Có một ít kinh nghiệm còm cõi, áp dụng cho dân nghiệp dư như TheDeath, dĩ nhiên đây là kinh nghiệm bản thân nên có thể nhiều sai sót, nếu có sai sót thì các bác hê lên giùm!
1. Nếu ta chọn chế độ AV thì máy sẽ tự cân chỉnh tốc độ sao cho hợp lý, do đó nếu điều kiện thiếu sáng thì tốc độ máy sẽ rất chậm. Bài toán đặt ra là chậm bao nhiêu thì gọi là nguy hiểm?... Nếu có một cái tripod mà đối tượng cần chụp lại đứng yên thì chậm bao nhiêu mà chẳng được? Tuy nhiên lỡ đối tượng động đậy hoặc không có tripod thì có lẽ không nên để tốc độ dưới 80. Vì vậy ta sẽ mở khẩu thêm và/hoặc tăng iso để cho tốc độ tăng lên trên mức 80 là ổn. Còn nếu các bác ăn chân gà nhiều thì đẩy Iso và/hoặc mở khẩu cho tốc độ tăng cao hơn nữa...
2. Ai cũng nghĩ chụp ngoài trời nắng to, tốc độ chụp cao thì ảnh sẽ rõ đẹp. Tuy nhiên cái này không chắc chắn, lý do nếu nắng to nhưng ánh mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống hốc mắt sẽ có bóng đen. Khi chụp ở tốc độ cao thì phần bóng đen đó sẽ khiến cho hình bị nose ở khu vực này. Cái bóng đen ở hốc mắt cũng làm cho hình trông khó coi... Hóa ra nhanh quá lại có khi bất lợi, theo TheDeath thì nên khép khẩu để cho tốc độ chậm lại đồng thời fill flash vào vùng hốc mắt bị tối sẽ giải quyết được phần nào vấn đề (hoặc nếu có cái hắt sáng, nhưng chúng ta đâu có chuyên nghiệp đến mức mang theo hắt sáng để giải tỏa vấn đề này!). Vấn đề lại được đặt ra là khép khẩu bao nhiêu để có thể fill flash mà không bị cháy hoặc nếu khép quá mức thì mặt mẫu thì sáng mà phía sau lại tối lờ mờ? Muốn fill flash thì ta phải để chế độ M, sau khi để chế độ M ta đo sáng lại trên mặt mẫu sau cho vạch sáng nằm bên trái vạch giữa một nấc là ổn, sau đó bật flash ở chế độ ETTL rồi bấm... Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, do khép khẩu để fill flash nên hình không còn art giống như bình thường và nếu chụp kỷ niệm thì rất đẹp, ví dụ chụp cho bạn thân, cho gia đình thì khỏi phải bàn, nhưng chụp cho mẫu thì... lại chán phèo vì nó không xóa phông được... Nó không cso cái vẻ mông lung nữa... Cái đẹp thật là cái khó chịu!
3. Máy của chúng ta đo sáng tạm thời chính xác nhưng cũng không hẳn là chính xác. Do đó nên để ở chế độ thể hiện biểu đồ. Nếu biểu đồ bị dạt qua bên phải cắt trục tung bên phải có nghĩa là dư sáng, ngược lại là thiếu sáng. Hoặc biểu đồ cắt trục hoành sớm quá thì ta nên điều chỉnh để góc của biều đồ nằm ở 2 góc là tuyệt nhất.
4. Độ k thì nên chỉnh thế nào? Theo kinh nghiệm dở ẹc của TheDeath thì cũng nên bật biểu đồ màu R, G, B và điều chỉnh nhiệt độ sao cho các biểu đồ này nằm ở 2 góc là tốt nhất. Tuy nhiên có thời gian để cân chỉnh ở mục 4 là vấn đề. Cái này thì TheDeath cũng mới tập tành thôi.!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Chụp ban đêm thì chỉ cần để ở chế độ ETTL là máy tự tính toán để fill flash hợp lý nhất nên nếu có flash xịn thì quá đã, tuy nhiên nên để iso cao (dĩ nhiên ảnh sẽ noise hơn) để có thể thấy background tốt hơn, nếu để iso thấp thì background sẽ tối thui, trông rất dở.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Rất hay. Cần thiết cho các bác đi ngay vào "thực hành" mà chẳng tốn công nghiên cứu mớ "lý thuyết" rối rắm của khẩu độ/tốc độ/iso (thời chụp).
Riêng ở cái tip 1., bổ sung thêm. Thường người ta lấy tầm tầm Tốc độ khoảng = 1/f. f là tiêu cự. Giả sử ống kính tiêu cự 100mm, thì tốc độ 1/100 tương đối an toàn (không rung lắm). Đó là cho số đông thôi. Mấy bác nhậu nhiều quá, tay chân rung lẩy bẩy rồi thì không tính như thế được!
Ở cái tip 2. về fill flash. Thường thì giảm độ sáng đi 1-2 nấc, để nó fill nhẹ nhàng thôi.
Rất hay. Cần thiết cho các bác đi ngay vào "thực hành" mà chẳng tốn công nghiên cứu mớ "lý thuyết" rối rắm của khẩu độ/tốc độ/iso (thời chụp).
Riêng ở cái tip 1., bổ sung thêm. Thường người ta lấy tầm tầm Tốc độ khoảng = 1/f. f là tiêu cự. Giả sử ống kính tiêu cự 100mm, thì tốc độ 1/100 tương đối an toàn (không rung lắm). Đó là cho số đông thôi. Mấy bác nhậu nhiều quá, tay chân rung lẩy bẩy rồi thì không tính như thế được!
Ở cái tip 2. về fill flash. Thường thì giảm độ sáng đi 1-2 nấc, để nó fill nhẹ nhàng thôi.
Cái phần đậm đậm có lẽ không chính xác lắm, theo TheDeath nó rung mạnh hay không là phụ thuộc khoảng cách từ máy đến vật cần chụp. Do đó có lẽ công thức trên tình cờ trúng là do máy có tiêu cự lớn thì thường ở xa vật cần chụp!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Cái phần đậm đậm có lẽ không chính xác lắm, theo TheDeath nó rung mạnh hay không là phụ thuộc khoảng cách từ máy đến vật cần chụp. Do đó có lẽ công thức trên tình cờ trúng là do máy có tiêu cự lớn thì thường ở xa vật cần chụp!
Bác thí nghiệm thử là thấy liền hà.
Chỉnh tiêu cự tối đa (zoom đến 200 hay 300 mm gì đó), rồi chụp chủ đề nào đó gần gần thôi. Để tốc độ 1/50 thử.
Mà, nhiều khi tay của bác chuẩn quá thì ảnh vẫn nét thôi.
Lúc trước, có gặp sư phụ kia, tuổi đã ngoài 60, tuyệt đối không uống rượu. Chụp để 1-2 giây mà ảnh nét như thần, kinh thiệt. Nhìn ổng nhấp cò máy rồi đứng im re luôn, cứ như là pho tượng!
Bác thí nghiệm thử là thấy liền hà.
Chỉnh tiêu cự tối đa (zoom đến 200 hay 300 mm gì đó), rồi chụp chủ đề nào đó gần gần thôi. Để tốc độ 1/50 thử.
Mà, nhiều khi tay của bác chuẩn quá thì ảnh vẫn nét thôi.
Lúc trước, có gặp sư phụ kia, tuổi đã ngoài 60, tuyệt đối không uống rượu. Chụp để 1-2 giây mà ảnh nét như thần, kinh thiệt. Nhìn ổng nhấp cò máy rồi đứng im re luôn, cứ như là pho tượng!
Nếu tính khoảng cách từ máy chụp đến vật cần chụp thì có thể giải thích một cách khoa học được còn dựa trên tiêu cự thì không biết giải thích thế nào rất mong bác giải thích khoa học giùm, TheDeath đoán là công thức trên là ăn may vì khi để ở tiêu cự dài thì thường là khoảng cách từ vật chụp đến máy sẽ xa. Nhưng nếu ngược lại, nếu bác để tiêu cự dài mà chụp gần thử xem sao? Chẳng rung đâu!
Còn lý giải khoa học là như sau: nếu khoảng cách từ vật cần chụp đến máy là h thì nếu bác rung tay 1 góc là x thì khung ảnh bị rung một đoạn là tan(x) * h (lâu quá không biết ghi tan hay tang mới đúng, hic). Do đó khung ảnh bị rung tỷ lệ thuận với khoảng cách h và độ rung x.
Kết luận: Nếu bác gắn ống kính 100mm lên máy crop sẽ bị rung nhiều hơn là gắn ống kinh 100mm trên máy Full Frame do cùng một tiêu cự, cùng một khung ảnh thì máy FF sẽ đứng gần vật thể hơn!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
thay đổi nội dung bởi: TheDeath, 25-12-2010 lúc 09:27 PM.
sao ông già 60 tuổi đó không dùng chân máy cho nó lành anh pp mà phải đứng chết trân khổ vậy , nhiều khi ổng " đứng " luôn thì đổ thừa lỗi tại nhiếp ảnh thì chít .
@ TD: công thức thì pp bó tay. Có điều khi tăng tiêu cự lên (zoom lên nhiều) thì cảm thấy...rung rung vậy thôi. Cảm giác mà, có thể đúng, có thể sai!
---
Bàn thêm về khẩu độ và tốc độ.
Nếu chụp ảnh tỉnh (chân dung, cảnh vật...) thì cố định khẩu độ, tức là chỉnh khẩu độ theo ý muốn của mình, để khống chế vùng ảnh rõ, hòng thể hiện chiều sâu của bức ảnh trong không gian hai chiều.
Nếu chụp ảnh động (con vật, đua xe, thác nước ...) thì tốc độ cố định, tức là chỉnh tốc độ theo ý muốn của mình, để mô tả được sự chuyển động đó.
Hông biết đúng hay sai!?