Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..::CLB Nhiếp Ảnh::..

..::CLB Nhiếp Ảnh::.. Trao đổi các đề tài liên quan đến nhiếp ảnh

Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

this thread has 62 replies and has been viewed 45151 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 22-08-2007, 01:16 PM   #1
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Tim Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Các "Cựu" ơi! Có ai mê nhiếp ảnh không vậy? Lập nhóm để anh em gặp gỡ, mỗi khi về quê, gặp nhau....đi "sáng tác" đê.ê.ê...!
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
Vinh Loc 90A (27-08-2007)
Old 22-08-2007, 01:27 PM   #2
Hồ sơ
ThùyAn97
MC
 
ThùyAn97's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Số bài viết: 204
Tiền: 25
Thanks: 34
Thanked 70 Times in 38 Posts
ThùyAn97 is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Anh Phương có phải nhà báo không vậy ta?! hôm bữa họp mặt nhìn anh "tác nghiệp" thấy chuyên nghiệp quá trời! Thì ra là anh mê nhiếp ảnh he!!!^^
Sorry, em không cố ý spam bài! hehe
__________________
Có khi lỗi hẹn một giờ
Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm...
ThùyAn97 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-08-2007, 01:32 PM   #3
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,367 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Re: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Anh đang học nhiếp ảnh. Hôm bữa, được dịp thực tập, chụp xong, xem lại thấy ảnh....xấu quá trời~!
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-08-2007, 08:28 PM   #4
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Hì hì tui cũng thấy vậy. Ánh sáng chưa thật tốt, góc chụp thì chưa hợp lý và chủ đề của anh hình như chưa hình thành lức bấm máy. Tui không học nhiếp ảnh có gì nói sai đừng giận tui nha. Có gì khi nào nhậu phạt tui ba ly là được rùi.
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-08-2007, 09:09 PM   #5
Hồ sơ
DeMen
Administrators
 
DeMen's Avatar
 
Tham gia ngày: Feb 2005
Cư ngụ: Noitacol
Tuổi: 39
Số bài viết: 2,266
Tiền: 25
Thanks: 370
Thanked 916 Times in 460 Posts
DeMen is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Em chưa học nhiếp ảnh, cũng ko có máy ảnh, tuy nhiên rất rất thích chụp ảnh, hehe. Toàn là gom góp kinh nghiệm của người khác, đang tính mai mốt có tiền đi học 1 khóa cho nó pờ rồ (hehe, chưa biết mai mốt là khi nào)

Bữa họp mặt vừa rồi là một thất bại toàn diện của em, hình nào cũng tối thui, huhu
__________________
tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
DeMen is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-08-2007, 09:16 PM   #6
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Tổng quan về chụp ảnh!

1.Sơ bộ về lịch sử nhiếp ảnh:

Từ rất xa xưa(có tài liệu ghi trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ) con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình ảnh đối diện nó.

Nguyên lý này đã được Leonardo Da Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực, mà hiện nay quyển sách viết về ông Mật mã Da Vinci đang bán chạy) nhắc đến năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.

Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối. Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.

Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Trước đó mọi người còn biết đến hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh...

Cái hộp kiểu này vẫn còn chụp ảnh ngon Very Happy . Các bạn có thể nhìn thấy khi xem triển lãm ảnh “Hà Nội nhìn qua một cái hộp” ngày 12-1-2005 tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’ Espace (24, Tràng Tiền, Hà Nội). Do hai nhà nhiếp ảnh Francois Perri và Philippe Masson hướng dẫn các em trẻ mồ côi làm quen với kỹ thuật chụp ảnh bằng hộp tối sténopé.

Đó là một công cụ nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu kính. Nó giúp các em quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp các em hiểu rõ hơn về thời gian và ánh sáng.

Một hiện tượng ngẫu nhiên như quả táo của Niwton đã đến với nhiếp ảnh đó là vào năm 1727,một nhà khoa học người Đức tên là Schulet khi phơi tờ giấy có tráng muối bạc AgNO3, chẳng may cái lá cây rơi xuống. Một lúc sau thì in rõ hình chiếc lá... Sau đó các nhà Khoa học đã khẳng định nguyễn lý nhiễm hình.

Và năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhaf khoa học người Pháp - người đặc biết chú ý đến các chất nhiễm hình, cộng tác với Daguerre, dùng hộp tối Porta để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai sinh của Nhiếp ảnh, năm đó bức ảnh đầu tiên của Nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8 tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời.

Khoảng năm 1833 khi Nicéphore Niépce mất. Daguerre đã sáng tạo ra máy chụp lấy tên là Daguerreobtypes, đây được coi như là chiếc máy ảnh hoàn chỉnh đầu tiên.

