói trên, ông Mặt Xanh còn giúp cho những người chết bất đắc kỳ tử như chết sông, chết tai nạn xe tàu hay những người tự tử hiện về khai với gia đình lý do của cái chết bất tử ấy, đồng thời siêu độ vong linh họ. Cư dân phố cổ Hội An đã một thời quen thuộc với các lễ hội nầy và không quên nhắc nhở những sự kiện xảy ra chung quanh các lễ hội nói trên, tiếc rẽ những đổi thay của xã hội đã đưa các lễ hội nầy vào quên lãng.

ST
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #9
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Hội Đền Công


"Bỏ con, bỏ cháu không bỏ mồng sáu tháng giêng".
Mồng sáu tháng giêng (âm lịch) lễ hội Cổ Loa. Và chỉ sau đó 1 tháng 10 ngày, tại Diễn Châu -Nghệ An lễ hội tế Thần Thục An Dương Vương lại một lần nữa diễn ra: Lễ hội Ðền Công - 15 tháng 2 âm lịch. Ðây là một lễ hội lớn ở Nghệ An, thu hút hàng vạn lượt người từ khắp nơi đổ về trẩy hội. Không giống như lễ hội Cổ Loa, luôn có ba phần: lễ tế thần, lễ rước kiệu, khách thập phương dâng hương, vui hội, lễ hội Ðền Công chỉ có lễ tế thần, sau đó là các sinh hoạt văn hoá: hát tuồng, chèo, thả đèn hoa.

Mùa xuân, đến với Ðền Công không chỉ là dịp cầu phúc, cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi dấu đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu chạy trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển... Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Ðền Công linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân nhưng cũng đủ để ta rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm...

Ðền Công là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng và cũng là một danh thắng mà bất cứ ai đã đến sẽ khó quên bởi sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thoả thuận từ ngàn đời trước giữa tạo hoá và bàn tay con người.

Ðền nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, ngay kề Quốc lộ I. Phía sau núi là biển cả mênh mông, ngày đếm sóng vỗ rì rào. Mỗi ban mai, vầng dương từ biển nhô lên phủ cho cảnh vật một vầng hào quang rực rỡ.

Ðứng từ Quốc lộ I nhìn lên, cổng Tam quan cao vời vợi. Ba tầng lầu như được tôn thêm vẻ cổ kính bởi lớp rêu phong và những cây si nảy mầm từ các kẽ đá bám rễ leo lên đến tận lầu thượng. Kiến trúc bên trong đền phần lớn đều được tu bổ lại nhưng dáng xưa vẫn còn đó trên các cây cột đồ sộ, những chạm nổi rồng phượng tinh xảo, những câu đối viết bằng chữ Hán của các quan lại, danh nho thời trước muốn tỏ lòng tôn kính với vua Thục An Dương Vương.

Bước vào bên trong đền thờ Thần An Dương Vương, ta gặp được cõi tĩnh mịch, trở ra ngoài lại thấy cảnh núi non, trời, biển... Chính cái địa thế ấy đã khiến tâm hồn con người thanh thoát như lời của rất nhiều du khách thập phương. Phải chăng vì lẽ đó hay vì sự linh thiêng của ngôi Ðền mà người đến với chốn ấy ngày một đông?! Những năm gần đây, du khách trẩy hội Ðền Công muốn vào thắp hương trong ngày tế lễ luôn phải vất vả vì chen chân từ dưới chân núi.

Lòng thành kính, cầu an khiến ngay chính những người tổ chức lễ hội cũng phải ngạc nhiên. Chốn ấy là đất thiêng "cho nên cũng tuỳ lòng tín ngưỡng của nhân dân chứ không ngăn cấm được" - (Lời của Phạm Hy Lương - quan phó bảng ở Nghệ An năm 1874 viết trong bài văn bia khắc vào đá ở đền).

Du lịch
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #10
Hồ sơ
dark
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 39
Số bài viết: 177
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 26 Times in 21 Posts
dark
Default

Lễ hội làng Kiên Mỹ

Hàng năm, cứ vào mồng 5 Tết Nguyễn Ðán, khi phố phường thủ đô chưa nhạt màu xác pháo, những cành đào xuân vẫn đâm lộc nở hồng, thì người Hà Nội sớm ấy, đều nô nức đổ về phía tây nam thành phố đến Gò Ðống Ða (thuộc quận Ðống Ða) dự hội. Ðây là Lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Quang Trung- Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Cùng thời điểm đó tại nhiều nơi ở tỉnh Bình Ðịnh như làng Kiên Mỹ, thành Hoàng Ðế (tức thành Bồ Bàn xưa), nơi quân Tây Sơn đặt bản doanh thời kỳ đầu cuộc khởi nghĩa, thành phố Qui Nhơn... đều có tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến công oanh liệt của Quang Trung- Nguyễn Huệ. Nhưng đông đảo và tưng bừng nhất vẫn là lễ hội tại làng Kiên Mỹ- quê hương và cũng là nơi dấy binh của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Ngay từ ngày mồng 3 và mồng 4 Tết, nơi đây đã rộn rịp trong không khí chuẩn bị cho ngày hội. Người ta chăng đèn, kết hoa, treo cờ, dựng cổng chào, quét dọn, sửa sang đường sá, điện thờ, dựng sân khấu, trại, cả mô hình miêu tả lại trận đánh Ngọc Hồ- Ðống Ða lịch sử trên bãi cát bên bờ sông Côn... Từ chiều mồng 4, tại huyện lỵ Tây Sơn, khách từ các nơi xa cũng đã bắt đầu tề tựu về. Ðến sáng mồng 5 thì những dòng người từ phía Quy Nhơn và các huyện đồng bằng ngược lên, từ phía An Khê, Plây anh đổ xuống với đủ loại các phương tiện. Người ta thấy có mặt đầy đủ các tầng lớp già, trẻ, gái, trai ăn mặc đẹp đẽ về dự hội. Có những đoàn đại biểu từ các tỉnh bạn như Quảng Nam- Ðà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, có cả những đoàn khách từ Huế vào, từ Sài Gòn ra. Ðặc biệt các thầy cô nhiều tường học nhân dịp này, đưa học sinh của mình đến dự lễ như tham gia một buổi ngoại khóa về lịch sử sinh động nhất, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng cũng như lòng biết ơn đối với tiền nhân. Vào những năm kỷ niệm chẵn, khách dự lễ còn gặp đoàn đại biểu của dân tộc Bana với trang phục ngày lễ độc đáo từ phía Tây Sơn thượng đạo về dự lễ, mang theo cả dàn cồng chiêng và những điệu múa thượng võ của họ.


Sau dây pháo nổ kéo dài đến 10 phút đồng hồ, tiếng trống đại vang lên giục giã báo hiệu buổi lễ khai mạc. Trong không khí trang nghiêm thơm ngát mùi trần, hàng ngàn người đứng trước sân điện thờ và nhà bảo tàng cúi đầu tưởng niệm vua Quang Trung và những tướng lĩnh, những chiến hữu của Người. Sau khi vụ chánh tế đọc bài văn tế ôn lại quá trình phát triển của phong trào tây Sơn mà đỉnh cao là chiến thắng Ðống Ða cùng những thành tựu về các mặt quân sự, kinh tế, văn hóa của triều đại Tây Sơn, các đoàn đại biểu bắt đầu dâng hương trước điện thờ. Cùng lúc đó, dàn nhạc võ 12 trống vang lên các khúc quân và khúc khải hoàn.

Khách dự hội bắt đầu tỏa ra tham quan các di tích chung quanh được xem được nghe kể những truyền thuyết, giai thoại, về các địa danh lịch sử như Bãi tập voi và Trường võ, nơi nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đã từng chỉ huy đội tưọng binh trong đợt dàn quân chủ lực của Tây Sơn làm nên đại thắng Ngọc Hồi- Ðống Ða; hòn Tam Phước (thuộc xã Bình Giang), nơi đặt những lò rèn bí mật rèn khí giới chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa; đồng Cô Hầu (xã Tú An, huyện An Khê), nơi Nguyễn Nhạc giao cho người vợ thứ, con gái của một tù trưởng Ba Na, quản lý việc sản xuất lương thực nuôi quân; hòn Yến, hòn Lãnh lương, tương truền nơi Nguyễn Nhạc phát lương và khao thưởng quân sĩ: gò Dinh, gò Ðá Ðen, những bãi tập luyện của đội quân nông dân vào buổi đầu cuộc khởi nghĩa.

Ðến dự hội, du khách còn có dịp thưởng thức điệu múa trống võ Tây Sơn qua tài nghệ của một thiếu nữ tuổi đôi tám, mặc áo chẽn đỏ, quần màu hồng nhạt, lưng thắt dải khăn xanh, hai tay cầm dùi lướt trên 12 mặt trống một cách điêu luyện. Từng tốp nam nữ thiếu niên và thanh niên biểu diễn song kiếm, côn, quyền, đại đao... Ðây là lớp môn sinh của những lò võ nổi tiếng từ nhiều thế kỷ qua của một vùng đất giàu truyền thống thượng võ từng in dấu trong ký ức dân gian: "Roi Thuận Truyền, quyền An Thái".

Ðất Tây Sơn cũng là cái nôi của nghệ thuật hát bội đặc sắc. Khách về đây dự hội cũng là dịp để thưởng thức những đêm biểu diễn tuồng, hát bài chòi, nhắm rượu Bàu Ðá nổi tiếng với món thịt bò thưng cuốn với bánh tráng. Thịt bò thưng là món thịt bò rim khô với nước mắm ngon, đường, hạt tiêu và mè rang, đã có một thòi là món "lương khô" của nghĩa quân Tây Sơn trên đường hành quân thần tốc.

Du lịch
__________________
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em ...
dark is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:45 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps