Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Điện Ảnh - Thời Trang ::..

..:: CLB Điện Ảnh - Thời Trang ::.. Stylish , movie , film , ..

Nghệ thuật xăm mình Nhật Bản

Nghệ thuật xăm mình Nhật Bản

this thread has 2 replies and has been viewed 32878 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 14-09-2008, 09:57 PM   #1
Hồ sơ
Mit
Junior Member
 
Mit's Avatar
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Số bài viết: 24
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 9 Times in 5 Posts
Mit is on a distinguished road
Default Nghệ thuật xăm mình Nhật Bản




Trong tiếng Nhật nghệ thuật xăm mình Nhật Bản có nhiều tên riêng như là irezumi hay horimono. Irezumi là từ dùng để gọi những hình xăm có thể nhìn thấy được trên những bộ phận lớn của cơ thể , ví dụ như phần lưng. Nghệ thuật xăm mình của Nhật Bản mang trên mình một bề dày lịch sử vô cùng lâu đời.





Từ rất lâu, văn hóa Nhật Bản đã bị ảnh hưởng khá lớn của Đạo Khổng và Đạo Phật, nghệ thuật xăm mình trên nước Nhật hầu như không được sự đồng tình của phần lớn người dân. Trong mắt họ, hình xăm được xem như là một dấu hiệu của yakuza - một tổ chức mafia tại Nhật - hoặc là dấu hiệu đại diện cho một gã nam nhi hạ lưu.








Nghệ thuật xăm mình và lịch sử ban đầu.

Những nhà khảo cổ học tin rằng nghệ thuật xăm mình ban đầu được lan truyền từ những người thuộc dân tộc Ainu, họ đã xăm lên chính cơ thể mình. Tài liệu còn lưu giữ lại tại Trung Quốc có nói về người Wa - cái tên Trung Quốc họ đặt cho những những người hàng xóm Nhật Bản của mình - họ có thói quen lặn xuống nước để bắt cá và vỏ sò và thường trang điểm cho cơ thể họ bằng những hình xăm. Ước tính nó tồn tại được khoảng 1700 năm.


Tộc Ainu.


Với một nền văn hóa phát triển cao hơn như Trung Quốc lúc bấy giờ, xăm mình bị đánh đồng như những hành động man rợ. Khi đạo Phật từ Trung Quốc lan truyề n qua Nhật Bản cùng với sức ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Hoa, xăm mình ngày càng khó được chấp nhận. Và nó đã trở thành hình phạt cho những tên tội phạm đồng thời cũng là dấu hiệu để nhận dạng chúng trong xã hội.



Những hình xăm vào thời Edo.


Xuyên suốt thời Edo (từ 1603 đến 1868) nghệ thuật xăm mình Nhật Bản đã trở thành một bộ phận của ukiyo-e (tranh phù thế hội) .


Một tác phẩm ukiyo-e

Những gái điếm - yujos - đặc biệt rất thích xăm mình, có khoảng 1/4 gái điếm dùng hình xăm hòng tăng thêm sự quyến rũ với khách hàng. Đồng thời, hình xăm cũng là đại diện cho những thành phần thấp kém trong xã hội như công nhân và lính cứu hỏa thời đó.


Lính cứu hỏa thời Edo


Khoảng vào năm 1720, hình xăm trở thành một hình thức trừng phạt của chính quyền thay cho hình phạt xẻo mũi hay cắt tai tội phạm. Tội phạm sẽ phải mang một chiếc vòng hình xăm quanh cánh tay đánh dấu cho mỗi một tội trạng hoặc một ký tự hình xăm ngay giữa trán. Hình phạt này được thực hiện liên tục cho đến năm 1870, sau khi chính quyền Meiji lên nắm quyền thì nó được Nhật Hoàng chính thức bãi bỏ.



Trên thực tế hình phạt này đã tạo ra một tầng lớp mới trong xã hội, bơ vơ và bị xã hội ruồng bỏ, họ trở thành những con người không có nơi để dung thân. Rất nhiều những kẻ sống ngoài vòng pháp luật đã trở thành Ronin - Tạm gọi là những Samurai vô chủ. Họ không có sự lựa chọn để vào bất kỳ một tổ chức nào. Những người đó dần dần tạo nên mầm mống cho sự hình thành yakuza -một tổ chức tội ác khổng lồ tại Nhật Bản vào thế kỷ 20.



Những hình xăm mang phong cách Nhật Bản.

Vào năm 1827, một họa sĩ theo trường phái ukiyo-e tên là Kuniyoshi đã công bố 6 tác phẩm của 108 anh hùng Suikoden (108 anh hùng Lương Sơn Bạc). Suikoden có ý nghĩa tương tự như Robin Hoods của phương tây-là những kẻ cướp của giàu chia cho dân nghèo, rất được kính trọng. Câu chuyện dựa trên một tiểu thuyết xưa của Trung Quốc Shui-Hi-Chuan (Chính là Thuỷ Hử Truyện tại VN), vào khoảng thế kỷ 13, 14. Cuốn tiểu thuyết được dịch sang tiếng Nhật lần đầu tiên vào năm 1757 bởi Okajima Kanzanion. Khoảng vào thế kỷ 18-19 truyện được vẽ minh họa bởi Katsushika Hokusai. Cuốn tiểu thuyết này đã rất phổ biến tại Nhật và phần nào chính là căn nguyên cho cơn sốt Suikoden của dân Nhật.



108 anh hùng Suikoden

Những bức tranh minh hoạ cho Suikoden của Kuniyoshi đã vẽ những vị anh hùng bằng rất nhiều màu, với cơ thể đầy những hình xăm. Hình xăm theo phong cách Nhật hay nghệ thuật xăm mình nói chung sau đó đã trở thành những nét thời trang đặc sắc. Những hình xăm đã được cân nhắc và chấp nhận là iki, nhưng nó vẫn còn bị hạn chế ở tầng lớp hạ lưu.




Sự giàu có và chất tưởng tượng phong phú trong những hình xăm qua bàn tay tài hoa của Kuniyoshi vẫn còn được một số họa sĩ xăm mình sử dụng cho đến tận ngày nay.





Nói về nghệ thuật xăm mình ở Nhật Bản mà bỏ qua yakuza là một thiếu sót lớn. Vậy, yakuza là gì?

Kỳ tới : Yakuza và nghệ thuật xăm mình

Mit is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-09-2008, 10:50 AM   #2
Hồ sơ
Phan Phuong
Senior Member
 
Phan Phuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Số bài viết: 503
Tiền: 25
Thanks: 13
Thanked 277 Times in 70 Posts
Phan Phuong is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Nghệ thuật xăm mình Nhật Bản

Mấy hình xăm này mà về già...thì đuối lắm. Ví dụ như xăm ngay chỗ ấy!
Từ tên người yêu là Quyên chỉ còn lại QYN!
Nhưng cũng có cái lợi, như cởi trần (truồng) mà vẫn không có cảm giác lỏa lồ lắm! Những hình minh họa ở trên cho thấy điều đó.
Đây quả là một nghệ thuật đòi hỏi người "trình diễn" nó hy sinh ít nhiều!
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
Phan Phuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-09-2008, 01:54 PM   #3
Hồ sơ
sauvuongynhac
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Tuổi: 48
Số bài viết: 2,220
Tiền: 25
Thanks: 146
Thanked 621 Times in 274 Posts
sauvuongynhac is on a distinguished road
Default Ðề: Nghệ thuật xăm mình Nhật Bản

Chợt nghĩ tới câu chuyện ngược lại.
Một bà mẹ trẻ đi khám thai chợt hỏi bác sỹ chừng nào thì sinh. Không nói không rằng bác sỹ đóng dấu đỏ chót vào bụng bà mẹ rồi bảo: "Khi nào cô đọc rõ nhữngdòng chữ này thì sẽ sinh em bé."

Trên TV thấy có 1 kênh cũng chuyên giới thiệu về xăm hình. Kênh gì thì quên rồi. Mà xăm hình cũng công phu lắm. Người VN chưa chấp nhận việc này. Hồi xưa anh có người quen cũng xăm chữ trên cánh tay nên có tò mò hỏi thử. Người ấy bảo vào trong đó mà không xăm hình thì bị mấy "đại ca" ăn hiếp sao. (người đó bị Pháp bắt vì tham gia kháng chiến). Đấy cũng là một lý do.
__________________
Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
sauvuongynhac is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Da Vinci code foureyes ..:: CLB Văn Thơ ::.. 100 06-05-2008 09:12 PM
"Sẽ còn nhiều cty Nhật trongbangpham ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 0 01-01-1970 07:00 AM
Làn sóng đầu tư từ Nhật đang chuyển về Việt Nam trongbangpham ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 0 01-01-1970 07:00 AM
Akio Morita-Ông vua vương quốc Sony myhanh -‘๑’- Người Đương Thời 0 01-01-1970 07:00 AM
Tuyển Sinh 2006 An Nhiên Tư vấn - Hướng nghiệp 2 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:45 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps