Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Ai cũng biết năm 1986 đánh dấu thời kỳ đổi mới của Việt Nam. Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam từng bước từng bước chuyển sang nên kinh tế thị trường. Chúng ta hay phàn nàn về những cái chưa được của đất nước mà không thấy những thay đổi của Việt Nam. Sự thay đổi mang tích tích cực chứ không phải sự thay đổi màu của những dòng sông bị ô nhiểm.
Trước tiên là hầu hết dân ta đã có cái ăn, không còn đói như ngày xưa. tất nhiên cũng còn đâu đó ở Việt Nam, ở các chương tình nhân đạo như Căn nhà mơ ước, Vượt lên chính mình, ... cũng còn người nghèo khó. Nhưng số đó không nhiều. Ngoài ra giờ đây người ta có thể mua sắm tivi màu, tủ lạnh, máy giặt,... Điện thoại cũng được người dân sử dụng nhiều hơn. Không chỉ điện thoại cố định mà cả điện thoại di động. Và cả internet nữa...
Nhà nước cũng đã cải cách thủ tục hành chính. Thay đổi rất nhiều. Nếu trước đây bạn muốn công chứng giấy tờ phải xếp hàng chờ đợi rất lâu nhưng nay thì đã đơn giản hơn rất nhiều. Những giấy tờ đơn giản bạn có thể ghé bất kỳ UBND xã phường nào cũng có thể công chứng mà không cần CMND hay hộ khẩu. Đến các cơ quan công quyền là điều người dân ngại nhất. Nhưng nay đã có thay đổi. các thủ tục được thông báo công khai, có người hướng dẫn cụ thể. Khi nộp hốơ bạn sẽ nhận được phiếu hẹn ghi thời gian rõ ràng...
Tất nhiên không loại trừ những tiệu cực. Nhưng ngày nay dân có thể phản ánh lại cho HDND, Báo chí, sổ góp ý hoặc gặp trực tiếp lãnh đạo. Một số nơi người còn dán số điện thoại nóng của người có thẩm quyền để lắng nghe phản ánh của dân...
Chắc còn nhiều thay đổi nữa mà chúng ta không để ý thấy???
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Ðề: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Sự thay đổi của Việt Nam có thể thấy qua hành trình đi xem tivi của myhanh như sau:
1) Năm 1985, MH phải đi cách nhà hơn 1 km để xem ké cái tivi đen trắng. Chỉ coi vào tối thứ bảy vì thường có cải lương. Hôm nào mà kịch nói thì bảo ôi "kịch giặc" xem gì. Bữa nào chỗ đó hết bình thì phải đi hơn 2km nữa mới có. NHớ có lần đi xa như vậy và về trời mưa MH tôi lọt giếng. Hú hồn cái giếng cạn.
2) Khoảng năm 1987 thì MH đi xem ti vi trắng đen cách nhà chừng 500m lúc này có hai cái (nhà bà 6 và bà 7). Lúc này không chỉ xem cải lương mà coi phim nữa.
3) Khoảng năm 1995. Lúc này điện về làng, nhà nhà có tivi mà tivi màu nữa và MH chỉ đi coi ké cách nhà chừng 200m (nhà ông 9). Xem đá banh nữa.
4) Năm 1996, nhà MH cũng có TV, hehe lúc này thì nhà ai cũng có gồi.
5) Năm 2008, xung quanh nhà MH đã có 57 hộ có điện thoại cố định, điện thoại di động thì rất phổ biến ngay cả mấy ông lão nông dân ra đồng như ba MH cũng có, hầu như nhà nào có con học cấp 3 đều có máy vi tính (hàng second hand có, hàng xịn có), xe máy thì nhà nào cũng có và đặc biệt không có nhà nào mái lá như ngày xưa (toàn nhà tường hết rồi)
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Re: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Nhớ hồi xưa phải ăn gạo lức, bo bo độn cơm. Nhà nghèo không có sữa uống, phải ra đồng bắt con cua sữa về ăn cho có mùi...sữa.
Nhớ ngày xưa quần áo tả tơi, được cái áo mà không có miếng và thì hãnh diện biết bao.
Nhớ ngày xưa ở một cái nhà cả hai chục nhân khẩu, giờ ở miếng đất thênh thang, sợ ma muốn chết.
Nhớ ngày xưa chẳng dám nghe nhạc vàng, sợ nửa đêm cảnh sát nhào vô chụp cổ. Giờ có mà đầy, chẳng những phản động mà còn đồi trụy, tràn ngập trên internet. Trong khi đó, chính phủ vẫn đang đẩy mạnh phát triển internet đến từng người dân ...
Vụ đường dây nóng, báo chí nữa. Rồi các cấp lãnh đạo ân cần thăm lắng nghe dân chúng, đón nhận góp ý của người dân. Đâu như ngày xưa, đang nói chuyện với nhau mà lỡ nhắc đến tên ai đó thì có người trong nhóm chặn họng ngay "Coi chừng bị bắt!". Thời đó, chúng ta đã quá sợ hãi, nay dân quyền, tự do ngôn luận được chính phủ mở rộng đến mức tối đa. Đến nỗi, một quan chức đã phát biểu "VN dân chủ gấp triệu lần tư bản!" Ôi, thật hạnh phúc biết bao.
Có nhiều người có buồn buồn, sợ phát ngôn bữa bãi thì phạm húy, bị xử lý hành chính như chơi. Nhớ lại ngày xưa, tru di tam tộc luôn đó. Ghê chưa.
Nói tóm lại, ta nên hài lòng, hãnh diện, và hạnh phúc với cuộc sống đất nước hiện tại. Chứ đừng dại dột mà so tốc độ của ta với tốc độ phát triển của nước khác, so thành tựu của ta với nước khác ... khi đó sẽ thấy nhục, và có khi lại mê muội sáng đời. Nên sáng suốt là hơn!
Ðề: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Tuy 20 năm đổi mới của Việt Nam cũng chẳng bằng một tẹo so với 20 năm đổi mới của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Tuy 20 năm đổi mới của Việt Nam còn đấy những âu lo về khủng hoảng, về tham nhũng, về vấn đề báo chí... Tuy 20 đổi mới ấy chưa thỏa mãn những khát khao tiến lên của một dân tộc anh hùng, của bao con tim rạo rực mong chờ đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. 20 năm ấy cũng chưa thể thỏa lòng mong ước của bác Hồ. 20 năm ấy cũng chưa thể được ngợi ca quá mức nhưng phải công nhận:
-Quả thật đất nước chúng ta đã có một nền dân chủ và tự do tiến bộ hơn xưa; khát khao dân chủ, tự do về cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi của đại đa số người dân mặc dù vẫn còn đâu đấy những tranh cãi và so sánh với dân chủ, tự do ở các nước phát triển.
-Nền kinh tế đã phát triển nhanh và căn bản tốt hơn xưa.
-Ngoại giao rất tốt, đã làm bạn với tất cả các nước trên thế giới...
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Re: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Ngụ ngôn thế kỷ 21.
Thỏ và rùa sống ở thung lũng, một hôm hai anh quyết định cùng leo lên núi.
Ngày qua ngày, rùa vác cái mai nặng nề, ì ạch, thỉnh thoảng nhìn lại, khoái chí cười thầm. Ái chà, mới đó mà ta đã đi quá xa ....vạch xuất phát rồi. Ta thật tài quá, ta sướng quá!
Trong khi đó, thỏ đã về tới đích, và đang tìm cho mình một đỉnh núi khác để vượt qua.
Ngày nọ, rùa cảm thấy lành lạnh, vì leo lên núi cao mà, chợt ngước nhìn lên- trước giờ cứ cắm đầu xuống đất mà ... bò. Xa xa, tít mù là đỉnh núi có ghi một dòng thật to "Đổi Mới". Hoảng hồn, rùa gọi điện thoại di động cho thỏ:
- Thỏ ơi, bạn đi tới đâu rồi?
Thỏ trả lời:
- Tớ không còn đi nữa, tớ đang bay trên chiếc phản lực.
Rùa ngẫm nghĩ:
- Thôi nhìn tới thỏ làm gì cho thêm phiền lòng. Lâu lâu nghĩ tới cái vạch xuất phát ở tận thung lũng là đủ sướng điên người rồi!
Ðề: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Khà khà! Bác PP có năng khiếu hài hước thật! Khốn nỗi bác rùa ta tiến lên núi theo định hướng bò ngang! Đây là một định hướng rất hay mang đậm bản sắc của rùa.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Ðề: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Sài Gòn nhiều cao ốc hơn. Cao ốc đua nhau mọc ra. Hồi đầu người ta thích uống cafe 33 tầng vì lạ, vì ngồi trên đó có thể thấy toàn thành phố. bây giờ chắc không còn lạ lẫm nữa rồi. Đi xa xa nhìn về trung tâm thành phố thấy cũng sướng vì thành phố mình không còn thấp lè tè.
Nhưng có một điều nghĩ hoài không ra. Có phải các cao ốc ở trung tâm là nguyên nhân của kẹt xe chăng? Mỗi cao ốc chừng vài ngàn người thì giào cao điểm không xảy ra kẹt xe mới lạ.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Ðề: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Trích:
Nguyên văn bởi myhanh
Mỗi cao ốc như vậy thì khoảng không gian xung quanh tương xứng nhưng ở Việt Nam ta thì cao ốc bị bao quanh bởi nhà và nhà.
Nhưng mà cao ốc có sau nhà. Vậy cao ốc xây ở vị trí chưa hợp lý. Xây ở khu đất vàng. Quy hoạch chưa phù hợp. Lợi nhuận đặt lên trên hết. Đường xá thì cứ vậy. Không kẹt xe mới lạ.
__________________ Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
Ðề: Những thay đổi của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trích:
Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.
Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.
Theo số liệu của WB, năm 2007, thu nhập trên đầu người của Việt Nam là 836 đôla, Indonesia là 1.918, Thái Lan là 3.850 và Singapore là 35.163. Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người (tính theo giá cố định, tức là sau khi đã trừ đi yếu tố lạm phát) tuơng ứng là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ cần 51 năm để thu nhập bình quân của người dân theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore.
WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore. Tuy nhiên, những con số tính bằng đồng đôla dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái.
Nếu tính bằng đồng đôla, GDP trên đầu người của Việt Nam hầu như chắc chắn sẽ vượt qua mốc 1.000 đôla trong năm 2008, về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010. Tuy nhiên, GDP đầu người đáng mừng như trên không có gì ngạc nhiên trong thời điểm đồng đôla bị mất giá. Trong thập niên vừa qua, đặc biệt là sau khi đẩy nhanh cải cách kinh tế sau Đại hội Đảng IX năm 2001, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao. GDP trên đầu người của Việt Nam tính theo giá cố định đã tăng trung bình 6,5% một năm. V
iệt Nam xếp thứ 24 trên 139 quốc gia về tăng trưởng GDP trên đầu người tính theo giá cố định (xếp hạng này không tính đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có GDP dưới 2 tỷ đôla trong năm 2007).
Dù tính theo cách nào thì thực tế vẫn cho thấy rằng Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là một trong những động lực chính dẫn đến giảm nghèo, một lĩnh vực mà Việt Nam đat được nhiều thành tựu có ý nghĩa.
Tăng trưởng kinh tế nhanh một phần được duy trì nhờ vào tích lũy vốn lớn. Tính đến năm 2007, mỗi năm Việt Nam đã đầu tư đến 521,7 nghìn tỷ đồng, gần gấp ba lần so với năm 2001, khi các cải cách kinh tế bắt đầu tăng tốc. Chỉ một phẩn con số gia tăng này do giá cả tư liệu sản xuất cao hơn. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất trên thế giới. Tính theo tích lũy vốn gộp thì trong năm 2007 chỉ có trên 12 trên 139 quốc gia là có tỷ suất cao hơn so với Việt Nam.
Với những yếu tố đáng lạc quan như vậy, WB không quên cảnh báo vấn đề hiệu quả đầu tư của khối lượng nguồn lực này: Số vốn tăng thêm có được phân bổ cho đúng ngành, đúng hoạt động và đúng dự án hay không.