Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > Chia sẻ kinh nghiệm

Chia sẻ kinh nghiệm Học thầy không tày học bạn ...

Kỹ năng apply for Master & PhD?

Kỹ năng apply for Master & PhD?

this thread has 9 replies and has been viewed 51386 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 16-12-2006, 09:26 AM   #1
Hồ sơ
solidity
Senior Member
 
solidity's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Cư ngụ: the Netherlands
Tuổi: 43
Số bài viết: 117
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 182 Times in 64 Posts
solidity is on a distinguished road
Kỹ năng apply for Master & PhD?

Solidity không biết post chủ đề này vào mục nào, nên post tạm vào đây nhờ admin chuyển dùm đúng chổ nhé.

Hiện tại, solidity không rõ đã có 1 thống kê nào về số lượng cựu LQD đi học và làm việc ở nước ngoài (dưới mọi hình thức không). Nếu có được 1 thống kê như vậy thì hay quá và các anh chị các bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách apply học bổng, đời sống và việc học tập cũng như các hoạt động khác bên xứ người để đàn em học hỏi kinh nghiệm được không?

Điều kiện tiên quyết cho du học có lẽ là TOEFL & GRE (and others). Tuy nhiên nếu chưa có các bằng cấp đó nhưng trình độ tiếng Anh khá thì có cơ hội nào khác không? Solidity post chủ đề này với mong muốn chia sẻ chút kinh nghiệm bản thân đồng thời hy vọng học hỏi được kinh nghiệm từ các "tiền bối" đi trước.

Trường hợp của solidity tiếng anh chỉ tương đương TOEFL (institutional) nên cách nhanh nhất là đi Korea. Thủ tục đi học ở Korea khá đơn giản, có thể thông qua 1 GS ở VN hoặc có bạn bè đang học ở Korea giới thiệu, và nộp một số giấy tờ như CV, Academic record, statement of purpose đến trực tiếp GS đang có nhu cầu tuyển dụng. Một khi GS ok thì mọi thứ coi như xong, kết quả hầu như chỉ căn cứ vào uy tín người giới thiệu và academic record, các cái khác không quan trong lắm. Điều kiện học tập và nghiên cứu bên Korea rất tốt, chỉ có vần đề là người ta đi nước ngoài cang lúc càng giỏi tiếng anh mình đi Korea càng ngày càng "banana English" ( ACE nào đi Korea không biết có cùng suy nghĩ này với solidity ko!

Còn 1 học kỳ nữa solidity sẽ xong Master, và đang "săn" lùng PhD ở một nước nói tiếng Anh. Tiếng Pháp thì solidity cũng "banana" nên cũng không dám nghĩ đến chuyện đi Pháp hay cộng đồng Pháp ngữ. ACE nào đang học ở các nước nói tiếng Anh (Singapore, Australia, Netherland, America...) vui lòng chia sẻ cho solidity vài kinh nghiệm, vài "chiêu" nhé. Mẹo để viết Letter of Motivation...(có 1 nghịch lý là muốn đi các nước nói tiếng Anh để luyện tiếng Anh nhưng nếu không có bằng tiếng Anh thì không đi được)

GPA: 4.17/4.5
International Journal (submitted and pending): 1 paper tên đầu (factor = 0.86), 2 papers đồng tác giả -đứng tên thứ 2.
English: chưa có bằng gì hết !

Không biết có dùng lợi thế GPA và paper để bù cho English được không?

Rất mong các tiền bối chỉ vài chiêu, xin đa tạ!!!
__________________
------------------------------------------------
http://so.solidity.googlepages.com/home
solidity is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 18-12-2006, 09:25 PM   #2
Hồ sơ
HienTrang94C
Moderators
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 184
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 149 Times in 50 Posts
HienTrang94C is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Gửi các bạn ,

Mình nghĩ là bài viết này cung cấp khá đủ những thông tin mà bạn Solidity đang tìm

[Đăng nhập để xem liên kết. ]

Mình xin trích lại những phần quan trọng để các bạn dễ theo dõi.

Thân.

Trong nhiều câu hỏi mà các sinh viên trẻ đang theo học dưới mái trường Đại Học thắc mắc là nếu muốn đi du học sau khi tốt nghiệp Đại Học thì mình phải chuẩn bị những gì? Bài viết này mong sẽ giải đáp được một phần những thắc mắc đó. Và hi vọng sẽ giúp cho sinh viên có thể chuẩn bị các yêu cầu trước khi quá trể. Khi nói đến Graduate School thì bao hàm trong đó cả chương trình MS và PhD. Trong phạm vi bài viết, mình sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ có một bài nói về điểm khác biệt giữa MS và PhD sau.

Mình cần apply khi nào?

Một trong những điểm đầu tiên mà sinh viên cần nắm là thời điểm để nộp đơn apply. Có khá nhiều sinh viên bị động trong chuyện này và kết quả là bị gián đoạn một năm không đáng có. Tùy theo khoá học bạn apply mà sẽ có thời gian kết thúc nhận hồ sơ khác nhau. Phần lớn các chương trình sau đại học xét duyệt sinh viên vào một mùa duy nhất là mùa Fall (tức là nhập học vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 ở Mỹ hay la cuối tháng 9 đầu tháng 10 ở Châu Âu). Một số trường cũng chấp nhận hồ sơ cho mùa Spring nhưng mà mình khuyên bạn không nên apply mùa này vì các trợ cấp tài chính đều đã được cấp cho các sinh viên apply cho mùa Fall.

Để được nhận vào học vào mùa Fall (tháng 9) của năm X thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ và apply vào tầm tháng 11 của năm X-1. Hay nói cách khác là ví dụ nếu bạn kết thúc Đại Học vào tháng 6-9/2007 thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ vào tháng 11 năm 2006 và hạn chót để nộp hồ sơ thường là 15/12/2006 hay một số trường có thể đến 15/1/2007. Có nghĩa là bạn phải apply trước khi hoàn thành khoá học, có như thế bạn mới không mất một năm giữa Đại Học và sau Đại Học. Rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam thắc mắc là chưa có bằng tốt nghiệp có được apply, câu trả lời là có và điều này chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Và phần lớn sinh viên ở Mỹ đều làm thế. Vì bạn sẽ được nhận vào nhưng để hoàn thành thủ tục nhập học sau này thì bạn phải chứng minh là bạn đã hoàn thành Đại Học trước khi vào học sau Đại Học

Cần phải chuẩn bị những gì?

Quá trình chuẩn bị cho apply Graduate School là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài. Tôi gặp rất nhiều người đợi đến khi tốt nghiệp rồi mới lao vào chuẩn bị cho việc apply. Vậy thì tại sao mình không tìm hiểu những gì mình phải hoàn thành và từ đó có thể thu xếp để hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể. Mình xin liệt kê ra ở đây những điều cần phải có trong bộ hồ sơ của bạn.

a) Bảng điểm:

Điều này là hiển nhiên vì qua đấy bạn chứng minh sức học của bạn. Và đây sẽ là trung bình điểm của bạn. Biết được điều này sẽ giúp cho các bạn tránh lơ là trong những năm đầu của đại học. Rất nhiều bạn đến nhưng năm cuối mới chợt “bừng tĩnh” nhưng đôi khi là quá muộn vì bảng điểm là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài.

b) Kinh nghiệm làm nghiên cứu (dành cho PhD nhiều hơn là MS)

Toàn bộ hồ sơ của bạn cũng để bạn thuyết phục người xét duyệt hồ sơ là bạn có khả năng làm nghiên cứu. Vậy thì đâu có cách nào trực tiếp hơn bằng cách tham gia làm nghiên cứu và cho họ xem kết quả làm nghiên cứu của bạn. Và một lần nữa, bạn phải có sự chuẩn bị trước vì để có một kết quả nghiên cúư không phải là một sớm một chiều. Nhiều bạn sau khi tốt nghiệp mới thấy sự quan trọng của điều này trong việc apply nhưng mà khi bạn đã ra trường thì cơ hội và cả nguồn thời gian đều không ủng hộ bạn.

c) Thư giới thiệu (Letter of Recommendation)

Vâng tưởng chưng như khá đơn giản chỉ cần tìm một thầy nào đó và đưa form và nhận lại thư giới thiệu nhưng mà nếu bạn không gây được ấn tượng mạnh mới thầy cô thì bạn khó có thể có một lá thư giới thiệu tốt vì chỉ khi thầy cô hiểu về con người bạn, khả năng của bạn thì họ mới viết đúng và tốt cho bạn được chú không phải là một lá thư chung chung. Thử nghĩ nếu hội đồng tuyển sinh đọc thư giói thiệu mà thư nào cũng nói chung chung như “em này học trong lớp điểm cao nhất, thông minh lắm và chắc là sẽ học tốt” .. những cái thư như thế được hội đồng xếp vào dạng “Do well in school” nhưng mà PhD thì người ta lại cần những yếu tố khác. Điều này sẽ được làm rõ trong những bài tới.

d) Bài luận (Statement of Purpose)

Nhiều bạn vẫn than phiền là không biết viết gì trong cái bài luận này, để tránh điều này thì các bạn nên chuẩn bị trước về nó. Mình phải có nhưng gì đó nổi bật và mình cảm thấy tự hào về chính bản thẩn mình thì mới thuyết phục được người khác, còn khi chính bạn thân mình thấy mình không hơn các ứng cử viên khác thì cũng thật khó để mà làm cho người khác tin là bạn xứng đáng hơn các ứng cử viên khác. Bài luận chẳng qua là người ta muốn cho bạn tự “Marketing” về chính bản thân bạn. Muốn “marketing” hay và thuýết phục thì trước hết bạn phải có một sản phẩm tốt. Hãy nghĩ về điều đó và cố chứng minh điều đó bằng các hoạt động khác trong quá trình học. Đó là tại sao ngoài điểm số người ta lại còn bắt viết bài luân.

e) Các loại test:

-
TOEFL: Nếu bạn tốt nghiệp Đại học ở một nước mà ngôn ngữ chính không phải tiếng Anh thì bạn phải thi ki thi này. Tiếng Anh là một quá trình tích luỹ và không thể học nhanh đựơc. Bạn nên thu xếp để vượt qua kì thi này. Không quá sớm như là trứơc thời gian bạn nhập học 2 năm (tháng 9 năm X-2) vì nó không còn giá trị khi bạn apply và cũng không nên quá muộn như ngay truớc khi hết hạn nộp đơn vì như thế bạn không còn cơ hội để thi lại nâng cao điểm nếu mức điểm của bạn không đạt yêu cầu.

- Các loại test chuyên ngành: Nếu bạn apply đi học ở Mỹ thì tuỳ theo chuyên ngành mà bạn phải nộp kết quả của các kì test trong hồ sơ của bạn. Mình xin liệt kê dươdi đây những loại test bạn có thể gặp và bạn cũng nên xem qua website ngành bạn dịnh theo học để biết là nó yêu cầu bạn test nào. Nếu bạn nghiên về nghiên cứu thì bạn phải lấy test GRE, nếu bạn học về Business và quản lý như MBA thì bạn phải có GMAT. Nếu bạn học Y thì bạn phải có MCAT, nếu bạn học về nha thì bạn phải có DAT và nếu bạn học về luật thì phải có LSAT.

Phần đầu tiên không thể thiếu trong bộ hồ sơ của bạn là điểm trung bình ở bậc Đại Học. Do hệ thống tính điểm ở Mỹ khác với hệ thống tính điểm ở VN: một bên thì theo thang điểm 4 và một bên theo thang điểm 10, vấn đề chuyển đổi điểm thế nào để cho công bằng đối với sinh viên cũng được khá nhiều sinh viên thắc mắc. Trong khuôn khổ của topic hôm nay mình sẽ đưa ra nhưng thang điểm khác nhau mà sinh viên cũng có thể dùng và những phương pháp để giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn điểm số của mình

Thang điểm ở Mỹ:
Ở Mỹ dùng theo thang điểm A, B, C .. và GPA được tính bằng cách chuyển ABC .. sang thang điểm 4 như ở dưới:

A+ (4.0)

A (4.0)

A– (3.7) (excellent)

B+ (3.3)

B (3.0)

B– (2.7) (above average)

C+ (2.3)

C (2.0)

C– (1.7) (average)

D+ (1.3)

D (1.0)

D– (0.7) (poor)

F (0) (failure)

Khi chấm điểm trong lớp thì các giáo viên thường cho theo thang điểm 100% tức là bạn đúng được bao nhiêu phần trăm thì đó cũng chính là điểm của bạn. Và đến cuối kì thì tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: điểm số trung bình trong lớp mà thầy giáo quyết định cách chuyển đổi sang A hay B hay C và điều này thay đổi theo trường thậm chí là theo khoa. Dưới đây là một ví dụ cho cách chuyển đổi đó:

85% - 100%: A

80% - 85% : A-
75% - 80% : B+

65% - 75% : B
55% - 65% : C+
50% - 55% : C

Thang điểm ở VN:

Vì VN theo thang điểm 10 nên nhiều người nghĩ là chỉ cần lấy (Điểm VN / 10) * 4 = GPA nhưng rõ ràng đây là cách tính điểm không hợp lý và gây ra rất nhiều thiệt thòi cho sinh viên Việt Nam. Trong một lớp học ở Mỹ thì có chừng 5% được A nhưng trong một lớp học ở VN thì bao nhiêu người được thầy giáo cho 9-10. Có nhưng lớp học mà điểm số cao nhất là 8 như vậy những người giỏi nhất lớp đó chẳng lẽ chỉ có được GPA=8/10*4 = 3.2 một GPA mà ở Mỹ coi là trên mức trung bình một chút. Và sẽ là bất lợi cho sinh viên Việt Nam khi được so sánh với các sinh viên Mỹ.

Chính vì lẽ đó có nhiều thang điểm đã được đưa ra để cho phù hợp với hoàn cảnh VN. Trong số những thang điểm đó, mình nhận thấy thang điểm do VEF đề nghị là hợp lý nhất và về một phương diện nào đó nó phản ánh đúng sức học của sinh viên.

4 Scale---------10 Scale
3.20 - 3.24<------->7
3.25 - 3.29<------->7.2
3.30 - 3.34<------->7.4
3.35 - 3.39<------->7.6
3.40 - 3.44<------->7.8
3.50 - 3.54<------->8
3.55 - 3.59<------->8.2
3.60 - 3.64<------->8.4
3.65 - 3.69<------->8.6
3.70 - 3.74<------->8.8
3.75 - 3.79<------->9
3.80 - 3.84<------->9.2
3.85 - 3.89<------->9.5
3.90 - 3.94<------->9.75
3.95 - 4.00<------->10

Làm sao trường hiểu rõ điểm số của bạn:

a) Thông qua bộ hồ sơ:

Một số trường sẽ bắt bạn phải thông qua các hệ thống đánh giá quốc tế để thực hiện việc chuyển đổi diểm sang hệ thống điểm của Mỹ nhưng phần lớn các trường là không. Và các dich vụ chuyển điểm là tính tiền chú không có free do đó nếu các bạn tránh được trường nào thì hay trường đó.

Một số trường ở VN, khi bạn nhờ phòng quan hệ quốc tế chuyển bảng điểm của bạn qua tiếng Anh thì có thể đã bao gồm cách chuyển đổi điểm. Trong trường hợp như vậy thì bạn phải tính GPA theo cách chuyển đổi mà trường bạn đã quy định. Còn nếu trường bạn không có quy định thang chuyển đổi thì bạn nên kèm theo sự giải thích về việc chuyển đổi thang điểm của bạn với hồ sơ.

b) Thông qua sự đánh giá của các giáo sư:

Ở Mỹ người ta quan trong kết quả tương đối hơn là tuyệt đối. Do đó việc bạn được vào TOP bao nhiêu % quan trọng hơn việc bạn được bao nhiêu điểm. Điều này cũng tránh đựoc việc lạm phát điểm số. Hai trường khác nhau nhưng ở một trương chỉ với 7.8 là TOP 5% nhưng trường khác thì 8.5 chỉ mới TOP 10%.

Để nêu rõ được bạn thuộc TOP nào thì bạn có thể nhờ các giáo sư thêm một nhận xét nhỏ trong là thư giới thiệu là bạn thuộc TOP nào trong lớp. Như thế sẽ giúp hộ đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về điểm số của bạn.

C) GPA bao nhiêu là đủ:

Thường thì các trường sẽ yêu cầu bạn phải có GPA>3.0 hay tương đương với B. Tuy nhiên đây là mức thấp nhất chứ không đồng nghĩa là trên mức này bạn sẽ được nhận vào. Tuy nhiên trong việc apply vào PhD program thì có nhiều yếu tố khác quyết định việc bạn có được nhận hay không như: kinh nghiệm làm nghiên cứu và các công trình khoa học .. do đó nếu trường hay khoa của bạn cho điểm khó nên GPA của bạn thấp thì cũng đừng quá lo lắng.
__________________
Two roads diverged in a wood, and I--I took the one less traveled by, and that has made all the difference. Robert Frost (1874-1963)

thay đổi nội dung bởi: HienTrang94C, 19-12-2006 lúc 03:18 AM.
HienTrang94C is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 18-12-2006, 11:37 PM   #3
Hồ sơ
HienTrang94C
Moderators
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 184
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 149 Times in 50 Posts
HienTrang94C is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Mình xin chia sẻ cùng các bạn 1 số kinh nghiệm sau


Trích:
Mình cần apply khi nào?
Cần nhất là phài theo dõi lịch của trường mà bạn muốn apply , mỗi trường mỗi khác. Theo kinh nghiệm thì thời điểm mà bạn nên bắt tay chuẩn bi hồ sơ là trước ngày deadline khoảng 6-8 tháng. Nếu bạn có thể apply online thì đỡ, còn nếu xài mail thì cũng được, Fedex hay UPS, tùy bạn thôi nhưng bạn phải tính trước khả năng thơ có thể đi chậm hơn ngày đã định. Bạn nên tận dụng email và fax , mặc dù fax gửi international thì hơi bị ...mắc. Bạn nên submit hồ sơ hoàn chỉnh, đảm bảo tới được trường trước ngày deadline , đề nếu có cần bồ sung gì thì bạn vẫn có thì giờ xoay sở.

Trích:
Cần phải chuẩn bị những gì?

Bảng điểm

Thư giới thiệu (Letter of Recommendation)

Bài luận (Statement of Purpose)

Các loại test:
Bạn cần phài luôn nhớ 1 điều là khi đi xin cấp hay chứng nhận giấy tờ đều cần thì giờ , cho nên để không bị động thì bạn cần bắt đầu chuẩn bị hồ sơ từ sớm .

Mình có kinh nghiệm thương đau trong chuyện đi dịch bản điềm . Do không có kinh nghiệm và tự làm hồ sơ nên thiệt là phài nói "trầy vi tróc vảy" trong chuyện dịch bản điềm. Lời khuyên: khi đi dịch bản điềm cần phải check cho kỹ, nếu có sai sót hay không chính xác thì phải kiên quyết yêu cầu họ điều chỉnh ngay, tốt nhất là làm trong trường, điều quan trọng là phải đảm bảo chính xác tên các môn học.

LOR - cái này thì tùy, mình thì thuận lợi vì các thầy đều viết cho mình LOR bằng tiếng Anh. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên xin 1 LOR từ Dean(trưởng khoa) và 1 từ người thầy nào mà gần gũi và biết rõ vè bạn nhất. Nếu bạn có đi làm rồi thì nên xin 1 thơ từ sếp nơi bạn đang làm việc (thơ này sẽ là lợi thế chứng minh bạn có kinh nghiệm làm việc - ưu điểm cho những bạn apply MBA). Mình rất may mắn vì thầy phó khoa cũng đồng thời dạy mình mấy năm luôn nên thầy viết cho mình thơ rất tốt. Nói chung các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi nhờ người viết LOR, người viết phải có chức vụ/ title / học vị tạo được sự tin tưởng hoặc là người viết phải là người biết bạn trong 1 thời gian dài và hiểu rõ về năng lực của bạn.

Trích:
Các loại test chuyên ngành: Nếu bạn apply đi học ở Mỹ thì tuỳ theo chuyên ngành mà bạn phải nộp kết quả của các kì test trong hồ sơ của bạn. Mình xin liệt kê dươdi đây những loại test bạn có thể gặp và bạn cũng nên xem qua website ngành bạn dịnh theo học để biết là nó yêu cầu bạn test nào. Nếu bạn nghiên về nghiên cứu thì bạn phải lấy test GRE, nếu bạn học về Business và quản lý như MBA thì bạn phải có GMAT. Nếu bạn học Y thì bạn phải có MCAT, nếu bạn học về nha thì bạn phải có DAT và nếu bạn học về luật thì phải có LSAT.
Bổ sung nếu bạn muốn học Dược thì phải lấy PCAT

Trích:
Thang điểm ở Mỹ:

Một số trường sẽ bắt bạn phải thông qua các hệ thống đánh giá quốc tế để thực hiện việc chuyển đổi diểm sang hệ thống điểm của Mỹ nhưng phần lớn các trường là không. Và các dich vụ chuyển điểm là tính tiền chú không có free do đó nếu các bạn tránh được trường nào thì hay trường đó.

Một số trường ở VN, khi bạn nhờ phòng quan hệ quốc tế chuyển bảng điểm của bạn qua tiếng Anh thì có thể đã bao gồm cách chuyển đổi điểm. Trong trường hợp như vậy thì bạn phải tính GPA theo cách chuyển đổi mà trường bạn đã quy định. Còn nếu trường bạn không có quy định thang chuyển đổi thì bạn nên kèm theo sự giải thích về việc chuyển đổi thang điểm của bạn với hồ sơ.
Việc chọn hệ thống để quy đổi điềm các bạn nên tham khảo yêu cầu cũng như suggestions của trường thì sẽ thuận tiện hơn, vì theo mình biết có rất nhiều chỗ chuyên về academic evaluations cũng khó mà lựa chọn. Trường mình thì yêu cầu phải có academic evaluations từ 1 trong 2 chỗ sau đây, giới thiệu cho các bạn tham khảo, và tất nhiên họ không làm free, tốn khoảng 150 USD
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
or
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

Nếu bảng điểm được dịch không tốt hay không chính xác thì tới đây vấn đề sẽ phát sinh và sẽ mất rất nhiều thời gian nếu cần phải sửa đổi hay điều chỉnh.

Trích:
GPA bao nhiêu là đủ?
Càng cao càng tốt nhưng cũng xin nói thêm rằng khi quy đổi điểm theo hệ thống quốc tế thì mình có cảm giác là mình bị thiệt thòi , học ngành xã hội thì không dễ đạt >8 , vì vậy khi quy ra mình chỉ có 3.65 , đó là 1 mức điềm không có gì ấn tượng. Hy vọng các bạn học các ngành khoa học tự nhiên thì sẽ có thể đạt >9 , khoảng >3.8 , là quá tuyệt. Trong số những bạn cùng lớp của mình ở đây họ toàn có GPA 3.8 trở lên. Nói như vậy để các bạn thấy rằng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nếu chúng ta không có ưu thế về GPA ,thì chúng ta cần đầu tư thêm công sức vào những phần khác, như là Statement of purpose chẳng hạn.

Chúc các bạn may mắn và thành công :1:
__________________
Two roads diverged in a wood, and I--I took the one less traveled by, and that has made all the difference. Robert Frost (1874-1963)

thay đổi nội dung bởi: HienTrang94C, 19-12-2006 lúc 03:48 AM.
HienTrang94C is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-12-2006, 01:13 PM   #4
Hồ sơ
solidity
Senior Member
 
solidity's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Cư ngụ: the Netherlands
Tuổi: 43
Số bài viết: 117
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 182 Times in 64 Posts
solidity is on a distinguished road
Default Re: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Em cảm ơn chị Hiền Trang nhiều nhé. Em còn một vài thắc mắc :

- Về bảng điểm

Thang điểm của Korea hơi khác 1 chút:
A+ = 4.5 (95-100)
A = 4 (90-94)
B+ = 3.5 (85-89)
B = 3 (80-84)
C+ = 2.5 (75-79)
C = 2 (70-74)
P = Pass

Thành ra GPA của em là 4.17, như vậy có phải chuyển đổi sang thang điểm 4 (nếu apply ở Mỹ) nữa không chị ?

- Cách apply
Em có ý định nộp PhD ở 1 nước nói tiếng Anh, cụ thể là Singapore,Netherland..., Australia, America(!). Hy vọng tìm học bổng từ Giáo sư (thực chất là làm project cho GS) chứ không phải bằng con đường chính thống của nhà trường. Với cách này lúc em sang Hàn chỉ liên hệ với GS và GS phỏng vấn trực tiếp chứ không cần chứng chỉ TOEFL. Không biết các nước khác có "dễ dãi" thế này không nữa? Em đang cố gắng thử cách này và tìm hiểu kinh nghiệm. Theo chị biết, liệu có thể làm cách này đối với các GS ở Mỹ không?

- Statement of purpose

Sự khác nhau giữa statement of purpose (SP) và Letter of Motivation (LM)? Phải chăng SP nặng về "marketing" bản thân (thuộc về quá khứ), còn LM nghiêng về passion và kế hoạch mìnhsẽ làm trong tương lai?

Với cách gửi mail trực tiếp cho GS này dễ bị nản lòng vì ít khi nhận được hồi âm. Hôm qua có 1 GS đến trường em dạy thỉnh giảng 4 ngày, đến từ University of Texas at Dallas (UTD). Em hỏi thăm vài kinh nghiệm apply,GS này bảo em phải kiên nhẫn gửi "thousands of emails", và còn cho em tên của 2 GS ở USC và Maryland để em apply thử nữa! (^-^).

Môt lần nữa em cảm ơn chị đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm nhé.
__________________
------------------------------------------------
http://so.solidity.googlepages.com/home
solidity is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-12-2006, 04:52 PM   #5
Hồ sơ
Vinh Loc 90A
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Số bài viết: 5,209
Tiền: 10500
Thanks: 1,044
Thanked 4,888 Times in 1,420 Posts
Vinh Loc 90A is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Đọc mấy cái thang điểm chuyển đổi của Hiền Trang làm anh nhớ thời anh học ở trường đại học. Hồi đó cách tính điểm này là nổi kinh hoàng của tụi anh! Lơ mơ là rớt như chơi! Học tín chỉ mà!
__________________
Tâm thượng quang Khuê tảo
Vinh Loc 90A is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-12-2006, 11:23 PM   #6
Hồ sơ
HienTrang94C
Moderators
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 184
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 149 Times in 50 Posts
HienTrang94C is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Re: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Gửi bạn ,

Thành thật xin lỗi bạn vì mình just have little idea về chuyện apply cho Ph.D , mình cũng đang tìm hiểu như bạn thôi ... cho nên mình sẽ cố gắng chia sẽ với bạn những gì mình biết và thấy ở đây , O.K? :1: :1:

Trích:
- Cách apply
Em có ý định nộp PhD ở 1 nước nói tiếng Anh, cụ thể là Singapore,Netherland..., Australia, America(!). Hy vọng tìm học bổng từ Giáo sư (thực chất là làm project cho GS) chứ không phải bằng con đường chính thống của nhà trường. Với cách này lúc em sang Hàn chỉ liên hệ với GS và GS phỏng vấn trực tiếp chứ không cần chứng chỉ TOEFL. Không biết các nước khác có "dễ dãi" thế này không nữa? Em đang cố gắng thử cách này và tìm hiểu kinh nghiệm. Theo chị biết, liệu có thể làm cách này đối với các GS ở Mỹ không?
Trước tiên quan trọng nhất theo mình nghĩ là việc chọn trường theo khả năng và điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Nếu bạn định apply Berkeley, MIT, Standford, Princeton or Harvard thì chắc chắn không thể ... giỡn chơi, mình biết có rất nhiều người nhận học bổng VEF đang học tại các trường danh tiếng đó. Các bạn thử tìm hiểu về VEF coi sao. Quan trọng là phải xác định coi mình có thỏa mãn được yêu cầu của trường không và ngược lại. Chuyện nộp đơn 10 trường thì nhận thơ rejection cả 10 là chuyện...bình thường, nhưng có khi nộp chỉ có 3 trường mà được nhận.

Không biết các trường khác và các bạn khác thì sao, nhưng riêng bản thân mình thì thấy rằng rất khó để yêu cầu trường họ bend the rules cho mình. Khi mình apply nếu mình nộp thiếu giấy tờ gì thì lập tức hồ sơ sẽ bị put on hold liền, và họ chỉ take the hold off khi mình thỏa mãn yêu cầu của họ, không thể năn nỉ hay xin xỏ. Tuy nhiên mình có thể negotiate ví dụ như thương lượng với họ về thời gian bổ sung TOEFL scores hay LOR của bạn sẽ tới chậm vì ly do gì đó chẳng hạn. Nhưng chuyện negotiation thì rất mất công vì bạn phải viết thơ giải thích tại sao và tất nhiên ly do chánh đáng thì mới được chấp nhận.

Trích:
- Statement of purpose

Sự khác nhau giữa statement of purpose (SP) và Letter of Motivation (LM)? Phải chăng SP nặng về "marketing" bản thân (thuộc về quá khứ), còn LM nghiêng về passion và kế hoạch mìnhsẽ làm trong tương lai?
Thật ra theo mình nghĩ SOP là cơ hội đề cho trường họ hiểu rõ về các ứng cử viên hơn. Trong SOP mình trình bày về kinh nghiệm và thành tích bản thân, cái này tùy bạn thôi "nổ" ít hay nhiều, ngôn ngữ mạnh mẽ hay mềm mại là tùy cá tánh và văn phong mỗi người, phần lý do chọn trường cần phải thật cụ thể , không thể nói chung chung vì nếu nói chung chung thì thà không viết còn hơn, cần tạo ấn tượng bạn là người đã tìm và hiểu rất rõ về trường, đối với mình phần quan trọng và tốn nhiều thì giờ nhất có lẽ là phần viết về kế hoạch học tập và nghiên cứu vì bạn cần chứng minh được là trường mà bạn đang apply to hòan tòan phù hơp và đáp ứng được nguyện vọng của mình. Gửi cái này cho bạn tham khảo. [Đăng nhập để xem liên kết. ]


Trích:
còn cho em tên của 2 GS ở USC và Maryland để em apply thử nữa! (^-^).
Apply là "thiệt" chứ không thể "thử" vì khi apply thì phài đóng application fee, khoảng 70-80 USD cho international applicants, thậm chí có trường tới >100 USD. Bạn cần biết rõ và cân nhắc kỹ vì thông thường appliacation fees are not refundable.
__________________
Two roads diverged in a wood, and I--I took the one less traveled by, and that has made all the difference. Robert Frost (1874-1963)

thay đổi nội dung bởi: HienTrang94C, 20-12-2006 lúc 10:04 AM.
HienTrang94C is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-04-2007, 11:30 PM   #7
Hồ sơ
solidity
Senior Member
 
solidity's Avatar
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Cư ngụ: the Netherlands
Tuổi: 43
Số bài viết: 117
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 182 Times in 64 Posts
solidity is on a distinguished road
Default Re: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Cuối cùng, sau "thounsands of emails" được gửi đi (hihi, cung khoang 20 emails !) , kiên nhẫn chờ đợi, solidity cũng nhận được 2 reply "để ý" đến hồ sơ,... và rồi chỉ 1 nơi invited online presentation... Sau vòng 2 với 40 phút seminar và trả lời câu hỏi, hồi họp chờ đợi 3 tuần, và rồi "dear..., among many candidates you have been selected ....congratulations"

New challenges for "PhD trip" coming soon in Sept 2007....sẽ tạm biệt xứ sở Kim Chi...đến với xứ sở hoa Tu-líp.

Solidity xin chân thành cảm ơn các anh chị em đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu. Đặc biệt, em cảm ơn chị Hiền Trang rất nhiều, các bài viết của chị đã giúp em nhiều trong việc chuẩn bị hồ sơ vừa qua...cảm ơn chị.

Kính chúc tất cả anh chị em CHS-LQD nhiều sức khỏe và thành công!
__________________
------------------------------------------------
http://so.solidity.googlepages.com/home
solidity is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến solidity vì bạn đã đăng bài:
vgeexmfl34 (25-06-2014)
Old 14-04-2007, 01:38 AM   #8
Hồ sơ
HienTrang94C
Moderators
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 184
Tiền: 25
Thanks: 90
Thanked 149 Times in 50 Posts
HienTrang94C is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Chúc em vui và luôn thành công trong công việc
__________________
Two roads diverged in a wood, and I--I took the one less traveled by, and that has made all the difference. Robert Frost (1874-1963)
HienTrang94C is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2007, 09:09 AM   #9
Hồ sơ
Vinh Loc 90A
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Số bài viết: 5,209
Tiền: 10500
Thanks: 1,044
Thanked 4,888 Times in 1,420 Posts
Vinh Loc 90A is an unknown quantity at this point
Ðề: Re: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Trích:
Nguyên văn bởi solidity View Post
Cuối cùng, sau "thounsands of emails" được gửi đi (hihi, cung khoang 20 emails !) , kiên nhẫn chờ đợi, solidity cũng nhận được 2 reply "để ý" đến hồ sơ,... và rồi chỉ 1 nơi invited online presentation... Sau vòng 2 với 40 phút seminar và trả lời câu hỏi, hồi họp chờ đợi 3 tuần, và rồi "dear..., among many candidates you have been selected ....congratulations"

New challenges for "PhD trip" coming soon in Sept 2007....sẽ tạm biệt xứ sở Kim Chi...đến với xứ sở hoa Tu-líp.

Solidity xin chân thành cảm ơn các anh chị em đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu. Đặc biệt, em cảm ơn chị Hiền Trang rất nhiều, các bài viết của chị đã giúp em nhiều trong việc chuẩn bị hồ sơ vừa qua...cảm ơn chị.

Kính chúc tất cả anh chị em CHS-LQD nhiều sức khỏe và thành công!
Hôm "tứ quý 7", rất may là gặp được tác giả bài viết. Nghe bạn kể mà tôi cũng vui lây.
Hoa tulip rất đẹp mỗi khi mùa đông tan. Hoa tulip đỏ, lá xanh mọc ven đường còn chút tuyết trắng. Hy vọng bạn sẽ thấy được cảnh đẹp ấy ở xứ người.
__________________
Tâm thượng quang Khuê tảo
Vinh Loc 90A is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2007, 02:21 PM   #10
Hồ sơ
Tr.Giang
Super Moderator
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 1,833
Tiền: 25
Thanks: 46
Thanked 1,114 Times in 428 Posts
Tr.Giang is on a distinguished road
Default Re: Kỹ năng apply for Master & PhD?

Hôm kia (7-7-07), Solidity cũng đã tâm sự với mình về việc đi du học của Solidity. Anh chàng gửi lời cảm ơn hết sức chân tình, thật lòng đến Hiền Trang vì đã có những bài Reply hữu ích, mở đường cho việc du học của anh chàng.

Chàng tâm sự: mỗi người con LQD đều có những cái hay riêng. Việc thể hiện nó lên diễn đàn không phải là chứng tỏ mình hay hơn người khác mà để dìu dắt, nâng đỡ, hỗ trợ... những người đi sau. Anh chàng trưởng thành từ những điều này!

Rất cảm ơn Solidity đã nói lên điều đó!
Tr.Giang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Nên học nền giáo dục Mỹ những điểm nào nhk ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 3 08-12-2006 12:15 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:27 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps