Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Âm nhạc ::..

..:: CLB Âm nhạc ::.. Âm nhạc là cuộc sống

Các vũ khúc xưa ở Huế

Các vũ khúc xưa ở Huế

this thread has 0 replies and has been viewed 3747 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:33 AM   #1
Hồ sơ
An Nhiên
Super Moderator
 
An Nhiên's Avatar
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 38
Số bài viết: 782
Tiền: 25
Thanks: 284
Thanked 202 Times in 130 Posts
An Nhiên is on a distinguished road
Múa cung đình vốn có một quá trình phát triển khá lâu đời ở Việt Nam và đến thời nhà Nguyễn thì đạt đến đỉnh cao. Múa cung đình là môn nghệ thuật chuyên phục vụ cho vua chúa, hoàng gia, triều đình và sứ thần ngoại quốc.

Ngày xưa, trong cung vua chúa đều có tổ chức các buổi trình diễn ca vũ. Tính từ đời Nguyễn đã có 11 vũ khúc, bài hát toàn bằng chữ Hán. Các vũ công trình diễn với nhịp miệng ca tay múa theo điệu nhạc hòa tấu. Các vũ khúc đặc biệt được trình diễn vào dịp sinh nhật Hoàng Thái Hậu, Hoàng Thái Phi, nhà vua, Hoàng Hậu, Thái Tử... Ngoài ra còn diễn vào ngày Tết Nguyên Đán, lễ Hưng Quốc Khánh niệm, lễ kết hôn của các hoàng tử và công chúa hay vào dịp tiếp đón các sứ thần nước ngoài, tế giao, lễ tế văn miếu, lễ tịch điền, lễ vạn thọ, lễ tiên thọ...

Sau đây là 11 vũ khúc vừa nêu:

Vũ khúc Tam tinh chúc thọ: Có nghĩa là ba sao chúc sống lâu. Đó là ba sao Phúc, Lộc, Thọ. Vũ khúc này được dùng trong dịp lễ vạn Thọ, múa chúc thọ nhà vua. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ sửa lại để múa vào các ngày lễ Vạn Thọ, Thánh Thọ, Tiên Thọ, Thiên Xuân, ngụ ý chúc nhà vua phúc - lộc - thọ kiêm toàn.

Vũ khúc Bát tiên hiến thọ: Có nghĩa là 8 vị tiên dâng trái cây và vị thuốc có tác dụng làm cho sống lâu. Tám vị tiên đó là Hán Chúng Ly, Lâm Thái Hoà, Hàn Tương Tử, Trương Quá Lão, Hà Tiên Cô, Tào Quốc Cửu, Lã Đồng Tân, Lý Thiết Quái. Vũ khúc Bát Tiên hiến thọ múa vào ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ để chúc nhà vua trường thọ.

Vũ khúc Múa quạt: (Vũ phiến), cũng do Đào Duy Từ đặt ra, múa vào các buổi yến tiệc, tân hôn dành cho Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, phi tần, công chúa thưởng lãm

Vũ khúc Tứ linh: Là bốn loài thú linh thiêng: Rồng (Long), Kỳ lân (Long hay Ly), rùa (Quy) và chim Phượng (Phụng). Vũ khúc này có từ thời cổ được Đào Duy Từ chỉnh biên lại để múa vào những ngày Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ, Thiên xuân và cúng Mụ.

Vũ khúc Trình tường tập khánh: Múa vào các ngày lễ Tứ ngũ tuần đại khánh. Điệu múa có bốn vị tứ trụ đại thần vâng lệnh Thượng đế xuống trần gian chúc cho dân giầu nước mạnh.

Vũ khúc Nữ tướng xuất quân: Múa trong những ngày lễ chiến thắng, Hưng quốc Khánh niệm, những buổi dạ yến và tiếp sứ thần nước ngoài. Vũ khúc này do Đào Duy Từ đặt ra để ghi nhớ công đức Hai Bà Trưng có công đánh giặc giữ nước.

Vũ khúc Bát dật: Có từ thời Cổ, đến năm Minh Mạng nguyên niên (1820) nhà vua sai Viện Hàn Lâm sửa lại để múa những khi tế xã tắc, tế miếu, tế giao, tế lịch đại đế vương và Đức Khổng phu tử. Theo sách Đại Nam hội điển, thì tế giao có 9 lần tấu nhạc, tế đàn xã tắc có 7 lần tấu nhạc, tế thái miếu, hưng miếu có 9 lần tấu nhạc. Các lễ tế miếu, tế giao, tế đàn xã tắc và lịch đại đế vương đều có múa Bát Dật, văn võ vũ sinh có 64 người. Tế miếu Tiên thánh sự Khổng phu tử có 6 lần tấu nhạc.

Vũ khúc Lục cúng hoa đăng: Do các vị sư Ấn Độ truyền sang ta từ thời cổ. Các chùa ở hạt Thuận Thành, Văn Lâm, Mỹ Hào, Văn Mỹ, Thường Tín thờ Phật tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là bốn vị Phật giúp dân chúng thu hoạch tốt mùa màng. Khi cúng, thường múa để dâng hương - hoa - trà - quả và bánh lên Tam Bảo.

Vũ khúc Lục triệt hoa mã đăng: Là một vũ khúc phức tạp, dùng cả người lẫn ngựa, thường múa vào ngày lễ Hưng quốc Khánh niệm ở trước Phu Văn Lâu cho công chúng xem.

Vũ khúc Tam quốc - Tây du: Cũng do Đào Duy Từ đặt ra để diễn lại sự tích những vị anh hùng chiến đấu vì dân vì nước. Còn riêng điệu múa Tây Du nhằm làm siêu thoát âm hồn thập loại chúng sinh. Vũ khúc Tam Quốc - Tây Du múa vào các ngày lễ Vạn thọ, Khánh thọ và Tiên thọ.

Vũ khúc Đấu chiến thắng Phật: Múa vào các ngày lễ Vạn thọ Khánh thọ, Tiên thọ và cúng Mụ. Đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ đem kinh Phật đặt ra vũ khúc này chủ yếu để trừ yêu ma quỉ chướng. Vì điệu múa có hai vị thần là Tề Thiên Đại Thánh và Hộ Pháp nên cũng gọi là múa song quang.

*

Nhìn chung, múa cung đình Huế là bước tiếp nối của múa cung đình Việt Nam ra đời từ Thăng Long, trên cơ sở tiếp thu múa dân gian, múa sân khấu truyền thống và tôn giáo. Múa cung đình là bộ môn nghệ thuật mà ngày nay chỉ có ở Huế mà thôi.

__________________
Çhúng †a chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng
An Nhiên is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:43 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps