Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Thảo luận nghiêm túc ::..

..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. Các vấn đề Xã hội , Giáo dục , Kinh tế ...

Người Việt tự ngắm mình (*)

Người Việt tự ngắm mình (*)

this thread has 0 replies and has been viewed 3457 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 06-12-2010, 11:21 PM   #1
Hồ sơ
vodanh
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 515
Tiền: 25
Thanks: 11
Thanked 296 Times in 84 Posts
vodanh is an unknown quantity at this point
Default Người Việt tự ngắm mình (*)

(*) là tiêu đề quyển sách của tác giả Nguyễn Hoàng Đức , phân tích và có cái nhìn khá sát về người Việt, khác với các bài viết nhỏ khác như " thói hư tật xấu người Việt ( của Vương Trí Nhàn ) , tác giả viết đến nơi đến chốn , kỹ lưỡng .

Đáng lẽ các bạn phải mua sách đọc nhưng mà chỉ link cho các bạn đọc tham khảo luôn :

Code:
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/NgamNghi-VietNam/Nguoi_Viet_tu_ngam_minh/
Còn đây là một bái viết khác nhưng ít nhiều cũng liên quan đến cuốn trên :


Trích:
Tìm cái mới trong khả năng sáng tạo của người Việt chúng ta

Nguyễn Hoàng Đức


Cái mới không phải là cái cũ, nhưng, luôn đi ra từ cái cũ. Muốn tạo ra cuộc nhảy vọt mới người ta luôn phải xác định nhảy qua cái gì của quá khứ, hay đường rẽ mới luôn bắt đầu tạo khúc ngoặt ngay trên con đường cũ, và một bình minh mới luôn khởi sự mọc lên giữa một bóng đêm tàn. Vậy, hẳn nhiên, muốn đi tìm cái mới, chúng ta luôn phải bắt đầu nhận diện chỗ đứng của mình, con đường của mình, tầm vóc của mình... để sửa soạn một cuộc vượt mình đem theo toàn bộ sức nặng cũ phóng vào giữa lộ trình mới.

Nhận thức mình! Vượt mình! Phóng mình! Và thiêu đốt mình bằng một nguồn nhiên liệu không bao giờ cạn lao trên con đường đã mở của mình, càng xa càng tốt, đó hẳn là cuộc hành trình của kẻ hành hương cái mới trên con đường sáng tạo. Từ Socrates đến Nietzsche, nguyên lý hành hương cái mới có lẽ chưa từng khác đi. Socrates đã mở màn cuộc sửa soạn vượt mình bằng một khởi điểm "Hãy tự hiểu mình" (connais toi - toi même) đến Nietzsche thì nhận thức đó đã biến thành "con người là cái gì đó cần phải bị vượt qua."


Để vượt qua con người cầm bút của chúng ta, những Phạm, Trần, Lê, Nguyễn... chưa một lần bén mảng đến vòng ngoài của hào quang Nobel, chẳng còn cách nào khác hơn để chúng ta làm, là mở màn nhận thức toàn diện về mình, về chỗ đứng, về khả năng, về truyền thống, về dự phóng của mình... mong mở màn bước trên con đường mới tinh khôi và sung mãn. Bởi xuất phát từ nền tảng đó, tôi xin được đề cập những gì cốt yếu mà con người và nghệ thuật Việt Nam sống và trải nghiệm, mong được chia xẻ ở mọi khía cạnh, vừa khả lý vừa khả nghiệm, hay thông cảm, ngõ hầu chúng ta cùng hợp sức tìm kiếm một con đường sáng tạo lớn vì quê hương và cho quê hương.


Do hoàn cảnh thổ nhưỡng, cần vượt qua một chất thể nhu nhược

Nhờ xây dựng một công trình lớn, phải nhập các chủng loại đá từ nhiều nước về, một anh bạn kiến trúc sư của tôi cho biết: sở dĩ, chúng ta phải nhập đá xây dựng, vì đá của chúng ta chỉ chịu đựng được sức ép từ 300-500 kg (trên độ dày cm3?) trong khi đó đá nhập ngoại có thể chịu đựng được sức ép từ 2000-2500 kg. Qua khảo sát kỹ hơn, tôi nắm được, đá của chúng ta mới chỉ ở mức đá vôi - marble (chưa cho vào lửa đã chảy rồi), chỉ có một vùng đá nằm ở khu vực tỉnh Lai Châu mới nhú lên được chút xíu để mớm chân vào hàng đá granit non. Xin quí độc giả đừng vội sốt ruột! Sở dĩ phải đề cập kỹ về đá đôi chút, vì đá là xương của đất. Và dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy thành dãy Trường Sơn chính là dải xương sống của miền đất quê hương. Chính vì mang trong mình một cột sống "đá vôi" người Việt ta có thể tạng uể oải, chóng mệt mỏi, chưa học, chưa làm đã muốn nghỉ. Vì thế, cái chí tiến thủ cũng chóng mỏi, không duy trì được khát vọng đi xa. Để hiểu thêm điều này, chúng ta hãy nghe các nhà toán học trong nước tâm sự: Việt Nam đoạt được rất nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi toán quốc tế, điều đó thật đáng tự hào về trí khôn của con em chúng ta. Song có một điều đáng tiếc, chúng ta có nhiều người học giỏi toán như vậy, nhưng lại không có nổi một nhà lý thuyết toán học tầm cỡ. Điều đó chứng tỏ, những con chim đầu đàn toán học của chúng ta mới chỉ đạt tới mức "làm chim công" múa may khoe khéo khoe khôn cho thiên hạ, sau đó tìm một nơi đậu đẹp để an toạ, chứ không muốn bay xa. Chúng ta sắm cho mình một đôi cánh thật lớn sau đó để tìm nơi đậu thật ấm, chứ không phải để phiêu lưu bay vào trong khoảng trời mênh mông giá lạnh.


Mặc cảm là một năng lực giúp con người trở thành vĩ đại. Chẳng phải một Napoleon đã mang theo mặc cảm đảo Corse trên suốt con đường trở thành hoàng đế của mình? Chẳng phải nước Anh từng mang nỗi tủi hờn về một xứ Anglo-Saxon bị người Norman khai hoá mà cố trở thành vương triều văn hoá? Và chẳng phải một nước Pháp vẫn mang nặng mặc cảm thất thủ nơi chiến luỹ Maginot trong cuộc chấn hưng sức mạnh của mình? Bởi thế, khi đề cập đến thổ nhưỡng "núi chưa cao sông chưa sâu" của quê hương, không có nghĩa là nói xấu Tổ quốc rừng vàng biển bạc, mà để gợi lên giữa lòng mặc cảm của chúng ta một sức mạnh muốn khắc phục chính mình. Người Việt vẫn nói "Đã yếu còn đòi ra gió." Không! Để hội nhập giá trị văn chương nhân loại, tất yếu chúng ta phải ra gió, không sợ gió, và đương đầu với gió! Tuy nhiên, phải bằng cách biết và lượng sức mình. Yếu hơn người thì phải chăm hơn người, "năng nhặt có ngày chặt bị." Ông cha ta đã để lại bài học: Phải miệt mài cắm cổ chạy như rùa thì mới mong thắng thỏ. Chứ đã chậm như rùa, lại vừa đi vừa tự ngắm mình, thỉnh thoảng lại leo lên mô đất cao bận rộn đăng quang mình, thì hòng gì có ngày kịp "thỏ".


Vượt qua cảm xúc bé mọn của nghệ thuật "phên-tre-nứa-lá" nhắm đến cảm xúc bi hùng kịch

Người Việt Nam nổi tiếng về tài bài binh bố trận thiết kế những cuộc thư hùng lẫy lừng lịch sử. Không chỉ thế, cả bi kịch cũng mang nỗi đau độc nhất vô nhị. Nói đâu xa, cuộc chiến dài đằng đẵng trong thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành điểm hội tụ sức nóng của các thế lực cường quốc trên hành tinh: nào chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, nào Liên Xô và Trung Quốc với Mỹ, Pháp, Nhật, Tầu Tưởng... Sau 30.4.1975, khi ngọn cờ "đại thắng" được kéo lên thì cũng là cờ hiệu cho cuộc rút chạy thê lương của một bộ phận dân chúng. Thế mà, cho đến nay, những cây bút "bên này" vẫn chưa viết được cuốn sách nào khả dĩ lột tả nổi tầm vóc của "đại thắng"; còn những cây bút "bên kia" cũng vẫn chưa viết nổi cuốn sách nào cô đúc được bài học của thất trận và bất hạnh. Tất cả mới chỉ dừng ở mức lột tả những tâm trạng, tâm cảm, hay tâm lý hiu hiu, nhè nhẹ, buồn buồn... nổi lên như một khúc kèn lá, hay một bài ca "sến" sướt mướt nào đó.


Quay lại chuyện thổ nhưỡng, một anh bạn làm đàn có kể với tôi: anh bạn đi suốt từ Bắc chí Nam, chọn gỗ, ngâm, phơi để làm một cây đàn dân tộc. Song thật kỳ lạ, bất kỳ khúc gỗ nào đã tẩm ướp phơi khô xong, khi gõ chỉ vang lên tiếng ngũ cung. Cuối cùng anh bạn chợt nhớ ra, ngay những chiếc đàn đá, đục khoét từ giữa vách núi, khi gõ lên cũng chỉ có ngũ cung (không cứ Ta, cả Tầu cũng vậy). Điều đó nói lên tâm hồn nghệ thuật của chúng ta từ trong thể chất vang lên đã khá nghèo nàn. Nhiều nhạc sĩ cả đời chỉ sáng tác được một giọng thứ hay một giai điệu na ná nào đó. Không khí nghệ thuật của quê hương thực tế còn khá nghèo và khá yếu. Bởi vậy, giới nghệ thuật trong nước đã đặt tên rằng: "nghệ thuật của chúng ta còn rất Phên-tre-nứa-lá."


"Phên-tre-nứa-lá" là gì? Chẳng hạn như một chiếc đàn Krông-pút được làm bằng những ống nứa chặt "ngẫu nhiên" ở trên rừng, và người chơi biểu diễn bằng cách vỗ tay vào. Điều đó nói lên trình độ nghệ thuật của chúng ta còn rất "rừng rú" - nặng bản năng - mới chỉ đạt ở mức hồn nhiên - tự nhiên chứ chưa đạt đến mức siêu tự nhiên. Và, nỗi buồn của tre nứa ngẫu nhiên mọc sổi trên mặt đất được chăng hay chớ làm sao có thể biểu hiện được những đau khổ lớn của con người. Trong khi đó những chiếc kèn đồng hay dây đàn được tinh chế, nấu chảy, và đổ khuôn bằng toàn bộ trí tuệ của con người đã rúc lên những nỗi buồn của những vỉa quặng được hun đúc hàng triệu năm trong lòng đất... Nếu quí vị không thích lối ví von này lắm, thì xin chia xẻ với tôi ý nghĩa biểu tượng của nó. Ngay từ trước công nguyên, người Hy Lạp đã thiết kế lên những nỗi sầu bi kịch, để tạo ra một nghệ thuật bi hùng, nhắm cứu rỗi định mệnh thảm kịch làm người. Trong khi đó, những nỗi sầu của văn chương và nghệ thuật chúng ta mới chỉ ở mức buồn nhớ hiu hiu, rầu rầu tâm trạng, hay bàng bạc nuối tiếc... Tôi tin chắc, đây là một lý do xác đáng, bởi lẽ cho đến nay văn chương và nghệ thuật của ta chưa đủ vóc tâm hồn lớn ngang với những biến cố đã sản sinh ra chúng.


Vượt qua con người tài tử nhắm đến con người chuyên môn

Nhìn nền văn chương Việt Nam thấy nổi lên ngay một tình cảnh bẽ bàng này: Dù các tác giả có nổi tiếng đến mấy chăng nữa, nhưng khi đọc, tra cứu danh tài của họ, thật ít ỏi làm sao! Chưa tìm đã xong! Chưa đọc đã hết. Ngay các tác giả nổi tiếng đương thời cũng chóng qua mau như những thời vụ, vài chục truyện ngắn, một cuốn sách lỡ cỡ giữa khoảng một truyện ngắn dài và một tiểu thuyết ngắn, dăm ba tập thơ mỏng mảnh... Đã thế trong nước, đa số nhà văn, nhà thơ dường như chỉ được phong tên ở giai đoạn đầu ngắn ngủi, sau đó các vị bận chuyển qua làm cán bộ thơ, thủ trưởng văn, hay gác cửa biên tập. Ngoài nước, thì đa số viết văn tài tử, chữ nghĩa chỉ là thứ bán chuyên nghiệp, lúc tiện thì viết. Danh dự chuyên môn của nhà văn rất cao, song danh dự đó cũng là một thách thức rất lớn. Chúng ta đứng trước một thách thức rằng: Chúng ta chưa giỏi, chưa giàu truyền thống, chưa giàu đỉnh cao, vậy mà chỉ viết văn 'nghề tay trái' thì bao giờ mới bằng nhân loại?


Vượt qua con người đời thường nhắm đến con người dấn thân cho nghệ thuật

Vì sao chúng ta mới chỉ viết văn bằng tay trái? Vì chúng ta còn mải lo kiếm sống bằng một nguyên do biện chính đầy mãnh liệt rằng cơm áo không đùa với khách thơ! Sự biện chính không chỉ nằm trong khuôn viên thơ. Điều đó có chính đáng không? Khi chúng ta còn quá bận tâm đến khuôn viên của chiếc dạ dày, thì làm sao còn sức để mở rộng biên giới của khuôn viên văn chương. Một lần, nghe một vài nhà văn của ta cứ ca thán về điều kiện vật chất eo hẹp của Việt Nam, các nhà văn, các nhà khoa học chưa được đáp ứng đầy đủ điều kiện để làm việc, nên chưa có được tác phẩm và công trình lớn, tôi có đáp lại họ rằng: "Nước Đức là nước có truyền thống trọng dụng các nhân tài khoa học, vậy mà quí vị thử xem họ đã bỏ đói Emmnuel Kant như thế nào? Và chính bản thân Kant, ông có bao giờ bị ám ảnh dù chỉ một lần về sự nghèo túng của mình, hay ông chỉ luôn thao thức về những đề tài suy tưởng?" Một lần khác, nghe dăm nhà thơ kêu nỗi lo phải chạy vạy nỗi khó khăn đời nên họ không toàn tâm cho thơ được, tôi có thưa với họ: "Chưa nói đến việc các anh sợ nghèo, chỉ nói đến nỗi cô đơn thôi, các anh đã không một lần dám chấp nhận việc gánh vác nó." Họ đều im lặng.
Nghèo đói, cô đơn là đức dấn thân đầu tiên của nghệ thuật. Đó là chưa kể đến các đức dấn thân lớn hơn cho công chính, tự do, và bác ái... Nếu chúng ta lẩn trốn những con đường dấn thân đó thì nghệ thuật đến với chúng ta bằng ngả nào?


Vượt qua con người bình thường nhắm đến con người đối thoại

Từ cổ đại đến nay, cốt lõi của mọi loại hình nghệ thuật là đối thoại. Đó cũng là yếu tố đầu tiên của mọi văn phẩm mà Aristotle đã chỉ ra là story. Plato nói: "Suy tư là đối thoại, khi một người suy tư, anh ta thủ các vai trên sân khấu trí tuệ của mình. Anh ta hỏi, anh ta trả lời câu hỏi của mình. Rồi anh ta tự đánh giá lấy." Cái yếu đầu tiên của nền văn học chúng ta là kịch tính - bởi vì tính đối thoại yếu! Các nhân vật lờ phờ nói chuyện với nhau, bởi thế không thể đánh lửa lên cho các cuộc xung đột tìm kiếm tâm lý, cảm xúc, sự thật, hay lý tưởng. Hơn cả thế, nền văn chương dậm chân quá lâu tại những kinh nghiệm và quan niệm bởi nó không có được không khí luôn luôn đối thoại để cọ sát trí tuệ. Nhìn qua Âu - Mỹ thấy nền văn học của họ phát triển nhanh nhờ bởi các sinh hoạt đối thoại trí tuệ luôn luôn diễn ra tại các salon văn học. Không đối thoại tức là từ chối trí tuệ, và từ chối sự thẩm giá tác phẩm cũng như không khí sinh hoạt cho nền văn. Một nhà thơ Việt Nam đã ví "các nhà thơ đi đâu cũng giống con ốc cõng theo nhà" vừa từ chối đối thoại, vừa lẩn trốn đối thoại. Là hiệp sĩ thì phải so kiếm mới thấy được tài ba, mong rằng nền văn học của chúng ta sẽ xây dựng được không khí đối thoại để giúp nhau đào luyện và nâng cao bản lĩnh cho bút mực.


Vượt qua những ông thầy

Người Việt có một niềm tự hào và cũng là một nỗi khổ, đó là hiện tượng Nguyễn Du "viết một lần cho tất cả" và "ca ngợi một lần cho xong". Các cây bút hậu thế lúc nào cũng vừa rụt đầu rụt cổ chiêm ngưỡng vừa luôn đem bức tượng đài Lục Bát đó ra làm bảo bối bảo hiểm cho danh dự của cả nền văn học mọi thời và mọi chỗ. Chưa hết, nhiều người còn tự hào về thơ Đường như thơ của dân tộc mình và coi nó như một đỉnh cao đã xây sẵn trong quá khứ chẳng cần xây gì thêm nữa cả.
"Đồ đệ ấy sẽ phản bội thầy, bởi chính đồ đệ ấy cũng có sứ mệnh phải làm thầy."
vodanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Đạo đức làm người HuongViet CLB Tâm linh 1 21-08-2010 10:54 AM
Chúng Ta trong Thế giới phẳng Gem ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 2 09-09-2007 04:44 PM
ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ - Tây Du ký LeGiang CLB Tâm linh 16 06-07-2007 11:24 PM
Nếu còn có ngày mai - Sidney Sheldon cobemongmo ..:: CLB Văn Thơ ::.. 27 29-08-2006 01:59 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:20 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps