Người ta nói anh là dị nhân, bởi những kỳ tích của anh thật là ghê gớm, chỉ cần quốc gia nào có anh thì coi như nghiêm nhiên đứng trong topten huy chuơng vàng olympic! Cảm ơn Michael Phelps, cảm ơn anh vì tôi tin rằng thế giới cần có những người như anh để tin rằng những điều kỳ diệu trong cuộc sống hoàn toàn có thể xảy ra!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Kỷ lục thế giới (3 phút 29,34 giây) ở phần bơi tiếp sức 4x100 mét hỗn hợp của nam sáng nay mang lại cho Mỹ thêm một HC vàng. Tấm huy chương này còn ý nghĩa hơn khi đưa Phelps lên đỉnh Olympia, với tổng cộng 14 HC vàng sau hai kỳ Thế vận hội liên tiếp, bỏ xa nhóm các vận động viên vĩ đại trong lịch sử Olympic hiện đại (với tổng cộng 9 HC vàng trong sự nghiệp) gồm có Mark Spitz (bơi lội), Carl Lewis (điền kinh), Paavo Nurmi (điền kinh) và Larysa Latynina (VĐV thể dục của Liên Xô cũ).
Còn tính riêng tại một kỳ Olympic hiện đại, anh cũng đã vươn tới cột mốc mới trong lịch sử. Chia tay Bắc Kinh cùng 8 HC vàng, kình ngư 23 tuổi này đã vượt qua kỳ tích 7 HC vàng chỉ trong một kỳ Thế vận hội của huyền thoại bơi lội đồng hương Spitz (lập năm 1972 tại Munich).
Bảng vàng của Phelps tại Bắc Kinh (5 cá nhân, 3 đồng đội): 200 mét bướm, 200 mét và 400 mét hỗn hợp cá nhân, 200 mét tự do; cùng đội Mỹ đoạt HC vàng 4x100 mét tiếp sức tự do, 4x200 mét tiếp sức tự do, 4x100 mét tiếp sức hỗn hợp - tất cả đều là kỷ lục thế giới mới. Tấm HC vàng còn lại, bơi 100 mét bướm, anh "chỉ" phá kỷ lục Olympic nhờ kỹ thuật kết thúc tốt hơn đối thủ người Serbia.
Sự ra đời của một thiên tài
Michael Phelps sinh ngày 30/6/1985, là em út trong một gia đình có hai chị gái, Hilary và Whitney, ở ngoại ô Baltimore (Maryland). Ông Fred, bố của Michael, là một quân nhân. Còn mẹ anh, bà Debbie, là giáo viên trung học cơ sở từng nhiều lần được bầu chọn là giáo viên dạy giỏi của bang Maryland.
Không theo con đường thể thao chuyên nghiệp, nhưng ông Fred có tố chất của một vận động viên và điều này đã được truyền cho các con. Cả ba anh em nhà Phelps đều bơi rất tốt từ khi còn nhỏ. Hilary là một tài năng nhiều hứa hẹn, đặc biệt ở nội dung bơi bướm, nhưng không theo đuổi môn thể thao này. Whitney thì bơi lâu hơn và từng tham dự thế vận hội, nhưng vì lý do sức khỏe, chị đã không theo thể thao chuyên nghiệp.
Michael đã học được rất nhiều từ hai chị gái, đặc biệt là khả năng tập trung và sự quyết tâm. Cứ mỗi buổi chiều, Michael lại cùng Hilary vùng vẫy ở các bể bơi trong vùng. Michael thực sự luôn bị cuốn theo hai chị, dù ban đầu cũng hơi miễn cưỡng. 7 tuổi, Michael sợ và nhất quyết không chịu nhúng mặt xuống nước. Hiểu được nỗi sợ hãi của em trai, các chị đã hướng dẫn cậu bơi ngửa và cậu bé Michael nhanh chóng thành thạo ở nội dung này.
Bước ngoặt quan trọng trên con đường lựa chọn sự nghiệp là khi Michael chứng kiến hai vận động viên Tom Malchow và Tom Dolan tranh tài tại Thế vận hội mùa hè Atlanta 1996. Nhờ đó, cậu bé 11 tuổi Michael Phelps bắt đầu nghĩ tới chuyện trở thành một nhà vô địch thế giới.
Sau thời điểm đó, cuộc sống gia đình của Michael có nhiều xáo trộn. Dù rất cố gắng hàn gắn những rạn nứt, bố mẹ anh vẫn đi đến quyết định ly dị. Họ là bạn rất thân từ thời còn học trung học. Trước khi Michael ra đời, họ đã nói lời chia tay, nhưng lại quay về với nhau và rồi đi đến quyết định chia tay mãi mãi. Ba chị em tới sống với mẹ và Michael lớn lên rất gần mẹ trong khi người bố trong mắt anh chỉ là những kỷ niệm mờ mờ. Cho tới nay, Michael cũng có rất ít mối liên hệ với bố.
Nhà vô địch xuất hiện
Thế vận hội Atlanta năm 1996 đã có sự góp mặt của Michael Phelps. Cậu bé đến đó không phải với tư cách một vận động viên mà là cổ động viên cho cô chị gái, Whitney. Ở giải này, cô chỉ về thứ 6 ở nội dung 200 m bướm. Cả gia đình đã khóc khi chứng kiến trên khán đài. Sự nghiệp bơi lội của Whitney đã phải kết thúc vì chứng sa ruột. Nhưng Michael thề rằng anh sẽ sống và thi đấu theo tấm gương của người chị.
Cũng trong năm 1996, Phelps bắt đầu nghĩ tới chuyện bơi lội chuyên nghiệp tại bể bơi ở trường trung học Towson’s Loyola. Càng tập luyện ở đây, anh càng nhận thấy cần phải có một cơ sở vật chất và đào tạo tốt hơn. Quyết định này đã đưa Phelps tới CLB dưới nước North Baltimore. Tại đây anh gặp Bob Bowman. HLV này ngay lập tức nhận ra tài năng thiên bẩm của Michael. Ông nói với bà Debbie rằng cậu con trai của bà là một tài năng hiếm có. Michael tiếp thu rất nhanh, luyện tập không biết mệt mỏi và dường như không bao giờ lo lắng trước mỗi cuộc đua. Nhưng có lẽ thiếu sót lớn nhất của anh là sự thiếu bình tĩnh. Quyết tâm chiến thắng của Michael vô cùng mạnh mẽ. Anh ghét thất bại và luôn tức giận mỗi khi gặp tình huống không như mong muốn. Anh luôn quẳng ngay kính bơi mỗi khi phải về sau một đối thủ ngang tuổi. Bowman đã giúp Phelps vượt qua điều đó và ngăn anh không bao giờ được hành xử như vậy thêm một lần nữa.
Năm 1999, Michael giành một suất trong đội bơi hạng B của Mỹ. Tại giải bơi trẻ quốc gia, anh phá kỷ lục 200 m bướm dành cho lứa tuổi 20. Và từ năm 2000, tài năng của Michael trong làng bơi lội Mỹ thực sự được ghi nhận. Tại giải đấu mùa xuân toàn quốc, anh về nhất ở cự ly sở trường 200 m bướm. Vài tuần sau đó, tại cuộc đua giành suất tham dự Olympic, Phelps cùng Malchow và những vận động viên khác nỗ lực giành vé tới Sydney và anh đã thành công.
15 tuổi, Michael trở thành vận động viên bơi lội trẻ nhất thi đấu cho Mỹ tại một thế vận hội, sau 68 năm. Anh hài lòng với thành tích của mình khi về thứ 5 ở cự ly sở trường 200 bướm. Chưa dừng lại ở đó, Michael kết thúc năm với vị trí thứ 7 thế giới nội dung 200 m bướm và hạng 44 trong cự ly 400 m cá nhân hỗn hợp.
Thành tích của Michael đã nhảy vọt tại giải quốc gia Phillips 66 hồi tháng 8 năm 2001. Đầu tiên, anh lập kỷ lục thế giới mới ở cự ly 200 m bướm với thời gian 1 phút 54 giây 92, và sau đó giành HC vàng nội dung 100 m bướm. Còn ở vị trí thứ 5 khi được nửa chặng đường, nhưng Michael đã quyết tâm để về nhất.
Sau khi đăng quang ở cự ly 200 m bướm tại giải vô địch Pan Pacific, Michael kết thúc năm thành công với việc tạo dấu ấn ở nội dung này tại giải vô địch thế giới Nhật Bản. Sau đó, anh tiếp tục phá kỷ lục thế giới của chính mình và nâng thành tích lên 1 phút 54 giây 58.
Phelps chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp khoảng 2 năm sau khi tốt nghiệp trung học, khi anh ký vào bản hợp đồng quảng cáo với Speedo tháng 10/2001, trị giá chỉ vài trăm nghìn USD. Với số tiền kiếm được đầu tiên, Phelps muốn một chiếc Cadillac Escalade mới nhưng mẹ đã không để anh làm như vậy. Thay vào đó, anh mua một chiếc xe đã qua sử dụng. Phần còn lại của số tiền đó, Phelps để dành nộp học phí. Anh dự định nhập trường đại học Michigan sau Athens, nơi anh sẽ luyện tập cùng HLV của mình, Bob Bowman.
Vươn lên mạnh mẽ, Michael bắt đầu được so sánh với Ian Thorpe. Kình ngư người Australia được đánh giá là một gương mặt không có người thay thế. Anh thống trị đường đua xanh những năm cuối của thế kỷ 20 và chói sáng tại Sydney. Với sức mạnh, tốc độ và độ bền hoàn hảo của Thorpe, các chuyên gia cũng như phương tiện thông tin đại chúng nghi ngờ khả năng chiến thắng của Michael.
Nhưng Michael đã luyện tập không biết mệt mỏi. Trên thực tế, anh liên tục theo dõi mọi cử chỉ, hoạt động của Thorpe và điều đó đã giúp ích rất nhiều. Được so sánh với Thorpe đơn thuần chỉ là một vinh dự, chứ không phải là điều gì khác.
Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 2003, Michael tập trung vào giải vô địch quốc gia mùa xuân. Ở đó, anh trở thành người đầu tiên chiến thắng ở ba cự ly khác nhau: 200 m tự do, 200 m ngửa và 100 m bướm. Tham dự giải vô địch thế giới tại Barcelona (Tây Ban Nha), anh luôn được mọi người nhắc đến với tư cách là nhà vô địch thế giới. Thậm chí HLV trưởng của đội bơi Australia còn nói rằng sự so sánh Michael Phelps với Ian Thorpe đã trở nên vô duyên. Và Michael đã vô địch cự ly 200 m bướm với kỷ lục thế giới (1 phút 59 giây 93), 100 m bướm (51 giây 47) và 200 m cá nhân hỗn hợp (1 phút 56 giây 04) - cùng trong một ngày, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử. Anh còn giành HC vàng 400 m tiếp sức.
10 tháng trước khi Thế vận hội 2004 diễn ra, Speedo gia hạn hợp đồng tài trợ với anh tới năm 2009. Hợp đồng được công bố với trị giá 9 triệu USD. Tham dự 8 cự ly ở Thế vận hội Athens 2004, Michael Phelps được chờ đợi sẽ vượt qua huyền thoại người Mỹ, Mark Spitz, từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước để giành được 7 HC vàng ở một kỳ đại hội. Nhưng cuối cùng, anh "chỉ" giành được 6 HC vàng và 2 HC đồng tại Athens 2004.
Michael có kỹ thuật hoàn hảo của một nhà vô địch thế giới. Anh biết cách tận dụng các bộ phân của cơ thể để trườn nhanh dưới làn nước xanh. Chân và tay của anh giống như những chiếc mái chèo, tạo cho anh một năng lực kỳ diệu. Bơi bướm đã là sở trường của Phelps, nhưng anh còn chứng tỏ có khả năng thống trị ở bất kỳ nội dung nào.
Kỹ thuật của Michael thì thật tuyệt vời và khó ai có thể khổ luyện để đạt được điều đó. Chế độ tập luyện của anh rất khắt khe - từ 2 đến 5 giờ mỗi ngày ở bể bơi. Anh cũng cử tạ để luyện sự dẻo dai, khéo léo và tạo cảm giác thoải mái dưới làn nước.
Michael Phelps của đời thường
Rời khỏi bể bơi, Michael là một thanh niên bình thường như bao người khác. Nhưng để đạt được điều đó, anh đã phải trải qua nhiều khó khăn. Anh thích chơi thể thao, đọc những cuốn sách về các người hùng thể thao như Lance Armstrong hay Vince Lombardi và thường xuyên ôm chú mèo yêu quý của mình, Savannah, mỗi khi lên giường ngủ. Michael không thích rời khỏi giường vào mỗi buổi sáng, nhưng một khi đã sẵn sàng cho một ngày mới, anh lúc nào cũng nhanh nhẹn.
- Cao 1m93
- Nơi sinh: Towson, Maryland
- Đào tạo tại: Baltimore, Maryland
- CLB: North Baltimore Aquatic
Thể trạng của... người cá
Michael Phelps cao 1,93 m; nặng 88 kg. So với nhiều VĐV bơi lội khác trên thế giới, thể hình của Phelps tuy không phải quá ấn tượng nhưng mỗi khi tung mình xuống nước, cơ thể của kình ngư người Mỹ thích ứng một cách đáng kinh ngạc. Theo số liệu phân tích mà các chuyên gia hàng đầu trong môn thể thao dưới nước của Mỹ và Úc, hai sải tay của Phelps mỗi khi quạt nước dài đến 2 m, tức dài hơn cả chiều cao của kình ngư này. Với ưu thế thân trên nở rộng hình cánh quạt cùng sải tay dài như vậy, điều đó đã lý giải tại sao Phelps luôn tỏ ra vượt trội các đối thủ khác mỗi khi anh tăng tốc ở những đoạn quyết định. Thể hình như vậy nhưng thể trạng của Phelps còn khủng khiếp hơn. Trung bình trong một phút, lượng máu tuần hoàn qua tim của Phelps lên đến 30 lít, cao gấp đôi người bình thường. Nhờ đó, hệ hô hấp của kình ngư người Mỹ không phải hoạt động quá nhiều trong môi trường nước, đồng thời, những cơ bắp của anh cũng vì thế mà không bị căng cứng nhanh như các VĐV khác.
Cựu HLV bơi lội Mỹ Jon Urbancheck, người góp công lớn trong việc giới thiệu Phelps cho làng bơi lội thế giới, vẫn giữ những ký ức khó phai về lần đầu gặp kình ngư này lúc anh 12 tuổi. Urbancheck nói: “Khi thấy Phelps bước lên khỏi mặt hồ, tôi thực sự sửng sốt vì hình dáng của cậu nhóc này. Không chỉ cao lớn, nói năng liên hồi, trong Phelps còn toát lên vẻ gì đó giống như một người cá. Ngay cái nhìn đầu tiên đó, tôi đã biết Phelps chính là người đặc biệt mà bơi lội Mỹ cần có để xưng vương trong nhiều năm tới”.
Trưởng thành nhờ Lance Armstrong
Từ vị trí thứ 5 ở nội dung bơi 200 m bướm tại Olympic Sydney 2000 với tư cách là VĐV bơi lội nam trẻ nhất trong lịch sử 68 năm tham dự thế vận hội của Mỹ, tính đến lúc này Michael Phelps đã sở hữu 14 tấm HCV qua 2 kỳ Olympic Athens 2004 và Bắc Kinh 2008, 6 HCV tại giải vô địch thế giới 2003, nắm giữ 23 kỷ lục thế giới,... Những chiến tích thật đáng nể đối với một kình ngư mới chỉ bước sang tuổi 23 được gần 2 tháng. Thậm chí, ngay bản thân huyền thoại đồng hương Mark Spitz cũng tỏ ra rất thán phục Phelps khi phát biểu trên BBC: “Khi cậu ta đến Bắc Kinh, tôi mong Phelps sẽ xô đổ được kỳ tích của mình nhưng đừng quá gây ấn tượng. Tuy nhiên, khi thấy anh ta bơi bằng một khao khát chiến thắng kinh khủng như vậy, tôi vừa tự hào nhưng cũng tự an ủi rằng Phelps chính là huyền thoại mới của các kỳ Olympic hiện đại”.
Tài năng tất nhiên phải bắt nguồn từ sự khổ luyện. Tập bơi từ năm 7 tuổi, tuy nhiên, Phelps cũng rất hoang mang khi người cha Fred Phelps (vốn là sĩ quan cảnh sát ở Maryland) khuyên anh nên bỏ nghiệp bơi để không giống như người chị Whitney Phelps bị chấn thương, phải giã từ sự nghiệp bơi lội, chia tay tuyển quốc gia Mỹ ngay trước thềm Olympic 1996. Đang phân vân trước lựa chọn nghề nghiệp, Phelps xem một phóng sự truyền hình về nghị lực vượt qua bệnh tật của tay đua xe đạp huyền thoại Lance Armstrong để trở lại thi đấu tại Tour de France. Lập tức, chàng trai trẻ này trở lại đường đua xanh và hăng say tập luyện, gặt hái hàng loạt chiến tích ở các giải trẻ trước khi được chọn vào tuyển bơi lội Mỹ. Trong một lần trả lời báo giới, Phelps nói: “Tôi thành công như ngày nay là nhờ Lance Armstrong, thần thượng cả đời của tôi”.
Bơi, bơi nữa, bơi mãi
Bà Debbie Davisson, mẹ Michael Phelps, từng nói: “Con trai tôi tâm sự rằng mỗi khi xuống bể bơi, nó luôn quan niệm phải bơi thật nhanh, bơi thật mạnh mẽ để thoát ra khỏi cái hồ bơi đó. Phelps không thích sự gò bó”. Theo nhật báo The Baltimore Sun, trước khi đến với Olympic Bắc Kinh 2008, ngôi nhà mà kình ngư người Mỹ này ở giống hệt một doanh trại quân đội. Trong đó, Phelps như một chiến sĩ dưới mặt nước khi tập luyện với cường độ rất khủng khiếp. Trung bình một ngày, Phelps tập 3 lần với mỗi lần bơi khoảng 4 km bằng tốc độ cao nhất, ngốn đến 12.000 calo cho một buổi tập, cao trung bình gấp 6 lần so với các VĐV bơi lội khác của Mỹ và thế giới.
Hiện tại, Michael Phelps đang được dự đoán sẽ sớm trở thành một “cỗ máy kiếm tiền” nữa của làng thể thao thế giới khi anh có hàng loạt hợp đồng quảng cáo trị giá hàng triệu USD với những hãng nổi tiếng như: Speedo, AT&T, Omega... Tuy nhiên, kình ngư được mệnh danh là “viên đạn Baltimore” cho biết anh khao khát nhất vẫn là được cả thế giới công nhận là một huyền thoại thể thao đương đại. Trả lời trên CNN sau chiếc HCV thứ 7 giành được tại Bắc Kinh, nâng bộ sưu tập HCV qua các trận tranh tài trong sự nghiệp lên con số 39, Michael Phelps khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục bơi, bơi cho đến khi nào cảm thấy không thể bơi nữa thì thôi!”.
Nhà cái méo mặt vì Phelps
Hàng loạt nhà cái lớn nhỏ như Ladbrokes, Interwetten, Sportingbet... đã phải than trời sau những chiến tích lừng lẫy, giành 8 HCV Olympic Bắc Kinh 2008 của kình ngư Michael Phelps. Ban đầu, khi đồng loạt đưa ra tỉ lệ đặt 5 USD ăn 20 USD cho việc Phelps giành 7 HCV, cân bằng kỷ lục của huyền thoại Mark Spitz, nhiều nhà cái đã nghĩ đến chuyện Phelps sẽ không thể thành công với lý do “thắng mãi sẽ chán”. Tuy nhiên, đến khi Phelps giành được 6 HCV hôm 15-8, nhiều nhà cái đã méo mặt vì phải giảm tỉ lệ thắng cược vào Phelps xuống, đồng thời tính nhẩm đến số tiền thua cược cho người chơi cũng lên đến hàng trăm triệu USD. Chỉ có một nhà cái dám chơi nổi là William Hill khi sẵn sàng trả toàn bộ số tiền đặt cược cho người chơi đặt vào khả năng Phelps không thể tạo nên được kỳ tích giành 7 HCV.