[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thập thò, thập thò quanh chuyện “anh hùng…núp”
Tác giả: Phạm Hoài Huấn
Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước
* Recomend
* Thanks
*
+
Red
* In
* Email
* Thảo luận ()
*
*
*
Đành rằng có thể nhất thời các biện pháp này sẽ làm cho pháp luật được thực thi. Nhưng về lâu dài liệu có ổn. Một nền pháp chế mà trong đó người ta cứ mãi lo sợ, cứ phải “thập thò” liệu có phải là một nền pháp chế chúng ta đang hướng đến?
LTS: Lãnh đạo cảnh sát giao thông Hà Nội vừa có chủ trương giao "chỉ tiêu" xử phạt vi phạm giao thông mỗi ngày xuống đến từng đội, từng tổ CSGT (450 trường hợp/ngày). Thoạt nghe, ai cũng tưởng đây là chuyện... phiếm, lúc trà dư tửu hậu. Chủ trương này, gây nên nhiều dư luận xã hội khác nhau. Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của cộng tác viên Phạm Hoài Huấn bàn về vấn đề này, ở góc độ lý thuyết và thực tiễn của pháp luật.
Luật của sách vở: Phòng bệnh hay trừng phạt?
Các giáo sư dạy luật khả kính đều dạy học trò luật là qui tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Luật được làm ra để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Mục đích cơ bản nhất của luật là hướng dẫn người dân thực hiện hành vi của mình theo những chuẩn mực nhất định. Ai làm trái, sẽ bị nghiêm trị. Cái này về mặt luật học người ta gọi là trừng phạt.
Tuy vậy cổ nhân cũng có câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Do đó, trừng phạt không phải là cái mà luật hướng đến mà chủ yếu là ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật. Ngăn ngừa bằng cách nào? Cách tốt nhất là tác động đến ý thức của người dân để họ hiểu lợi ích của việc tuân theo pháp luật, cái giá phải trả khi chà đạp lên pháp luật. Cái này luật học gọi là chức năng giáo dục của pháp luật.
Các giáo sư luật có một thuật ngữ khá văn hoa "hành lang pháp lí". Nói cho dễ hình dung thì luật cũng như một con đường mà một người phải đi. Muốn đi đến nơi về đến chốn thì anh phải đi trong khuôn khổ của nó (con đường), vì con đường này làm ra là để anh đi.
Về lí thuyết, con đường này rất bằng phẳng. Nghĩa vụ của những người làm ra con đường này là để phục vụ cho người đi. Nếu anh vượt ra ngoài khuôn khổ đó, anh bị sụp hố, vấp ngã vì đường gập ghềnh, vì anh không được khuyến khích đi ngoài đó. Có té cũng không ai thương, vì đường được làm sẵn mà không đi thì... ráng chịu!
Có hai cách để giúp người dân đi hết con đường này. Cách thứ nhất: Hướng dẫn cho họ cách đi đúng đường. Đi đúng thì về an toàn, vượt rào thì vấp ngã. Thứ hai: Cứ để đi một cách tự do. Vượt ra khỏi con đường được làm sẵn, bị té đau thì tự khắc phải đi đúng đường.
Luật vào cuộc sống: "Nền pháp chế"... thập thò
Liên quan đến "hành lang pháp lí" được đề cập ở trên có hai mục đích của hai chủ thể.
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Thứ nhất: Mục đích của người đi trên con đường đó. Mục đích của người này thì dễ xác định lắm. Họ chỉ muốn được về nhà! Thứ hai: Mục đích của người làm con đường. Suy cho cùng cũng là muốn người kia đi về được nhà. Nhưng đường đời gập ghềnh, bổn phận của Nhà nước là lựa chọn một con đường tốt nhất để bạn đi về nhà được an toàn.
Như vậy, luật là những quy định mang tính chuẩn mực buộc con người trong xã hội phải tuân thủ. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ không phải ai cũng hiểu được, cũng nhận thức được yêu cầu bắt buộc đó. Nên trong thực tế, có khả năng người ta hay tìm mọi cách vượt rào. Rồi người khác lại bắt chước dẫn đến tai nạn tập thể... Như thế là mục đích của Nhà nước không đạt được, và cũng không tốt cho xã hội. Xã hội dễ bị rối loạn.
Do vậy, để ngăn ngưà tình trạng này nhà nước phải tìm cách. Có hai lựa chọn. Và nhà nước phải lựa chọn ưu tiên cái nào: Giáo dục hay trừng phạt?
Có vẻ như câu trả lời trong trường hợp này là trừng phạt! Vì mấy ngày gần đây dư luận cứ mãi xôn xao chuyện cảnh sát giao thông ở Hà Nội được giao chỉ tiêu xử phạt, chuyện mặc thường phục để "rình" người vi phạm luật giao thông....
Một thắc mắc là tại sao phải chọn cách thức này? Có phải vì pháp luật bị khinh nhờn? Có phải vì đã có phép vua mà người ta vẫn cứ chọn lệ làng?
"Thập thò thập thò, không lo là...chết" có vẻ đã diễn tả đầy đủ hiệu ứng của chủ trương trên. Đành rằng có thể nhất thời các biện pháp này sẽ làm cho pháp luật được thực thi. Nhưng về lâu dài liệu có ổn. Một nền pháp chế mà trong đó người ta cứ mãi lo sợ, cứ phải thập thò liệu có phải là một nền pháp chế chúng ta đang hướng đến?
Rồi các giáo sư luật sẽ trả lời học trò thế nào khi sinh viên luật hỏi: "Tại sao con đường pháp luật tốt thế mà người ta lại không đi?"
Suy cho cùng, nhu cầu của dân không hề nhiều. Họ chỉ mong pháp luật là nơi mà họ cảm thấy được bảo vệ. Nghĩa vụ của nhà nước là phải đáp ứng cho nhu cầu hết sức chính đáng đó. Có như vậy, khi vi phạm pháp luật có xử lí thì người bị xử lí cũng "tâm phục khẩu phục", mà người ngoài cũng đồng tình.
Còn những qui định kiểu như các qui định về bán hàng rong, xe ba bánh, nghiệp đòan của xe ôm... thì việc lựa chọn con đường khác không phải là không có khả năng xảy ra. Khi xử phạt họ, liệu người bị xử phạt có "phục" hay chăng?
Thực thi pháp luật cũng giống như dạy con trẻ. Chọn cách thuyết phục hay đòn roi? Đòn roi có thể làm trẻ sợ ngay lập tức. Nhưng đôi khi cũng có thể tạo nên hiệu ứng ngược khi đứa bé quen bị đòn roi!
Thằng Singapore nó phạt rất mạnh, cái đó gọi là duy luật... ai cũng sợ... nên nước mạnh, trộm cắp cực ít, tham nhũng cực ít!
Ở một xã hội đông dân, dân nhờn pháp luật thì phạt phải thật mạnh, cho dân sợ mà làm theo hơn là... năn nỉ để dân làm theo. Hàn Phi có một câu rất hay: "vua không cần làm gì mà không gì không làm được". TheDeath tâm đắc nhất là ở câu này:
- Thanh nhân trị nước không cậy người tự làm thiện (nghĩa là tao đéo cần mày làm tốt) mà khiến người không được làm trái. Cậy người làm thiện thì trong xứ chẳng được mười người; khiến người không được làm trái thì một nước có thể yên. Kẻ trị nước, dùng số đông mà bỏ số ít, cho nên không vụ đức mà vụ pháp.
Túm lại là vậy đó, dân mình cứ không thấy công an thì cố tình phạm luật, cho nên dân có đối sách để phạm luật thì quan phải có đối sách để xử lý cái đối sách ấy. TheDeath ủng hộ!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Một luật ra đời không thể nào làm hài lòng tất cả dân chúng. Do đó, có những ý kiến phản đối là bình thường.
Hãy xem các chú cảnh sát đã lập công như thế nào? [Đăng nhập để xem liên kết. ] [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Bằng các biện pháp "hóa tranh" thành....thường dân như trong ảnh:
Các chú cs này đã bắt được rất nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông.
Trừng phạt hay răn đe, tốt nhất nên chọn cả hai?
Trên các con đường, thay vì các biển báo: "Cấm chạy xe quá tốc độ" thì lại là biển báo: "Nơi đây thường xuyên bắn tốc độ". Người VN đã là thế! Người dân không lo phạm luật mà chỉ sợ bị bắt thôi.
Trên các con đường, thay vì các biển báo: "Cấm chạy xe quá tốc độ" thì lại là biển báo: "Nơi đây thường xuyên bắn tốc độ". Người VN đã là thế! Người dân không lo phạm luật mà chỉ sợ bị bắt thôi.
Việt Nam? Hay là do bác suy luận bằng cách tưởng tượng! Thằng Sing trong tolet công cộng nó còn ghi sở hữu bao nhiêu ma túy là tử hình.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Việt Nam? Hay là do bác suy luận bằng cách tưởng tượng! Thằng Sing trong tolet công cộng nó còn ghi sở hữu bao nhiêu ma túy là tử hình.
VN đã bắt chước, các biển báo ghi rõ mức phạt tương ứng với tội danh. Hình như vụ này mới đây, cách đây 3-4 năm không có.
Ví dụ: "Vượt đèn đỏ phạt 200k, giam xe 30 ngày". Cái này rất hiệu quả, cần phải học hỏi nhiều hơn nữa.
Trường hợp đề cập ở trên, thay vì để bảng "Phạt tử hình nếu sở hữu x gam ma túy" thì ta lại ghi bảng "Ở khu vực này có cảnh sát đang theo dõi nạn ma túy".