Trẻ nói Tiếng Việt thường phát âm sai ở 3 phần: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Trẻ thường phát âm sai do: bỏ âm (Vd: “hoa” nói thành “ho”), thay thế thành các âm khác (Vd: “tai” nói thành “kai”).
Trẻ tạo âm sai do không làm được một trong ba yếu tố sau:
1. Đặt đúng vị trí của các cơ quan phát âm tham gia tạo nên âm đó.
2. Tạo luống hơi chính xác
3. Phối hợp được đặt vị trí đúng và đẩy hơi để phát tiếng.
Dưới đây là các bước để tạo nên một âm đúng:
I. Các bước để tạo nên một nguyên âm đúng:
1. Nguyên âm “A”
- Miệng há to, lưỡi nằm ngang trong khoang Miệng
- Đưa hơi lên khoang miệng
- Bật hơi và phát tiếng (sở lên cổ thấy rung, để mu Bàn tay gần miệng thấy hơi thở ra ấm và nhẹ)
2. Nguyên âm “U”
- Môi dô nhiều ra phía trước, hai môi sát gần nhau tạo thành một lỗ hẹp.
- Lưỡi đẩy lùi về phía sau, mặt lưỡi sau nâng cao gần với ngạc mềm. đưa hơi lên khoang miệng - Bật hơi và phát tiếng (rung ở hầu và ngực)
3. Nguyên âm “O”
- Môi tròn, hơi đưa về phía trước. độ mở miệng nhỏ hơn khi phát âm “a”. lưỡi hơi đưa về phía sau, mặt lưỡi sau nâng lên
- Đưa hơi lên khoang miệng
- Bật hơi phát tiếng (rung ở hầu; luồng hơi đi ra từ miệng nhẹ, ấm)
4. Nguyên âm “I”
- Môi căng ra giống như khi mỉm cười. đầu lưỡi tì mạnh vào hàm dưới.
- Đưa hơi lên khoang miệng
- Bật hơi phát tiếng (có thể nhận thấy cảm giác rung ở hầu, rung ở đầu và sự căng của các cơ hàm dưới ở khoang miệng)
5. Nguyên âm “E”
- Môi trùng, mép hơi kéo sang hai bên. đầu lưỡi tỳ vào hàm dưới, hai mép bên của lưỡi tỳ vào hàm trên (vùng răng hàm)
- Đưa hơi lên khoang miệng
- Bật hơi phát tiếng (rung ở hầu)
II. Các bước để tạo nên một phụ âm đúng:
1. Phụ âm “b”:
- Hai môi chạm vào nhau.
- Không đưa hơi thoát lên mũi, giữ hơi trong khoang miệng.
- Mở miệng, bật mạnh hơi phát tiếng.
2. Phụ âm “m”
- Hai môi chạm nhẹ vào nhau.
- Đưa hơi thoát lên mũi (nếu chạm vào mũi thấy có sự rung nhẹ).
- Mở miệng phát tiếng.
3. Phụ âm “ph”
- Răng hàm trên cắn nhẹ vào môi dưới.
- Đẩy nhẹ hơi ra ngoài, tạo ra tiếng “phì” kéo dài.
- Há miệng và bật hơi ra (chú ý: âm “phì” kéo dài liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng).
4. Phụ âm “v”
- Răng hàm trên cắn nhẹ vào môi dưới.
- Đẩy nhẹ hơi ra ngoài, (chạm tay vào cổ để thấy có sự rung nhẹ khi đẩy hơi).
- Há miệng và bật hơi ra.
5. Phụ âm “t”
- Đầu lưỡi đẩy vào răng.
- Không đưa hơi thoát lên mũi để tạo một khoang miệng kín, tập trung hơi ở miệng.
- Đẩy lưỡi vào răng và bật mạnh hơi.
6. Phụ âm “th”
- Đầu lưỡi chạm vào răng trên (giống như âm “t”)
- Giữ hơi trong khoang miệng.
- Đẩy lưỡi vào răng và thổi nhẹ hơi ra ngoài (có thể đưa tay lên miệng để cảm nhận luồng hơi thoát ra).
7. Phụ âm “đ”
- Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên.
- Chạm nhẹ tay vào cổ thấy có sự rung nhẹ.
- Đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng, hạ lưỡi xuống và phát tiếng.
8. Phụ âm “n”
- Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên.
- Đưa hơi thoát lên mũi (nếu chạm tay vào mũi thấy có sự rung nhẹ).
- Bật lưỡi và phát tiếng.
9. Phụ âm “s”
- Cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau.
- Tạo một âm “sì” kéo dài.
- Há miệng và phát tiếng (chú ý âm “sì” kéo dài liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng). 10. Phụ âm “d”
- Hai hàm răng cắn nhẹ vào nhau.
- Tạo âm “gì” kéo dài (chạm tay vào cổ thấy có sự rung nhẹ)
- Mở miệng và phát tiếng (chú ý: âm “gì” kéo dài liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng)
11. Phụ âm “ch”
- Mặt lưỡi chạm lên vòm miệng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào răng dưới.
- Giữ hơi trong khoang miệng.
- Bật mạnh mặt lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng.
12. Phụ âm “k, c, qu”
- Gốc lưỡi chạm lên vòm miệng.
- Giữ hơi trong miệng.
- Hạ lưỡi xuống, đẩy mạnh hơi phát tiếng
13. Phụ âm “ng”
- Gốc lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng.
- Đưa hơi thoát lên mũi (nếu chạm tay vào mũi thấy có sự rung nhẹ).
- Bật lưỡi và phát tiếng
14. Phụ âm “x”
- Hai môi có chiều hướng căng ra như muốn cười và tì sát vào hàm răng. đầu lưỡi tì vào đỉnh đầu răng của hàm dưới.
- Hơi đưa lên khoang miệng, tạo âm “xì” kéo dài
- Bật hơi và phát tiếng
15. Phụ âm “kh”
- Gốc lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng (giống như âm “g”)
- Tạo âm “khừ…” trong miệng.
- Bật hơi và phát tiếng (chú ý: âm “khừ” kéo dài liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng) 16. Phụ âm “g”
- Gốc lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng.
- Tạo âm “gừ…” trong miệng (chạm tay vào cổ thấy có sự rung nhẹ).
- Bật hơi và phát tiếng (chú ý: âm “gừ” kéo dài liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng).
17. Phụ âm “l”
- Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng.
- Đẩy hơi qua miệng, không đưa hơi lên mũi.
- Bật lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng.
18. Phụ âm “nh”
- Đầu lưỡi chạm nhẹ vào hàm răng dưới, mặt lưỡi chạm nhẹ lên vòm trên (giống như âm “ch”). - Đưa hơi thoát lên mũi (nếu chạm tay vào mũi thấy có sự rung nhẹ).
- Mở miệng, hạ lưỡi xuống và phát tiếng.
19. Phụ âm “h”
- Há miệng.
- Đẩy hơi qua miệng (có thể cảm nhận luồng hơi qua lòng bàn tay).
- Phát tiếng (chú ý: đẩy hơi kéo dài liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng)
Nguồn: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Hỗ trợ cung cấp công cụ giải trí có tính phức tạp cao...
Phát âm chữ ch,tr của người Bắc và Nam khác nhau đó. Vậy cái nào là chuẩn?
Chẳng những của người Nam và Bắc, còn người miền Trung và các dân tộc thiểu số nữa. Phát âm khác nhau, đọc cũng khác nhau luôn. Ví dụ miền Nam đọc là cái "bánh tráng", dân Quảng Nam đọc là cái "bón trớn" có đúng ko ?
thay đổi nội dung bởi: anaconda, 18-12-2010 lúc 10:24 AM.
Chẳng những của người Nam và Bắc, còn người miền Trung và các dân tộc thiểu số nữa. Phát âm khác nhau, đọc cũng khác nhau luôn. Ví dụ miền Nam đọc là cái "bánh tráng", dân Quảng Nam đọc là cái "bón trớn" có đúng ko ?
"Bón trớn" dek phải là "bánh tráng" nhưng lại là cái bánh tráng theo cách nghĩ của các bợn í. Tùy ý, đọc sai thì viết sai chính tả ráng mà chịu
__________________
Hỗ trợ cung cấp công cụ giải trí có tính phức tạp cao...