2. Sơ bộ về hoạt động của máy ảnh:

Từ Nhiếp ảnh do một người Anh gọi đầu tiên, theo nghĩa gốc La tinh có nghĩa là : Vẽ bằng ánh sáng. Chính vì vậy mà mọi bộ phận của máy ảnh chỉ phục vụ cho ánh sáng mà thôi Very Happy .

Còn chụp ảnh được hiểu là sự tổng hợp của các biện pháp về hoá học, vật lý, quang học, thẩm mỹ, tâm lý.. kết hợp lại với nhau để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Máy ảnh và mắt chúng ta đều có sự hoạt động tương đồng. Chủ đề cần chụp nhờ ánh sáng phản chiếu qua hệ thống dẫn sáng (ống kính, đối với mắt đó là thuỷ tinh thể), lượng ánh sáng vào nhiều hay ít được điều khiến bởi khẩu độ (như chấm đen con ngươi trên mắt người). Qua màn chập (cửa chớp) để điều khiển tốc độ vào của ánh sáng nhanh hay chậm (đối với mắt đó là bờ mi nó chỉ khác máy ảnh là nó lại nằm ngoài). Cuối cùng hiện lên phim (lấy nét sai thì hình ảnh sẽ hiện đằng trước hoặc sau phim, đôí với mắt đó chính là võng mạc). Mắt chung ta tự điều tiết được con máy ảnh thì không... Ba yếu tố độ nhậy (Iso), khẩu độ (f) , tốc độ (s) là ba yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định tính chất kỹ thuật của ảnh. Các yếu tố khác như đo sáng, cân bằng trắng... cần nắm vững để phục vụ, phối hợp tốt cho 3 yếu tố đầu tiên...

- Cảnh vật nhìn được là do chúng phản chiếu ánh sáng.
- Ống kính để truyền ánh sáng.
- Khẩu độ điều khiển khiển về lượng của ánh sáng.
- Màn chập để điều khiển thời gian vào của ánh sáng.
- Phim (cảm biến) là nơi tiếp nhận ánh sáng.

Trước khi xác định các chỉ số máy ảnh những động tác sau đây cũng rất cần lưu ý:

2.1. Cầm máy:

Đối với cách cầm dọc hay ngang thì động tác truyền thống vẫn là một tay đỡ ống kính một tay cầm máy. Chỉ lưu ý đừng che các "Mắt thần" của máy.
Bác nào cho em cái ảnh minh hoạ nhé vì không tự chụp mình được Very Happy Nhưng cũng rất cần chắc chắn vì nó không chỉ là tài sản lớn mà là đồ nghề yêu quý.

- Đeo dây vào cổ hoặc tay nếu có thể.
- Tránh để va chạm hay bụi đầu ống kính

2.2. Lấy nét:

Riêng lấy nét phải đọc kỹ hướng dẫn của từng máy. Chỉ lưu ý là có loại ống kính zoom lệch nét. Nghĩa là nếu ta đã lấy nét ở 35mm khi zoom lê 70mm nó bị lêch nét phải lấy lại chứ không khoá lấy nét được.

Đối với trường hợp thao tác bằng tay (M). Chỉ áp dụng cho Ống kính không có Af (lấy nét tự động) hoặc có cả Af và M. Chụp theo cách này phụ thuộc vào dự đoán của bạn về khoảng cách đến đối tượng chụp. Tuy nhiên cần lưu ý:

- Khi đã lấy nét đối tượng chụp cần kiểm tra lại bằng cách lấy nét quá (thấy đối tượng chụp hơi mờ) rồi lại vặn trở lại.

- Ống kính có cả Af thì khi sử dụng chế độ này xong hãy chuyển ngay về chế độ Af và phải kiểm tra lại trước khi chụp tiếp, không có thể cả bộ ảnh của bạn sẽ tan theo mây khói.

Vậy phải kiểm tra mọi thông số của máy trước khi chụp

Các máy đều cho phép ta lấy nét và khoá bằng cách bấm nhẹ vào nút chụp. Nên đừng bấm một cách vội vàng nhất là đối với chân dung và Macro..

3.Khẩu độ và xác định khẩu độ:

3.1. Khẩu độ (Aperture):

Cái van điều tiết lượng sáng vào máy ảnh này dược gọi là cửa điều sáng, độ mở ống kính và giá trị đo nó được gọi là khẩu độ. Ánh sáng cũng như thời gian nó hình như "vô hình" với con người. Nên đôi khi chúng ta quên nó, không hình dung rõ về nó. Vì vậy để minh hoạ tôi cứ ví như cái vòi nước.

Cửa thoát nước cấu tạo như cửa điều sáng (f nhỏ (1;1.4;2.Cool là cửa mở to và ngược lại). Chúng ta mở to của thoát nước, nước sẽ vào nhiều (tương đương f nhỏ (1.4;2.Cool thì ánh sáng vào nhiều) nhưng lại nước chảy ngay trước vòi (tương đương với Dof ngắn). Còn để lỗ nhỏ nước vào ít (f lớn (16;22) ánh sáng vào ít) nhưng sẽ bắn ra xa hơn (tương đương Dof dài), đây chính là cách để hình dung trực quan nhất về Vùng ảnh rõ (dof)

Khẩu độ ống kính tức là độ mở tương đối của cửa điều sáng.Theo quy ước của hội nghị Nhiếp ảnh quốc tế năm 1909 thì khẩu độ cho máy ảnh từ mở hết cỡ đến đóng hết cỡ như sau:

f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32.



Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại cửa điều tiết ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.

Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho ánh sáng đi qua. Hoạt động bóp nhỏ/mở rộng khẩu độ khẩu độ của ống kính giống như sự điều tiết của con ngươi mắt. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ cho ánh sáng đi vào phim nhiều hay ít. Trị số khẩu độ được sắp xếp theo chuỗi lớn dần gọi là f-number.

Công thức tính:

f-number = độ dài tiêu cự ống kính (focal length) / đường kính lỗ xuyên sáng (đường kính lỗ xuyên sáng do các lá thép mở ra.).

Focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim của nó

1-----1.4-----2.0-----2.8-----4.0-----5.6-----8.0-----11-----16-----22
---1.2-----1.8----2.5----3.5------4.5-----6.7-----9.1----13-----19

Trên cùng một dãy ngang, các trị số liền kề chênh lệch nhau một khẩu (f-stop). Ví dụ từ 1.4 sang 2.0 hay 2.5 sang 3.5 (hàng dưới).

Xoay sang trái là mở mọt khẩu, xoay sang phải là đóng một khẩu. Ví dụ Xoay vòng chỉnh từ 2.8 sang 4.0 là đóng một khẩu, về giá trị 2.0 là mở một khẩu.

Theo chiều từ trái qua phải, trên một hàng ngang, lượng ánh sáng đi qua mỗi khẩu độ sẽ giảm còn một nửa.

Hàng số bên dưới hiển thị các giá trị lệch nửa khẩu so với hàng trên. Ví dụ: từ 2.5 sang 2,8 là đóng hẹp lại nửa khẩu, nhưng khi chuyển từ 2,5 sang 3,5 tức là đóng một khẩu.

Lưu ý:

- Tuy chức năng chính của cơ cấu chỉnh khẩu độ là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phim, nó còn có tác dụng chi phối độ nét sâu (depth of field) trên hình ảnh cuối cùng ghi vào phim . Độ mở càng nhỏ thì ảnh càng nét sâu, độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn (như hình dung về vòi nước đã nêu trên).

- Những máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cửa điều sáng luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước.

Điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.

Nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ(depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim. Chụp macro không nên bỏ qua nút này

4.2. Tác dụng của Khẩu độ:

Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp, góc chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:

- Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.

- Càng mở rộng khẩu độ thì góc chụp càng nhỏ.

- Khẩu độ càng đóng hẹp thì vùng ảnh rõ càng dài.

Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.

Các bạn có thể xem hai ảnh dưới đây, thông qua độ rõ nét của hàng ghế để thấy sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ nét nông hay sâu.


Ảnh 1: Với khẩu độ F/2.8 - Ảnh 2: Với khẩu độ F/22

3.3. Những gợi ý tham khảo về khẩu độ:

- Đối với chụp phong cảnh (landscape) người chụp luôn mong muốn sẽ lấy được sắc nét toàn bộ khung cảnh từ điểm gần nhất cho tới điểm xa nhất vì vậy mà độ mở ống kính thường được để ở độ mở nhỏ nhất.

- Khi chụp chân dung, người chụp thường mong muốn có được bức ảnh trong đó mặt người được chụp sẽ sắc nét nhất trong khi hậu cảnh sẽ mờ hơn nhằm làm nổi bật chủ đề chụp lúc này độ mở ống kính càng lớn càng tốt.

- Ống kính có độ mở càng lớn thì càng dễ chụp trong ánh sáng yếu cũng như các chủ đề chụp chuyển động nhanh.

-Đối với chụp ảnh bắn pháo hoa, bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp khi đứng xa nơi bắn pháo hoa. Đứng xa nơi bắn, bạn cũng sẽ không bị những người khác che khuất máy ảnh. Nên mang theo chân máy vì sẽ phải mất vài giây pháo hoa mới phóng lên bầu trời được. Hãy chụp nhiều kiểu ở nhiều góc độ để kết hợp trên máy tính.

Để có những tấm hình đẹp, nên đặt độ sáng làm sao khi chụp lên bầu trời sẽ có màu đen thẫm hoặc xanh đen thẫm. Cụ thể, bạn hãy để độ mở ống kính là f/11 đến f/22. Máy cơ với tốc độ B.

-Chụp ánh trăng thì thời điểm thích hợp nhất là trăng tròn và không bị mây che phủ. Thông thường nên để độ mở ống kính f/5.6 trong 15-30 giây. Bạn cũng nên chụp thử vài kiểu trước. Để máy ảnh ở chế độ “B” (Đối với máy cơ) để bạn có thể mở ống kính và chờ trong một thời gian. Thời gian chụp ánh trăng tốt nhất là một vài giờ sau khi trăng mọc, nên tránh chụp quá nhiều khoảng trời.

-Chụp toàn cảnh thành phố về đêm thì hãy tập trung vào các đường phố với xe cộ nối đuôi nhau để tạo thành những vệt sáng kéo dài. Hãy để ISO ở 100 (nếu có thể)và độ mở ống kính f/11, có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào tốc độ giao thông trên đường. Đặc biệt, nếu có thể chụp được cả các tòa nhà xung quanh thì bức ảnh của bạn sẽ còn đẹp hơn nữa nhờ sự cộng hưởng của các ánh sáng hắt xuống từ các tòa nhà này lên đường phố. Bạn có thể bổ sung màu sắc vào các bức ảnh của mình nhờ vào đèn chiếu màu.

- Cảnh phố xá sáng đèn về đêm, nếu mặt đường mưa càng hay cho việc phản chiếu ánh sáng có thể chọn f2.8 với ISO 400 hoặc f 4 với ISO 1000.

- F4 cùng được sử dụng nhiều trong chụp lửa trại, với dân báo chí là chụp cháy nhà về đêm, nhà hát các khu vui chơi ban đêm các bảng hiệu quảng cáo với ISO trung bình là 400.

- Nếu chụp bóng đá về đêm nên dùng F2.8

- Chụp sân khấu, biểu diễn xiếc, múa rối nước, bơi nghệ thuật, hay trong nhà thi đấu thể thao f2.8 và f4.0 được dùng thchs hợp nhất ISO từ 200 đến 800 tuỳ theo ánh sáng và tốc độ tác giả muốn thể hiện.

- Ánh nến sinh nhật thì f2 hay 2.8 là điều nên nghĩ đầu tiên.
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
HuongViet (23-08-2007), Vinh Loc 90A (27-08-2007)
Old 22-08-2007, 09:19 PM   #7
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Những vấn đề về bố cục ảnh!

A.Năm công thức kinh điển của bố cục:
  1. Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh
  2. Mọi bức ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất
  3. Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất
  4. Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh
  5. Đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới.
Một ví dụ về đường chân trời nằm chính giữa bức hình, nhìn rất lủng củng.


Ví dụ về bố cục đường cong chữ S




6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh

Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.

Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.

Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.

Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.


Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh

Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.

Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.

Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách

Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh

Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.


Đặc tính về cân bằng và trạng thái

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.

Chụm vào tản ra

Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):

- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.


Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.

Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.

Phản ánh chiều sâu không gian

Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.

Yếu tố phụ trong bố cục

Phần trên tôi đã có nói qua về quan điểm bố trí chủ đề hay yếu tố chính của bố cục theo tỷ lệ vàng (dùng hay không dùng, áp dụng, vận dụng được hay không là do quan điểm của mỗi người sử dụng). Nhưng ngoài chủ thể ra các chủ đề phụ cũng không kém phàn quan trọng, nó là yếu tố quyết định để so sánh, để hỗ trợ tôn nên vẻ đẹp của chủ thể. Như thể hiện bông hoa thắm tươi, chúng ta thường chụp với cành, lá hay nhưng vật trang trí kèm theo... nhưng thứ đó được coi như yếu tố phụ (thực ra để rạch ròi nhiều nhà nhiếp ảnh còn phân chia thành hai loại: yếu tố phụ và bối cảnh).

Các yếu tố phụ này được chi làm 04 loại:

(1) Tiền cảnh
(2) Hậu cảnh
(3) Bầu trời
(4) Đường chân trời


1. Tiền cảnh:

Tiền cảnh trong bức ảnh thể hiện sự gần gủi, tính phàm tục: Một cành hoa bé khi chụp phong cảnh, một khóm khoai trước chú vịt... Đôi khi ta phải dùng tiền cảnh để che bớt những vật phụ khác trông không đẹp trong bức ảnh.

Kỹ tthuật để "xử lý tiền cảnh" là:

- Tiến lại gần hay chúc máy, ngửa máy để lấy nhiều hay ít tiền cảnh.

- Dùng ống kính góc rộng làm tăng tiền cảnh hay ống kính tele làm giảm tiền cảnh.

- Dùng tiền cảnh để gióng khung hình cho ảnh. Chẳng thế mà các bạn có thể thấy rất nhiều ảnh dùng vòm cổng, ngưỡng cửa, cửa sổ các nhánh cây.. để gióng khu cho ảnh.

- Tạo sự tương phản giữu xa và gần thông qua đậm và nhạt, thường tiền cảnh tối hậu cảnh sáng...

2. Hậu cảnh

Thực ra nếu đã xác định rõ chủ thể thì tất cả cái khác trong bức ảnh được gọi lại "hậu cảnh". Phân biệt chỉ mang tính tương đối. Ví dụ nếu chụp chân dung thì người đó là chủ đề chính, cây cối, nhà cửa ... phía sau là hậu cảnh. Điều tối kỵ theo quy tắc truyền thống là không được phép để chúng hoà trộn lẫn nhau, dẫn đến tình trạng cái tượng đằng sau như ngồi lên đầu người, cái cây đằng sau như mọc từ đầu người, cái bảng hiệu quảng cáo như xắp rơi xuống đầu người...

Kỹ thuật để "xử lý hậu cảnh" là:

Chiếu sáng là cách hữu hiệu khi chụp dàn dựng, bất cứ thứ gì nếu được chiếu sáng đều sẽ nhạt hơn trong vùng tối. Néu không phải lợi dụng các nguồn sáng chiếu qua khe cửa, lỗ thủng... (vì vậy càm la bàn để biết hướng ánh sáng sẽ chẳng bao giừo thừa cả). Chụp phong cảnh nhiều khi phải đợi mây làm xậm hậu cảnh để làm nổi bật chủ đề chính...

Canh nét cạn cũng rát phổ biến để "cắt đuôi" hậu cảnh ra khỏi chủ thể, đây chính là cách sử dụng sự tương phản giữu mờ và tỏ. Canh nét cạn bằng cách:

- Tiến gân chủ đề
- Để khẩu độ nhỏ (1; 1.4; 2; 2.8...)
- Dùng ống tele...

Lia máy (panning) cũng là cách tạo tương phản giữa tỏ và mờ. Lia máy là cách chụp các chủ đề đang chuyển động với vận tốc tương đối ổn định. Người càm máy di chuyển máy theo sự di chuyển của chủ đề và bấm chụp. Lúc đó, chủ đề sẽ rõ nét trên một hậu cảnh mờ nhoè nhằm tạo ấn tượng di chuyển của chủ đề.

( Nguồn : tổng hợp photo.com.vn - Nghe nhìn -)
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
HuongViet (23-08-2007), Vinh Loc 90A (27-08-2007)
Old 22-08-2007, 09:21 PM   #8
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

ĐÈN FLASH KHÔNG CHỈ SỬ DỤNG VÀO BAN ĐÊM!


Tất cả mọi người đều biết đèn flash được sử dụng khi chụp ảnh trong ánh sáng mờ. Ngoài ra, đèn flash cũng có thể giúp bạn xóa tan bóng râm và nhấn mạnh chủ đề khi chụp ảnh dưới ánh sáng ban ngày.

Giảm tình trạng thiếu sáng
Khi chụp ảnh dưới tán cây hoặc những nơi có bóng râm, ánh sáng yếu có thể làm hỏng bức ảnh của bạn cho dù bạn đang chụp ảnh giữa ban ngày. Để tránh tình trạng này, hãy bật đèn flash máy ảnh lên.

Cân bằng với hậu cảnh sáng
Hậu cảnh sáng sẽ làm cho bức ảnh của bạn đáng yêu hơn, nhưng đồng thời cũng dễ làm cho chủ đề bị thiếu sáng. Ngày nay đèn flash tự động được lắp sẵn trong máy ảnh giúp bạn dễ dàng tạo đủ ánh sáng cho chủ đề.


Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill flash" hay còn gọi là "flash on" (là bật kí hiệu đèn Flash lên để chụp đó ). Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.
Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.


Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất.

[IMG]http://img379.images****.us/img379/5230/a32df9.jpg[/IMG]


Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3 m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.


Phạm vi đánh đèn flash
Tất cả đèn flash máy ảnh đều có một phạm vi đánh đèn tối đa. Với máy ảnh tự động sử dụng phim ISO 400 thì phạm vi đánh đèn flash là khoảng 4m vì vậy khi chụp ảnh ban đêm đừng nên đứng quá xa nếu không muốn có những tấm ảnh tối hù.



Làm mắt trông tự nhiên hơn : chống mắt đỏ


Khi chụp ảnh bằng đèn flash trong ánh sáng mờ, con ngươi của mắt chúng ta thường phản chiếu ánh sáng này và gây nên hiện tượng mắt đỏ. Để tránh trường hợp này, bạn hãy sử dụng chế độ chống mắt đỏ trên máy ảnh tự động. Ở chế độ này, đèn flash sẽ chớp trước một lần trước khi bạn bấm nút chụp.

Có sử dụng chế độ chống mắt đỏ
[IMG]http://img263.images****.us/img263/1450/flash7er7.jpg[/IMG]

Không sử dụng chế độ chống mắt đỏ
[IMG]http://img253.images****.us/img253/9730/flash8wk7.jpg[/IMG]

Mách nhỏ : Giữ đèn flash hướng lên
Khi chụp ảnh theo chiều dọc, bạn hãy chắc chắn rằng đèn flash được mở và nằm ở phía trên của máy ảnh. Ánh sáng sẽ tự nhiên hơn, đồng thời ngày tháng cũng sẽ được in ở phía chân bức ảnh (nếu máy ảnh bạn sử dụng có chức năng in ngày giờ).




LÀM SAO ĐỂ ẢNH CHỤP KHÔNG BỊ MỜ, NHÒE?


TRÁNH RUNG MÁY BẰNG CÁCH CỐ ĐỊNH MÁY
Tựa khuỷu tay của bạn vào ngực thì máy ảnh của bạn sẽ được giữ cố định bởi hai tay và đầu. Đừng bấm nút chụp quá mạnh, chỉ cần bấm nhẹ nhàng là được.

Những trường hợp bị rung máy

1.Khi chụp ban đêm
Khi chụp hình vào ban đêm, bạn nên dùng giá đỡ 3 chân.


2.Khi sử dụng ống kính có chức năng zoom (phóng đại)

[IMG]http://img258.images****.us/img258/3285/zoomshake1ln3.jpg[/IMG]
Ảnh bị mất nét do rung tay khi Zoom

[IMG]http://img263.images****.us/img263/7901/zoomshake2eb8.jpg[/IMG]
Ảnh rõ nét khi zoom ảnh một cách vững vàng

Nếu có thể được, bạn hãy tựa vào tường hoặc một vật cố định nào đó.
Mách nhỏ
Có thể dùng một cây dù đã gấp lại làm chân tựa.
Quỳ một chân trên đất và đặt máy ảnh trên một chân khác.
Sử dụng một cái bàn hoặc một bề mặt phẳng nào đó để hỗ trợ cho khuỷu tay của bạn.
Không có giá đỡ 3 chân ư? Hãy sử dụng một chồng sách hoặc một cái hộp.


ẢNH MỜ DO CHUYỂN ĐỘNG
Khi chụp ảnh cho một người hoặc một vật chuyển động nhanh, bức ảnh có thể sẽ bị mờ.

Chụp chủ đề di chuyển nhanh


Chủ đề chuyển động chậm với ánh sáng yếu

Dùng phim tốc độ cao để tránh hiện tượng ảnh bị mờ
Khi chụp ảnh xe cộ đang chạy, các hoạt động thể thao hoặc các đối tượng chuyển động khác, để tránh hiện tượng ảnh bị mờ, chúng ta có thể tăng tốc độ đóng mở màn chập. Với máy ảnh tự động, bạn không thể điều chỉnh được tốc độ này mà chỉ có thể sử dụng loại phim có tốc độ cao hơn, tức là dùng phim có chỉ số ISO lớn hơn.Phim có tốc độ chậm như ISO 100 chỉ thích hợp chụp ảnh ngoài trời sáng. Để chụp được ảnh đẹp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như nơi có nguồn sáng trời yếu, trong nhà hoặc những cảnh chuyển
động nhanh, bạn nên dùng phim có tốc độ cao như ISO 200, 400 hoặc 800.

Tốc độ phim và tình huống sử dụng

[IMG]http://img255.images****.us/img255/4199/speedqz9.jpg[/IMG]



Theo tài liệu của Fujiflim
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
HuongViet (23-08-2007), Vinh Loc 90A (27-08-2007)
Old 22-08-2007, 09:26 PM   #9
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

LẤY NÉT

Ngay cả với những máy ảnh hiện đại nhất hiện nay, bạn cũng cần phải chú ý đến việc lấy nét, nếu không, ảnh sẽ mờ, không rõ nét. Và hãy nhớ rằng tất cả những máy ảnh lấy nét tự động đều lấy nét tại tâm điểm khung ngắm.

Nếu chủ đề của bạn nằm bên rìa khung ngắm, khi bấm nút chụp, máy ảnh sẽ lấy nét phần hậu cảnh hơn là lấy nét chủ đề.
[IMG]http://img124.images****.us/img124/879/focusrei5.jpg[/IMG] Lấy nét đúng

[IMG]http://img404.images****.us/img404/4385/focuswwz9.jpg[/IMG] lấy nét sai

Kỹ thuật khóa nét
1/ Hướng máy ảnh đến chủ đề sao cho chủ đề nằm ngay tại tâm điểm của khung ngắm . 2/ Bấm nút chụp xuống lưng chừng, động tác này sẽ lấy và khóa nét tại chủ đề (thông thường được biểu hiện bằng đèn báo trong khung ngắm). 3/ Giữ nguyên vị trí nút chụp và di chuyển máy ảnh để lấy lại bố cục sao cho mình cảm thấy ưng ý . 4/ Bấm nút chụp xuống hết để hoàn tất việc chụp ảnh. Chủ đề của bạn sẽ được lấy nét chính xác dù có nằm ở vị trí nào trong khung ngắm Có 4 bước vậy chứ khi bạn đã thao tác quen rồi thì việc lấy nét chỉ thực hiện trong vòng vài giây

[IMG]http://img404.images****.us/img404/7701/khoanet1yg8.jpg[/IMG] POINT (ngắm)

[IMG]http://img124.images****.us/img124/3446/khoanet2ux4.jpg[/IMG] SHOT (bắn)

Bên cạnh đó để chụp ảnh không bị mất nét do rung tay khi chụp cần giữ yên máy khi bấm hình(có thể nín thở vài giây trong quá trình bấm máy) hoặc tìm chỗ tựa người vào khi bấm máy.
Để chụp cảnh pháo hoa (fireworks), cảnh ban đêm (night scene) với những chương trình có sẵn trong máy đây là những chương trình chụp với tốc độ màn trập chậm cần sử dụng giá đỡ, chân máy trong quá trình chụp để cho ra những bức ảnh không bị nhoè.




Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật.
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng
[IMG]http://img108.images****.us/img108/8623/lea000002enuskf8.jpg[/IMG] Đứng chụp cao quá

[IMG]http://img124.images****.us/img124/6299/lea000003enuspv9.jpg[/IMG] Như thế này tốt hơn khi khum người xuống

Học cách dùng đèn ngoài trời.Đèn không chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn còn được dùng ngoài trời nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của anh sáng trời. Khi chụp hình người ngoài ánh sáng mặt trời, nếu chụp không cùng chiều với chiều anh sáng thì ta nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh đèn để làm sáng các vùng khuất như hốc mắt, cổ…
[IMG]http://img171.images****.us/img171/2389/lea000006enussu0.jpg[/IMG] Chủ thể quá tối khi chụp ngược sáng

[IMG]http://img171.images****.us/img171/4073/lea000007enusek3.jpg[/IMG] Với đèn đối tượng sẽ sáng hơn


Không phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi.Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù hợp với cấu hình của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này không quá 3m. Nếu thấy hơn tối thì cứ dùng đèn.
[IMG]http://img124.images****.us/img124/4670/lea000014enusic4.jpg[/IMG] Không chụp đèn, đèn chiếu không tới

[IMG]http://img124.images****.us/img124/7348/lea000015enuswb1.jpg[/IMG] Có đèn

Tiến gần đến chủ thể:
Những tấm hình bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn là tâm điểm của tấm hình, do đó khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá, sẽ không khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên, cũng không đến gần quá, không nên đến sát quá 1m.

[IMG]http://img171.images****.us/img171/8816/10chuy5xp0.jpg[/IMG] Nhìn cũng được

[IMG]http://img124.images****.us/img124/7318/10chuy6iu7.jpg[/IMG] Xích lại một chút thì khá hơn


Chú ý đến Ánh Sáng:

Trong tấm hình thì ánh sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sáng môi trường ánh sáng xung quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối tượng chụp dưới
Các tán cây vì sẽ thấy anh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh sáng đẹp thì nên chụp vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.

[IMG]http://img164.images****.us/img164/1503/lea000016enuszm9.jpg[/IMG] Loang lổ quá

[IMG]http://img171.images****.us/img171/4522/lea000017enussp0.jpg[/IMG]
Ánh sáng phía sau thật tuyệt. Tấm này bố cục cũng rất là đẹp khi đối tượng chụp nằm ở 1 phần 3 của tấm hình và phía truớc mặt của 2 người trong ảnh rất thoáng.
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
duonghoanghiep (24-08-2007), Vinh Loc 90A (27-08-2007)
Old 22-08-2007, 09:28 PM   #10
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Lập Nhóm Nhiếp Ảnh

Máy ảnh số chưa chắc cần nhiều chấm

Bạn có thể tốn nhiều tiền vào việc tậu một chiếc máy ảnh nhiều “chấm” nhưng chẳng bao giờ dùng hết các tính năng cao cấp của nó, cuộc thử nghiệm của báo New York Times cho thấy điều đó.

Khi mua một máy ảnh số, điều mọi người quan tâm đầu tiên luôn là độ phân giải của máy được bao nhiêu “chấm”. Dường như đó cũng là tiêu chí duy nhất hiện nay trong việc chọn máy ảnh số đối với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng liệu tiêu chí “càng nhiều chấm càng tốt” có thật sự quan trọng như vậy hay không? Và trên thực tế, một máy ảnh số có “chấm” cao hay thấp thì chất lượng của bức ảnh mà bạn chụp khác nhau như thế nào?

David Pogue, phóng viên chuyên viết mảng công nghệ của NewYork Times vừa thực hiện một cuộc thử nghiệm hết sức thú vị về sự khác biệt giữa các độ phân giải của máy ảnh số.



Anh cho rửa ba bức ảnh khổ lớn (30 x 45 cm) tại một hiệu rửa ảnh chuyên nghiệp. Một bức là từ máy có độ phân giải 13 Megapixel; bức thứ hai từ máy có độ phân giải là 8 Megapixel; bức cuối cùng là từ máy mà độ phân giải chỉ có 5 Megapixel. Các bức ảnh này đều cùng chụp một em bé đang ngồi và được rửa ngay từ ảnh gốc, không qua chỉnh sửa gì cả. Sau khi rửa xong, anh cho treo ba bức ảnh đó trên một bức tường ở Quảng trường Thời đại (Times Square) - thành phố New York - Hoa Kỳ và nhờ những người khách bộ hành qua đường phân biệt dùm anh sự khác nhau của các bức ảnh này.

Trước lúc rửa ảnh, khi biết được mục đích của David Pogue, các thợ rửa ảnh chuyên nghiệp tại hiệu ảnh đã cười anh và họ khẳng định một cách chắc chắn với David Pogue rằng sẽ có sự khác biệt rõ ràng giữa một tấm ảnh 5 “chấm” và 13 “chấm”, ngay cả các đồng nghiệp của họ cũng có nhận định tương tự. Thế nhưng, David Pogue vẫn tiến hành cuộc thử nghiệm của mình. Trong khoảng 45 phút, có rất nhiều người dừng lại tham gia, thậm chí có cả một đám đông nhỏ bao quanh khu vực mà anh làm thử nghiệm.

Và kết quả thật đáng ngạc nhiên, có đến 95% khách bộ hành cho rằng chẳng có gì khác biệt giữa ba bức ảnh này, mặc dù họ đã cố gắng nhìn thật gần, thật kỹ, thậm chí là săm soi đến từng chi tiết. Và khi David Pogue hỏi họ độ phân giải của các bức ảnh là bao nhiêu, một số người đã thử đoán nhưng rất tiếc con số cũng không được chính xác. Chỉ có duy nhất 1 người phân biệt được độ phân giải của các bức ảnh vì cô là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Kết quả của cuộc thử nghiệm này cho thấy rằng với những nhu cầu của một người tiêu dùng bình thường (như chụp ảnh để gửi qua e-mail, upload lên mạng hoặc rửa ảnh ở kích thước vừa phải) thì sẽ “chẳng có gì khác biệt” giữa một máy ảnh có độ phân giải 13 “chấm” và máy ảnh 5 “chấm” cả. Bạn có thể tốn nhiều tiền vào việc tậu một chiếc máy ảnh nhiều “chấm” nhưng chẳng bao giờ dùng hết các tính năng cao cấp của nó. Vì vậy, khi tậu cho mình một chiếc máy ảnh số mới, bạn hãy tập trung vào các yếu tố khác như thương hiệu của máy, zoom quang học, các tính năng hỗ trợ như chống rung, chống mắt đỏ…v.v… và quan trọng nhất là hãy chụp thử thật thật nhiều ảnh ở các góc độ và ví trí khác nhau để có được một chiếc máy ưng ý ở mức giá tốt nhất
(Theo New York Times)
Nguồn : Số Hóa
Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Gem vì bạn đã đăng bài:
Vinh Loc 90A (27-08-2007)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:29 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps