Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Thông tin trường hội :: > ..:: Bản Tin Trường ::..

..:: Bản Tin Trường ::.. Các thông báo về các hoạt động tại trường do học sinh tự cập nhật ...

ĐiỀu LỆ ĐoÀn Thanh NiÊn CỘng SẢn HỒ ChÍ Minh

ĐiỀu LỆ ĐoÀn Thanh NiÊn CỘng SẢn HỒ ChÍ Minh

this thread has 2 replies and has been viewed 84961 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 07-10-2006, 10:44 AM   #1
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default ĐiỀu LỆ ĐoÀn Thanh NiÊn CỘng SẢn HỒ ChÍ Minh

Huy hiệu Đoàn:




Chương 1: Đoàn viên

Điều 1 :

1.- Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ tổ quốc, gắn bómật thiết với thnh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.

2.- Điều kiện kết nạp đoàn viên:

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc, thừa nhận điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn và có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.

3.- Thủ tục kết nạp đoàn viên

- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch và được một đoàn viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng giới thiệu và bảo đảm. Nếu là đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu. Nếu là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.

- Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) so với tổng số đoàn viên của chi đoàn và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y. Trường hợp xét kết nạp nhiều người thì phải xét và quyết định chuẩn y kết nạp từng người một.

- Ở nơi chưa có tổ chức Đoàn và đoàn viên hoặ chưa có tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, thì do Đoàn cấp trên cử cán bộ, đoàn viên về làm công tác phát triển đoàn viên hoặc do một đảng viên cùng công tác ở nơi đó giới thiệu, Ban chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định kết nạp.

Điều 2: Nhiệm vụ của đoàn viên

1.- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các Nghị quyết của Đoàn, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn.

2.- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

3.- Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.

Điều 3 : Quyền của đoàn viên

1.- Được yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để phấn đấu trưởng thành.

2.- Được ứng cử, đề cử và bầu cửcơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.

3.- Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về các công việc của Đoàn.

Điều 4 :

1.- Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn, nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, do chi đoàn xem xét, quyết định nhưng không quá 35 tuổi.

2.- Đoàn viên quá 30 tuổi nếu được bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn hoặc làm công tác chuyên trách trong các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Đoàn; cán bộ Đoàn hoạt động theo quy chế do chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi.

4.- Đoàn viên quá 30 tuổi nếu được bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn hoặc làm công tác chuyên trách trong các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Đoàn thì tiếp tục hoạt động trong tổ chức Đoàn; cán bộ Đoàn hoạt động theo quy chế do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành.

5.- Đoàn cơ sở, Đoàn cấp huyện và tương đương được kết nạp đoàn viên danh dự.

6.- Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng thì hội nghị chi đoàn xem xét quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp.

7.- Việc trao và quản lý thẻ đoàn viên; quản lý hồ sơ đoàn viên và thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn

Chương 2 : Nguyên tắc cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đoàn

Điều 5 :

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

1.- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2.- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

3.- Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban chấp hành Đoàn cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban chấp hành Đoàn cấp trên.

4.- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên; thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.

5.- Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu, báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.

Điều 6 :

1.- Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:

- Tổ chức cơ sở Đoàn (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).

- Huyện Đoàn và tương đương

- Tỉnh Đoàn và tương đương.

- Trung ương Đoàn.

2.- Việc thành lập tổ chức đoàn hoặc ban cán sự Đoàn ở những nơi có tính đặc thù và ở ngoài nước theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

3.- Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.

Điều 7 :

1.- Nhiệm vụ của Đại hội Đoàn các cấp: Thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban chấp hành, góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có); quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi; bầu Ban chấp hành mới, bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).

2.- Nhiệm kỳ đại hội là thời gian giữa hai kỳ đại hội:

- Chi đoàn (kể cả chi đoàn cơ sở) là 1 năm
- Đoàn cơ sở là 5 năm 2 lần, riêng Đoàn cơ sở trong trường phổ thông trung học chuyên nghiệp và dạy nghề là 1 năm.
- Đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên là 5 năm.
(Riêng Đoàn tương đương cấp huyện trong các trường đại học theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương đoàn).

3.- Đại hội đại biểu cấp nào do Ban chấp hành cấp đó triệu tập. Số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban chấp hành cấp đó quyết định. Thành phần đại biểu gồm các ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội, đại biểu do đại hội Đoàn hoặc hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên và đại biểu chỉ định. đại biểu chỉ định không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu được triệu tập. Đại hội Đoàn cấp huyện phải có ít nhất bốn mươi phần trăm (40%), cấp tỉnh và trung ương phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) đại biểu trong độ tuổi đoàn viên.

4.- Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc chuyển sang công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu.

Việc cho rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.

5.- Đại biểu dự đại hội phải được đại biểu biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban chấp hành cấp triệu tập đại biểu không được bác bỏ tư cách đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được quyết định công nhận tiến bộ.

6.- Ban chấp hành Đoàn các cấp có thể triệu tập hội nghị đại biểu để kiện toàn Ban chấp hành, thảo luận văn kiện đại hội cấp trên; bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.

Thành phần hội nghị đại biểu gồm các ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị và các đại biểu do Ban chấp hành cấp dưới cử lên, số lượng đại biểu do Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định.

Điều 8 :

1.- Danh sách ứng cử, đề cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.

2.- Việc bầu cử của Đoàn tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng bầu các thành viên cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.

3.- Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.

Điều 9 :

1.- Đại hội, hội nghị đại biểu và các hội nghị của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số đơn vị trực thuộc tham dự.

2.- Khi bầu cử hoặc biểu quyết phải có quá nửa (1/2) số phiếu bầu hoặc quá nửa (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị.

3.- Đại hội, hội nghị của Đoàn bầu Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch để điều hành công việc của đại hội, hội nghị. Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch có quyền xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử hoặc công việc của đại hội, hội nghị.

Điều 10 :

1.- Nhiệm vụ của Ban chấp hành Đoàn các cấp:

- Lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội Đoàn cấp mình và chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Đoàn cấp trên.
- Định kỳ báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn với cấp ủy, với Đoàn cấp trên và thông báo cho cấp dưới.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

2.- Số lượng ủy viên Ban chấp hành cấp nào do đại hội Đoàn cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Ban chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận.

3.- Ban chấp hành các cấp khi khuyết thì do Ban chấp hành cấp đó thảo luận, thống nhất lựa chọn, đề nghị Ban chấp hành cấp trên xét công nhận bổ sung. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá hai phần ba (2/3) số lượng ủy viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định.

- Nếu khuyết ủy viên thường vụ, bí thư, phó bí thư thì hội nghị Ban chấp hành bầu trong số ủy viên Ban chấp hành và Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên có quyền chỉ định bổ sung

Ban chấp hành Trung ương khi khuyết thì hội nghị Ban chấp hành Trung ương bầu bổ sung nhưng không quá nửa (1/2) số lượng ủy viên Ban chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.

4.- Ban chấp hành Đoàn khóa mới và người được bầu vào các chức danh điều hành công việc ngay sau khi được đại hội, hội nghị bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp.

5.- Nhiệm kỳ Ban chấp hành Đoàn các cấp là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp.

6.- Đối với tổ chức Đoàn mới thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ban chấp hành lâm thời. Chậm nhất không quá sáu tháng phải tổ chức đại hội để bầu Ban chấp hành chính thức. Nếu kéo dài thêm thời gian phải được Đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.

Điều 11 :

1.- Hội nghị thường kỳ của Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban chấp hành tỉnh Đoàn và tương đương một năm họp hai kỳ. Ban chấp hành huyện Đoàn tương đương một năm họp bốn kỳ. Ban chấp hành chi đoàn và Đoàn cơ sở mỗi tháng họp một kỳ. Ngoài hội nghị thường kỳ, Ban chấp hành có thể có các hội nghị bất thường.

2.- Ủy viên Ban chấp hành không tham gia sinh hoạt Ban chấp hành ba kỳ trong nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng thì xóa tên trong Ban chấp hành.

3.- Ủy viên Ban chấp hành đã chuyển khỏi công tác Đoàn, không có điều kiện để đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn gaio hoặc đi học để chuyển công tác thì cho rút tên khỏi danh sách Ban chấp hành.

4.- Việc xóa tên, cho rút tên do Ban chấp hành đề nghị, Đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định. Đối với ủy viên Ban chấp hành Trung ương đoàn do Ban chấp hành Trung ương Đoàn xem xét, quyết định.

Trong cùng một kỳ họp, các ủy viên Ban chấp hành rút tên khỏi danh sách Ban chấp hành hay các chức danh nếu chưa có quyết định chuẩn y của Ban chấp hành Đoàn cấp trên vẫn có quyền bầu cử và biểu quyết hoặc chủ trì phiên họp bầu bổ sung Ban chấp hành, các chức danh.

5.- Ủy viên Ban chấp hành từ Đoàn cơ sở trở xuống phải tham gia sinh hoạt với một chi đoàn. ủy viên Ban chấp hành từ cấp huyện trở lên có chế độ định kỳ tham gia sinh hoạt, hoạt động với cơ sở Đoàn.

Điều 12 :

1.- Đại hội đại biểu toàn quốc bầu Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban chấp hành Trung ương Đoàn bầu Ban Thường vụ, Bí thư thứ nhất và các Bí thư trong số ủy viên Ban Thường vụ; bầu Ủy ban kiểm tra Trung ương, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm trong số ủy viên Ủy ban kiểm tra.

2.- Hội nghị Ban chấp hành Đoàn từ cấp tỉnh, huyện và tương đương bầu Ban Thường vụ; bầu bí thư, các phó bí thư trong sô 1ủy viên Ban Thường vụ; bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp mình.

3.- Đại hội đoàn viên hoặc đại hội đại biểu đoàn viên ở chi đoàn và Đoàn cơ sở bầu Ban chấp hành, Ban chấp hành bầu bí thư, phó bí thư các ủy viên thường vụ (nếu có). Tại đại hội có thể bầu trực tiếp bí thư theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

Điều 13 :

1.- Ban Thường vụ Trung ương Đoàn gồm Bí thư thứ nhất, các bí thư, các ủy viên thường vụ.

Ban Thường vụ Trung ương Đoàn thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo các cấp bộ Đoàn trong việc thực hiện nghị quyết đại hội và các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ Trung ương đoàn do Ban chấp hành Trung ương Đoàn quyết định.

2.- Ban bí thư Trung ương Đoàn là cơ quan thường trực của Ban Thường vụ gồm Bí thư thứ nhất va các bí thư thay mặt Ban Thường vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đoàn; chuẩn bị các vấn đề trình Ban Thường vụ xem xét quyết định các chủ trương công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và giải quyết các công việc hàng ngày của Đoàn. Ban bí thư Trung ương Đoàn làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Số lượng bí thư Trung ương Đoàn do Ban chấp hành Trung ương Đoàn quyết định nhưng không quá một phần ba (1/30 số lượng ủy viên Ban Thường vụ.

3.- Ban Thường vụ Đoàn các cấp gồm bí thư, các phó bí thư và các ủy viên thường vụ. Ban Thường vụ thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo mọi mặt công tác của Đoàn giữa hai kỳ hội nghị Ban chấp hành.

Số lượng ủy viên Ban Thường vụ ở các cấp không quá một phần ba (1/3) số lượng ủy viên Ban chấp hành đoàn cùng cấp.

Điều 14 :

1.- Đoàn từ cấp huyện và tương đương trở lên được lập ra cơ quan chuyên trách để giúp việc.

2.- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc của cơ quan chuyên trách cấp nào do bí thư (thủ trưởng cơ quan) cấp đó quyết định.



Chương 3: Tổ chức cơ sở của Đoàn

Điều 15 :

1.- Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở. Ở những cơ sở có nhiều đoàn viên có thể tổ chức Đoàn bộ phận, liên chi đoàn và chi đoàn trong đoàn cơ sở. Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2.- Tổ chức cơ sở Đoàn được thành lập trong doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chi đoàn, Đoàn cơ sở có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

3.- Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn. Đơn vị có ít nhất từ 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ 3 đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần.

Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên có thể thành lập Đoàn cơ sở. Trong các đội thanh niên xung phong, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ hoạt động ngắn hạn được thành lập tổ chức Đoàn lâm thời.

Điều 16 : Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn:

1.- Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.

2.- Tổ chức các hoạt động tạo môi trường giáo dục rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

3.- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, tích cực chăm lo xây dựng Đoàn, xây dựng các Hội của thanh niên và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Điều 17 : Quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn:

1.- Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo sử dụng cán bộ của Đảng, nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.

2.- Tổ chức các hoạt động, các phong trào, nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; liên kết, phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác thanh niên.

3.- Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.

Điều 18 :

1.- Đoàn ngành được thành lập ở cấp huyện, tỉnh và Trung ương khi tổ chức Đảng, chính quyền của các ngành đó lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống đến cơ sở.

2.- Các tổ chức cơ sở Đoàn trong cùng một ngành hoặc trên cùng một địa bàn có nhu cầu phối hợp hoạt động thì có thể thành lập Ban cán sự Đoàn. Ban cán sự Đoàn có nhiệm vụ tham mưu cho Đoàn cấp trên về các hoạt động của ngành, đơn vị mình và có quyền hạn, nhiệm vụ do Đoàn cấp trên trực tiếp quy định.

3.- Đoàn khối được thành lập từ cấp huyện trở lên tương ứng với cơ cấu tổ chức của Đảng theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

4.- Đoàn trong các trường Đại học, Đại học Quốc gia, Đại học khu vực được tổ chức theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.


Chương 4: Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân VN

Điều 19 :

1.- Tổ chức đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam là bộ phận của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

2.- Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của tổ chức Đoàn trong quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn cùng với Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam quy định.

Điều 20 :

1.- Tổ chức Đoàn trong quân đội và công an liên hệ chặt chẽ và phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn địa phương nơi đóng quân.

2.- Tổ chức Đoàn trong quân đội và công an được giới thiệu người tham gia Ban chấp hành Đoàn địa phương nơi đóng quân.



Chương 5: Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn

Điều 21 :

1.- Ủy ban kiểm tra của Đoàn được thành lập từ Trung ương đến huyện và tương đương, do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra. Ủy ban kiểm tra có một số ủy viên Ban chấp hành, song không quá một phần hai (1/2) số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra. Số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra mỗi cấp theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

2.- Việc công nhận và cho rút tên trong danh sách Ủy viên ủy ban kiểm tra do Ban chấp hành cùng cấp đề nghị và Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định. Nhiệm kỳ của Ủy ban kiểm tra mỗi cấp theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành cùng cấp.

3.- Tổ chức Đoàn cơ sở và chi đoàn cử một ủy viên Ban chấp hành phụ trách công tác kiểm tra.

Điều 22 : Nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra các cấp:

1.- Tham mưu cho các cấp bộ Đoàn kiểm tra việc thi hành nghị quyết, chủ trương của Đoàn.

2.- Kiểm tra cán bộ, đoàn viên (kể cả ủy viên Ban chấp hành cùng cấp) và tổ chức Đoàn cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm điều lệ của Đoàn.

3.- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Đoàn cấp dưới.

4.- Giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của cán bộ, đoàn viên và nhân dân liên quan đến cán bộ, đoàn viên; tham mưu cho cấp bộ Đoàn về việc thi hành kỷ luật Đoàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.

5.- Kiểm tra công tác đoàn phí, việc sử dụng các nguồn quỹ khác của các đơn vị trực thuộc Ban chấp hành cùng cấp và cấp dưới.

Điều 23 :

Ủy ban kiểm tra các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đoàn cùng câp1 và sự chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên.

Ủy ban kiểm tra cấp trên được quyền yêu cầu tổ chức Đoàn cấp dưới và cán bộ, đoàn viên báo cáo những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ các quyết định về kỷ luật của cấp bộ Đoàn và của Ủy ban kiểm tra cấp dưới; kiểm tra hoạt động của Ủy ban kiểm tra cấp dưới.

Chương 6: Khen thưởng và kỷ luật của đoàn

Điều 24 : Về khen thưởng;

1.- Cán bộ, đoàn viên, thanh niên , thiếu nhi, tổ chức Đoàn, Hội, Đội và những người có công trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi đều được Đoàn xem xét khen thưởng hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng.

2.- Các hình thức khen thưởng của Đoàn là giấy khen, bằng khen, huy chương và cờ do Ban chấp hành Trung ương Đoàn quy định.

Điều 25 : Về kỷ luật

1.- Việc thi hành kỷ luật của Đoàn nhằm giữ vững sự thống nhất ý chí và hành động, bảo đảm kỷ cương của Đoàn và giáo dục cán bộ, đoàn viên.

Tổ chức đoàn và cán bộ, đoàn viên khi vi phạm kỷ luật phải được sử lý công minh, chính xác, kịp thời và được thông báo công khai.

2.- Hình thức kỷ luật:

Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm khuyết điểm của cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn mà áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau

- Đối với cán bộ, đoàn viên: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

- Đối với tổ chức Đoàn: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

Điều 26 : Thẩm quyền thi hành kỷ luật

- Những tổ chức có thẩm quyền quyết định kỷ luật gồm:

Chi đoàn và chi đoàn cơ sở

Ban chấp hành từ Đoàn cơ sở trở lên

Ủy ban kiểm tra các cấp

1.- Đối với đoàn viên: khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị chi đoàn thảo luận và biểu quyềt hình thức kỷ luật với sự đồng ý của quá nửa (1/2) số đoàn viên trong chi đoàn. Từ hình thức cảnh cáo trở lên do Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định.

2.- Đối với cán bộ: ủy viên Ban chấp hành Đoàn các cấp khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị Ban chấp hành ùng cấp thảo luận, biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của quá nửa (1/2) số ủy viên Ban chấp hành. Đoàn cấp trên xét quyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương đoàn.

3.- Đối với cán bộ không phải là ủy viên Ban chấp hành, khi vi phạm kỷ luật thì cấp quản lý và quyết định đề bạt ra quyết định kỷ luật.

4.- Đối với tổ chức Đoàn; thi hành kỷ luật giải tán một tổ chức Đoàn hay một cấp bộ Đoàn phải do hội nghị toàn thể Ban chấp hành cấp trên trực tiếp quyết định với sự đồng ý của quá nửa (1/2) số ủy viên Ban chấp hành. Đối với cấp tỉnh và tương đương do Ban chấp hành Trung ương quyết định. Chỉ giải tán một tổ chức Đoàn hay cấp bộ Đoàn khi có hai phần ba (2/3) số đoàn viên hay hai phần ba (2/30 số ủy viên Ban chấp hành sai lầm đến mức phải khai trừ hay cách chức.

5.- Những cán bộ, đoàn viên ở cơ sở bị giải tán nếu không bị khai trừ khỏi Đoàn thì được giới thiệu đến sinh hoạt ở cơ sở Đoàn khác hoặc cơ sở mới thành lập.

Điều 27 :

1.- Trước khi quyết định kỷ luật, tổ chức Đoàn có trách nhiệm nghe cán bộ, đoàn viên hoặc đại diện tổ chức Đoàn bị xét kỷ luật trình bày ý kiến.

2.- Mọi hình thức kỷ luật chỉ được công bố và thi hành khi có quyết định chính thức.

3.- Sau khi công bố quyết định kỷ luật, nếu người bị kỷ luật không tán thành thì trong vòng một tháng có quyền khiếu nại lên Ban chấp hành Đoàn cấp trên cho đến Ban chấp hành Trung ương Đoàn và phải được trả lời. Trong thời gian chờ đợi trả lời phải chấp hành quyết định kỷ luật.

Điều 28 :

Kể từ khi cán bộ, đoàn viên có quyết định kỷ luật, ít nhất 3 tháng một lần, Ban chấp hành nơi trực tiếp quản lý cán bộ, đoàn viên bị kỷ luật nhận xét về việc sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đoàn viên đó. Nếu đã sửa chữa khuyết điểm thì đề nghị cấp ra quyết định kỷ luật công nhận tiến bộ.

Chương 7: Đoàn với các tổ chức hội của thanh niên

Điều 29 :

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội.

Điều 30 :

Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội thực hiện đúng mục đích, tôn chỉ theo Điều lệ Hội.



Chương 8: Đoàn với Đội thiếu niên tiền phong HCM

Điều 31 :

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo năm điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất nước.

Điều 32 :

1.- Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh theo điều lệ của Đội do Ban chấp hành Trung ương Đoàn quy định.

2.- Hội Đồng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở cấp nào do Ban chấp hành cấp đó lập ra và lãnh đạo.

3.- Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng tổ chức đội; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi; phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo, tạo điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.



Chương 9: Tài chính của Đoàn

Điều 33 :

Tài chính của Đoàn bao gồm ngân sách Nhà nước cấp, đoàn phí, các nguồn thu từ hoạt động kinh tế và những khoản thu hợp pháp khác.

Điều 34 :

Việc thu nộp đoàn phí do Ban chấp hành Trung ương đoàn quy định; đoàn viên được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam thì thôi đóng đoàn phí.

Các cấp bộ Đoàn có trách nhiệm trích nộp đoàn phí lên Đoàn cấp trên. Việc trích nộp đoàn phí của các cấp theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.

Việc sử dụng tài chính của Đoàn phải tuân theo nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước.



Chương 10: Chấp hành điều lệ Đoàn

Điều 35 :

1.- Mọi cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn.

2.- Chỉ có đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Đoàn.

3.- Ban Thường vụ Trung ương Đoàn có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 3 thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (18-11-2014), LiaittimiYUHHBNMK (14-12-2014), WillieGync (19-12-2014)
Old 12-10-2006, 02:35 PM   #2
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Re: ĐiỀu LỆ ĐoÀn Thanh NiÊn CỘng SẢn HỒ ChÍ Minh

Hình như đây là điều lệ cũ phải không LeGiang? Vì theo myhanh biết điều lệ mới do Đại hội toàn quốc lần VIII Đoàn TNCSHCM thông qua ngày 08/12/2002 thì có 11 chương và 38 điều.
Ngoài ra trong điều lệ Đoàn thì phần giới thiệu rất quan trọng nó nói lên rất nhiều điều trong đó có nêu lên lý tưởng của Đoàn thanh niên:"Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Rất nhiều Đoàn viên ngày nay không biết lý tưởng của Đoàn là gì cứ tưởng Đoàn là tập hợp lại để vui chơi thôi khi vào chẳng thấy vui gì cả nên chán.

Ngoài ra điều lệ Đoàn còn quy định Cờ Đoàn, Đoàn ca nữa bên cạnh huy hiệu Đoàn như LeGiang đã giới thiệu.
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog

thay đổi nội dung bởi: myhanh, 12-10-2006 lúc 02:37 PM.
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 3 thành viên gửi lời cám ơn đến myhanh vì bạn đã đăng bài:
LiaittimiYUHHBNMK (14-12-2014), Randallfemn (07-09-2014), vellDeameloYUH (08-01-2015)
Old 13-10-2006, 06:08 PM   #3
Hồ sơ
Vinh Loc 90A
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Số bài viết: 5,209
Tiền: 10500
Thanks: 1,044
Thanked 4,888 Times in 1,420 Posts
Vinh Loc 90A is an unknown quantity at this point
Default Ðề: ĐiỀu LỆ ĐoÀn Thanh NiÊn CỘng SẢn HỒ ChÍ Minh

Theo tôi biết, mỗi ký Đại hội đại biểu toàn quốc sẽ sửa đổi Điều lệ một lần! Có thể Legiang không để ý nên giới thệu bản cũ. Nhưng thường thì Điều lệ không chỉnh sửa nhiều lắm!
(Nhắc đến Điều lệ Đoàn tôi mới nhớ, từ hồi vào Đoàn đến giờ đã quá tuổi rồi mà tôi chưa bao giờ đọc Điều lệ đoàn cả? )
__________________
Tâm thượng quang Khuê tảo
Vinh Loc 90A is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 5 thành viên gửi lời cám ơn đến Vinh Loc 90A vì bạn đã đăng bài:
JosephDora (21-11-2014), LiaittimiYUHHBNMK (21-12-2014), Randallfemn (29-07-2014), vellDeameloYUH (04-01-2015), WillieGync (29-12-2014)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:47 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps