Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > -‘๑’- Người Đương Thời

-‘๑’- Người Đương Thời Chia sẻ những câu chuyện về những người nổi tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng

Vĩnh biệt “Lưỡng quốc quân sư” Bùi Văn Giao

Vĩnh biệt “Lưỡng quốc quân sư” Bùi Văn Giao

this thread has 2 replies and has been viewed 12137 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 25-05-2009, 10:17 AM   #1
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Vĩnh biệt “Lưỡng quốc quân sư” Bùi Văn Giao

[Đăng nhập để xem liên kết. ]:
Trích:

Ông là người thiết kế chủ trương “bù giá vào lương” đột phá thành trì bao cấp những năm 1980. Ông đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 22-5.
1. Năm 1978-1979, hậu quả khắc nghiệt của cơ chế bao cấp đã lan ra đến tận chiến trường biên giới. Bộ đội chiến đấu dù được ưu tiên tiêu chuẩn 21 kg gạo/tháng nhưng vẫn phải độn 5-7 kg khoai mì, khoai lang, bo bo, bột mì... Không gì bất hợp lý bằng chuyện các lò bánh mì “chui” ở vùng đô thị thiếu nguyên liệu phải mua bột mì chợ đen với giá cao ngất ngưởng, còn những người lính trên Đồng Tháp Mười lúa vàng màu mỡ nhất nước lại phải ăn bột mì.
Tôi về phép, má tôi giấu cái nghèo trong bộ quần áo lành lặn nhất nhưng cũng đã sờn vai, rách gấu. Để đãi tôi có bữa ăn ngon, má phải kêu bán lậu con heo lấy lại bộ đồ lòng. Cuộc sống thật khắc nghiệt, lúa trúng đầy bồ nhưng nông dân xơ xác vì giá mua rẻ như cho, chỉ hai mươi xu một giạ. Nông dân đem lúa xay gạo ăn phải mang theo sổ và chỉ được xay theo định mức đầu người. Cán bộ, nhân viên được cấp số lương tượng trưng và số hàng nhu yếu phẩm hàng tháng, hàng quý theo cái nhà nước có... Thời đó, để sống được hầu như ai cũng phải làm một “con phe”, phải về nhà mang lậu ít lít gạo, con gà, chục trứng. Người quê lên thành ai cũng mang lậu ít trái dừa, thịt mỡ cho con cháu.
Năm 1983, tôi ra quân đi học đại học, cuộc sống bao cấp ở Sài Gòn lại càng nghiệt ngã...
2. Hè năm đó tôi về Long An như rơi vô một thế giới lạ. Rào cản, ngăn sông cấm chợ vẫn còn đó nhưng có một khe cửa hẹp để người ta có thể mua bán, giao dịch với nhau. Cán bộ, nhân viên được nhận tiền lương sòng phẳng, không còn phải buộc mua hàng phân phối. Người nông dân có giấy hoàn thành nghĩa vụ nông nghiệp được “mua bán hàng đối lưu”, “hàng hai chiều” với thương nghiệp nhà nước, hợp tác xã và có quyền dùng số hàng này đi trao đổi lấy hàng hóa khác ở địa phương khác. Tiếp theo đó, chuyện mua bán hàng đổi hàng dần dần được tiền tệ hóa. Bữa ăn của từng gia đình được cải thiện, cái mặc của dân cũng dần tươm tất hơn và hệ thống mua bán tư nhân lại rụt rè sống dậy.
Người dân truyền nhau tác giả của sự xé rào, thay đổi kỳ diệu đó do ông bí thư Chín Cần là tư lệnh và ông Tư Giao, Trưởng ty Thương nghiệp là nhà thiết kế. Nguyên ông Chín Cần là người có cái đầu thực tiễn. Sau năm 1975, thấy những hiện tượng không bình thường của kinh tế-xã hội, ông lặn lội đi chiêu hiền đãi sĩ, tìm người cùng tâm huyết phá thế khó khăn. Trong đó, ông gặp được ông Tư Giao người Tân Trụ, Long An, nguyên là trí thức tham gia Thanh niên tiền phong và kháng chiến suốt hai thời kỳ. Năm 1976, ông Tư Giao đang là ủy viên Ủy ban Kinh tế kế hoạch khu Trung Nam bộ được ông Chín Cần rước về làm trưởng Ty Thương nghiệp, phó chủ tịch tỉnh rồi trưởng ban Kinh tế kế hoạch tỉnh. Và chính bộ đôi tâm đầu ý hợp này đã tạo ra cuộc phá rào ngoạn mục.
Trong thời điểm đó, đang đầu tư khai thác Đồng Tháp Mười, tỉnh không có tài nguyên đặc sản, công nghiệp còn manh mún. Thế nhưng chỉ bằng cải tiến trong thương nghiệp, Long An đã tự cân đối được thu chi ngân sách và là một trong chưa đến 10 tỉnh thành của cả nước có dư để nộp ngân sách cho trung ương.
3. Hồi đó tôi đến gặp ông Tư tại trụ sở của Ban Kinh tế kế hoạch Tỉnh ủy. Căn phòng ông Tư vắng vẻ, không có cảnh người xin chữ ký, thư ký, phục vụ..., chỉ có mình ông và những tủ sách. Ông cười: “Đừng nghĩ mình là ông trời, buộc mọi việc theo ý mình. Thật ra xã hội đã tự thân vận động, công việc của người hoạch định chính sách rất đơn giản, thấy chỗ nào bị tắc thì khơi thông dòng chảy”. Ngẫm lại, chuyện những năm về trước chỉ là phá đi những rào cản duy ý chí của cơ chế quản lý quan liêu. Cái quan trọng là người lãnh đạo như ông Chín và người trí thức như ông đã gặp nhau và có cơ hội phá đi rào cản đó.
Sau thành công đó, ông được một số nhà lãnh đạo chú ý. Cuối năm 1987, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào xin cho ông sang Lào làm cố vấn. Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có ý điều ông ra Hà Nội làm thư ký riêng. Thế nhưng việc sắp xếp ấy không thành. Ông đành về lại Long An để... dưỡng già.
Chuyện đời ông “lưỡng quốc quân sư” là bài học thành công của sự đột phá, của sự ăn ý giữa người lãnh đạo và người trí thức, đồng lòng phá bỏ những rào cản bất hợp lý, cản trở sự vận hành của các quy luật khách quan.
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 27-05-2009, 04:54 PM   #2
Hồ sơ
nguoithu61
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2009
Số bài viết: 1
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
nguoithu61 is on a distinguished road
Default Ðề: Vĩnh biệt “Lưỡng quốc quân sư” Bùi Văn Giao

Bài này đã bị cắt xén khá nhiều . Xem bài gốc của tác giả
Vỉnh biệt “Lưởng quốc quân sư”

Nhớ những ngọn đuốc của đêm trước đổi mới

Nhà tham mưu “bù giá vào lương” đột phá thành trì bao cấp, cố vấn hai tổng bí thư Cai Xỏn Phom Vi Hản và Nguyễn Văn Linh đã vỉnh viển ra đi.

1- Năm 1978-1979, hậu quả khắc nghiệt của cơ chế quản lí bao cấp đã lan ra đến tận chiến trường biên giới. Bộ đội chiến đấu dù được ưu tiên tiêu chuẩn 21 kí gạo tháng nhưng vẫn phải phải độn từ 5 tới 7 kí khoai mì, khoai mở, bo bo. ác liệt nhất là bột mì. Không gì bất hợp lí bằng chuyện các lò bánh mì “chui” ở vùng đô thị thiếu nguyên liệu phải mua bột mì chợ đen với giá cao ngất ngưởng còn những người lính đang đứng chân trên cánh đồng tháp mười lúa vàng màu mở nhất nước lại phải ăn bột mì. Bộ đội hành quân liên tục, không có phương tiện nên việc bảo quản, chế biến bột mì hết sức nhiêu khê. Món thường xuyên nhất là “lủm chủm” tức bột mì luộc pha chút muối, chút bột ngọt. Mùa mưa, bột mì bị ẩm, mốc xanh vị vừa chua vừa đắng, đói run chân thắt ruột nhưng vẫn không tài nào ăn hết nổi khẩu phần.
2- Tôi về phép, má tôi dấu cái nghèo trong bộ quần áo lành lặn nhất nhưng cũng đã sờn vai, rách gấu. Để đãi tôi có bửa ăn ngon má phải kêu bán lậu con heo lấy lại bộ đồ lòng. Đám lái heo lậu chuyện nghiệp thọc huyết, cạo lông mổ heo mò trong bóng đêm mà nhanh hơn người ta làm thịt con gà. Chuyện bố ráp, truy bắt của du kích địa phương đã rèn tay nghề cho người mổ lậu tới mức cao cường như vậy đó. Cuộc sống thật khắc nghiệt, lúa trúng đầy bồ nhưng nông dân xơ xác vì giá mua như cướp, chỉ hai mươi xu một giạ. Nông dân đem lúa xay gạo ăn phải mang theo sổ và chỉ được xay theo định múc đầu người. Hàng rào cấm đoán xét hỏi dựng lên từ đầu ngỏ mỗi căn nhà, mỗi ngôi làng. Cán bộ nhân viên được cấp số lương tượng trưng và số hàng nhu yếu phẩm hàng tháng hàng quí theo cái nhà nước có, theo vui buồn của cơ quan cấp phát và phát sinh biết bao chuyện cười ra nước mắt. Những nữ công nhân viên tên lót không có chữ thị đều đều mỗi tháng được bán lưởi lam, nam nhân viên tên lót không phải chữ văn lại thường xuyên được bán vải mùng làm … Thời đó để sống được hầu như ai cũng phải làm một “con phe”, phải về nhà mang lậu ít lít gạo, con gà, chục trứng. Người quê lên thành ai cũng mang lậu ít trái dừa, thịt mở cho con cháu
3- Năm 1983 tôi ra quân đi học đại học, cuộc sống bao cấp ở Sài Gòn lại càng nghiệt ngã. Cơm bao cấp kí túc xá đói đến vàng mắt, tôi phải bán bộ Việt Nam Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm lấy tiền ăn liền một lúc hai tô phở sinh viên rồi vè phòng trùm mền khóc tủi. Phải bán khăn lau mặt, bao diêm quẹt lấy tiền uống cà phê. Những quan niệm chính trị, lí tưởng cách mạng về tương lai chủ nghĩa xã hội tốt đẹp lại đè nặng lên trên thiếu thốn đời sống hàng ngày. Ai vượt qua hàng rào ngăn cấm bị quy chụp là con phe, tư sản.
4- Nhưng hè năm đó tôi về Long An, như rơi vô một thế giới lạ. Rào cản, ngăn sông cấm chợ vẫn còn đó nhưng có một khe cửa hẹp để người ta có thể mua bán giao dịch với nhau. Cán bộ nhân viên được nhận tiền lương sòng phẳng không còn phải buộc mua hàng phân phối. So với TPHCM và các địa phương khác mức lương bằng tiền đó cao ngất ngưởng như lương ta với lương tây thời nay.
Ở nông thôn những khái niệm kinh tế học xa lạ được lan truyền trên miệng người dân. Người nông dân có giấy hoàn thành nghĩa vụ nông nghiệp được “mua bán hàng đối lưu”, “hàng hai chiều” với thương nghiệp nhà nước, hợp tác xã và có quyền dùng số hàng này đi trao đổi lấy hàng hóa khác ở địa phương khác. Người nuôi heo ở quê có thể bán heo lấy vỏ xe đạp, đem vỏ xe đạp lên Chợ Lớn bán cho người có đường cát, lấy đường cát về bán lẻ tại địa phương…Gần phân nửa người nông dân trở thành người bán rong. Một phương thức trao đổi hàng lấy hàng quá lòng vòng bất tiện, quá thủ công của thời trung cổ lại trở thành lối thoát cho xã hội và thành ưu điểm vang dội của Long An.
Tiếp theo đó, chuyện mua bán hàng đổi hàng dần dần được tiền tệ hóa. Bửa ăn của từng gia đình được cải thiện, cái mặc của dân cũng dần tươm tất hơn và hệ thống mua bán tư nhân lại rụt rè sống dậy. Người dân truyền nhau tác giả của sự xé rào, thay đổi kỳ diệu đó do ông bí thư Chín Cần là tư lệnh và ông Tư Giao Trưởng ty Thương nghiệp là nhà thiết kế, điều hành. Nguyên ông Chín Cần là người có cái đầu thực tiển. Sau định Gieneve thấy tình hình không ổn, năm 1956-1957 ông đã cho đào súng, tái lập lực lượng vủ trang, làm căn cứ ở Ba Thu. Chưa có chủ trương khởi nghĩa vủ trang ông núp bóng quân đội giáo phái diệt tề trừ gian giảm bớt sự đàn áp của Ngô Đình Diệm. Sau năm 1975, thấy những hiện tượng không bình thường của kinh tế xã hội, ông lặn lội đi chiêu hiền đãi sĩ tìm người cùng tâm huyết phá thế khó khăn. Trong đó ông gặp được ông Tư Giao người Tân Trụ, Long An, nguyên là trí thức tham gia Thanh niên tiền phong và kháng chiến suốt hai thời kỳ. Năm 1976 ông Tư Giao đang là ủy viên ủy ban kinh tế kế hoạch khu Trung Nam bộ được ông Chín Cần rước về làm Trưởng ty Thương Nghiệp, Phó chủ tịch tỉnh rồi Trưởng ban Kinh Tế kế hoạch tỉnh và chính bộ đôi tâm đầu í hợp này đã tạo ra cuộc phá rào ngoạn mục. Thời đó chưa có nỗi lo “chệch hướng chủ nghĩa xã hội” nhưng cái tội “xét lại”, “vô kỷ luật” đủ tiêu diệt sinh mạng chính trị không chỉ những người xé rào mà còn cả tập thể ban thường vụ tỉnh ủy Long An. Những đoàn kiểm tra trung ương đi đi về về như cơm bửa, cái họa treo lơ lửng nhưng cả ban thường vụ tỉn ủy thời đó đồng lòng chấp nhận cùng chịu trách nhiệm với trên. Về bản lỉnh chính trị, riêng ông Chín Cần sẳn sàng chịu trách nhiệm không để anh em liên lụy nhưng về lí lẻ lấy lập luận gì để giải đáp với các chuyên gia lí luận của trên. Ông Tư Giao cười cứ để thực tiển trả lời. Cái giá để Long An được phép thử nghiệm phá rào là không chỉ tự cân đối ngân sách mà đăng kí nộp ngân sách về trên. Trong thời điểm đó, đang đầu tư khai thác Đồng Tháp Mười, tỉnh không có tài nguyên đặc sản, công nghiệp còn manh mún, chỉ bằng cải tiến trong thương nghiệp Long An là một trong chưa đến 10 tỉnh thành của cả nước nộp ngân sách cho trung ương. Chuyện xé rào “bù giá vô lương”, “mua bán hàng hai chiều” còn đang dở dang ông Chín Cần được điều về trung ương làm bộ trưởng Bộ Lương Thực mang theo chính sách mua lương thực hai giá: giá kế hoạch và giá thỏa thuận. Có ủy viên Bộ chính trị hỏi ông cái giá thỏa thuận là giá gì, tư bản hay xã hội chủ nghĩa, ông trả lời tỉnh khô “đó là cái giá mà người bán bán được chớ không bị giựt, người mua cũng không bị ép”.
5- Hồi đó tôi đến gặp ông Tư tại trụ sở của Ban Kinh tế kế hoạch tỉnh ủy, một cái biệt thự theo kiến trúc thời pháp thuộc. Căn phòng ông Tư vắng vẻ không có cảnh người xin chử kí, thư kí, phục vụ…chỉ có mình ông và những tủ sách. Như hiểu thắc mắc của tôi ông cười tỉnh khô “Đừng nghĩ mình à ông trời buộc mọi việc theo í mình. Thật ra xã hội đã tự thân vận động, công việc của người hoạch định chính sách rất đơn giản, thấy chỗ nào bị tắt thì khơi thông dòng chảy”. Ngẫm lại, chuyện to tát mà ông phá rào những năm về trước chỉ là phá đi những rào cản duy í chí của cơ chế quản lí quan liêu.
Cái quan trọng là người lãnh đạo như ông Chín và người trí thức như ông đã gặp nhau và có cơ hội phá đi rào cản đó.
6- Cuộc đời không suôn sẽ, sau thành công đó, ông được một số nhà lãnh đạo chú í những tưởng sẽ có duyên nợ để phá những rào khác lớn hơn. Cuối năm 1987, Tổng Bí Thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào xin Long An cho ông sang Lào làm cố vấn. Công việc đang dở dang thì tháng 4-1988, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh triệu tập ông và một lãnh đạo cấp tiến của TPHCM ra Hà Nội làm chuyên viên văn phòng trung ương đảng. Thực chất mong muốn của ông Linh là bổ nhiệm hai ông là thư kí riêng. Thế nhưng lần này chính cơ chế rào cản đã ngăn trở hai ông từ những bước đầu tiên. Đằng đẳng sáu tháng trời ở Hà Nội, hai ông ngồi chơi xơi nước ở số 8 Chu Văn An mà không hề được phân công phân nhiệm. Không thể để lãng phí nhân lực, cuối năm 1988, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phải trả cả hai về địa phương trong sự lỡ làng.
Chuyện đời ông Lưởng quốc quân sư không chỉ là bài học thành công mà còn là nổi đau bất lực. Minh quân biết trọng lương tướng nhưng nếu không giử được giềng mối, cơ chế thì cả hai đành thất chí.










bài đăng trên blog [Đăng nhập để xem liên kết. ]
nguoithu61 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến nguoithu61 vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Old 27-05-2009, 05:08 PM   #3
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Vĩnh biệt “Lưỡng quốc quân sư” Bùi Văn Giao

Bài sai lỗi chính tả từa lưa vầy mà của tác giả sao ????

__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog

thay đổi nội dung bởi: myhanh, 27-05-2009 lúc 06:32 PM.
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến myhanh vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
"Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ An Nhiên ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 3 22-04-2009 08:55 PM
Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi nhk Chuyện trẻ thơ 0 16-04-2009 12:44 PM
Ấn Độ khen nó và khen luôn cả Việt Nam TheDeath ..:: Điểm tin ::.. 6 17-07-2008 09:59 AM
Cổ tích về sự chia xa cobemongmo Nghệ thuật sống 0 21-09-2006 02:47 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:34 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps