Hôm qua nghe nhiều vị ca vọng cổ mà thấy thương cho tác giả quá. Đang ca muốn ngưng đâu thì ngưng, muốn xuống đâu thì xuống. Định mở chuyện mục dạy hát vọng cổ mà không biết có ai chịu học không vậy? Ai có nhu cầu thì đăng ký tại đây để mở lớp nhé!
Cái này lý ra phải nhờ bác Tamtran chỉ giúp. Tôi không dám múa riù qua mắt thợ. Tạm thời noí đại vầy nghe. Bác Tamtran bổ sung sau. dân không chuyên nói vầy.
Bài vọng cổ có 6 câu nhưng thường chỉ sử dụng câu 1,2 và 5, 6. Mỗi câu có 32 nhịp. Ta cần nhận biết được nhịp 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28 và 32. Khi xuống câu vọng cổ là nhịp 16. Tiếp theo là nhịp 20, nhịp 24. 4 nhịp tương đương với 1 câu lục bát (khoảng 12 đến 20 chữ). Tuỳ theo số chữ của câu mà ta hát nhanh hay chậm, luyến láy khác nhau. Khi hát người ta không để ý nhiều đến các nhịp khác trừ nhịp 24 phải hát đúng (nhịp song lang). Bởi vậy bạn cứ hát vô tư, thầy chạy theo bạn mà.
Cái khó của người mới biết hát vọng cổ là giữa câu 1,2 và 5, 6 có khoảng ngĩ. Vậy khi nào thì hát tiếp. Thường thì nhịp 12 người ta vào câu sau. Tuy nhiên, tuỳ vào bài hát mà người ta có thể vào câu sau ở nhịp 8, nhịp 10. có khi nhịp 4 của câu sau. Rắc rồi lắm.
Mình xin mạn phép nói thêm: Trong câu 2 của bài Vọng cổ có 3 chổ bắt buộc người ca và đàn phải ăn khớp với nhau(ca đúng nhịp) đó là nhịp thứ 16 (hò nhứt) nhịp thứ 20 (hò nhì) và nhịp thứ 32 (nhịp Xang dứt câu 2).Câu 6 thì thoáng hơn, chỉ cần ca đúng nhịp vào nhịp 24(xề câu 6) và nhịp 32 (nhịp liu hay hò dứt câu 6).
Như GT đã trình bày,câu 2 và câu 6 vô làm sao tùy thuộc vào văn của bài ca, văn ngắn thì bỏ 10,12 nhịp rồi vô, văn dài thì bỏ 4,6 nhịp vô,thậm chí có bài chỉ bỏ 1hoặc 2 nhịp là phải ca, nếu không sẽ trễ.
Còn Bạn hỏi nghe tiếng đàn mà biết nhịp thứ mấy,thì dứt câu 1, 3 khuông kế tiếp sẽ là Xề,Xang,Xang.Nghe xề biết nhịp thứ 4,nghe tiếp xang biết nhịp thứ 8,tiếp xang nửa là 12.
Dứt câu 5 qua câu 6, 3khuông đầu sẽ là Xề,Xê,Xang,Bạn tập nghe quen sẽ biết tới nhịp thứ mấy liền.
Như mình đã nói,cần thì hỏi thêm,mình biết gì nói ra ,có chổ nào sai sót các Bạn khác góp ý thêm để cùng tìm hiểu.
Thử tìm hiểu đôi chút về [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trích:
Đôi Nét Về Bài Vọng Cổ
Việt Nam từ bao năm qua, do ảnh hưởng lịch sử và chính trị trên từng miền, từng vùng hợp với sinh hoạt đặc thù tại các địa phương, chúng ta đã có được một nền âm nhạc dân tộc vô cùng phong phú.
Từ các bộ môn hát chèo, hát văn, ca trù… tại miền bắc, nhạc triều đình, ca Huế, hát tuồng miền trung, và nhạc lễ, hát bội… tại miền nam, giới tài tử, nghệ sĩ miền nam đã sáng tạo nên bộ môn Cổ Nhạc Miền Nam, một bộ môn không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày hiện nay.
Liên tục trong gần một thế kỷ qua, các nghệ sĩ cổ nhạc đã không ngừng sáng tác, với mục đích ngày càng phát triển bộ môn cổ nhạc được phong phú hơn.
Theo tài liệu ghi lại, thì vào khoảng năm 1915 – 1916 có một loại hát gọi là “ca salon”. Ðó là một lối hát rất đơn giản, không có cảnh trí gì hết. Chỉ có một bộ ván. Trước bộ ván để một cái bàn chưn cheo. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván và mặc quốc phục xem rất nghiêm trang. Thường thì ca bản tứ đại lớp đầu. Chuyện thì dựa trên chuyện Lục Vân Tiên hay Kiều…Sau đó mới đến “ca ra bộ” có tánh cách tài tử.
Dần dần có một số đông thấy được cái hay của sự ra bộ ấy, bèn bàn nhau đem lên sân khấu mà diễn, rồi dựng cảnh, rồi tuồng tích, và sau cùng là thành cải lương vào năm 1920. Ðầu tiên là gánh của thầy Andre Thân ở Sa Ðéc, rồi mới tới gánh của thầy Năm Tú ở Mỹ Tho…
Danh từ Cải Lương được xuất hiện đầu tiên tại gánh hát Tân Thinh của ông Trương Văn Thông vào năm 1920. Sau đó, các gánh khác lần lượt ra đời, như Văn Hí Ban ở Chợ Lớn, Tập Ích Ban ở Thốt Nốt, Tái Ðồng Ban ở Mỹ Tho. Hai chữ Cải Lương là do gọi tắt từ câu “cải biến kỳ sự, sử ích tự thiên lương” (đổi những gì cũ còn lại ra thành những gì mới và hay). Những nghệ sĩ theo ngành cải lương đều tin có Tổ Nghiệp, nên hàng năm họ làm lễ Giỗ Tổ vào ngày 12 tháng 8 âm lịch. Sau nầy lại nghe nói những nhạc sĩ đàn cải lương còn có một ngày Giỗ Tổ riêng khác nữa!
Nói đến cổ nhạc không ai có thể bỏ qua được bài Vọng Cổ, một loại bài hát đã làm say mê bao nhiêu triệu con tim Việt Nam do tính chất mùi mẫn lúc trình diễn cũng như tự do ngân dài mỗi đầu câu của người hát.
Nguyên thủy của chữ Vọng Cổ là do từ Dạ Cổ Hoài Lang (đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chàng), do ông Cao Văn Lầu, biệt hiệu là Sáu Lầu quê ở Tân An đến định cư ở Bạc Liêu lúc còn nhỏ. Ông sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang vào khoảng năm 1918, và chịu nhiều ảnh hưởng của bài Tứ Ðại Oán và bài Hành Vân. Khởi đầu, bài Dạ Cổ Hoài Lang chỉ có 20 câu, mỗi câu 2 nhịp, lần lần thành 4 nhịp đầu tiên hát trên sân khấu Tập Ích Ban năm 1921, và thành 8 nhịp trên sân khấu Tái Ðồng Ban năm 1922.
Năm 1934, cố nghệ sĩ Lư Hoa Nghĩa (thân phụ của cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga) chuyển bài Dạ Cổ Hoài Lang thành bài Vọng Cổ. Năm 1936, cố nghệ sĩ Năm Nghĩa đã sửa thành 16 nhịp. Khoảng đầu năm 1951, cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã phát triển thành bài vọng cổ 32 nhịp mà đa số nghệ sĩ cải lương hiện nay vẫn còn hát.
Hiện nay, bài vọng cổ biến dần sang dạng Tân Cổ Giao Duyên, nên chỉ hát 4 câu: 1-2-5-6 mà thôi. Và người ta chỉ xuống vọng cổ ở 2 câu 1 và 5.
Chúng ta gọi những chữ trên là PHÁCH. Mỗi PHÁCH có 4 NHỊP. Mỗi câu có từ 4 đến 8 PHÁCH (32 NHỊP).
- Câu 1, 4, và 5 soạn giã thường dùng nói lối, ngâm thơ hay bản ngắn trước khi xuống vọng cổ (xuống hò dứt nhịp 16) sau đó là phách Hò (dứt nhịp 20) và 3 phách còn lại (dứt nhịp 24, 28, và 32). Mới tập hát phải gỏ nhịp canh cho đúng, để khi xuống HÒ 20 cho đúng với tiếng đàn mới ngọt
- Câu 2, 3 và 6 thường đàn trọn 32 nhịp vọng cổ. Phần ca thì tùy lời ca mỗi câu dài ngắn mà canh tiếng đàn để vào cho đúng, nên phân nhịp bài hát rước khi ca để biết nghỉ mấy nhịp trước khi vào cho đúng, SL 24 dùng để báo trước còn 8 nhịp nữa thì dứt câu.
- Song lang (SL) gõ vào nhịp thứ 24 và 32 của từng câu.
Tùy vào giọng ca hay tính chất của mỗi bài hát mà nhạc sĩ chọn đàn theo tông khác nhau
- Dây đào: thích hợp với giọng nữ
- Dây kép: thích hợp với giọng nam
- Dây xề: thích hợp với giọng thật cao như Minh Cảnh, Minh Vương