Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > ..:: Điểm tin ::..

..:: Điểm tin ::.. Tin tức Long An, tin trong và ngoài nước

Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

this thread has 2 replies and has been viewed 3832 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 19-09-2009, 10:27 PM   #1
Hồ sơ
YourFriend
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Số bài viết: 249
Tiền: 25
Thanks: 1,062
Thanked 243 Times in 107 Posts
YourFriend is on a distinguished road
Default Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

Trích:
Ông hỏi một nhà thơ Colombia – một đất nước đang chịu sự đe dọa của ma túy, cờ bạc, mại dâm: “Làm thế nào để những bài thơ đẹp tác động được đến bộ phận xã hội màu đen kia”. Nhà thơ Colombia trả lời: "Họ bên kia đường. Chúng ta bên này đường. Chúng ta có thể chưa làm cho phía bên kia đường sáng lên, nhưng hãy giữ cho phía bên này đừng đen tối".
Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh" 19/09/2009 08:25 (GMT + 7) (TuanVietNam) - “Chúng ta có nhiều thầy cô là tấm gương đạo đức. Nhiều thầy cô lên làng bản xa xôi đầy khó khăn sống, làm việc như một niềm kiêu hãnh. Những hiện tượng tiêu cực là con sâu bỏ rầu nồi canh, là những vết hoại tử trong cơ thế giáo dục?" - Nhà báo Nguyễn Quang Thiều

>> Nhân cách thầy cô và sứ mệnh giải cứu niềm tin

“Không thể bình tĩnh được nữa”
“Chúng ta có nhiều thầy cô là tấm gương đạo đức. Nhiều thầy cô lên làng bản xa xôi đầy khó khăn sống, làm việc như một niềm kiêu hãnh. Cá nhân tôi cúi đầu ngưỡng vọng với họ.” – Nhà báo Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh – “Nhưng cố gắng lí giải, bênh vực cho và gọi những hiện tượng tiêu cực là con sâu bỏ rầu nồi canh liệu có còn thoảng đáng nữa, hay đó là những vết hoại tử trong cơ thế giáo dục?

Tuy giáo dục có những đóng góp to lớn trong 20 năm qua, nhưng “đã đến lúc không thể bình tĩnh được nữa, khi nhiều việc dồn dập xảy ra”. Điều cần thiết là đề xuất giải pháp để giải quyết- ông Thuyết, người từng có nhiều năm đứng trên bục giảng nói.

Bàn tròn trực tuyến “Nhân cách thầy cô và sứ mệnh giải cứu niềm tin” giữa các vị khách mời: GS, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, nhà văn Chu Lai và nhà báo Nguyễn Quang Thiều. Ảnh: L.A.D

Với cái nhìn của người cầm bút, nhà văn Chu Lai nói rằng: trong mớ bùng nhùng quanh ta. Nếu ngọt ngào trôi chảy thì ta cười. Nếu nổi mẩn lền thì: thôi, chuyện nhỏ. Cả đội ngũ lại tặc lưỡi cho qua. Thầy cô là biểu tượng sự thánh cao của dân tộc. Nếu không thoát mình được ra cuộc mưu sinh nhiễu nhương, thì những hiện tượng kia sẽ diễn ra rất nhiều.
"Lỗi của toàn xã hội"
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết, thầy cô, nhà trường phải chịu trách nhiệm. Trong trường hiện nay dạy rất nhiều môn giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị, nhưng phải chăng chỉ có lý thuyết không, mà ít ứng dụng? Việc sinh hoạt đoàn đội thế nào, bàn việc gì?
Thứ hai, sự phụ thuộc của giáo dục vào nền kinh tế, xã hội là rất lớn. Những người lớn đã lơ là trách nhiệm giám sát trẻ con.
Thứ ba là trách nhiệm giáo dục của gia đình, cha mẹ.
GS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: L.A.D
Thứ tư, có phần lớn trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng. Đôi khi báo chí đã quá tô đậm những vụ việc bạo lực.
Còn nhà văn Chu Lai chia sẻ: Bức tranh GD hôm nay và ngày hôm qua có tương phản rõ nét. Cái hôm qua hào sảng, tinh khiết, khi số phận dân tộc và thầy cô gắn với nhau. Cả nước chỉ có một khát vọng nhân văn là tồn tại, đánh thắng quân xâm lược. Nhà trường chỉ đào tạo những người yêu nước, hết lòng đế cứu dân tộc.
Hòa bình- con người trở về đời thực, thì những bóng đen trở lại. Đó là quy luật ở bất cứ quốc gia nào. Cuộc giằng xé về phần quyền lợi, vật chất bật lên, cơn thác lũ thông tin ùa vào.
Và giáo dục chỉ là một bộ phận, chịu rất nhiều ảnh hưởng từ xã hội. Nhiều thầy cô đã rất cố gắng giữ nhân cách, cố chống đỡ lại cơn bão cuộc sống thực dụng, sự quyết tâm để bảo vệ nhân cách kéo dài quá, và họ đã không trụ nổi.
“Lỗi này là của toàn bộ xã hội.” – Nhà văn Chu Lai quả quyết.
Dùng luật pháp nghiêm minh để cứu
Theo thông kê sơ bộ, đã có hàng ngàn người nghe trực tuyến bàn tròn Nhân cách thầy cô và sứ mệnh giải cứu niềm tin của Tuần Việt Nam, có hàng trăm phản hồi gửi về ngay sau khi bàn tròn vừa kết thúc. Một sinh viên thuộc ĐH thuộc ngành vũ trang góp một câu chuyện buồn: thầy giáo nhận tiền phụ đạo, xào bài viết đăng báo, chiếm thời gian lên lớp kể chuyện tiếu lâm, dốc những cơn bực tức.
“Thầy cô như thế, chúng tôi sẽ là sản phẩm gì?” – sinh viên này đặt câu hỏi nhức nhối khiến ai cũng phải đau lòng.
Chia sẻ với sinh viên này và cũng là chia sẻ với những người quan tâm khác, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, muốn điều chỉnh thì phải thi hành luật pháp nghiêm minh. Góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính. Đối với xã hội, đó là con đường để giải quyết.
Còn với những thầy cô, khi đã chọn nghề làm thầy là chấp nhận sống điềm đạm, khiêm tốn, thanh đạm. Nếu muốn cuộc sống khác, thì ra khỏi nghề. Nếu chỉ cần một nghề để kiếm sống thì chọn nghề khác. Bởi vậy, mỗi người thầy cô phải dũng cảm đặt câu hỏi xem mình muốn gì?
Mặt khác, những nạn nhân sao không dám nói lên. Nếu ai cũng sợ bị trù dập trong trường, thì không còn ai dám nói gì nữa, cái xấu, cái xấu cứ tồn tại mãi.
Nhà văn Chu Lai. Ảnh: L.A.D
Về quản lý ngành, phải nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp cuối cùng. Có hệ thống thanh tra chặt chẽ.
Trong bức tâm thư gửi đến bàn tròn, cụ bà Lê Hiền Đức chia sẻ: nhiều năm nay, bà có rất nhiều hồ sơ, chứng cứ các vụ việc tiêu cực trong giáo dục, nhưng nhiều đoàn thanh tra đến rồi đi. Liệu có hi vọng gì mang những vụ việc ra đó ra ánh sáng?
“Đó là câu hỏi không thể trả lời trong một đời, mà phải trả lời trong nhiều đời.” - nhà văn Chu Lai nói.
Bằng chiêm nghiệm cuộc sống, ông cho rằng sự phát triển kinh tế bao giờ cũng tỉ lệ thuận với nhân cách (ngoại trừ trường hợp chiến tranh). Khi kinh tế ổn định đi lên, thì tiếng gọi dạ dày nó không kêu gào các nhà giáo nữa.
Lời kêu than của một bậc phụ huynh có 2 cháu nhỏ đi học đang bị tuyệt vọng, khi mọi thứ xung quanh đều có thể đổ thành tiền, thầy giáo mắng chửi học sinh thậm tệ, bằng cấp điểm chác hạnh kiểm đều mua được bằng tiền.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, người lớn có thể mất niềm tin, bế tắc đến mức hi vọng kiếp sau thôi. Nhưng trẻ con không được để như vậy. Cố gắng tránh cho các cháu chứng kiến những cảnh đó. Nếu các cháu có mắt thấy tai nghe, thì cố giải thích để con hiểu là hiện tượng xấu mà mình phải đấu tranh.
"Mỗi chúng ta ở các vai trò khác nhau, như mỗi người lính ở các điểm chốt, cứ cố bảo vệ chốt của mình cho thật chắc. Phía chúng tôi, các đại biểu QH, chúng tôi cúng nghe nhiều ý kiến của phụ huynh học sinh, và tích cực tham gia giải quyết". – GS Thuyết cam kết.
Nhà văn Chu Lai bàn: Giải pháp tình thế là nghiêm trị, một cuộc điều tra đi sâu vào nhà trường - càng trường ở đô thị, càng có mua bán điểm. Phải đưa ra cuộc “thanh trừng nội bộ”. Nghiêm trị giáo dục có tác dụng hơn nghiêm trị trong kinh tế nhiều lần. Cái ủy mị, bùi ngùi, chín bỏ làm mười… đã đến lúc phải dừng.
Trên đây ta đã có một câu chuyện cụ thể, hãy đến ngay chỗ đó, tìm bằng chứng cụ thể, thải loại. Và tôi chỉ sợ sau khi điều tra xã hội học thì số này đông quá…
GS Thuyết nhắc tới việc những quy định luật pháp hiện nay đã tương đối đầy đủ. Nhưng vấn đề là thi hành luật không nghiêm. Liệu có phải ta sợ “rút dây động rừng” không? Và bản thân người đi xử cũng chưa tự tin khi xử tội người khác
Bàn tròn đã kết thúc bằng câu chuyện được nhà báo Nguyễn Quang Thiều kể lại. Ông hỏi một nhà thơ Colombia – một đất nước đang chịu sự đe dọa của ma túy, cờ bạc, mại dâm: “Làm thế nào để những bài thơ đẹp tác động được đến bộ phận xã hội màu đen kia”. Nhà thơ Colombia trả lời: "Họ bên kia đường. Chúng ta bên này đường. Chúng ta có thể chưa làm cho phía bên kia đường sáng lên, nhưng hãy giữ cho phía bên này đừng đen tối".
  • Linh Thủy (lược thuật)
http://www.tuanvietnam.net/vn/tructuyenvoitop/8032/index.aspx
__________________
Ông hỏi một nhà thơ Colombia – một đất nước đang chịu sự đe dọa của ma túy, cờ bạc, mại dâm: “Làm thế nào để những bài thơ đẹp tác động được đến bộ phận xã hội màu đen kia”. Nhà thơ Colombia trả lời: "Họ bên kia đường. Chúng ta bên này đường. Chúng ta có thể chưa làm cho phía bên kia đường sáng lên, nhưng hãy giữ cho phía bên này đừng đen tối".

thay đổi nội dung bởi: YourFriend, 19-09-2009 lúc 10:39 PM. Lý do: sửa
YourFriend is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 20-09-2009, 01:31 PM   #2
Hồ sơ
magicboy
Moderators
 
magicboy's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 42
Số bài viết: 2,047
Tiền: 30000
Thanks: 106
Thanked 1,695 Times in 549 Posts
magicboy is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

Mình không có ý xúc phạm ai nên nếu các bạn không đồng tình thì bỏ qua cho.
Thật ra nghề giáo cũng là một nghề, giống như kỹ sư bác sĩ.... Nghề nào cũng là nghề cao quý vì thế không nên đánh giá cái nào cao quý nhất cái nào quan trọng nhất ... chúng ta chỉ nên đánh giá sản phẩm do công việc làm ra.
Chúng ta chỉ thật sự làm trong sạch được ngành giáo dục khi nào chúng ta hiểu được rằng "Vì sao chúng ta đi học"
1. Giáo dục ở phuơng đông.
Từ ngàn xưa đâu có truờng học, một nguời nào đó có suy nghĩ một tì đề ra một thứ lý thuyết rồi truyền khẩu cho nhau, đến thời chiến quốc mới có chuyện nhận học trò rồi thầy cứ làm ăn trò cứ làm ăn, khi nào thầy nghĩ ra đuợc vấn đề gì mới thì kêu trò lại nói giảng .... nên làm gì có giáo án, có sách, sao đó mới có người nghĩ tới việc ghi lại những điều thầy dại kiểu như "Tử viết: ....", từ đó mới có sách.
Người sau muợn hơi thầy, giảng lại lời người đi trước, đặt ra những cung cách đạo đức riêng, cách ứng xử riêng đuợc xã hội công nhận, từ đó chính quyền lấy đó làm chuẩn mực để dạy dâu chúng làm theo .. âu cũng là để dễ quản lý.
Những người không làm theo sách ấy đặt ra sách khác cơ sở lý luận khác nếu thành công thì trở thành nhà cải cách nếu thất bại thì thành kẻ lừa thầy phản bạn.
Kể từ thời đó người ta phải đi học để "LÀM THEO NHỮNG GÌ MÀ MỌI NGUỜI CHO LÀ ĐÚNG -MÀ CHẲNG BIẾT ĐÚNG HAY KHÔNG" và tính răm rắp làm theo đó đã là một trong những nét văn hóa trong giáo dục phuơng đông.
Đi học là để học những cái củ, những cái đã được quy định phải học và phải nghe theo lời thầy cô cải lại là hổn, không tin là dốt, là ngu, không làm theo là ... không lên lớp. và vì chưa nhận thức đuợc học là đi tìm cái mới trong cái củ nên những gì quan sát từ cuộc sống học từ cuộc sống không có mặt trong nhà trường, vì chúng ta đào tạo những người biết nghe lời ...
Vì dụ:
Chúng ta nói về văn hóa xếp hàng mà lại cho học sinh cấp một tả cảnh tan trường như đàn ong vở tổ và thấy đó là ý hay thì bao giờ mới có buổi tan trường trật tự ....
Ngày nay người ta đi học lớp 1 không phải để biết chử (vì đã biết từ lâu rồi) mà chỉ để ... thành học sinh giỏi và lên được lớp 2, học lớp này chỉ để lên được lớp cao hơn, học môn này chỉ vì .. chương trình bắt phải học ...
Người ta học cấp ba và phân ban chỉ để ... vô được đại học
Nguời ta học đại học để ... có cái bằng đại học và có việc làm.
Rồi khi có việc làm người ta mới bắt đầu học cách làm việc, sau đó là học cách để ... không làm việc mà vẫn có lương

vậy thì nhiệm vụ của thầy cô là dạy sao cho học trò theo đúng lộ trình đó, người ta khẻ tay học sinh không phải vì hư đốn đạo đức mà vì không thuộc bài, không làm bài tập hay làm sai (không làm bài, không thuộc bài thì đâu phải lỗi mà khẻ tay), ngườit a sẵn sàng áp dụng mọi hình phạt để ép người đi học theo lộ trình đó ...
TÔI CỰC LỰC PHẢN ĐỐI HÌNH PHẠT TRONG GIÁO DỤC VÌ NÓ KHÔNG CÓ TÍNH GIÁO DỤC
còn học sinh thì phải cố gắng học tập theo những điều đó, học thêm học bớt cũng chỉ nhai đi nhai lại những điều đó, đề ... điểm cao, lên lớp....
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.

YM: thang12a1
site: http://buiquocthang.vn.googlepages.com
magicboy is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-11-2009, 06:57 PM   #3
Hồ sơ
YourFriend
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2008
Số bài viết: 249
Tiền: 25
Thanks: 1,062
Thanked 243 Times in 107 Posts
YourFriend is on a distinguished road
Default Ðề: Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

“Nước phải sạch từ nguồn”, không chăm lo nguồn nước mà lại chăm chăm đi xử lý ở vòi nước, cách làm ấy nghe ra không thuận và không đúng quy luật!
Trích:
Đạo đức nhà giáo bị chi phối bởi những yếu tố nào?

Theo tôi, Quy chế đạo đức nhà giáo, dù trong đó có quy định những chế tài xử phạt nghiêm khắc thì cũng chỉ có tác dụng răn đe, ngăn chặn phần nào thói hư tật xấu, chứ không có ý nghĩa quyết định nền tảng đạo đức của nhà giáo.
Tôi là độc giả thường xuyên của Dân trí điện tử. Vừa qua, báo có đăng bài “[Đăng nhập để xem liên kết. ]” trên chuyên mục Diễn đàn Dân trí của tác giả Trọng Nghĩa, tôi thấy có những điểm đồng tình và muốn tham gia một số ý kiến.
Trong một bài viết trước đây, đã có lần tôi khẳng định: “Tất cả mọi nghề nghiệp và công việc đều quan trọng và cao quý, nhưng giáo dục là một nghề đặc biệt quan trọng và cao quý vì giáo dục tạo ra hiền tài, mà hiền tài là nguyên khí của quốc gia.”
Lâu nay xã hội (XH) đang bàn nhiều về giáo dục (GD), tôi nghĩ không phải vì GD là ngành yếu kém và tiêu cực nhất mà chính là XH đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của GD đối với dân tộc (như vừa nói ở trên).


Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: [Đăng nhập để xem liên kết. ].
Trước hết, cần khẳng định rằng: “Mặt bằng đạo đức ngành GD” không thấp hơn mặt bằng đạo đức XH đương thời, nhưng vì vai trò và tầm quan trọng của GD như vậy nên XH và cộng đồng mong muốn và “mơ ước” ngành GD có mặt bằng đạo đức trung bình cao hơn so với các khu vực khác mà thôi. Thực ra, XH và cộng đồng đang rất kỳ vọng vào nền GD nước nhà mà không hề có kỳ thị vì con em chúng ta đang lớn lên, đang tiến bộ từng ngày dưới sự dìu dắt và trong bàn tay chăm sóc của các thầy các cô.

Chúng ta mong muốn đạo đức nghề giáo phải cao nhất trong các nghề của XH, vậy thì yếu tố nào quyết định nâng cao đạo đức nhà giáo?
Đạo đức nhà giáo cũng như đạo đức con người được hình thành qua các giai đoạn và các môi trường mà họ tồn tại và phát triển:
-Môi trường GD gia đình.
-Môi trường GD của nhà trường phổ thông.
-Môi trường GD của trường Sư phạm làm nhiệm vụ đào tạo người thầy.
-Môi trường và lối sống chung nơi họ công tác.
-Nền đạo đức XH của thời đại họ đang sống.
Trong đó môi trường và nền GD trường Sư phạm - nơi đào tạo họ thành nghề - có tính chất quyết định đến tố chất và phẩm chất của thầy cô giáo trẻ khi ra trường. Song môi trường và lối sống nơi họ công tác cũng như nền đạo đức XH đương thời có tác động rất mạnh tới việc họ có giữ vững được những tư chất tốt đẹp mà họ đã hình thành trong trường Sư phạm hay không (đấy là môi trường sư phạm chuẩn mực, còn khi môi trường này đã xuống cấp thì không còn cơ sở nào đáng tin cậy).
Vì vậy, theo tôi, Quy chế đạo đức nhà giáo, dù trong đó có quy định những chế tài xử phạt nghiêm khắc thì cũng chỉ có tác dụng răn đe, ngăn chặn phần nào thói hư tật xấu, chứ không có ý nghĩa quyết định nền tảng đạo đức của nhà giáo. Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ cần ngồi thảo luận, rồi biên soạn và ban hành một loạt quy chế về tác phong, thái độ nhà giáo là có thể yên tâm: “Từ giờ trở đi vấn đề đạo đức nhà giáo vậy là ổn rồi!”
Thầy giáo trong XH ta ngày nay kiếm được miếng ăn cho xứng đáng công sức lao động bỏ ra đã khó rồi, cho nên việc thể hiện tư chất và hành vi đạo đức của người thầy không phải dễ dàng gì, đâu phải in ra bản quy chế đó là có được đạo đức nhà giáo(!). Việc thực hiện nghiêm túc tất cả những điểm quy định trong quy chế đó không đồng nghĩa đó chính là đạo đức nhà giáo.
Có thể sẽ có hiện tượng thế này: Một thầy giáo thực hiện nghiêm và chuẩn tất cả những điều của quy chế nhưng khi phóng xe máy trên đường, dù nhìn thấy một học sinh bị ngã xe hoặc bị tai nạn nào đấy, thầy vẫn phóng xe đi thẳng, không cần để ý giúp đỡ; còn một thầy giáo khác thì vi phạm quy chế vì tội hút thuốc lá nhưng ông lại là người thức khuya để soạn giáo án, tìm lời giải hay để giảng cho học sinh, lại đến tận nhà thăm gia cảnh những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và rút đồng tiền cuối cùng để đưa trò mua thuốc cho mẹ, v.v. Vậy ai là người thầy có đạo đức đây?
Từ thí dụ nói trên, ta thấy rằng muốn nâng cao đạo đức nhà giáo thì không có con đường nào khác là phải quan tâm nâng cao chất lượng của 5 môi trường GD như trên đã đề cập. Đó là môi trường GD gia đình; của nhà trường phổ thông; của trường Sư phạm; của môi trường hành nghề và môi trường đạo đức của XH nói chung. Tất cả đều phải tốt. Nói cách khác, muốn thầy ra thầy thì trò phải ra trò (vai trò của gia đình); trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, giám hiệu phải ra giám hiệu, hiệu trưởng phải ra hiệu trưởng v.v.
XH phải cổ suý cho lối sống đạo đức và văn minh, phải chế ngự ảnh hưởng và đẩy lùi sự xâm lăng của chủ nghĩa vật chất và lối sống chỉ biết coi trọng đồng tiền.
Tôi, anh và tất cả chúng ta đều muốn các thầy cô tốt lên, đạo đức lên để dạy dỗ con em chúng ta, vậy thì đừng ai nghĩ rằng mình có đủ tư cách đứng ngoài để nêu lên một khuôn mẫu và kêu gọi thầy cô thực hiện theo khuôn mẫu đó - mà phải từ chính mình - tôi phải tốt lên, anh phải tốt lên, tất cả chúng ta phải tốt lên để nền đạo đức XH tốt lên! Từ đó, chúng ta sẽ có đội ngũ nhà giáo tốt, có đạo đức tốt. Phải chăng đấy là con đường đúng đắn xác định tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc nâng cao đạo đức người thầy giáo - Không có con đường nào khác phải không, họa chăng là con đường không tưởng, duy tâm hoặc siêu hình nào đó mà thôi.
Cũng vì vậy, tôi tán thành cách nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể. Trong từng chính sách cụ thể thì chế độ lương bổng là rất quan trọng - làm sao đồng lương phải đảm bảo cho một đời sống bình thường. Nếu thầy cô phải đầu tắt mặt tối kiếm thêm tiền bằng cách này hay cách khác để mong đủ chi tiêu cho con cái và đỡ “bất hiếu với cha mẹ”, trong hoàn cảnh đó mà giữ được thanh cao thì khó lắm - Đây là luận điểm cơ bản “Vật chất quyết định ý thức”.
Tất cả XH và cộng đồng chúng ta đừng quên rằng “ Khi đồng lương không đủ sống thì giữ được thanh liêm, đạo đức là điều vô cùng khó khăn” . Từ chỗ kiếm thêm cho đủ sống, dần dà “quen tay say máu”, rồi dẫn tới tham lam, tham nhũng… tất cả đều có chung một điểm xuất phát. Đây cũng là điều rất cơ bản đối với toàn XH, chứ không chỉ đối với nhà giáo.
Nguyễn Chung
(TP Thanh Hóa, [Đăng nhập để xem liên kết. ])
LTS Dân trí - Một Người Thầy vĩ đại của phương pháp luận duy vật biện chứng - Ph. Ăng-ghen - đã đưa ra một định nghĩa có tính khái quát cao: “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Từ đó chúng ta có thể suy ra hệ quả tất yếu: Xã hội nào thì có người thầy đó. Hay nói cách khác, muốn nâng cao đạo đức người thầy giáo thì phải giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội, nhất là các mối quan hệ liên quan mật thiết với quá trình hình thành nhân cách và đạo đức của người thầy. Cho nên lời bàn của tác giả bài viết trên đây là có lý khi nhấn mạnh môi trường giáo dục gia đình, môi trường giáo dục của nhà trường phổ thông, nhất là môi trường giáo dục của trường Sư phạm và trực tiếp là môi trường người thầy giáo đang công tác; và đương nhiên còn phải nhấn mạnh môi trường đạo đức của xã hội đương thời, hay nói hẹp hơn là môi trường đạo đức của chính ngành giáo dục.
Nếu có con mắt nhìn thấu đáo và toàn diện như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra lời giải đích đáng cho việc nâng cao đạo đức nhà giáo thời nay.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Ông hỏi một nhà thơ Colombia – một đất nước đang chịu sự đe dọa của ma túy, cờ bạc, mại dâm: “Làm thế nào để những bài thơ đẹp tác động được đến bộ phận xã hội màu đen kia”. Nhà thơ Colombia trả lời: "Họ bên kia đường. Chúng ta bên này đường. Chúng ta có thể chưa làm cho phía bên kia đường sáng lên, nhưng hãy giữ cho phía bên này đừng đen tối".

thay đổi nội dung bởi: YourFriend, 12-11-2009 lúc 06:57 PM. Lý do: chỉnh
YourFriend is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Giáo dục công dân phải như thế Gem Khoa học Xã hội 8 03-11-2008 06:03 PM
Hãy làm mảnh trăng con nhé ! lyphardmelody_sm Vùng trời kí ức 1 15-05-2008 11:01 AM
“Tìm hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” LeGiang ..:: Điểm tin ::.. 0 12-06-2007 08:42 PM
Tiếu Ngạo Giang Hồ - Kim Dung cobemongmo Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 50 31-10-2006 06:00 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:47 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps