Tửu Đàm- tức những chuyện nói trong lúc say, hay còn gọi là ...rượu nói! (Ghi chú: do ghi lại trong lúc say nên câu cú nghiêng ngả, ngôn từ vụng về, các chiến hữu thông cảm! khà khà....)
Tui vốn hay uống rượu, không được nhiều lắm nhưng có thể uống tới...say. Bồ đừng cười! Có bợm do khả năng thiên phú, mới có nửa đô mà chiến hữu lật nhào hết, đành lui cui dọn dẹp chiến trường. Cũng giống như Độc Cô tiền bối, cả đời mong gặp đối thủ xứng tầm.
Và có những "người uống" không để cho say!? Loại này không được xếp vào hàng bợm, chỉ được xem là người uống, xếp ở chiếu dưới. Thường không được anh em trong giới (nhậu) đánh giá cao.
Với tui, ngồi trong mâm được chia ra 3 hạng. Hảo hạng, được trân trọng gọi là Bợm. Có nhiều câu chuyện lưu truyền về các bợm, hay được anh em đem ra bàn luận với thái độ ngưỡng mộ trong lúc....nhậu. Kế tiếp là "người uống", hạng này vì lý do nào đó mà chỉ sương sương vài ly cho có phong trào, còn gọi là Phá Mồi. Cuối cùng phải kể đến hạng Nhấp Môi. Đây là hạng khá đặc biệt, thường là nữ.
Trước khi lên mâm, mọi người tự định ra ngôi thứ của mình. Tỷ như "Hôm nay không say không về nhe!", nghe là biết bợm rồi. "Tí nữa tao có công chuyện" "Lúc này yếu quá" "Bịnh mới hết", hề hề...phá mồi đây! "Em nhấp môi thôi nhen!" (nháy nháy mắt ;-) "Em rót rượu nhe" hi hi... cẩn thận, là hạng Nhấp môi đó! Hạng vừa kể thường khó kiếm, mâm nào có được hạng này tham gia là hên lắm! Cho nên bây giờ, có một biến tướng không được lành mạnh gọi là bia ôm, anh em nhớ tránh xa!??? Phân (hạng) thì phân vậy thôi, chứ nhiều khi không đúng! Tỷ như sau dăm bảy tuần...rượu thì có sự thay đổi, Phá Mồi khi hứng lên có thể là Bợm và Bợm đuối quá nên thành Nhấp Môi luôn! Do đó, phân hạng chỉ mang tính tham khảo!
"Tới vòng rồi, để làm ly rồi nói tiếp...khà khà"
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 23-09-2007 lúc 08:24 PM.
Trong giới (nhậu) lâu nay lưu truyền một bí kíp hết sức quý báu, đó là Nội Quy Nhậu. Bí kíp này được phổ biến rộng rãi, được anh em mang ra bàn luyện trong các cuộc hội họp (nhậu). Không biết lão tiền bối nào sáng tác, nhưng chắc hẳn là một bợm lão luyện!
Dưới đây là bản sao thứ 9999...99!
Muốn trở thành một người hay được nhậu cần phải thực hiện những nội qui sau:
Điều 1: Để công bằng và hợp lý, tất cả các tay ăn nhậu bất kể là bạn bè, chiến hữu thân tình ...đều phải thực hiện sòng phẳng " Kẻ rượu người mồi" để bày ra buổi tiệc và phải bầu ra chủ xị để điều khiển cuộc nhậu
Điều 2: Khi nhận được tin thông báo, tin nhắn hoặc điện thoại của chiến hữu thì phải đi ngay không được chậm trễ, tránh tình trạng " Gà sống đá gà chết"
Điều 3: Trong khi nhậu phải tỏ ra văn minh, lịch sự, giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, phun xung quanh bàn nhậu, tránh tình trạng cầm lâu, kê tán, rót lưng, bưng đổ, câu giờ...hoặc qua vòng khi chưa được sự cho phép của chủ xị
Điều 4: Khi nhậu trong bàn phải "ăn trông nồi ngồi trông hướng" tỏ ra tôn trọng đối với những người lớn tuổi, tuyệt đối không được "say mồi"
Điều 5: Trong bàn nhậu tuyệt đối không được cầm lộn, cầm nhầm, nhất là bật lửa, giày, dép, mũ và điện thoại di động
Điều 6: Trong bàn nhậu không được mang theo vợ con hoặc cháu chắt gây phiền hà cho bạn nhậu, ngược lại được phép mang theo em vợ, em nuôi hoặc em gái (chưa chồng)
Điều 7: Trong bàn nhậu không được cãi cọ, nói chuyện riêng hoặc những chuyện gây mất đoàn kết đối với những chiến hữu, ngược lại phải kể những chuyện mang tính chất hài hước
Điều 8: Khi tan tiệc rượu về nhà không được lớn tiếng, chửi mắng, cãi cọ vợ con hoặc làm mất trật tự địa phương... gây ảnh hưởng uy tín bạn nhậu, ngược lại phải khuyến khích những chuyện làm hài lòng bà xã... để lần sau đi nhậu được bà xã khuyến khích
Điều 9: Phải thường xuyên vận động, thể dục, thể thao, để bảo đảm sức khoẻ và tuổi thọ để được nhậu bền lâu
Điều 10: Đến lúc trả tiền không được đi tiểu, nghe điện thoại , làm bộ say xỉn để ngủ hay sang bàn khác lẩn tránh...
Lưu ý: nếu vi phạm nhẹ thì khiển trách nhẹ nhàng từ 3-5 ly, nặng thì phạt ngay tại chỗ từ 50.000-100.000 để xung công quỹ lần sau nhậu tiếp.
Đọc mấy cái ông viết, mắc cười muốn chết. Để thay đổi không khí tui “mần” cái này!
Tui khoái cái này nè Phương: (Xin lấy ý của bác Huỳnh Ngọc Chiến viết về chén rượu trong tác phẩm Kim Dung): Đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu. Một điều đáng ghi nhận là trong tác phẩm Kim Dung, hầu như những nhân vật nào đam mê rượu cũng đều có tâm hồn hào sảng, phóng khoáng. Đó là một Tiêu Phong kiêu dũng, một Hồng Thất Công cương trực, một Lệnh Hồ Xung khoáng đạt, một Đan Thanh hào phóng…
Lệnh Hồ Xung kết giao hào kiệt giang hồ chủ yếu bằng rượu. Gặp bất kì người nào sành rượu và thích uống rượu là giao tình nẩy nở… Lúc đó thì ân oán thị phi đều có thể hoà tan trong chén rượu chân tình.
…Nếu chén rượu của Lệnh Hồ Xung đầy tính lãng mạn thì chén rượu của Tiêu Phong lại rất mực hào hùng. Khi uống rượu vào những giây phút quyết định tư sinh thì chén rượu của Lệnh Hồ Xung vẫn mang chất khoái hoạt phiêu bồng còn chén rượu của Tiêu Phong lại tràn đầy hào khí…
LAI RAI CHÉN RƯỢU GIANG HỒ
N úi hùng vĩ điệp trùng, cao phong tiếu bích vươn đến trời xanh, nhưng núi đẹp là nhờ mây. Sông mênh mông bát ngát, uốn khúc lượn lờ hay cuồng nộ thét gầm, nhưng sông linh là nhờ có giao long, thủy quái. Rừng bạt ngàn huyền bí nhưng rừng thâm u quyến rũ là nhờ có dị sĩ cao nhân. Khách hảo hán giang hồ phiêu bồng lang bạt mang bản chất hào sảng khoáng đạt một phần là nhờ rượu.
Nền văn hoá phương Đông không có một vị tửu thần như thần Dionysos trong thần thoại Hi Lạp, nhưng có lẽ chỉ ở phương Đông mới có một tửu đồ cuồng sĩ đời Tây Tấn tên là Lưu Linh ngông đến mức làm bài thơ Tửu đức tụng ca ngợi cái Đức của rượu, được lưu truyền ở đời, gây ảnh hưởng nhất định. Theo Tấn thư thì Lưu Linh, tự Bá Luân, quá ham mê uống rượu. Một hôm, vợ đập vỡ vò rượu, khóc bảo : “ Ông uống rượu quá nhiều, đó không phải là cái đạo nhiếp sinh, phải bỏ bớt đi ”. Lưu Linh nói “ Ta không thể tự cấm được, phải cầu quỉ thần lên để khấn nguyện, vậy phải đủ rượu thịt để làm lễ chứ !” Vợ nghe lời làm theo. Lưu Linh bèn qùi xuống khấn rằng :“ Thiên sinh Lưu Linh, Dĩ tửu vi danh, Nhất ẩm nhất hộc, Ngũ đẩu giải tinh, Phu nhơn chi ngôn, Thận bất khả thính (Trời sinh ra Lưu Linh, do uống rượu mà nối danh. Mỗi lần uống một hộc. Uống năm đẩu mới giải tỉnh. Lời của đàn bà nói, Xin cẩn thận đừng nghe ! )
Văn học Trung quốc qua bao thời đại không thiếu thơ văn ca ngợi rượu. Thậm chí rất nhiều. Thông thường người ta chia ra làm ba cách uông rượu : tục tửu, thường tửu và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Thường tửu là uống xong cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để bàn về thi ca, nghệ thuật nhằm di dưỡng tinh thần. Đến Kim Dung thì chén rượu lại được điểm xuyến thêm một phần ý vị nữa : đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. Đối với cuộc sống rong ruỗi phiêu bạt của khách võ lâm, có thể trong buổi tiễn đưa hoặc buổi trùng lai thiếu tiếng đàn tiếng hát nhưng chắc chắn trong nỗi buồn li biệt hay trong niềm vui hội ngộ đó luôn luôn có rượu. Chung quanh chén rượu và ngay trong chén rượu có biết bao nhiêu tâm sự của muôn vạn mãnh đời. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu. Một điều đáng ghi nhận là trong tác phẩm Kim Dung, hầu như những nhân vật nào đam mê rượu cũng đều có tâm hồn hào sảng, phóng khoáng. Đó là một Tiêu Phong kiêu dũng, một Hồng Thất Công cương trực, một Lệnh Hồ Xung khoáng đạt, một Đan Thanh hào phóng v..v ... Bang chủ Hồng Thất Công do tính ham rượu và nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung dùng mẹo lừa để ông phải truyền tuyệt kĩ “Hàng long thập bát chưởng” cho Quách Tĩnh. Đoàn Dự khi lang bạt giang hồ tìm Vương Ngọc Yến, thấy Tiêu Phong ngồi uống rượu trên Tùng hạc lâu mà sinh cảm mến, cùng nhau uống rượu rồi kết làm huynh đệ. Đó là cách uống rượu hào sảng của khách anh hùng. Đoàn Dự dùng Thiếu trạch kiếm để tiết hết rượu ra khỏi người theo đầu ngón tay út mới có thể đối ẩm với “đại tửu ... lâm cao thủ “ là Tiêu Phong. Đó là cách uống rượu đầy tiểu xảo mà Đoàn Dự vô tình phát hiện. Và chỉ trong tác phẩm Kim Dung mới có được “pha” uống rượu thú vị thế kia.
Nếu chén rượu đầy mưu trí của Lệnh Hồ Xung trên Trích Tiên tửu lâu khi lừa Điền Bá Quang để cứu Nghi Lâm làm người đọc vừa buồn cười vừa thán phục thì chén rượu thương đau của gã trên đỉnh Hoa Sơn lạnh buốt lại đắm chìm trong nỗi nhớ thương cô tiểu sư muội Nhạc Linh San, làm cho người đọc ngậm ngùi. Một tên dâm tặc vô hạnh như Điền Bá Quang lại biết lẻn vào hầm rượu của Trích Tiên tửu lâu đập vỡ hết gần hai trăm vò rượu quí hiếm trên thế gian, chỉ giữ lại hai vò để mang lên đỉnh Hoa Sơn cùng đối ẩm với Lệnh Hồ Xung, đã làm cho người đọc phát sinh hảo cảm, dù gã đã bị cả hai phe hắc bạch khinh bỉ là hạng “vô ác bất tác đích dâm tặc” ( tên dâm tặc không có điều ác nào mà không làm ). Thử hỏi trong đời có mấy ai được uống một chén rượu chí tình đáng cảm động thế kia ? Một chi tiết nhỏ đó thôi chắc cũng đủ khiến cho tửu đồ khắp thiên hạ cùng nhau nâng chén rượu tha thứ phần nào tội lỗi cho Điền Bá Quang ! Đâu phải chỉ trong tiếng đàn, tiếng tiêu cao nhã mới có thể tạo nên mối đồng cảm tri âm như Khúc Dương trưởng lão và Lưu Chính Phong, mà một chén rượu đục trong chốn giang hồ vẫn đủ sức để tạo nên mối tình tri ngộ giữa một người mang tiếng bại hoại và một môn đồ phe chính giáo. Cái chân tâm trong chỗ giao tình vẫn luôn luôn nằm bên kia âm thanh cũng như luôn luôn nằm đằng sau chén rượu ! Rượu hay âm nhạc lúc đó chỉ là phương tiện để con người tìm gặp nhau ở một điểm nào đó trong chổ ý hợp tâm đầu. Khi Lệnh Hồ Xung tung chén rượu lên trời thành muôn ngàn giọt để cùng chia xẻ với quần hùng hắc đạo trên đỉnh Ngũ Bá cương, Kim Dung đã cực tả tính hào sảng của một gã tửu đồ giữa niềm thống khoái chân tình với hào kiệt giang hồ. Hình ảnh kiêu hùng của Hướng Vấn Thiên khi bị trói đôi tay mà vẫn trầm tĩnh ngồi uống rượu trong lương đình giữa vòng vây của hai phe hắc bạch, đã khiến Lệnh Hồ Xung trổi dậy hào khí, liều lĩnh chen vào ngồi đối ẩm để cùng xẻ chia hoạn nạn. Người đọc không ngạc nhiên vì sao sau này, khi Giáo chủ Nhật nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành thống lĩnh giáo chúng vây Hoa Sơn để tiêu diệt Ngũ nhạc kiếm phái, đẩy Lệnh Hồ Xung vào thế đối địch, thì Hướng Vấn Thiên là người đầu tiên bạo dạn cùng uống với Lệnh Hồ Xung một chén rượu cuối cùng ngay tại đương trường trước khi chuẩn bị cho một trận huyết chiến sắp tới, dù biết rõ Nhậm Ngã Hành đang ngấm ngầm phẫn nộ. Rồi lần lượt các tay hào kiệt khác trong Nhật nguyệt thần giáo cũng can đảm bước ra cạn chén với Lệnh Hồ Xung dù trong thâm tâm họ cũng hiểu rằng điều đó sẽ gây thịnh nộ cho Giáo chủ và cái giá phải trả đằng sau chén rượu kia có khi là cái chết. Biết bao nhiêu hào khí hùng tâm chứa chan trong một chén rượu nồng !. Lệnh Hồ Xung kết giao hào kiệt giang hồ chủ yếu bằng rượu. Gặp bất kì người nào sành rượu và thích uống rượu là giao tình nẩy nở. Đối với Lệnh Hồ Xung dường như không có chính hay tà mà chỉ có rượu ngon hay dỡ và nhất người nâng chén rượu cùng uống có đáng mặt hảo hán để giao kết hay không mà thôi. Lúc đó thì ân oán thị phi đều có thể hoà tan trong chén rượu chân tình.
Nếu chén rượu của Lệnh Hồ Xung đầy tính lãng mạn thì chén rượu của Tiêu Phong lại rất mực hào hùng. Khi uống rượu vào những giây phút quyết định tư sinh thì chén rượu của Lệnh Hồ Xung vẫn mang chất khoái hoạt phiêu bồng còn chén rượu của Tiêu Phong lại tràn đầy hào khí ! Tại Tụ Hiền trang, trước khi cùng quần hùng quyết đấu, Tiêu Phong vẫn cùng họ uống rượu để tuyệt tình. Chén rượu ném đi, giao tình đứt đoạn và cuộc chơi sinh tử bắt đầu. Nhưng đến chén rượu trên chùa Thiếu Lâm mới thật chan chứa hùng tâm.
Khi tình cờ bị vây hã m trên đỉnh Thiếu Thất bởi vô số những cao thủ cự phách, Tiêu Phong trong cảnh lâm vào tuyêỷt địa vẫn hiên ngang uống rượu. Khi đánh lùi một lúc cả ba đại cao thủ Du Thản Chi, Đinh Xuân Thu, Mộ Dung Phục, khiến Tiêu Phong hào khí ngất trời, ông hô vệ sĩ mang mấy túi rượu uống cạn một lúc gần hai mươi cân, rồi ngõ lời cùng Đoàn Dự : ”Huynh đệ, ta và người hôm nay đồng sinh tử, thật không uổng phí một phen kết nghĩa, sống cũng tốt mà chết cũng tốt, chúng ta cùng nhau uống một trận cho thật thống khoái ! “. (Huynh đệ, nễ ngã sinh tư vi cộng, bất uổng liễu kết nghĩa nhất trường, tư dã bã i, hoạt dã bã i, đại gia thống thống khoái khoái đích hát tha nhất
trường ! ) Hào khí bức người của Tiêu Phong khiến nhà sư Hư Trúc cảm kích quên hết giới luật thanh qui, cùng nhau cạn chén. Cảnh tượng một tay đại hào kiệt là Tiêu Phong cùng anh chàng đồ gàn Đoàn Dự và nhà sư Hư Trúc làm lễ giao bái và uống rượu ngay trong vòng gươm đao trùng điệp để chuẩn bị mở một trường đại sát thật láng lai hào khí của võ lâm, khiến cho người đọc cảm thấy hùng tâm hứng khởi như đọc Sư kí Tư Mã Thiên đến đoạn Thái tử Đan tiễn Kinh Kha qua sông Dịch. Đó không phải chén rượu liều lĩnh của bọn dũng phu cùng đường, mà là chén rượu của những tay hào tuấn xem cái chết như là “một cõi đi về “ khi đã cảm nhận trọn vẹn được tấm chân tình của nghĩa đệ huynh ! Sống ở nhân gian mà có được một người tri kỉ thì có chết đi cũng không đến nỗi uổng phí bình sinh ! Uống rượu hào hùng đến trình hạn ấy mới là chỗ mà thơ Lý Hạ gọi là Chân thị Kinh Kha nhất phiến tâm (đó mới thực là tấm lòng của Kinh Kha).
Nhưng uống rượu như Tiêu Phong hay Lệnh Hồ Xung cũng chỉ là cách uống rượu hào hùng thống khoái của hảo hán giang hồ, mà cách uống rượu của Đan Thanh tiên sinh - đệ tứ trang chủ Cô sơn Mai trang - hay Tổ Thiên Thu mới đúng là hạng tửu đồ thượng thừa sành điệu. Người đọc ắt hẵn phải thâm tạ Kim Dung đã tặng cho đời những trang tuyêt bút về rượu. Uống nào phải dùng chén ấy. Chén ngọc hay chén lưu li làm rượu nổi thêm màu sắc [1], chén sừng tê làm rượu thêm hương vị. Uống rượu bồ đào phải dùng chén dạ quang [2], vì khi rót vào chén dạ quang thì rượu bồ đào sẽ có màu đỏ như máu, khiến cho quân sĩ ngoài biên tái uống vào thêm hùng khí chiến đấu. Uống rượu Thiệu hưng trạng nguyên hồng phải dùng chén cổ đời Bắc tống. Uống rượu Lê Hoa phải dùng chén Phỉ Thúy. Các quán rượu tại Hàng Châu thường treo cờ xanh trước tiệm rượu để ánh sáng chiếu màu xanh vào chén rượu Lê hoa như màu phỉ thuý [3 ]v.v... Thử hỏi mấy ai đọc Đường thi mà có thể cảm nhận ra chỗ tận diệu trong lời thơ thế kia, nếu như không có những “nhà tửu học ” như Tổ Thiên Thu ? Tổ Thiên Thu phân tích về rượu làm ta nhớ lại lão ăn mày trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân bình phẩm về trà. Họ đều là những nghệ sĩ tài hoa trong làng trà làng rượu. Với Đan Thanh và Tổ Thiên Thu thì uống rượu đã trở thành một loại nghệ thuật. Uống rượu đến mức đó là gần như nâng rượu lên thành Tửu đạo.
Đáng tiếc thay, ở phương Đông, cái tạm gọi là Tửu đạo đó lại không được lịch sử phát triển thành một trào lưu như Trà đạo. Có lẽ vì nó giống như con dao hai lưỡi. Kẻ non nớt dùng nó ắt sẽ bị đứt tay. Tiên tửu chưa chắc đã thấy đâu mà tục tửu có thể đã ngập tràn trong thiên hạ ! Chén rượu ngày nay đã mang quá nhiều tục sắc. Tửu vị cho dẫu đã được nâng lên thêm mấy bậc nhưng tửu đạo lại bị hạ xuống thấp mấy tầng ! Giá như Tổ Thiên Thu và Đan Thanh sống lại ắt hẵn sẽ mời tất cả các tửu đồ thượng thừa trong thiên hạ đời nay tụ tập lại để giảng cho nghe về tửu đạo và cùng nhau lai rai một chén rượu giang hồ !
(Huỳnh Ngọc Chiến)
Link: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Tui đang lang thang trong giới phàm phu tục tử (tục tửu), ông kéo một cái lên chốn đào hoa lãng tử (tiên tửu). Kim Dung tiên sinh chắc chắn là tay nhậu thần sầu rồi. Nếu không đố mà viết được những trang rượu đẹp, những nhân vật bất tử như thế!
Ông nhắc đến Kim Dung làm tui nhớ đến chuyện hôm rồi, cũng là tửu đàm ...hề hề...
---
Hôm bữa tui nhậu với ông thầy hướng dẫn thực tập. Sau 6 tuần rượu (tương đương 3 chai bia), mọi người bàn chuyện rượu trong truyện Kim Dung. Ai nấy đều khen Lệnh Hồ Xung nức nở, thật là trang nam nhi hào khí, nhậu không biết...mệt! Bàn chuyện Tổ Thiên Thu uống rượu sành điệu bậc nhất thiên hạ. Bàn một hồi tới Thần Điêu Đại Hiệp. Thầy nghĩ ra ý hay mới cười lên khoái chí:
- "Trong truyện này, mấy em thích là ai nhất?"
Cả bọn nhao nhao:
- "Dương Quá, thầy, anh hùng chí khí"
- "Tiểu Long Nữ, thầy, đẹp mê hồn luôn"
- "Lý Mạc Sầu, thầy, bà đó dữ dằn lắm"
....
Thầy vuốt râu, cười khà khà:
- "Doãn Chí Bình là sướng nhất!"
----
To Giang: ông đổi cái link khác đi! Trang Đất Việt có nhiều truyện "đen" lắm! hề hề...
Tửu Đàm- tức những chuyện nói trong lúc say, hay còn gọi là ...rượu nói! (Ghi chú: do ghi lại trong lúc say nên câu cú nghiêng ngả, ngôn từ vụng về, các chiến hữu thông cảm! khà khà....)
Tui vốn hay uống rượu, không được nhiều lắm nhưng có thể uống tới...say. Bồ đừng cười! Có bợm do khả năng thiên phú, mới có nửa đô mà chiến hữu lật nhào hết, đành lui cui dọn dẹp chiến trường. Cũng giống như Độc Cô tiền bối, cả đời mong gặp đối thủ xứng tầm.
Và có những "người uống" không để cho say!? Loại này không được xếp vào hàng bợm, chỉ được xem là người uống, xếp ở chiếu dưới. Thường không được anh em trong giới (nhậu) đánh giá cao.
Với tui, ngồi trong mâm được chia ra 3 hạng. Hảo hạng, được trân trọng gọi là Bợm. Có nhiều câu chuyện lưu truyền về các bợm, hay được anh em đem ra bàn luận với thái độ ngưỡng mộ trong lúc....nhậu. Kế tiếp là "người uống", hạng này vì lý do nào đó mà chỉ sương sương vài ly cho có phong trào, còn gọi là Phá Mồi. Cuối cùng phải kể đến hạng Nhấp Môi. Đây là hạng khá đặc biệt, thường là nữ.
Trước khi lên mâm, mọi người tự định ra ngôi thứ của mình. Tỷ như "Hôm nay không say không về nhe!", nghe là biết bợm rồi. "Tí nữa tao có công chuyện" "Lúc này yếu quá" "Bịnh mới hết", hề hề...phá mồi đây! "Em nhấp môi thôi nhen!" (nháy nháy mắt ;-) "Em rót rượu nhe" hi hi... cẩn thận, là hạng Nhấp môi đó! Hạng vừa kể thường khó kiếm, mâm nào có được hạng này tham gia là hên lắm! Cho nên bây giờ, có một biến tướng không được lành mạnh gọi là bia ôm, anh em nhớ tránh xa!??? Phân (hạng) thì phân vậy thôi, chứ nhiều khi không đúng! Tỷ như sau dăm bảy tuần...rượu thì có sự thay đổi, Phá Mồi khi hứng lên có thể là Bợm và Bợm đuối quá nên thành Nhấp Môi luôn! Do đó, phân hạng chỉ mang tính tham khảo!
"Tới vòng rồi, để làm ly rồi nói tiếp...khà khà"
Người "ngâm cứu" tới cảnh giới này chắc cũng thuộc hàng cao thủ, ngoại hạng đây. Bửa nào ghé Phường "vét" cho hết hủ rượu hôm bửa cho rồi. Mắc công lâu lâu Phương lấy ra nhâm nhi vài tuần, rồi ứng khẩu thành ..văn vẻ như bây giờ, để anh em thèm chết.
Đại ca Lộc hôm nào "thu xếp" ghé bên tệ xá làm vài ly đi! hề hề...
----
Cách đây 3 hôm, tui nhậu tại nhà một chiến hữu ở Bình Tân. Đang "vui" nên nhậu tới say mèm. Hậu quả là sảng ngủ dậy không còn nhớ gì nữa! Tui hoảng quá! Tra sách y học thì quả đúng nhậu làm mất trí nhớ. Thế là từ đây mỗi khi nhậu say thì ghi lại những chuyện xảy ra, để sau này còn hồi phục lại được trí nhớ khà khà....
Với mỗi người sẽ có một kỷ niệm riêng về những trận "ác chiến" của mình. Với tui là trận chiến cách đây 5 năm...
Tui còn nhớ lúc đó mới ra trường, lương ba cọc ba đồng (cũng giống như bây giờ hu hu...) mà cũng tập tành đi Bar. Vào đó nghe nhạc thùng thùng... thình thình.... Hôm nào uống được vài ba chai thì thấy lâng lâng hay hay, chứ lúc tỉnh táo, nhìn mọi người xung quanh, đúng là cười bể bụng. Tui đi bar bình dân mà, mấy chú ni cô lai con nhà nghèo, mấy anh dưới quê mới lên như tui nhiều vô số kể. Ngồi trên cái ghế cao lêu khêu mà cứ đung đưa, lắc lư theo điệu "pằng păng ... păng lăng, pằng păng...păng lăng"... trông như mấy thằng bị lên cơn giựt kinh phong. Ái chà...lại nói lung tung rồi.
Hôm đó tui được thằng bạn mới vô mánh dẫn tui đi Thảo Ly, bia uống như nước, lại uống cả rượu Tây. Trời, đúng là có tiền em út phục vụ nhiệt tình thiệt! Tui nhậu tới tê càng thì thằng bạn mới rủ đi Bar 2000 ở quận 6. Lúc đó tê tê mê mê nên tui đồng ý luôn. Chạy tới bùng bia Nguyễn Tri Phương thì quăng xe cái rầm. Trầy sơ sơ, đúng dậy chạy tiếp. Tới nơi, tui say bất biết, uống thêm vài lon, tui bèn....mua bông tặng ca sĩ. Tui còn nhớ khen ca sĩ "dễ thương quá" nữa! Mèn ơi, nhớ tới là mắc cỡ muốn chết. Đúng là khi xỉn có thể làm những chuyện khó ngờ!
Chuyện tui đi về mới đúng là chuyện khó ngờ! Nhà lúc đó sát ngay quận 10, tui chạy lông nhông làm sao hổng biết qua tuốt cầu Bình Triệu. Khi tỉnh lại hơi hơi, vì lúc này biết rằng mình chưa về đến nhà và cảm thầy buồn ngủ, tui căng mắt tìm khách sạn. Cũng may chạy một tí thì gặp, và chui ngay vào ngủ tới sáng. Thức dậy thì hơn 9 giờ sáng, hỏi thăm đường về....Sài Gòn mới hay mình đi qua cầu Bình Triệu đến 5 km!!!
Thế mới nhớ đến câu ca rao:
"Chim khôn lựa cây lành mà đậu
Gái khôn lấy chồng nhậu mà nhờ
Mai đây có chết bụi chết bờ khỏi chôn"
khakhakhakhakhakhakha, cái này là xếp vào hạng nào đây người anh em????
Híc, mấy cái Bar đó ở đây, bữa nào anh em bạn bè ta chui vô có được hông? Hehehehe
khakhakhakhakhakhakha, cái này là xếp vào hạng nào đây người anh em????
Híc, mấy cái Bar đó ở đây, bữa nào anh em bạn bè ta chui vô có được hông? Hehehehe
Ráng chui vô đó tiêu thụ giúp em nó mấy chục chai rượu giả mà em mới dán tem còn thơm mùi gạo mới.
Tửu Đàm- tức những chuyện nói trong lúc say, hay còn gọi là ...rượu nói! (Ghi chú: do ghi lại trong lúc say nên câu cú nghiêng ngả, ngôn từ vụng về, các chiến hữu thông cảm! khà khà....)
Tui vốn hay uống rượu, không được nhiều lắm nhưng có thể uống tới...say. Bồ đừng cười! Có bợm do khả năng thiên phú, mới có nửa đô mà chiến hữu lật nhào hết, đành lui cui dọn dẹp chiến trường. Cũng giống như Độc Cô tiền bối, cả đời mong gặp đối thủ xứng tầm.
Và có những "người uống" không để cho say!? Loại này không được xếp vào hàng bợm, chỉ được xem là người uống, xếp ở chiếu dưới. Thường không được anh em trong giới (nhậu) đánh giá cao.
Với tui, ngồi trong mâm được chia ra 3 hạng. Hảo hạng, được trân trọng gọi là Bợm. Có nhiều câu chuyện lưu truyền về các bợm, hay được anh em đem ra bàn luận với thái độ ngưỡng mộ trong lúc....nhậu. Kế tiếp là "người uống", hạng này vì lý do nào đó mà chỉ sương sương vài ly cho có phong trào, còn gọi là Phá Mồi. Cuối cùng phải kể đến hạng Nhấp Môi. Đây là hạng khá đặc biệt, thường là nữ.
Trước khi lên mâm, mọi người tự định ra ngôi thứ của mình. Tỷ như "Hôm nay không say không về nhe!", nghe là biết bợm rồi. "Tí nữa tao có công chuyện" "Lúc này yếu quá" "Bịnh mới hết", hề hề...phá mồi đây! "Em nhấp môi thôi nhen!" (nháy nháy mắt ;-) "Em rót rượu nhe" hi hi... cẩn thận, là hạng Nhấp môi đó! Hạng vừa kể thường khó kiếm, mâm nào có được hạng này tham gia là hên lắm! Cho nên bây giờ, có một biến tướng không được lành mạnh gọi là bia ôm, anh em nhớ tránh xa!??? Phân (hạng) thì phân vậy thôi, chứ nhiều khi không đúng! Tỷ như sau dăm bảy tuần...rượu thì có sự thay đổi, Phá Mồi khi hứng lên có thể là Bợm và Bợm đuối quá nên thành Nhấp Môi luôn! Do đó, phân hạng chỉ mang tính tham khảo!
"Tới vòng rồi, để làm ly rồi nói tiếp...khà khà"
Quá chí lí............ thưởng cho Pác 1 ly
__________________ Đặng Minh Tiến - K96
ĐÀN ÔNG VIỆT NAM THỜI NAY:
1. Một Vợ
2. Hai Con
3. Ba Lầu
4. Bốn Bánh.....