Đó là kết quả khảo sát điều tra về tham nhũng tại 3 bộ và 7 tỉnh, thành vừa được Ban Nội chính Trung ương thông báo sáng nay. Lần đầu tiên, 10 cơ quan bị bầu chọn là tham nhũng phổ biến nhất đã được nêu đích danh. Khoảng 1/3 cán bộ, công chức trong số người được hỏi thừa nhận, có thể nhận hối lộ.
Trao đổi báo chí trong giờ nghỉ, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Quyền khẳng định, tính chính xác của cuộc khảo sát tại Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp và 7 địa phương gồm Hà Nội, TP HCM, Sơn La, Hải Dương, Nghệ An, Đồng Tháp, Thừa Thiên - Huế. Cá nhân ông, không quá bất ngờ với những con số tham nhũng "giật mình" trong bản báo cáo.
Thủ đoạn tham nhũng phổ biến: gọi điện, viết thư tay
Theo kết quả điều tra của Ban Nội chính Trung ương, khi có người đưa tiền, quà thì hơn 11% cán bộ cho biết "tuỳ từng trường hợp nhận hoặc chối". Đáng chú ý, có 6,5% cán bộ sẵn sàng nhận hối lộ "vì là thường tình". Hơn 14% cán bộ "lấp lửng" với những đề nghị hội lộ.
Đáng lo ngại là hành vi tham nhũng có tính chất công khai, người nhận không cần che giấu danh tính, địa chỉ. Thậm chí, 70% người nhận tiền, quà là của người quen ở mức độ khác nhau. Trong đó, tỷ lệ quen lâu năm giữa người đưa và nhận hối lộ là 10%.
"Gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen" là hành vi phổ biến nhất. Gần 1/4 trong số công chức được hỏi, cho biết đã chứng kiến hành vi này. Một trong những lý do các quan chức thích sử dụng thủ đoạn trên là nếu hành vi tham nhũng bị phát hiện thì tác giả những cú điện thoại, bức thư trên vô can. Về mặt hình thức, gọi điện, viết thư tay không phải là văn bản pháp lý. Về mặt nội dung, chủ nhân của các lá thư tay đủ trình độ để viết sao cho đạt được mục đích nhưng tránh né được pháp luật.
'Ai không tham nhũng sẽ bị loại ra ngoài'
Trên 40% số công chức được hỏi cho biết họ đã chứng kiến hành vi “Người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc quà biếu”. 57% người dân cho biết phải mất tiền "bôi trơn" khi vi phạm luật giao thông. Nếu vướng tới kiện tụng, cứ 2 người thì có 1 người phải mất tiền.
Đánh giá về tính liên kết của tham nhũng, gần một nửa số công chức được hỏi đồng ý với quan điểm rằng: "Do bè cánh, nếu ai không tham nhũng sẽ bị loại ra".
Theo kết quả khảo sát được công bố sáng nay, cơ quan địa chính; hải quan; cảnh sát giao thông được nhắc đến đầu tiên trong danh sách "bầu chọn" các cơ quan tham nhũng phổ biến nhất. Trong bảng top ten này còn có: Cơ quan tài chính, thuế; Cơ quan quản lý/các đơn vị trong ngành xây dựng; Cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch và đầu tư; cơ quan quản lý/các đơn vị trong ngành giao thông; công an kinh tế.
Các nhà khảo sát đã đặt câu hỏi về tình trạng tham nhũng ở mức “rất phổ biến hoặc tương đối phổ biến” đối với cơ quan báo đài và địa chính - nhà đất. Tại Hà Nội, 8,6% công chức chọn báo đài (tỷ lệ đánh giá thấp nhất) nhưng có tới 66,5% công chức chọn Địa chính - nhà đất (có tỷ lệ đánh giá cao nhất).
"Ai cũng biết có tảng băng tham nhũng nhưng không ai nhìn thấy được tảng băng to lớn như thế nào, vì nó còn ẩn quá lớn. Ở tỉnh nào cũng có một tỷ lệ đáng kể công chức từng chứng kiến hành vi tham nhũng. Tỉnh nào, bộ nào cũng có đơn thư tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, số người bị tố cáo tham nhũng ít hơn rất nhiều so với hành vi tham nhũng mà công chức đã chứng kiến", báo cáo của Ban Nội chính nêu rõ.
Suy thoái đạo đức công vụ cản trở cải cách hành chính
Trưởng đại diện của UNDP tại Việt Nam Jordan Ryan đánh giá, Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kể về cải cách cơ cấu thể chế; nhưng lại đối mặt với thách thức là tệ quan liêu, tham nhũng, thiếu các dịch vụ có chất lượng, tính minh bạch và dân chủ; sự suy thoái về đạo đức công vụ.
Tại Hội nghị quốc tế về việc đóng góp ý kiến vào báo cáo tổng kết việc thực hiện cải cách hành chính giai đoạn I (2001-2005) tổ chức tại Hà Nội, ngày 29-30/11, Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung thừa nhận: “Nền hành chính Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, nếu không được khắc phục sẽ cản trở quá trình phát triển". Ông hy vọng, hội nghị sẽ tìm ra được các giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh việc cải cách hành chính trong 5 năm tới khi Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn II (2006-2010) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Cải cách hành chính 5 năm qua đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một nền hành chính phù hợp với quá trình chuyển đổi; xây dựng nhà nước pháp quyền và một nền hành chính phục vụ. Ông Jordan Ryan đánh giá: "Thúc đẩy tiến độ và nâng cao chất lượng các hoạt động cải cách là việc làm cần thiết".
Nhịp độ và tính hiệu quả, nhất là trong phân cấp là những vấn đề vốn đang là những nội dung được quan tâm đối với cải cách hành chính ở Việt Nam. Theo UNDP, nền hành chính Việt Nam hiện nay còn ảnh hưởng bởi thể chế cũ "xin - cho" và gây trở ngại cải cách về kinh tế. Chậm trễ trong việc trao thêm quyền hạn và quyết định cho địa phương cũng đang là mối quan ngại của người dân nói chung.
Trong 10 lĩnh vực, cơ quan được đánh giá là có tham nhũng nhiều nhất thì đứng đầu là địa chính - nhà đất, kế đó là hải quan, cảnh sát giao thông. Đây là kết quả điều tra, khảo sát về tình hình tham nhũng do Ban Nội chính trung ương tổ chức sáng nay tại HN
Việc khảo sát được tiến hành tại Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp và 7 địa phương gồm Hà Nội, TP HCM, Sơn La, Hải Dương, Nghệ An, Đồng Tháp, Thừa Thiên - Huế.
Hầu hết người tham gia cuộc khảo sát nhận định “phần lớn tham nhũng do lòng tham chứ không phải do đói nghèo”. Bởi theo họ, tham nhũng thường xảy ra với những người có chức, có quyền. Hành vi này xảy ra do người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết việc công để buộc người cần giải quyết chi tiền hoặc quà biếu. Hơn 30% số người được hỏi ở TP HCM nhất trí với quan điểm này. Tỷ lệ này tại một tỉnh miền núi phía Bắc là hơn 16%.
Cán bộ, nhân viên tại 3 bộ và 7 cơ quan tiến hành lấy ý kiến đều cho biết, năm 2004 tại nơi họ công tác có xảy ra hành vi tham nhũng.
Kết quả điều tra còn cho thấy nổi lên hiện tượng "tiêu cực" trong tuyển chọn cán bộ. Người có quyền hạn, chức vụ vì vụ lợi cá nhân đã đề bạt, tuyển dụng những người không đủ tiêu chuẩn. Còn cán bộ có năng lực, không biết "luồn cúi" sẽ bị thiệt thòi. Một dạng tham nhũng khác phổ biến là nhận tiền hoặc quà để giải quyết công việc có lợi cho người đưa tiền hoặc quà biếu. 28-41,9% người được hỏi đã cho biết điều này.
Ngày mai, Ban Nội chính Trung ương sẽ công bố kết quả điều tra khảo sát cụ thể về tình hình tham nhũng và công tác chống tham nhũng tại Việt Nam.
Tham nhũng,xin đừng đổ lỗi cho tiền lương (VietnamNet)
Nhiều bạn đọc cho rằng không nên đổ lỗi cho việc lương thấp dẫn đến tham nhũng. Những trường hợp tham nhũng mà báo chí đã từng phanh phui, độc giả đã từng biết thì liệu mức lương của họ có "đủ sống"?
Trần Quân, Hà Nội, email: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Một số người biện minh cho là thu nhập thấp dẫn đến tham ô. Đó là một lý do. Nhưng thử hỏi ai nghèo hơn: nông dân, công nhân? Hãn hữu lắm mới bắt được người thuộc loại đối tượng này tham ô. Vậy thì ai tham ô? Những người có quyền ban phát tài sản của dân. Họ không phải là người có lương thấp, càng không phải là người nghèo. Vậy thì cái gì đã đưa tới tệ nạn đó? Thế giới đã có những tổng kết.
Nguyễn Hồng Thanh, 01 Lê Viết Thuật, TP. Vinh, Nghệ An, email: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Đừng đổ lỗi cho tiền lương. Một ông cán bộ có lương cao không đủ sống còn những người lao động bình thường (mà họ đang chiếm phần đa trong xã hội) thì có lương đủ sống sao? Trong khi họ không thể "ăn cắp" không thể "tham nhũng" được! Hàng triệu chiến sĩ đã đổ máu cho con em họ được sống trong xã hội công bằng và đầy đủ hỏi con cháu họ có được hưởng thụ điều đó không. Đâu rồi lý tưởng và đạo đức mà cha anh chúng ta đã đổ máu để xây dựng và bảo vệ? Không có sự bào chữa, giải thích nào cho tệ nạn tham nhũng, chỉ có thể nói "xã hội đang không có kỷ cương, đạo đức bi suy đồi và đau đớn hơn, quyền lực mà nhân dân tin tưởng trao cho đang bị một số không ít người lợi dụng biến nó thành công cụ kiếm tiền". Họ đang làm giàu trên xương máu của cha anh chúng tôi đã ngã xuống trong chiến tranh giải phóng dân tộc và mồ hôi nước mắt của những người dân đóng thuế hôm nay. Chỉ có nghiêm trị bằng luật pháp, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong công việc và cuộc sống thì chúng ta mới hạn chế được tệ nạn tham nhũng.
Thiên Lam, Việt Nam, email: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Qua bài báo trên, là một người dân tôi thấy rằng, chúng ta chưa thể chống tham nhũng được, vì ông Hồng, ông Liên và cả ông Hiểu cùng có cách nói thiếu lửa, nói đúng hơn là né tránh. Hãy cho người dân một cái quyền khả dĩ, chắc rằng tham nhũng cũng khó, hầu như cán bộ ta có đời sống cao hơn nhiều lần so với những người làm tư nhân có thu nhập cao khác, mà cứ luôn nói rằng lương không đủ sống. Tôi tin rằng, tiền từ lãng phí, tham nhũng có dư nhiều lần hơn cái quỹ lương đủ sống của cán bộ.
Lê Đình Cương, 631 Điện Biên, P. Đồng Tâm, TP. Yên Bái, email: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Về việc chống tham nhũng, vấn đề đặt ra tưởng rất đơn giản song lại rất phức tạp và cũng lại rất đơn giản. Theo tôi, có một số vấn đề sau, tại sao có tham nhũng?
Tham nhũng xuất phát từ chỗ có tiền
Làm ra tiền nhưng không giám sát chặt chẽ (các doanh nghiệp nhà nước - mang tiền đi biếu và mang về cho mình). Thử hỏi tại sao những doanh nghiệp nhà nước được đầu tư rất nhiều, hiện đại lại không có lãi? Vì cơ chế giám đốc của DNNN, do nhà nước chỉ định ông ta làm kinh tế nhưng lại không có quyền lợi thực sự ở đó (lãi nhiều cũng vậy lãi ít cũng thế và không lãi) và trách nhiệm cũng không thực sự. Còn các doanh nghiệp tư nhân, tài sản đó là của họ. Do vậy, khi kinh doanh hay sản xuất họ có quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng.
Ở những vị trí có tiền, được quyền chi tiền và ban phát tiền nhưng trách nhiệm lại “không cụ thể” giám sát không chặt chẽ. Ở đây, tôi muốn nói đến trách nhiệm không cụ thể là ở chỗ ông ta được phân vào vị trí đó nhưng lại không gắn với trách nhiệm nào (khác với việc chọn giám đốc điều hành của hội đồng quản trị, ông ta phải có kế hoạch phát triển, được HĐQT giám sát chặt chẽ).
Tham nhũng xuất phát từ chỗ có quyền
Khi ở vị trí có quyền, ông ta sẽ gây nhiễu để kiếm tiền.
Khi có vị trí, ông ta sẽ muốn ở vị trí cao hơn có nhiều quyền hơn.
Cách giải quyết
Cổ phần hóa hoàn toàn và tất cả các doanh nghiệp không thuộc hệ thống trong nền kinh tế mũi nhọn hoặc quốc phòng quan trọng của nhà nước - nhà nước sẽ dựa trên nguồn thu thuế của các doanh nghiệp đó.
Với các doanh nghiệp thuộc quốc doanh, phải gán cho giám đốc quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng như giám đốc điều hành.
Với các vị trí của quản lý hành chính nhà nước, phải có cơ chế bầu cử và trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ như làm giám đốc sở giáo dục trong 1 khóa thì anh phải làm được cái gì cho nền giáo dục tỉnh đó.
Cơ chế tài chính dứt khoát, bỏ cơ chế xin cho (Ví dụ: khoán việc, khoán tiền: ngành giáo dục tỉnh A kinh phí 10 tỉ/ năm. Ngành tự bố trí nhưng phải đạt được mục tiêu đưa ra....)
Hệ thống thanh kiểm tra tài chính nhiều cấp, trách nhiệm từng cấp rõ ràng tất nhiên kèm theo nó phải có chế độ theo từng cấp rõ ràng đặc biệt là ưu đãi đội ngũ thanh kiểm tra này thông qua thu nhập. Một người làm trong ban kiểm tra có thể có thu nhập nuôi cả gia đình.
Quốc Trung, Hậu Giang
Những người lao động chân chính không bao giờ đồng tình với lập luận cho rằng do không đủ lương nên cán bộ có quyền tham những. Bởi thực tế hiện nay, trong xã hội, có biết bao gia đình còn sống trong nghèo khó nhưng họ có bất lương đâu, mà ngược lại họ luôn có ý thức giữ gìn đạo lý của người Việt Nam "Áo rách phải giữ lấy lề". Vậy hà cớ gì mà có những cán bộ có nghèo đâu mà lại làm những việc bất nhân, bất nghĩa như vậy! Tất cả chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ và loại bỏ những người không còn đủ phẩm chất ra khỏi hàng ngũ của mình, để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Nguyen Hung BTLCB, Tu Liem, Ha Noi
Chúng tôi không đồng ý với việc tăng lương là có thể chống lại được nạn tham nhũng ở nước ta. Bởi vì mặt bằng thu nhập của người Việt Nam chúng ta chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập vô cùng thấp so với mức lương tối thiểu hiện nay. Điều cốt lõi là phải có một ủy ban đặc biệt kiểu như Treka của Nga trước đây. Ban lãnh đạo phải chọn được một người thật chí công vô tư.
Bài viết của Tiến sĩ Vũ Minh Khương
Cảm nhận của tôi khi đọc bài của T. S. Vũ Minh Khương là đi từ sự ngạc nhiên về cách suy luận đến thán phục về sự hiểu biết và cách tác giả khúc chiết và cô đọng lại một đề tài khá phức tạp.
Cám ơn 92A01 đã giới thiệu bài viết này.
08:42' 05/01/2006 (GMT+7) </span> (VietNamNet) - "Tiềm năng, lợi thế, thậm chí tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài chưa đủ để một quốc gia cất cánh" … Một góc nhìn của TS Vũ Minh Khương.
Vào năm 1960, Philippines được được coi là có lợi thế hơn hẳn so với Hàn Quốc trong công cuộc phát triển: Mức GDP bình quân đầu người của Philippines là 257USD cao hơn Hàn Quốc (156 USD); Philippines khá phong phú về tài nguyên thiên nhiên (gỗ, dầu mỏ, nikel, bạc, vàng, đồng) trong khi Hàn Quốc hầu như không có; người Philippines và Hàn Quốc có tỷ lệ dân số biết chữ khá cao và gần ngang nhau (trên 80%) nhưng người Philippines giỏi ngoại ngữ và có khả năng hoà nhập tốt hơn với văn hoá phương tây.
Thế nhưng, chỉ trong vòng bốn thập kỷ, hai quốc gia đã đi tới hai vị thế phát triển khác biệt căn bản: Hàn Quốc có mức GDP đầu người cao hơn 10 lần so với Philippines và trở thành một trong những cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, trong khi Philippines vẫn ở nhóm các nước có thu nhập khá thấp, với mức thu nhập GDP/người khoảng 1.000 USD (năm 2004), và đất nước này vẫn phải dựa vào xuất khẩu lao động phổ thông như một nguồn thu nhập quan trọng (năm 2004, Philippines xuất khẩu gần 1 triệu lao động, đưa tổng số lao động xuất khẩu lên trên 8 triệu người, với tổng số tiền gửi về khoảng 8,5 tỷ USD[1]).
Indonesia là một quốc gia giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ. Sau khi nắm quyền lực vào năm 1966, chính quyền Suharto đã tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ để ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế với những quyết sách lớn về hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư. Kết quả là, Indonesia đã đạt được những thành công ấn tượng trong phát triển kinh tế và giảm nghèo đói; tăng trưởng GDP trong một thời gian dài 30 năm, từ 1967 đến 1996, đạt mức bình quân 7%/năm, trong đó có nhiều năm ở mức trên 8%. Thế nhưng, quá trình tăng trưởng không đi cùng với sự phát triển về chất của thể chế quản lý; mà trái lại nạn tham nhũng ngày càng gia tăng và sự yếu kém của bộ máy quản lí ngày càng bộc lộ rõ; khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra vào năm 1997, nền kinh tế Indonesia đã nhanh chóng suy sụp và những khuyết tật đã tích tụ nhiều năm của nó đã để lại những di hại nghiêm trọng cản trở quá trình hồi phục và phát triển của nền kinh tế này.
Bài học của Philippines và Indonesia cho thấy rằng tiềm năng, lợi thế, thậm chí tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài chưa đủ để một quốc gia cất cánh, và do vậy, tương lai phồn vinh của họ vẫn còn là một ước vọng xa vời.
Tầm vóc dân tộc: nền tảng cho công cuộc phát triển của một quốc gia
Kinh nghiệm phát triển của các nước trong nhiều thập kỷ qua cho thấy thành bại trong công cuộc phát triển của một quốc gia không tuỳ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên hay một vài lợi thế nguyên khai về nguồn nhân lực mà chủ yếu vào tầm vóc dân tộc.
<img src=\'http://vietnamnet.vn/dataimages/200601/original/images869163_anhbaianhkhuong.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' />
Tầm vóc dân tộc của một quốc gia được xác định bởi tổng thành của năm định tố với mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau sau đây:
1) Khát vọng dân tộc
Khát vọng dân tộc dựa trên nền tảng của lòng yêu nước, tính tự tôn dân tộc, và ý thức trách nhiệm với thế hệ tương lai. Tầm vóc của một dân tộc sẽ lớn lên vượt bậc nếu họ hun đúc một khát vọng mãnh liệt vươn tới một vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới.
Khát vọng vươn lên của một dân tộc có thể chỉ còn leo lét nếu niềm tin vào đạo lý xã hội bị xói mòn, chiến lược phát triển của quốc gia mơ hồ, nạn tham nhũng hoành hành và tệ nạn xã hội bùng phát. Trong tình cảnh đó, người dân và doanh nghiệp sẽ không còn cảm nhận thiêng liêng về ý thức dân tộc và thể diện quốc gia để rồi dễ dãi sa vào các phương cách với kiếm tiền chụp giật và vụ lợi ngắn hạn.
2) Tầm nhìn và Tư duy
Nếu khát vọng dân tộc là nguồn năng lượng tiềm tàng thì tầm nhìn và tư duy là hệ thống dẫn đường và bánh lái cho con tàu dân tộc đi đến phồn vinh. Tầm nhìn hạn hẹp và tư duy xơ cứng, giáo điều sớm muộn sẽ dẫn đất nước đến trì trệ, khủng hoảng cho dù khát vọng dân tộc có mãnh liệt đến đâu.
Tầm nhìn và tư duy có mối gắn kết đặc biệt. Tư duy khoa học và thực tiễn tạo nên một tầm nhìn sâu rộng và chính xác về thời đại và thế giới. Ngược lại, tầm nhìn thấu đáo về thời đại và thế giới sẽ thúc đẩy không ngừng sự đổi mới và mài sắc tư duy.
Một dân tộc sẽ bị hạn hẹp về tầm nhìn và thiển cận trong suy tính nếu họ cho rằng thế giới đầy những hiểm hoạ và khuyết tật. Với họ, một khi gặp phải khó khăn trắc trở, họ sẽ nhanh chóng qui kết đó là do nguyên nhân khách quan hoặc ai đó đang có âm mưu chống phá mình.
Một dân tộc sẽ có tầm nhìn xa trông rộng nếu họ cho rằng thế giới có biết bao cơ hội và tinh hoa mà họ phải dốc sức tìm kiếm, nắm bắt, và học hỏi. Với họ, một khi gặp phải khó khăn thất bại, họ sẽ nghiêm khắc tìm ra phần lỗi của chính họ, dù là rất nhỏ, để suy xét thấu đáo và rút ra bài học giá trị cho những bước đi tiếp theo.
3) Tâm huyết và tài năng của những đội ngũ trụ cột
Ba đội ngũ trụ cột cho công cuộc phát triển của một quốc gia là các nhà lãnh đạo, giới doanh nhân và tầng lớp trí thức.
Khát vọng, tầm nhìn và tư duy của ba đội ngũ này có ảnh hưởng quyết định đến khát vọng, tầm nhìn và tư duy của dân tộc. Trong mỗi đội ngũ này, sự đóng góp có tính đột phá của cá nhân có thể tạo nên những bước nhảy vọt cho công cuộc phát triển. Nhà chính trị Đặng Tiểu Bình, với sự đột phá về tầm nhìn và tư duy, đã đưa Trung Quốc thoát khỏi vòng tối tăm mê muội để trở thành một quốc gia có tốc độ đổi thay kỳ vĩ, làm cả thế giới kinh ngạc và ngưỡng mộ.
Các doanh nhân, như Chong Ju-yung (sáng lập hãng Hyundai) và Lee Byung-chul (sáng lập hãng Samsung), với ý chí kinh doanh phi thường và tinh thần dân tộc cao cả, đã góp phần đưa Hàn Quốc nhanh chóng trở thành một cường quốc công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu và điện tử. Học giả Fukuzawa Yukuchi thời kỳ Minh Trị của Nhật Bản, đã có những đóng góp lớn lao cho công cuộc cải cách, thông qua nỗ lực khai sáng dân trí và khích lệ người dân nắm bắt đổi thay, tiếp thu tinh hoa thời đại.
Tầm vóc một dân tộc sẽ lớn vượt lên nếu có được một trong hai điều sau đây:
+ Mỗi người trong các đội ngũ trụ cột tìm cách “đốt lên một ngọn nến” thay vì “chê trách bóng tối” như ý tưởng của Khổng Tử.
+ Xã hội hình thành nên cơ chế và sự kỳ vọng để những người ưu tú nhất trong mỗi đội ngũ trụ cột nói trên được thi thố hết tinh hoa và tâm lực của mình cho dân tộc.
4) Tinh thần học hỏi và hợp tác
Lợi thế lớn nhất của các quốc gia đi sau không phải là lao động rẻ hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà là tinh thần học hỏi và hợp tác. Tinh thần học hỏi và hợp tác thường nằm giữa hai thái cực trái ngược.
Ở một thái cực, người ta dốc sức nghiên cứu vấn đề quan tâm để hiểu thấu đáo đến từng chi tiết nhỏ; họ biết rõ đâu là những điều hay nhất của thế giới trong mỗi lĩnh vực để đưa về áp dụng; họ tìm kiếm và trân trọng cái hay của đối tác để học hỏi và tăng cường hợp tác tạo nên giá trị mới.
Ở một thái cực khác, người ta luôn nghĩ là mình đã biết cả rồi và cho rằng mô hình ở nước ngoài khác đặc thù nước mình nên ít quan tâm tìm hiểu; ở thái cực này, người ta cũng thường nhanh chóng tìm ra cái dở của đối tác và đồng đội để biện hộ cho sự thiếu nhiệt tâm trong học hỏi và hợp tác của mình. Tầm vóc của một dân tộc sẽ lớn hơn nhiều nếu phẩm chất học hỏi và hợp tác của họ chuyển được từ thái cực thứ hai sang thái cực thứ nhất.
5) Đặc tính văn hoá
Đặc tính văn hoá có tác động quan trọng đến phát triển. Một dân tộc coi nhẹ nghĩa khí và nguyên tắc đạo đức dễ rơi vào vòng xoáy tham nhũng một khi bộ máy công quyền yếu kém về hiệu lực và phẩm chất.
Philippines là một ví dụ. Vào năm 1938, tổng thống Quezon đã từng quản ngại “…cảm nhận của người Philippines về sự chân chính thường bị lu mờ bởi sự cầu lợi cá nhân. Chuẩn mực cử xử của họ thường dựa trên sự được việc hơn là nguyên tắc…[2]”; do vậy, Philippines trong những thâp kỷ 60, 70, và 80 đã có những cơ hội vô cùng quí giá cho phát triển, nhưng sự yếu kém của chính quyền đã tạo nên tệ nạn tham nhũng khủng khiếp mà nghiêm trọng nhất là trong giới cảnh sát và toà án [3]. Kết cục là, một số lượng lớn người Philippines đã cố tìm đường ra nước ngoài theo con đường xuất khẩu lao động để thoát khỏi bức xúc và nghèo khó mà nghề nghiệp của họ chủ yếu là lao công giúp việc.
Vì vậy, một dân tộc muốn lớn mạnh phải tôn thờ lòng nghĩa khí, trân trọng sự chính trực, và không ngừng củng cố đạo lý và các nguyên tắc đạo đức của xã hội.
Công cuộc phát triển của Việt Nam: những hiểm họa phía trước và sự cấp bách phải nâng cao tầm vóc dân tộc
Công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta, khởi đầu tư năm 1986, đã đạt những thành quả rất ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Mức tăng GDP bình quân trong giai đoạn 1987-2004 (17 năm) đạt trên 7%. Mức tăng GDP năm 2005 còn cao hơn, ước tính đạt trên 8%. Thế nhưng triển vọng phía trước không hẳn lạc quan nếu chúng ta xem xét kỹ lưỡng bài học của Indonesia.
<img src=\'http://vietnamnet.vn/dataimages/200601/original/images869031_dothi.jpg\' border=\'0\' alt=\'user posted image\' /> <span style=\'color:blue\'>Tăng trưởng GDP bình quân đầu người sau khi vượt qua mức 200 USD: Việt Nam (1988-2004), Indonesia (1968-2004), Trung Quốc (1983-2004). Trục dọc biểu thị GDP bình quân đầu người; Trục ngang biểu thị thời gian sau khi đạt mức xấp xỉ 200USD/người (năm) Bài học Indonesia:
Hình vẽ trên đây chỉ ra tuyến trình tăng trưởng của ba nước, Indonesia, Trung Quốc, và Việt Nam, kể từ khi mỗi nước đạt mức GDP/người xấp xỉ 200 USD. Indonesia đạt mức GDP/người xấp xỉ 200USD vào năm 1967 và duy trì được mức tăng trưởng GDP/người cao trong vòng 30 năm (cho tới khi bị suy sụp vào năm 1998). Trung Quốc đạt mức GDP/người xấp xỉ 200 USD vào năm 1982 và có tuyến trình tăng trưởng cất cánh với tốc độ cao hơn hẳn Indonesia và giống với tuyến trình tăng trưởng của các nền kinh tế thần kỳ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, và Singapore). Việt Nam đạt mức GDP/người xấp xỉ 200 USD vào năm 1987 và tuyến trình tăng trưởng gần như trùng khít với con đường của Indonesia.
Quá trình tăng trưởng của Việt Nam và Indonesia không chỉ tương tự về tuyến trình tăng trưởng mà còn rất giống nhau trên mấy đặc thù sau:
Thứ nhất, động lực tăng trưởng của hai nước dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là dầu mỏ) và viện trợ quốc tế. Nguồn thu từ dầu khí khai thác chiếm bình quân khoảng 11% của tổng thu nhập quốc dân của Indonesia trong giai đoạn 1968-1997; con số này của Việt Nam năm 2003 là trên 8%. Viện trợ quốc tế chiếm bình quân khoảng khoảng 10% tổng đầu tư của Indonesia (giai đoạn 1968-1997); con số này của Việt Nam (giai đoạn 1988-2004) là 15% tổng đầu tư, trong khi của Trung Quốc giai đoạn (1983-2004) chỉ vào khoảng 1%.
Thứ hai, Việt Nam và Indonesia là hai nước có mức tham nhũng nghiêm trọng nhất ở Đông Á (trên cả mức độ của Philippines). Theo xếp hạng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế về mức độ tham nhũng, Việt Nam xếp hạng 74 năm 1998 (trong tổng số 85 quốc gia) và 102 năm 2004 (trong tổng số 145 quốc gia); Indonesia xếp hạng 80 năm 1998 và 133 năm 2004 [4]
Thứ ba, Việt Nam và Indonesia đều tổn thất rất nhiều nguồn lực vào nỗ lực bao cấp và bảo hộ một số dự án và ngành công nghiệp. Với Indonesia, đó là ô tô, hoá chất, và chế tạo máy bay. Với Việt Nam, đó là đường, xi măng, ô tô, đóng tàu.
Nâng cao tầm vóc dân tộc: một đòi hỏi cấp bách
Nếu chúng ta tiếp tục cách thức phát triển như hiện nay, nền kinh tế nước ta sẽ có thể còn tiếp tục tăng trưởng khá cao trong vòng 10-15 năm nữa, tương tự như tuyến trình tăng trưởng của Indonesia trong giai đoạn 1986-1997. Thế nhưng, với cách đi này, chúng ta sẽ không chỉ mất đi cơ hội đưa nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn cất cánh mà còn sẽ khó có thể tránh khỏi một kết cục rất đắt giá như Indonesia đã gặp phải vào năm 1997-1998, khi nền kinh tế thế giới có biến động.
Để công cuộc phát triển kinh tế của nước ta vượt lên và tránh được những hiểm hoạ tương lai, những nỗ lực đột phá nhằm nâng cao tầm vóc dân tộc là một đòi hỏi vô cùng bức thiết và có ý nghĩa sống còn đối với sự thành bại của sự nghiệp đưa nước ta đến phồn vinh.
TS. Vũ Minh Khương (Từ Hoa Kỳ)
-----------------------------------------
* Các số liệu kinh tế trong bài lấy từ World Development Indicators (World Bank) nếu nguồn khác không được chỉ ra.
[1] [Đăng nhập để xem liên kết. ]
[2] Theo Theodore Friend, “Rebuilding A Nation”, The Washington Institute Press, 1987 (trang 79)
[3] [Đăng nhập để xem liên kết. ]
[4] ([Đăng nhập để xem liên kết. ]).