Nếu so sánh những gì Nhật bản đã đầu tư khi vắt kiệt sức lực của dân chúng, hướng họ phải làm việc cho đất nước thì những gì họ đạt được chẳng thể gọi là giàu hay thành công vì nó chưa xứng với những gì họ đã đánh đổi. Họ đã đổi cả thế hệ và sẽ còn nhiều thế hệ nữa chỉ để làm công cho thế giới và sự bất lực trước kết quả không như mong muốn đó khiến một bộ phận lớn thanh niên không tự chủ, một phần không tránh nỗi áp lực đã tự tử, nhưng bù lại có một bộ phận nghĩ ra được các chiêu bài bắt con người cống hiến một cách tự nguyện đó vẫn sung sướng với tài khoản ngân hàng không thể đến xuể, tiếc là họ chiếm số quá ít trong xã hội Nhật.
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Bác MB nếu đã nhận xét như thế thì hãy gặp những ông bà cụ thất thập cổ lai hy để xem trước khi nước Nhật được như ngày nay họ có...tự tử nhiều không nha!!!
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Trước đây a, họ vẫn mổ bụng tự tử đấy thôi.
Ngưới nhật có truyền thống tự tử, họ không sợ chết chỉ sợ phải sống mà lại là con người thất bại trong mắt mọi người.
Chỉ khác là ngày xưa thì tầng lớp samurai nhưng người có vị trí trong xã hội tự tử còn bây giờ thì những người gặp thất bại trong xã hội tự tử
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Bỏ qua các yếu tố như tôn giáo, chính trị, văn hóa (tử vì đạo, đấu tranh chính trị, cảm tử trong chiến tranh, mổ bụng vì danh dự, hay nhảy giếng vì giữ tiết hạnh...) nguyên nhân chính của tự sát chính là rối loạn tinh thần, mà loại phổ biến nhất là trầm cảm. Nghe nói, ở Mỹ có đến 1/6 dân số mắc bệnh này!? Nếu quả thật như vậy thì thật là khủng khiếp. Nhưng, cũng có thể, vì trầm cảm có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, nên nhiều người sẽ trầm cảm ít hay nhiều.
Cuộc sống hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn, các nước công nghiệp, dễ làm con người trầm cảm, đặc biệt là những người có sẵn tâm lý yếu (không phải ngành y nên dùng từ hông chính xác lắm! hehe). Cũng con người ấy, nếu ở môi trường suốt ngày chỉ chăn trâu, thả diều, câu cá thì không sao, nhưng ở trong môi trường làm việc áp lực, hoặc bị chèn ép, dễ phát sinh trầm cảm.
Nếu được điều trị kịp thời, có môi trường để dưỡng bệnh thì là điều may mắn. Chỉ sợ, ngày càng lún sâu, dễ tìm đến cái chết, vì khi đó đầu óc không còn minh mẫn. Chẳng thể trách họ bất hiếu, ngu dại, vì đầu óc đã mất đi sự sáng suốt.
Nếu được "tiêm phòng" trước bằng một nghị lực mạnh mẽ, may ra có thể vượt qua!
1. Về tác động xã hội: Từ ngày xưa đến giờ, người Nhật luôn đề cao những giá trị tối thượng một cách...cực đoan (Nhật, Hàn, Triều tiên). Do đó, khi họ bị cô lập bởi cộng đồng, họ cảm thấy mình lẻ loi và không tồn tại. Họ luôn muốn mình ở trong cộng đồng chứ ko phải nổi trội ở cộng đồng đó. Khác với VN, rất nhiều người luôn muốn mình phải là...đỉnh của hình chóp.
2. Vì họ theo tôn giáo đa thần, cho nên, mọi ứng xử về tinh thần của họ luôn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố thuộc về tư tưởng. Sau chiến tranh,dù mở cửa giao lưu văn hóa với Mỹ và phương Tây một cách mạnh mẽ, họ cũng chưa giải quyết được vấn đề này.
3. BÁc MB nói về vấn đề "bóc lột", thì xin thưa là nếu chọn 1 quốc gia nào mà chế độ công bằng xã hội được xem là hình mẫu thì chính là Nhật (các quốc gia Bắc Âu cũng thế như quy mô xã hội tương đối là rất nhỏ, dân số ít). Hiện nay, tổng tài khoản tích lũy tại các ngân hàng (chứ ko phải trên giá trị cổ phiếu) là 17,800 tỷ USD (của người dân chứ không phải của chính phủ, của chính phủ là....8000 tỷ USD, phần lớn đang nằm tại...Mỹ). Tức nếu con số này phân bố không đều thì ta có thể hình dung lượng tỷ phú đô la của Nhật phải là kinh khủng. Nhưng không! Ta hay nghe nói, nước Nhật nợ công lên đến hơn 200% GDP, nhưng tại sao nó vẫn đem tiền đi đầu tư ODA cho các nước (là nước có tổng chi ODA lớn nhất thế giới). Đơn giản là vì nó nợ...chính dân nó! Nước Nhật hiện nay được xem là bão hòa về mặt kinh tế vì người dân ít có nhu cầu tiêu thụ vì thói quen tiết kiệm. Hiểu nôm na là họ đang gối đầu trên 1 đống tiền nhưng không còn khả năng để làm cho nó sinh sôi nảy nở.
4. Ta cũng biết, chế độ lương hưu của Nhật là rất tốt. Kinh tế Nhật trì trệ cũng 1 phần là do chế độ này. Cách đây 2 năm, JAL (Hãng hàng không Nhật) lẽ ra đã phá sản, nhưng sau đó toàn bộ những người nhận lương hưu đã đồng ý giảm 1/3 lương của mình để cứu JAL, đơn giản vì JAL là nơi họ từng làm việc và...cống hiến.
5. Người Nhật có thói quen sống khép kín. Điều này thể hiện ngay trong kiến trúc xây dựng nhà của họ và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Do đó, họ dễ bị trầm cảm, tuy nhiên, Luật của Nhật không xem trầm cảm là 1 loại bệnh lý và họ cấm thuốc điều trị bệnh này! Giờ đang có cuộc vận động để Chính phủ thay đổi quan điểm về vấn đề này.
6. Mỗi 1 xã hội có những giá trị tư tưởng mà người tồn tại trong xã hội đó phải theo. Điển hình nhất ở Nhật là người đàn ông phải chăm lo hết cho gia đình. Người Phụ nữ khi có chồng ko còn chính thức làm việc nữa mà chỉ là chăm sóc gia đình (cùng lắm là làm part time). Áp lực của người đàn ông là rất lớn. Điều này thể hiện là có trên 30.000 nam Nhật tự tử nhưng chỉ có...8000 phụ nữ mà thôi.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...