Ngày 25/11/2008, Báo VietNamNet kết hợp với Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo VietNamNet (thứ bảy từ phải sang), GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School tại Lễ ra mắt Câu lạc bộ VNR 500. Ảnh: VNN.
Kể từ lần công bố đầu tiên vào tháng 11/2007, VNR500 được đánh giá là một mô hình mới nhưng đã tạo được sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như các chuyên gia, các đối tác nước ngoài quan tâm đến hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. VNR500 đã trở thành một hoạt động thường niên của ngành xếp hạng non trẻ của Việt Nam.
Trích:
Khoa học và độc lập
"Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu từ Vietnam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School" - ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report cho biết.
VNR500 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn mực quốc tế (dựa trên mô hình Fortune 500). Doanh nghiệp không phải nộp bất cứ khoản phí nào để được lọt vào bảng xếp hạng, cũng như không thể tác động nhằm thay đổi kết quả xếp hạng.
Doanh nghiệp có quyền tự hào khi được xếp hạng trong VNR500 bởi nguyên tắc điều tra đánh giá độc lập của chương trình. Các doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng chỉ được biết thứ hạng của mình sau khi Ban tổ chức công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Năm 2008, bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên cở sở dữ liệu của Vietnam Report và kết quả nghiên cứu số liệu điều tra mới nhất về hơn 150.000 doanh nghiệp trên toàn quốc từ các cơ quan chức năng (Tổng cục Thống kê, Thuế, Tổng cục hải quan…). Số liệu điều tra được cập nhật đến hết ngày 31/12/2007. Thứ hạng doanh nghiệp sẽ được sắp xếp dựa trên tiêu chí doanh thu.
Bên cạnh Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (không phân biệt nhà nước, nước ngoài, tư nhân), Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân được Vietnam Report sử dụng là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%. Để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải đạt hơn 800 tỷ đồng và vào Bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải đạt hơn 300 tỷ đồng.
Ngoài ra, dựa trên danh sách công bố, độc giả có thể tham khảo thứ hạng các doanh nghiệp được sắp xếp theo các tiêu chí khác như: Top doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, Top doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, Top doanh nghiệp có số lao động lớn nhất, Top doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất…
Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Thứ hạng
Tên doanh nghiệp
1
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam
2
Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
3
Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN
4
Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV
5
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT
6
Công ty Xăng dầu Khu vực II
7
Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin
8
Tập đoàn dệt may Việt Nam - Vinatex
9
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airline
10
Công ty HONDA Việt Nam – Honda Vietnam (Nguồn: [Đăng nhập để xem liên kết. ])
Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 - 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2008
Thứ hạng
Tên doanh nghiệp
1
Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
2
Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Thép Việt
3
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
4
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thép Pomina
5
Công ty XNK INTIMEX (Hồ Chí Minh)
6
Công ty Cổ phần Prime Group
7
Công ty Cổ phần Dược liệu TW2
8
Công ty TNHH cán thép Tam Điệp
9
Công ty TNHH Thương mại KHATOCO
10
Công ty CP Thương mại Thái Hưng
(Nguồn: [Đăng nhập để xem liên kết. ])
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Xem sơ qua bảng thống kê cho thấy doanh nghiệp nhà nước dính líu đến xăng dầu chiếm hơn 30% , các doanh nghiệp nhà nước " độc quyền " khác cũng chiếm con số khá lớn.