Để mỗi ngày có thêm 1 tiếng</span>
(Theo cuốn sách Lợi mỗi ngày được một giờ)
Nếu bạn muốn có thái độ sống tốt hơn, bạn luôn phải nghĩ tới chuyện Tiết kiệm thời gian. Và nếu tổng số thời gian bạn tiếp kiệm được là khoảng 20 năm thì thật tuyệt vời.
Nguyên tắc của việc tiết kiệm thời gian là: bạn dần dần loại bỏ những việc lặt vặt, không cần thiết và thực hiện những việc quan trọng một cách khoa học hơn.
<span style=\'color:blue\'>
1. Thức dậy buổi sáng và đi ngủ buổi tối:
- Đã mở mắt ra là ngồi dậy liền; mặc quần áo nhanh hơn, ăn nhanh hơn & tranh thủ nghe tin tức buổi sáng
- Giảm bớt thời gian đi đường đến cơ quan.
- Từ 2 phương châm “Đừng để công việc đến hôm sau”; “Vạn sự khởi đầu nan” -> Trước lúc đi ngủ nên kết thúc nốt công việc vào buổi tối hơn là làm tiếp nó vào sáng hôm sau.
- Ngủ ít đi nhưng giữ giấc ngủ được ngon hơn: tắm nước nóng trước khi ngủ, ngủ bật nhạc, tắt mobile, đặt chuông báo thức.
- Dọn dẹp mọi thức trước khi ngủ.
2. Làm việc khoa học hơn.
- Đơn giản hoá công việc; Làm việc với tinh thần tích cực, cố gắng tăng tốc trong công việc. Biện pháp:
+ Mỗi việc cần chọn làm lúc thích hợp nhất
+ Giảm số đầu việc bằng cách làm gộp
+ Nếu công việc có nhiều thao tác cần đơn giản hoá
+ Làm việc tích cực, hăng hái; tập trung tinh thần
+ Suy nghĩ một cách tích cực.
- Ánh sáng phải đầy đủ
- Lập thời khoá biểu và tuân thủ theo. Lập lịch ngày, lịch tuần. Khi kết thúc thời gian cần có đánh giá lại từng việc đã làm để lập lịch tốt hơn.
- Để đỡ mất thời gian mỗi khi khởi động việc mới và nhầm lẫn khi thực hiện cần làm việc một mạch, hết việc này chuyển sang việc khác, tránh không bị ngắt quãng giữa chừng.
- Những việc quá khó, mất thời gian đắn đo suy tính thì nên đưa ra bàn bạc, quyết định chung.
- Tránh những tiếng động mạnh, cố gắng nói ít làm nhiều.
- Để đỡ mất thời gian dọn dẹp cần thường xuyên sắp xếp các vật phân loại và cố định các vị trí để đồ vật.
- Cần biết cách từ chối, trốn khách không quan trọng, hay quấy rầy.
3. Nghỉ ngơi và ăn uống.
- Làm việc xen kẽ với nghỉ ngơi, việc lớn xen kẽ với việc nhỏ
- Ăn nhiều mỗi lần ăn, cố gắng giảm số bữa ăn tối đa
- Thỉnh thoảng dành 10’ để uống nước, bòi bổ ăn nhẹ, hít thở sâu
4. Truyền thông và đọc sách báo:
- Tránh nói chuyện dài dòng bằng cách đi thẳng vào vấn đề và chấm dứt câu chuyện một cách dứt khoát.
- Nội dung câu chuyện:
+ Nêu các vấn đề chí nh
+ Các dữ kiện bổ sung
+ Giả định các nguyên nhân
+ Nêu giải pháp
+ Đề nghị và khuyến cáo
- Để tránh mất thời gian nhớ lại gì đó, không để mất những thông tin quý báu cần tăng cường lưu trữ ý tưởng, những gì đọc được, nghe thấy, dự kiến làm... cần dùng bút mầu và các miếng giấy nhỏ ghi lại những ý nghĩ và đề chọn lọc về sau.
- Để tránh mất thời gian tìm kiếm thông tin cần gắn nhãn và dùng bút mầu đánh dấu các thông tin quan trọng. Dành thời gian thường xuyên để đánh thư mục sách, tạp chí, files...
- Luôn luôn cầm kèm theo những sách báo muốn đọc và đọc bất kỳ lúc nào rỗi có thể
- Đọc tin có chọn lọc, cố gắng giảm đọc tin ngày, tăng cường đọc tin tuần, tháng ... nhất là các bài bình luận.
- Đọc nhanh là do tốc độ. Vì vậy cần cố gắng tóm tắt các ý chính, xây dựng các mối liên hệ để nhớ tốt.
- Khi tính toán nên dùng máy tính, Excel và ghi nhớ lại các phép tính
- Cần hiểu thật rõ cái lợi, cái hại của các phương tiện thông tin kỹ thuật như TV, Tel., máy ghi âm, CD player...
5. Những việc lặt vặt khác
- Những thứ đồ lặt vặt nên tìm cách liệng bớt đi
- Khi đi lại cần dùng bản đồ với những chỗ chưa biết, hỏi đường trước, chuẩn bị trước tiền lẻ để gửi xe... và đặc biệt cần gọi điện trước để hẹn gặp
6. Sử dụng 1h thừa ra như thế nào???
- Dùng để nghỉ ngơi tiêu khiển.
- Nghĩ viết về những điều hay thu lượm được.
- Nghĩ về những vấn đề đời sống thực tiễn & sâu sắc
- Tổng kết các sáng kiến tiết kiệm thời gian.
- Chôm một bài viết từ đâu đó paste lên diễn đàn cho anh em cùng nhau học hỏi.
|