Điện thoại đe dọa tính mạng, khủng bố tinh thần với bà thành "cơm bữa". Chuyện đổ phân, ném chuột chết hay gài kíp mìn vào cổng nhà cũng không phải là hiếm... nhưng người phụ nữ bị gọi là "điên" vẫn không nản chí.
> [Đăng nhập để xem liên kết. ] /[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Chiều một ngày cuối thu, trong căn nhà khang trang trên phố An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Hòa tâm sự ở tuổi nghỉ hưu lẽ ra bà an nhàn, sung túc bên con cháu, nhưng với tính ngay thẳng, bất bình với những chuyện khuất tất, bà không thể khoanh tay đứng ngoài cuộc.
Bà Hòa cùng Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trong lễ vinh danh 88 công dân chống tham nhũng tổ chức đầu tháng 9. Tâm sự với VnExpress.net, nữ cựu chiến binh kể bà dấn thân chống tham nhũng từ năm 2001 trong một lần đi chùa thấy người dân bên đường xôn xao chuyện đền bù giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hạ tầng xung quanh khu vực hồ Tây, bà tò mò ghé vào. Sau khi tìm hiểu, bà bảo họ nên gặp chính quyền để hỏi rõ song không ai dám, bà đứng ra nhận làm thay.
Nhiều người không tin tưởng bảo làm thế khác gì "con kiến kiện củ khoai". Nhưng nữ cựu chiến binh này không nản lòng. 3 năm, bà nhiều lần bí mật đến nhà dân thu thập chứng cứ để đưa vụ việc ra ánh sáng...
Người phụ nữ ở tuổi xế chiều bảo để không bị nghi ngờ, nhiều hôm bà phải kiếm những bộ quần áo cũ vào vai người mò cua bắt ốc để đi đo đạc đất ở khu vực dự án. Sau khi hoàn tất hồ sơ, bà "gõ cửa" nhiều nơi mong tìm lại được công bằng... Bà chỉ chịu "nghỉ việc" để nhập viện mổ van tim nhân tạo khi đã tìm được các vị "Bao Công" hứa giúp sẽ điều tra vụ này đến cùng.
Rồi kiểm toán nhà nước, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội vào cuộc, xác minh tố cáo của bà là có cơ sở. Sau nhiều năm kiên trì, vụ án “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” ở gói thầu 9 dự án kè Hồ Tây cũng đã được khởi tố điều tra. Hơn 20 người liên quan bị triệu tập.
Không chỉ một việc trên, người phụ nữ với hàng chục biệt danh (như Bao công, Hòa điên, Hòa văng, Hòa đại nhân) còn tham gia đấu tranh chống tiêu cựu ở nhiều nơi khác, chẳng hạn vụ lấn chiếm 1.000 m2 đất của trường mầm non An Dương, hay việc ăn chặn đền bù giải phóng mặt bằng của hai ngôi chùa thuộc quận Tây Hồ...
"Có những vụ việc nguyên tiền photocopy tài liệu, tôi phải chi nhiều triệu đồng. Ngoài ra còn phải mua tài liệu, máy ghi âm, máy ảnh...", bà Hòa kể. Khi không có tiền, bà đã giấu con bán đi căn hộ ở Đền Lừ để lấy vài trăm triệu đồng làm "lộ phí" chống tham nhũng. Ước tính gần chục năm qua, số tiền bà bỏ ra lên đến gần 500 triệu đồng. Người phụ nữ 57 tuổi với dáng vẻ nhanh nhẹn bảo, việc làm của bà lúc đầu cũng bị người thân phản đối vì cho rằng nguy hiểm, liên lụy đến bản thân. Nhưng bà quyết làm nên mọi gia đình cũng đành phải chiều theo. Cũng kể từ đây, bà và gia đình không ít lần điêu đứng, sợ hãi vì bị trả thù. Những cuộc điện thoại nặc danh gọi đến nhà đe dọa tính mạng, khủng bố tinh thần đã trở thành "cơm bữa"... Chuyện nhà bà liên tục bị đổ phân, ném chuột chết hay gài kíp mìn vào những dịp lễ, Tết không phải là hiếm.
Để đối phó với những chiêu này, nhà bà đã được cài camera trước cổng, toàn bộ hệ thống tường rào, cửa sắt được lắp thêm kính thông minh. Dù cảnh giác đến vậy mà mới đây, vài ngày trước khi dự lễ vinh danh 88 cá nhân có thành tích chống tham nhũng trong cả nước, bà đã bị hai người đàn bà lạ mặt đến đánh đập. Họ túm tóc, tát và cào rách mặt khiến bà phải nhập viện. Chúng dọa sẽ cắt gân chân và tay, gây tai nạn nếu vẫn tiếp tục chống tham nhũng. "Nhưng tôi không sợ mà bỏ cuộc đâu...", nữ cựu chiến binh quả quyết.
"Có người bảo tôi là "con điên" khi bán nhà làm kinh phí để chống tham nhũng". Ảnh: Hoàng Anh. Bà bảo, trước khi được chọn là cá nhân tiêu biểu chống tham nhũng, cũng như được mời là nhân vật của chương trình "Người đương thời", bà liên tục bị người xung quanh dè bỉu và bị gọi là "con điên". Có trường hợp còn hiểu nhầm, vu khống danh dự của bà và con gái....
"Giờ, tôi đã được an ủi phần nào vì công việc thầm lặng của mình đã được xã hội ghi nhận. Có ngày, tôi nhận được hàng chục cuộc điện thoại của bạn bè từ Nam ra Bắc động viên chia sẻ", bà nói.
Giờ đến nhà bà Hòa, nhiều người ngạc nhiên không còn thấy tấm biển tư vấn nhà đất miễn phí mà thay vào đó là tư vấn pháp luật miễn phí. Bà tủm tỉm cho biết cái biển đó đã giúp bà có được nhiều nguồn tin về những vụ việc nghi ngờ có tham nhũng...
Người phụ nữ nhiều năm vẫn bị nhiều người gọi là "con điên" tự nhận trình độ học vấn của mình không cao nhưng nhờ cộng tác với nhiều luật sư, các cán bộ ở cơ quan chống tham nhũng... nên đã có thêm động lực đấu tranh với tiêu cực.
Bà Hòa cho rằng, xã hội còn nhiều người như bà nhưng không phải ai cũng dám làm. Dịp 20/10 năm nay, bà nhắn nhủ những chị em đang có ý định dấn thân chống tiêu cực nếu gặp khó khăn bà sẽ giúp đỡ (cả vật chất, tinh thần) để phong trào này lan rộng khắp cả nước.
Hoàng Anh [Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
88 công dân chống tham nhũng được vinh danh
Khóc vì thấy "cuộc chiến" chống tham nhũng quá vất vả, bị trù dập, đe dọa tính mạng; mừng khi việc mình làm được xã hội ghi nhận... là cảm xúc của nhiều cá nhân có thành tích phòng, chống tham nhũng được tuyên dương sáng 7/9.
> [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trong bộ quân phục, nữ cựu chiến binh Nguyễn Thị Hòa (quận Tây Hồ, Hà Nội) nghẹn lời ngay khi vừa đứng lên phát biểu. "Tôi không biết nên khóc hay nên cười lúc này. Sáng nay trước khi ra khỏi nhà tôi vừa nhận được lời hăm dọa sẽ cắt gân chân, gây tai nạn nếu cứ tiếp tục chống tham nhũng", bà Hòa trải lòng.
Nữ cựu chiến binh này cho biết, kể từ khi tố cáo sai phạm trong quản lý đất đai tại khu vực hồ Tây, bà luôn bị rình rập hãm hại. Nửa đêm bà liên tục bị kẻ nặc danh gọi điện thoại khủng bố tinh thần dọa giết, con cái đi đường bị chặn xe, dọa nạt. Thậm chí vào ngày Tết, nhà bà bị đổ phân, ném chuột chết vào.... Mới đây nhất, một quả mìn đã "xuất hiện" trước cửa nhà.
Ba vụ việc bà tố cáo, cơ quan chức năng vào cuộc xác định là có sai phạm. "Nhiều tháng trôi qua, tôi vẫn không thấy xử lý người vi phạm. Một số cán bộ bị xác định liên quan thậm chí còn được lên chức cao hơn", nữ cựu chiến binh trăn trở.
Những chuyện bà Hòa gặp phải cũng "vấn đề" mà nhiều người trong số 88 cá nhân có thành tích chống tham nhũng trong cả nước đang đối mặt. Câu chuyện về hành trình chống tham nhũng của ông Phùng Chí Công (Chánh văn phòng HĐND và UBND quận Ô Môn, Cần Thơ) là điển hình.
Các cá nhân điển hình được tặng bằng khen. Ảnh: TTXVN. Chia sẻ tại hội nghị, ông cho biết vì đấu tranh chống tiêu cực ở địa phương mà ông bị cô lập ở cơ quan, không được giao việc; con tốt nghiệp đại học nhưng không cơ quan nào dám nhận... Gia đình bị khống chế kinh tế, khủng bố tinh thần...
Hơn 10 năm lăn lộn chống tham nhũng, ông Công nhận thấy: "Tôi rất buồn khi phải nói lên thực tế phũ phàng này. Bình thường, lãnh đạo quận, thành phố phát biểu về chống tham nhũng mà không liên quan tới đơn vị, cá nhân mình thì rất hùng hồn. Nhưng khi có người nêu các vụ việc tham nhũng trong đơn vị quản lý thì lại thấy khó chịu, không thiện cảm cho rằng suốt ngày không lo làm việc chỉ đi "bới móc" gây mất đoàn kết, làm mất thi đua của cơ quan".
Chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng Vũ Tiến Chiến thừa nhận: "Đặc thù của đối tượng tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn. Do vậy, hình thức trả thù cũng rất tinh vi, không phải chỉ trong trước mắt mà còn lâu dài; không chỉ bằng bạo lực mà còn thông qua nhiều hình thức tinh vi khác".
Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, vất vả, những "anh hùng" như bà Hòa, ông Công vẫn không nản lòng, quyết đấu tranh vì công lý. "Số người dám trực diện đấu tranh chống tham nhũng ngày càng tăng... Nhiều người thậm chí chấp nhận hy sinh, nguy hiểm, đối đầu với thế lực tham nhũng", ông Vũ Tiến Chiến nhận xét.
Trong 88 gương điển hình được vinh danh hôm nay 46 cá nhân đã góp công lật tẩy các phi vụ ăn hối lộ của "quan tham". Điển hình là bà Nguyễn Thị Nhã (quận Thanh Xuân, Hà Nội) tố cáo cán bộ địa chính xã Tân Triều nhận 160 triệu đồng để làm sổ đỏ; hay ông Phan Huy Hóa (Giám đốc Công ty TNHH Tràng Tiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tố giác hai cán bộ thuế quận Hòa Kiếm đòi và nhận hối lộ 145 triệu đồng.
Gần đây nhất là vụ ông Hoàng Văn Khánh (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần dệt may xuất khẩu Hải Phòng) tố cáo và cộng tác với Công an Hà Nội bắt quả tang ông [Đăng nhập để xem liên kết. ] (Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư phát triển VN) đòi, nhận hối lộ tiền tỷ.
42 "anh hùng" còn lại là những người đã tham gia phát hiện, đấu tranh với nhiều hiện tượng tiêu cực. Trong số này có 8 nhà báo gồm: ông Phạm Việt Dũng (Tổng biên tập Cổng thông tin điện tử Chính phủ), ông Phan Thanh Hải (văn phòng miền Trung báo Lao Động), bà Cao Thị Lan Phương (báo Cần Thơ)...
Hoàng Khuê
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
"Đảng nhiều lần nhận định: Tham nhũng gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ", ông Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư) nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết phòng, chống tham nhũng năm 2009.
Ngày 28/1, tại Hà Nội, ông Sang cho biết, công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành với mục tiêu được xác định đến năm 2010 là “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí…”.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), công tác phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến, đạt kết quả tích cực. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm (quản lý, sử dụng tài sản công; chi tiêu thường xuyên bằng vốn ngân sách; quản lý, sử dụng ODA; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia…).
So với các năm trở lại đây, nay công tác phòng chống tham nhũng đã có tiến bộ và đạt hiệu quả tốt hơn. Dù vậy, so với yêu cầu hiệu quả còn thấp, kết quả chưa đạt như mong đợi. Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, là vấn đề mà xã hội quan tâm, bức xúc nhất hiện nay...
Theo kế hoạch năm 2010, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng sẽ được tăng cường.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động; tập trung vào các lĩnh vực: sử dụng ngân sách, tài sản công, kinh phí chi tiêu nội bộ, công tác tổ chức nội bộ.
Năm 2009, các ngành trung ương tiến hành 3.038 cuộc kiểm tra việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; phát hiện 202 vụ vi phạm, với tổng giá trị sai phạm 16,5 tỷ đồng. Gần 190 cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật; 13 người bị kiến nghi xử lý hình sự...
Ngành thanh tra phát hiện 150 vụ, hơn 430 người có liên quan tham nhũng với số tiền 74,85 tỷ đồng, 10,6 ha đất. Các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi 55,2 tỷ đồng (đã thu hồi 22,78 tỷ đồng), kiến nghị xử lý hành chính 64 tập thể, 366 cá nhân; kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó với 41 trường hợp.
(Theo TTXVN) [Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
Bà này hơi bị điên, hơi đâu mà bán nhà chống tham nhũng. Muốn chống thì phải huy động tiền ở đâu đó, huy động tiền của những người bị hại chẳng hạn ! Hoặc có thể yêu cầu nhà nước cấp tiền cho mà chống !
Mà thấy bà này có nhiều nhà cửa quá, hông chừng bả cũng tham nhũng mà giàu lên.
thay đổi nội dung bởi: cucthan, 21-10-2010 lúc 11:19 AM.
Theo mình thì không nên chống tham nhũng.
Vì sao vậy, chống tham nhũng là chống những người trong bộ máy nhà nước. Chống họ sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của họ, mà công việc của họ là giúp đỡ cho đất nước đi lên.
Không phải ai cũng muốn tham nhũng đâu. Tiền lương thì ít ỏi, công việc thì nhiều. Nếu không có những khoản "lậu" thì sao mà yên tâm làm việc cống hiến cho đất nước. Lại nữa, còn bị dân chúng, doanh nghiệp ép nhận tiền, cực chẳng đã họ mới nhận. Có khi chỉ để làm vui lòng người khác mới nhận tiền. Mà, rốt cuộc cũng để cho công việc suôn sẻ và nhanh chóng.
Bởi vậy, không nên chống tham nhũng.
Theo mình thì không nên chống tham nhũng.
Vì sao vậy, chống tham nhũng là chống những người trong bộ máy nhà nước. Chống họ sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của họ, mà công việc của họ là giúp đỡ cho đất nước đi lên.
Không phải ai cũng muốn tham nhũng đâu. Tiền lương thì ít ỏi, công việc thì nhiều. Nếu không có những khoản "lậu" thì sao mà yên tâm làm việc cống hiến cho đất nước. Lại nữa, còn bị dân chúng, doanh nghiệp ép nhận tiền, cực chẳng đã họ mới nhận. Có khi chỉ để làm vui lòng người khác mới nhận tiền. Mà, rốt cuộc cũng để cho công việc suôn sẻ và nhanh chóng.
Bởi vậy, không nên chống tham nhũng.
Đúng rồi, chống tham nhũng làm gì! Tiền đâu mà chống. Nhà nước ko bao giờ cấp tiền để họ ........chống lại mình.