Đúng ra bài này được viết trong phần thảo luận nhưng do đâu là bộ môn đặc thù nên tôi xin viết bài này ở đây, ở nơi mà giới mộ điệu thường lui tới.
Câu hỏi này được nhiều người hay hỏi lắm, và đã qua biết bao nhiêu cuộc thảo luận. UBND TPHCM đành dành kinh phí để khôi phụclại cải lương. Nhưng theo tôi, cải lương đang chết lâm sàng. Và chừng 10 năm nữa gì đó, khi mà thế hệ vàng như Thành Được, Út Bạch Lan, Diệp Lang, Mỹ Châu, Lệ Thuỷ, Bạch Tuyết, Minh Vương, Minh Phụng, ... không còn hơi để ca, hoặc không còn nữa. Có lẽ đến lúc đó, cải lương chết thật. Lúc đó người ta chỉ nghe cải lương bằng những giọng ca dĩ vãng qua đĩa hát. Tôi biết, nhiều người muốn vực dậy lắm. mà vực dậy bằng cách hiện nay thì ...
Cải lương bây giờ như xác không hồn. Mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy ca. Làm thì làm theo ý nhà tài trợ. Hồi xưa dám bỏ tiền ra mua vé xem, bây giờ phải suy nghĩ lại. Hát chất lượng kém mà giá vé trên trời. Hồi xưa can đảm mua băn Video về nhà coi tới coi lui, bây giờ có đi ngang qua quầy cũng không buồn ghé vào xem.
Hồi xưa mà hát cải lương có thể bị chê là nhà quê một cục. Bây giờ là mốt thời thượng đấy. Chắc tại vậy mà mấy quán Hát với Nhau mọc như nấm. Các ca sĩ cũng đua nhau hát vọng cổ. Hát hay hay không thì không biết, chỉ thấy khán giả vổ tay rần rần. Sành điệu quá mà!
Thấy vậy nhiều người vô tư bảo cải lương chưa chết?
Tôi không biết họ vô tư cỡ nào chứ tội nghiệp người nghe quá, tội nghiệp tổ nghiệp cải lương quá. Vì muốn cứu cải lương mà họ trình làng những sản phẩn èo uột vậy, gây tác dụng ngược thì có.
Năm qua nhiều NS lão làng như Lệ Thủy, Thanh Sang, Bạch Tuyết, Thanh Tuấn,Diệu Hiền, ... lần lượt làm đêm diễn riêng cho mình. Những đêm đâu người coi hào hứng, NS cũng hào hứng. Diễn riết rồi thượng vàng hạ cám. Hay có, dỡ có. Khen có, chê có. Đến NS ca không ra hơi như Mộng Tuyền cũng ráng làm cái lai-sô. Thiên hạ vổ tay rần rần. Tôi thì chỉ chép miệng. Tội nghiệp cho cải lương quá! Thời vàng son còn đâu. Khán giả bây giờ bỏ vài trăm ngàn ra để xem người ta xào nấu mấy tuồng tích cũ. Có người còn làm một đêm Từ giải Thanh tâm đến giải Trần Hữu Trang? Người ta mượn danh để kinh doanh. Chương trình trực tiếp gần cả chục đài trên toàn quốc. Ấy vậy mà người ta xem câu chuyện dở khóc dở cười của cô Lựu.
Ấy là chưa kể các bác nhà ta "phen" nhau dữ quá! Hễ cứ nhà hát truyền hình của VTV là thấy mấy gương mặt đó. Nhai đi nhai lại hoài riết cải lương càng nhàm chán. Thời may vừa rồi NSND Diệp Lan làm mới lại tuồng Lan và Điệp coi đỡ đỡ.
Nghe đâu, sau cái gọi là thành công rực rỡ của Kim Vân Kiều, đạo diễn Hoa Hạ lại tiếp tục làm Chiếc Áo Thiên Nga cũng ngốn bạc tỷ. Hiệu quả thì chưa biết chứ Kim Vân Kiều vừa rồi ẹ hết biết. Diễn 1 lần rồi dẹp luôn, dù rằng nó dàn dựngcũng cỡ 6 tỷ???.
Sáng nay SSP tổng kết hoạt động sxkd năm 2007 và triển khai kế hoạch sxkd năm 2008. Khi đến tiết mục văn nghệ thì ông Phan Văn Thanh, chủ tịch hội đồng quản trị CNS (công ty mẹ của SSP) được mời góp vui cho chương trình. Cả khán phòng im lặng như đang chờ đợi một bài nhạc nào đó cất lên nhưng không! "Sau đây tôi xin tặng hội nghị hai câu vọng cổ trong bài hoa tím bằng lăng !" Mọi người đều ồ lên với vẻ ngạc nhiên. Giọng mượt mà truyền cảm của ông làm cho hội trường như ngưng động, tiếng vỗ tay vang lên mỗi khi ông xuống hò, xuống xề....
Nếu có những người như ông thì cải lương không bao giờ chết....
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Anh lại không nghĩ như myhanh. Tại nó thuộc dạng "quý hiếm", cần được bảo tồn, có nguy cơ "tuyệt chủng". Chứ thanh niên ngày nay, thế hệ 8X hay 9X bảo "cho nó vô Viện bảo tàng đi ba ơi!"
Nghệ sĩ Bạch Tuyết, ca sĩ Kim Anh và ca sĩ Quang Thành cùng hát chung bài ca cổ Cát bụi tại Hí viện Santa Ana, Cali, Mỹ tháng 2-2006TTCT - Tại tụ điểm ca nhạc Trống Đồng (TP.HCM) với hơn 2.000 người NGHE, khi ca sĩ Phương Thanh vừa kết thúc bài hát sôi động Trống vắng THÌ khán giả hét to: “Vọng cổ, vọng cổ đi”. Phương Thanh bèn xuống xề một câu vọng cổ Lan và Điệp, khán giả vỗ tay rần rần... Hình ảnh này chẳng còn là cá biệt... Có một thời nghệ sĩ cải lương ồ ạt hát nhạc trẻ để kiếm sống, bây giờ thì ngược lại. Khi biểu diễn, hàng loạt ca sĩ trong và ngoài nước đã hát ca cổ để lôi kéo sự chú ý của khán giả. Đã qua rồi cái thời hát vọng cổ - cải lương bị cho là... không sang, không ăn khách!
“Ăn hơn Tân nhạc!”
Đó là lời khẳng định của ca sĩ Phương Thanh, Ngọc Sơn, Minh Thuận, Nguyên Vũ, Thanh Thúy, Long Nhật... khi nói về việc mình ca vọng cổ. Hội trường Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM chiều 25-11-2007, ca sĩ mới toanh Dương Ngọc Thái bỗng lấy được cảm tình đặc biệt của khán giả bằng câu vọng cổ vào cuối một bản nhạc trẻ.
Có chứng kiến những tràng pháo tay giòn giã, sự nồng nhiệt của khán giả khi câu vọng cổ bất chợt vang lên giữa một đêm ca nhạc, mới rõ vì sao ca vọng cổ đang phổ biến mọi lúc mọi nơi trong những show diễn của giới ca sĩ đến thế.
Diễn ở các tụ điểm ở TP.HCM, Phương Thanh, Ngọc Sơn thường xuyên nhận được yêu cầu “hát cải lương đi” dẫu đã hết hơi với những bản nhạc sôi động. Nguyên Vũ, Thanh Thúy về miền Tây, khán giả thách đố “hát cải lương được không?”, rồi ồ lên ngạc nhiên trước câu xuống xề khá ngọt ngào của hai ca sĩ này. Ca sĩ Minh Thuận hát ở bar, phòng trà Planet, Điểm Hẹn Sài Gòn... cũng thường được khán giả đề nghị “cho xin một câu vọng cổ đi”. Ông bầu Tuấn Thasô của Đan Trường còn đưa cả vọng cổ vào live show của ca sĩ này để tạo điểm nhấn. Ca sĩ Cẩm Ly đang có những bài hát đinh, lọt vào top ten ca khúc được yêu thích, có xen những đoạn vọng cổ vào giữa bài như bài Vọng cổ buồn...
Không chỉ ăn khách trên cái nôi đất phương Nam, làm live show mini ở địa bàn biểu diễn quen thuộc là Hà Nội, Hải Phòng, những câu vọng cổ chêm vào buổi diễn của ca sĩ Long Nhật cũng lấy được hàng tràng pháo tay của người xem đất Bắc...
Song, hát vọng cổ ở hải ngoại mới là tâm điểm của giới ca sĩ. Những khán giả xa xứ luôn hoài hương thường rất thích nghe câu hát của quê nhà. Họ vỗ tay, ôm hôn, tìm gặp ca sĩ sau khi biểu diễn để khen ngợi, mời về nhà chơi... Khán giả phản ứng tốt, bầu show tiếp tục mời, thu nhập lại thêm rủng rỉnh, nên có ca sĩ thổ lộ dù không có hơi cũng ráng tập vài câu vọng cổ để dành lấy điểm khi diễn ở nước ngoài. Nhiều nghệ sĩ cải lương kỳ cựu cho biết có những chương trình văn nghệ hải ngoại họ tham gia, không có ca vọng cổ - cải lương, khán giả không xem.
Nghệ sĩ Bạch Tuyết diễn ở Mỹ, nhớ mãi chuyện khán giả yêu cầu ca sĩ Ý Lan: “Ý Lan ơi, hát vọng cổ đi, Ý Lan ơi!”. Ý Lan bèn rủ rê hai ca sĩ Kim Anh, Quang Thành nhiều lần hát vọng cổ với mình, được khán giả thích thú, hoan nghênh nhiệt liệt. Hai ca sĩ Khánh Hà, Lưu Bích hát dòng nhạc cách xa cải lương mà thỉnh thoảng vẫn hát vọng cổ lúc biểu diễn. Ca sĩ Ái Vân, Như Quỳnh, Mạnh Đình, Phi Nhung, Hương Thủy... không chỉ ca vọng cổ mà còn đóng trọn vai những nhân vật chính trong những vở tuồng nổi tiếng như Về đất Kinh Châu, Nửa đời hương phấn, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài...
Các trung tâm băng nhạc hải ngoại như Asia, Thúy Nga Paris đều đầu tư và tạo điều kiện để ca sĩ của họ hát cải lương. Sau những cái tên đã nêu, một lớp ca sĩ mới nổi đã hát vọng cổ cho các trung tâm như Duy Trường, Y Phụng, Thiên Kim, Băng Tâm...
“Xin cảm ơn!”
Hiếm có ca sĩ nào dám nhận mình hát vọng cổ hay như nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp. Ngọc Sơn, Phương Thanh, Thanh Thúy, Minh Thuận, Nguyên Vũ đều lắc đầu, le lưỡi khi nhớ về những lần tập dượt tốn biết bao công sức để được tham gia một vai nhỏ trong các trích đoạn cải lương. Với nhiều ca sĩ như Nguyên Vũ, hát vọng cổ, đóng cải lương là niềm đam mê, ước muốn từ thuở bé.
Trong cơn sốt ca sĩ hát ca cổ hiện nay, Ngọc Sơn và Minh Thuận nhận xét: “Nhiều ca sĩ bây giờ cố gắng lên được một câu vọng cổ để kiếm mấy tràng pháo tay dù chẳng thật lòng yêu thích cổ nhạc”. Có những ông bà bầu, ca sĩ xác nhận ca vọng cổ chỉ là một “chiêu” để chinh phục khán giả ở sự bất ngờ về cái lạ.
Ca sĩ Quang Thành kể khi còn ở VN, anh thấy nhiều bạn trẻ, sinh viên, trí thức thường ngại ngùng khi bày tỏ mình thích cải lương, vọng cổ. Nhưng đến Mỹ, anh thấy từ người già đến trẻ em, từ bác sĩ kỹ sư đến người lao động đều hãnh diện xưng mình là người rành cải lương. Trong các cuộc liên hoan, họp mặt họ chứng tỏ sự am hiểu bằng cách ca vài câu vọng cổ. Với những người tha hương, vọng cổ - cải lương đã là giá trị riêng của VN trên quê người.
Là một ca sĩ và người tổ chức thành công một số chương trình ca cổ, ca nhạc ở Mỹ, Quang Thành khẳng định: “Ca sĩ bên Mỹ mỗi khi có thể, ai cũng muốn trổ tài ca cổ của mình cả. Nhiều ca sĩ đã xin học hát cải lương đàng hoàng với những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng như Bạch Tuyết, Thanh Sang, Ngọc Giàu, Hương Lan, Phượng Mai, Bạch Mai...”.
Khi ca sĩ Minh Thuận ca vọng cổ, ngôi sao phim truyền hình Hàn Quốc So Ji Sub nghe mê mẩn và vỗ tay nồng nhiệt. Ca sĩ Long Nhật tâm sự thật lòng: “Vọng cổ, nghệ thuật cải lương hay như vậy mà khán giả trẻ không biết đến là rất uổng. Ca sĩ nếu có điều kiện nên đưa loại hình nghệ thuật dân tộc này đến với khán giả trẻ nhiều hơn nữa”. Còn ca sĩ Nguyên Vũ thì xúc động nói: “Nguyên Vũ thấy âm nhạc dân tộc của mình rất quí giá, dễ đi vào lòng người. Ca sĩ trẻ cần tìm hiểu và đưa vọng cổ đến các bạn trẻ”.
Nói về hiện tượng ca sĩ nhạc trẻ hát cải lương, nghệ sĩ Thanh Sang - vừa được ca sĩ Kim Anh nhận làm “sư phụ” để theo học ca cổ - cho biết: “Dù ca hay hay dở, ca với mục đích nào đi nữa tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các ca sĩ nhạc trẻ đã hát vọng cổ - cải lương. Khi thấy ca sĩ hát vọng cổ, khán giả trẻ mặc nhiên cho rằng những thần tượng của họ yêu thích cải lương thì bộ môn này sẽ đến gần với họ hơn”.
HÒA BÌNH
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Mấy ba này sao ghiền cải lương thế không biết. Chưa gì đã sợ cải lương chết zí rồi. Nếu còn khán giả thì còn cải lương, nếu không còn thì ca ai nghe bi giờ. Vậy mừ ngồi đó đoán mò rồi than vắng thở dài. Tốt hơn hết để tự nhiên đi, đến lúc không còn ai thích nghe thì cải lương dẹp tiệm thôi. Hoặc bi giờ siêng thì đi thăm dò dư luận coi còn bao nhiêu người thích nghe nữa, rồi thành lập Câu lạc bộ ái mộ nghệ sĩ này nọ cho xôm tụ........................