Nước Việt hiện tại có một nền văn hóa thiểu nhược. Để chứng minh cho ý kiến trên tôi đưa ra một số minh chứng như sau.
Về nghệ thuật.
Thử điểm qua ngành nghệ thuật được cho là đại chúng, gần gũi với quần chúng nhất. Âm nhạc. Bây giờ chúng ta đang hò hát thứ gì. Chẳng phải là tân nhạc sao? Tân nhạc bắt đầu từ đâu, từ Âu Mỹ, mà 2 đại diện ảnh hưởng đầu tiên là Pháp và Mỹ. Ta chẳng có thứ gì của riêng mình chế tác ra, tất cả các nhạc cụ, cách viết nốt nhạc, cách hát, hòa âm, phối khí ... chỉ duy nhất còn lại một thứ chân phương là của người Việt, ngôn ngữ. Điều mỏng manh sót lại này nếu được soi xét kỹ cũng là vay mượn của Tàu, sẽ được bàn luận sau.
Kiến trúc, hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh ... toàn là bắt chước Âu Mỹ cả.
Ngay cả cấu trúc nhà nước cũng vậy, nền văn hóa Việt còn quá nhỏ để có thể sáng tạo thứ gì đó cho riêng mình.
Sinh hoạt.
Thời trang thì bị Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ...thay phiên nhau thống trị. Thử nhìn vào gương đi, bạn mặt quần Tây, áo sơ mi, đầm, áo thun... tất cả từ nền văn minh nước ngoài mang lại. An ủi duy nhất, là dòng máu chảy trong người bạn chưa được thay mà thôi!
Một cái nhìn cục bộ!
Chưa hiểu khái niệm văn hóa là gì?
Ba Tây có phát minh ra bóng đá đâu mà khi nhắc đến bóng đá phải trân trọng đặt tên Ba Tây lên hàng đầu ...
Phật giáo có phải xuất phát từ Thái Lan đâu mà khi nhắc đến Phật giáo lại nhắc đến xứ chùa vàng ....
Do đó văn hóa của một dân tộc là nét đặc trưng của dân tộc đó không nhất thiết những thứ đó do dân tọc mình làm ra nó.
Mình không biết gì về kiến trúc nên không lạm bàn nhưng nhìn cái nhà thì mình nhận ra đâu là nhà của người Việt đâu là nhà của Trung Quốc ... Không kể những ngôi nhà như những cái chuồng hiện đại ở đô thị (vì đây là kiến trúc mà hầu hết tất cả các nước đều sử dụng nó không có biên giới).
Không có thời gian nhiều để tranh luận với bác PP nhưng bác PP hình như chỉ biết than vãn thôi. Nếu bác thấy Việt Nam có nền văn hóa thiểu nhược vậy thì theo bác mình phải làm sao? Đó mới là quan trọng đó.
Mình phải làm sao? Những người xung quanh mình sẽ làm sao?
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Chỉ là cái nhìn cá nhân, có thể đúng, có thể sai. Cứ thoải mái tranh luận. Chưa đến phần kết luận đâu. Bác MH chưa gì đã đưa câu kết- "Mình phải làm sao? Những người xung quanh mình sẽ làm sao?" - mà chưa xem cái quan điểm của PP là đúng hay sai, là cục bộ hay là đại chúng. Như vậy thật thiếu xót phải không!
---
Nói về bóng đá đi. Ba Tây không phát minh ra bóng đá, nhưng họ đá có phong cách riêng trong một thời gian dài. Điều đó trở thành văn hóa của họ. Có 2 yếu tố, nét riêng (phong cách) và thời gian đủ lâu. Người Việt cũng chơi bóng đá, mà chơi rất lâu nữa là đằng khác. Thế nhưng có ai biết mặt mũi bóng đá Việt Nam như thế nào đâu? Quá dở để tạo phong cách, để tạo một nét văn hóa của mình. Cái gì cũng vậy, cũng còn một niềm an ủi, đó là tinh thần mê bóng đá của dân Việt, đây được xem là nét văn hóa.
Chúng ta có một nền khoa học thiểu nhược, toàn bắt chước và bắt chước. Phát minh chỉ đểm trên đầu ngón chân. Tôi có anh bạn tên Anh Quy, gọi tắt là AQ. Hôm rồi ngồi nói chuyện, AQ hít hà khen dân Việt giỏi quá. Cái xe gắn máy thằng Nhật chế tạo nát cả óc cũng chỉ...ra chiếc xe. Người Việt tài ba, có ông thợ sửa xe chọt chọt thế nào xe 50cc có thể chạy 120km/h. Tài thật!
Ẩm thực, cái này là một trong những niềm tự hào hiếm hoi. Nhưng... cũng dần bị xâm lăng mạnh mẽ. Ta có Phở lừng danh, hiện diện ở nhà hàng sang trọng ở Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... ta đã đem bánh xèo đi triển lãm khắp thế giới. Nhưng, ta cũng bị KFC xâm chiếm. Rồi ngày qua ngày, đến lúc nào đó ta toàn ăn ham bơ gơ lúc giữa trưa. Ai mà biết được
Dù sao, pp nghĩ ẩm thực là một trong những thành trì ít ỏi của văn hóa Việt.
Chỉ sợ mình học theo không đủ! Chẳng phải là nền văn hóa thiểu nhược mà là nền văn hóa tiến bộ theo sự phát triển chung của thế giới!
Nếu cứ khư khư mãi với nền văn hóa cũ mà không du nhập các văn hóa khác thì nó sẽ càng ngày càng xuống cấp! Không có cạnh tranh thì nó sẽ tự động bị thiểu nhược! Càng du nhập nhiều loại hình văn hóa càng tốt, sẽ tùy thích mà lựa chọn! Suy cho cùng, văn hóa là để phục vụ nhu cầu của con người, chẳng có cái tôi trong văn hóa mà chỉ có văn hóa đẹp hay không đẹp, văn hóa hay hay không hay, văn hóa tốt hay không tốt.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Không thấy ai phản đối ý kiến văn hóa của mình là do ...nhập khẩu mà thành, nên tạm dừng, lái sang vấn đề học tập cái của người khác để thành cái của mình.
Để cho dễ hiểu, bàn về âm nhạc thử. Giới trẻ bây giờ nghe nhạc gì, thử làm một cái thống kê đi! Chúng ta đã bê nguyên xi nền âm nhạc thịnh hành ở Âu Mỹ vào, gần hơn thì cũng Hàn Tàu Nhật. Người Việt chẳng nghĩ ra thứ gì hay ho. Thế giới du dương với ballade, các nhạc sĩ ta bắt chước họ. Thế giới điên cuồng với rock, ta bắc chước họ. Thế giới nói rap, ta bắt chước họ. Giới choi choi thế giới nhảy choi choi, giới choi choi Việt cũng choi choi nhảy theo. Thử đến các câu lạc bộ nhảy nhót cho giới trẻ xem, toàn đang tập quay tít mòng mòng theo điệu hiphop. Anh bạn AQ của tôi hay nói, đó chỉ là trào lưu, rồi giới trẻ sẽ tìm thấy được đúng bản sắc dân tộc. Trời, hỏi anh bản sắc dân tộc ở đâu ra? Ta có điệu nhảy nào cho riêng mình chăng, à ...nhảy sạp. Chẹp chẹp, bầm, chẹp chẹp. Ngay chữ bầm là chân bạn đã bị sưng vù! Nhớ lại một topic khá hay ở diễn đàn "Không có hoa cỏ dại sẽ mọc đầy" (nhưng rất tiếc đã bị láy đi theo một hướng không hay), phải, nếu nền văn hóa thiểu nhược thì dễ dàng bị tấn công, hay thậm chí nuốt chủng. Sao điệu nhảy sạp (tạm thời xem như điệu múa của người Việt) di cư sang Mỹ, và tung hoành khắp các vũ trường của họ. Điều đó không bao giờ xảy ra. Bởi, ta nhỏ và yếu.
Giờ ta đang học theo họ, giới trẻ đang ngày đêm thấm đẫm mồ hôi ở các sàn nhảy theo điệu quay mòng mòng hiphop, đến bao giờ ta sẽ có một nhân tài nhảy múa xuất chúng, đem chuông đi đánh xứ người. Lúc đó, ban giám khảo thế giới sẽ gật gù khen ngợi:
- "Ồ, tuyệt tời, cho mười điểm"
nhưng, bụng họ thầm nghĩ "Chẳng khác gì con khỉ học múa!", bởi ta chỉ là thằng bắt chước.
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 29-10-2008 lúc 11:59 AM.
Nếu cho rằng người cùng tỉnh là đồng hương.
Nếu cho rằng người cùng ở Vn là đồng bào.
Nếu cho rằng mọi người trên thế giới này là đồng loại
Thì việc dùng chung, học hỏi nhau là điều bình thường. Muôn hoa khỏe sắc thôi. Nghĩ vậy sẽ không thấy mình tự kỷ.
Trích:
Không thể gọi là bắt chước mà là: du nhập văn hóa, biến cái của họ thành cái của ta, đứng trên vai người khổng lồ!
Chẳng phát minh được, thì phải học hỏi cho siêu đẳng, mới mong tạo được một bản sắc văn hóa của riêng mình.
Hội họa là một ví dụ. Ta học vẽ theo phương tây đã bao lâu rồi. Thế mà có tác phẩm nào đáng giá chục nghìn đô chưa. Có chăng sự hài lòng ở những người trong nước với nhau, tự khen nhau là tuyệt tác, và tự sướng!
Kiến trúc, có mấy kiến trúc sư của Việt Nam được vinh danh tầm cỡ châu lục? Trong khi ta học hỏi đã hơn một trăm năm.
Bản đồ văn hóa của Việt Nam trên thế giới là một con số không tròn vo như bánh xe bò. Ai đó hỏi nhau, có biết Việt Nam không, biết chứ, đất nước đó chiến tranh dữ lắm à nghen. Thế chẳng phải có nền văn hóa tiểu nhược là gì?