Anh chị đi trước cho em hỏi. Đại học Bách Khoa có 4 chương trình đào tạo đặc biệt: Đào tạo Quốc tế, Chương trình Đào tạo tiên tiến,đào tạo liên thông với đại học Nagaoka-Nhật (tăng cường tiếng Nhật), chương trình Kỹ sư Chất lượng cao Việt Pháp. Cụ thể từng chương trình như thế nào?Em đủ điểm vô lớp Việt Pháp và cũng có nguyện vọng nhưng theo lời cậu em (là giảng viên của trường) thì chất lượng lớp Việt Pháp đang có dấu hiệu đi xuống. Thực hư thế nào anh chị giúp em với...
- 3 chương trình đầu thì anh không biết vì thời của anh thì chỉ có chương trình đào tạo quốc tế và Việt-Pháp mới thành lập.
- Anh thuộc khóa đầu tiên (K99) của chương trình đào tạo KSCLC Việt-Pháp (PFIEV). Vì là khóa đầu tiên nên có lẽ cũng có nhiều thuận lợi (như đội ngũ Thầy Cô, sự quan tâm từ nhiều cấp...) và không ít khó khăn (tài liệu, chương trình chưa ổn định...). Cụ thể chương trình học, thời gian học, bằng cấp... chắc em đã có đầy đủ thông tin
- "Em đủ điểm vô lớp Việt Pháp và cũng có nguyện vọng nhưng theo lời cậu em (là giảng viên của trường) thì chất lượng lớp Việt Pháp đang có dấu hiệu đi xuống. Thực hư thế nào anh chị giúp em với.." Cái này anh cũng không biết luôn . Tuy nhiên, với anh, nếu vào LQĐ là 1 cơ hội để được tuyển thẳng vào đại học và vào PFIEV, thì học PFIEV là cơ hội để anh phấn đấu tìm học bổng đi du học sau đại học. LQĐ và PFIEV là môi trường tốt và thích hợp với anh, có thể có môi trường khác tốt hơn, nhưng LQĐ và PFIEV được xem như 2 môi trường đã tạo cho anh cơ hội phấn đấu và cố gắng như mình có thể ! Và anh nghĩ "chất lượng" phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố "môi trường" và "sự phấn đấu" này.
- Nói thêm 1 chút, hồi đi học PFIEV anh và các bạn cảm thấy "bực mình" vì phải học nhiều môn, đặc biệt Toán - Lý học muốn chết! và có nhiều môn học chỉ có 1-2 đơn vị học trình. Cho đến khi đi du học bạn bè gặp nhau ở nước ngoài mới thấy hóa ra những thứ mình học không phải lãng phí ... sinh viên có thể chuyển ngành rất nhanh hoặc những ngành thuộc loại multidisciplinary cũng không đến nỗi khó khăn lắm!
Chúc em có quyết định đúng với nguyện vọng của mình!
Mình xin giới thiệu với bạn về các chương trình mà bạn vừa nói:
1. Chương trình Đào tạo quốc tế: Đây là chương trình liên kết giữa ĐH Bách Khoa và các trường trên thế giới theo dạng liên kết đào tạo và cũng nhau cấp bằng. Chương trình liên kết với Naogaka cũng là 1 dạng chương trình như vậy. Tuy nhiên, trong chương trình Naogaka, các bạn phải học tăng cường tiếng Nhật và đòi hỏi các bạn phải trang bị 1 vốn tiếng Nhật nhất định. Còn các chương trình khác thì thông thường, các bạn sẽ phải học 1 số môn bằng tiếng Anh (có thể do GV trong nước hoặc nước ngoài phụ trách, nhưng thường là GV trong nước là chính).
2. Chương trình tiên tiến là chương trình hỗ trợ của Bộ GD ĐT nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là chương trình được dạy theo kiểu chương trình của Mỹ nhưng dạy chủ yếu bằng tiếng Việt. Các bạn tham gia chương trình này sẽ được hỗ trợ 1 phần học bổng. Khi tốt nghiệp, văn bằng TN do ĐH Bách Khoa cấp.
3. Chương trình kỹ sư chất lượng cao PFIEV là chương trình nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ của chính phủ Pháp, chương trình trao đổi văn hóa. Đây là chương trình liên kết giữa hệ thống các trường Bách Khoa của VN (HN,ĐN, TpHCM) với các trường Bách Khoa của Pháp. Khi tốt nghiệp, văn bằng của bạn được các bên tham gia đào tạo cùng cấp bằng. Chú ý là chương trình KSCLC phải học 5 năm và học rất nặng về các môn khoa học cơ bản.
Tất cả các chương trình trên đều phải đóng học phí. Tùy theo chương trình mà HP sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội để có được học bổng hỗ trợ nếu năng lực học tập tốt.
Việc tham gia học các chương trình kể trên, bạn sẽ có điều kiện tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, tất nhiên, áp lực sẽ nặng nề hơn. Còn đánh giá năng lực của những người tham gia các chương trình nói trên sau khi tốt nghiệp, thì hiện nay vẫn chưa có 1 thống kê cụ thể nào cả (ví dụ về cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến, vị trí công việc...). Còn về sinh viên thì theo mình, tất cả SV học các ngành, sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh, đều bắt đầu 1 điểm xuất phát mới như nhau. Do đó, môi trường chỉ là 1 trong số các điều kiện hỗ trợ mà thôi, quan trọng nhất vẫn là khả năng thực sự của bạn và 1 phương pháp học tập phù hợp với năng lực của bạn.
Vấn đề hiện tại bây giờ là bạn cần gì sau khi tốt nghiệp (tất nhiên cái này sẽ thay đổi theo thời gian nhưng ít ra bây giờ bạn cũng đã có dự định và ước mơ). Khi đó bạn sẽ có lựa chọn chương trình học phù hợp.
Riêng quan điểm cá nhân, mình cho rằng, ở Bách Khoa, sự khác nhau về chất lượng của các chương trình đào tạo là không nhiều lắm. Vì điều cơ bản trong đào tạo ĐH ko phải là chương trình đào tạo, mà nằm ở điều kiện CSVC và năng lực nghiên cứu giàng dạy của GV. Cái này thì BK có thể nổi trội so với 1 số trường, nhưng giữa các chương trình đào tạo trong trường, nó không khác nhau (các bạn vẫn học tập và nghiên cứu trong cùng điều kiện về VSVC và GV). Do đó, chất lượng đào tạo vẫn do bản thân các SV quyết định. Các chương trình đặc biệt thường có tỷ lệ SV giỏi cao, tuy nhiên, cần hiểu cái đó là do phần lớn đầu vào quyết định (vị những người tham gia ngay đầu vào đã là giỏi)
Nhưng anh ơi em nói là chương trình tiên tiến học toàn bằng tiếng Anh,như vậy có khó học quá ko? Em sợ mình khó mà theo kịp vì ở phổ thông tụi em ko tập trung lắm vào Anh văn.Còn nếu học lớp PFIEV thì mình sẽ học tiếng Pháp song song như thế nào? Em rất mong được các anh chị đi trước hướng dẫn nhất là về phương pháp học tập
Thực ra, em đừng quá lo lắng về ngoại ngữ. Trong chương trình tiên tiến, đều do Giảng viên người việt dạy là chính. Còn trong chương trình KSCLC, theo anh biết hiện nay, có 1 vài chuyên đê dạy bằng tiếng Pháp trong các học kỳ cuối (rất ít). Trogn qua trinh do em co the hoc them tieng Phap trong nhung nam dau. Cứ cố gắng, ngoại ngữ sẽ cải thiện dần trong điều kiện có áp lực.
Tuy nhiên, như anh đã nói, việc học là do đam mê nữa. Nếu có đam mê và có năng lực, em sẽ vượt qua.
học ở PFIEV rất mệt, chán, nhiều môn vô ích, nhảm, không được chăm sóc bằng bên kĩ sư tài năng... Đó là những câu thông thường em sẽ nghe được khi hỏi về chương trình ksclc việt pháp (PFIEV), tuy nhiên, sự thực không đến nổi tồi tệ như vậy:
thứ nhất: về học tập
sinh viên PFIEV phải học gần gấp đôi so với sinh viên bên ngoài , các môn học bao trùm nhiều ngành, trong đo các môn thiên về lĩnh vực kinh tế được phân bố rất nhiều (đến hk8 vẫn còn học kinh tế). áp lực thi cử rất lớn (kì thi của việt pháp thông thường kéo dài khoảng hơn 1 tháng (chú ý: thi liên tục ấy nhé))
giải pháp: sinh viên được thi lại lần hai (đặc biệt nhất bách khoa), và đặc biệt hơn nữa đề thi gần giống nhau giữa các khóa (có lẽ do mấy thầy lười). tuy nhiên muốn có đề rất khó vì sau khi thi, hầu như các e962 thi dều được htu lai
thứ hai: học phí sinh viên PFIEV thường cao hơn so với sv bên ngoài, TB mỗi năm khoảng 4t5, do số tín chỉ thường nhiêu hơn gấp đôi
giải pháp: HB sv PFIEV cũng cao hơn bên ngoài và chắc chắn có nếu sv không có môn nào dưới 5, hehe, cộng thêm tiền hỗ trợ của trường, 500k/sv/Hồng Kông
kết quả:
sinh viên PFIEV ra trường đc cấp bằng đôi (1 của pháp, 1 của việt nam), thông thường sv ra trường nhiều người đi du học còn lại đa số làm việc ở các công ty "xịn", 95% có việc làm ngay, còn lại 5% do phải ở nhà lấy chồng (cái này nghe anh em nói đùa, không chịu trách nhiệm nha)
vài ý trên không biết có đủ cung cấp cho em không, nếu không có thể call cho anh, 0937890045, hình như cũng có hai em dang học khóa 08 PFIEV trên em một khóa, có thễ tìm gặp đề tham khảo.
BSSS: Em đủ điểm vô lớp Việt Pháp và cũng có nguyện vọng nhưng theo lời cậu em (là giảng viên của trường) thì chất lượng lớp Việt Pháp đang có dấu hiệu đi xuống. Thực hư thế nào anh chị giúp em với.
chương trình VP đã được kí hợp đồng kéo dài thêm vài năm, em yên tâm đi, không đến nổi tồi tệ lắm đâu, thân!
@solidity: nghe danh sư huynh từ lâu, bái phục bái phục
__________________
Nam vô tửu như kỳ vô phong!
Email: nhtrivp@gmail.com
HP: 0937 89 00 45
Những chương trình khác mình không tham gia nên không đánh giá, riêng về lớp kỹ sư tài năng thì chỉ có một số ngành trong trường có mở lớp, chương trình thì không thật sự quá khác biệt so với bên ngoài, số tín chỉ như nhau. Tùy ngành mà có thể đòi hỏi một chút về làm đồ án thí nghiệm, còn về mặt học bổng thì cũng khá tốt, nếu duy trì điểm tích lũy trên 7.0, rớt thì hình như vẫn được châm chước, có thể cảnh cáo một học kì, còn ở lại lớp là còn trợ cấp, lúc mình học là 270k/th, bên cạnh đó nếu học tốt thì còn học bổng của trường mỗi hoc kỳ 120k-240k/th, học bổng top 4 trong lớp và học bổng tài trợ từ bên ngoài...và vì chương trình không quá nặng nếu bạn biết cách sắp xếp nên bạn có thế tham gia các chương trình bên ngoài để bổ sung thêm kỹ năng, ví dụ ngành điện, cơ khí, IT có thể tham gia robocon, nhận các project, hoc av...ra trường thì bằng cấp được chứng nhận là TN chương trình KSTN, thật ra cũng k nên coi trọng quá chữ này, k nhiều ý nghĩa đâu, quan trọng là học được gì từ nó thôi. Riêng về ngành Điều Khiển tự động của khoa Điện, nếu thích nghiên cứu thì mới nên đào sâu vào các thuật toán, còn về thực nghiệm mang tính ứng dụng học và làm bên ngoài mang lại nhiều lợi ít hơn cho công việc sau này, vì hạn chế trang thiết bị trong trường. Vấn đề là bạn muốn tường tận hiểu nó hay là sử dụng kết quả của nó cho mục đích của mình mà thôi.