Phần đông con người, ba năm trung học và bốn năm đại học (nếu có cơ hội học tiếp) là khoảng thời gian tiếp thu nguồn kiến thức cần thiết cho cuộc sống. Nếu chỉ chú tâm "giải những bài toán khó" thì liệu sau này có thành công trên đường đời không?
5 năm đi làm việc, tôi vẫn chưa bao giờ phải dùng đến kiến thức khoa học cao siêu cỡ... phương trình bậc 2. Một số bạn được làm việc trong môi trường khoa học, đó là điều đáng quý. Nhưng tôi thử đếm 10 người bạn thân thiết bên mình, thì có đến 9 chung hoàn cảnh như tôi.
Đôi khi tự hỏi, có cần phải học nhiều như vậy không? Trong khi những kiến thức, kỹ năng khác thì nhà trường và gia đình đã quên bẵng đi!
Nếu được làm lại từ đầu, hay thực tế hơn là con cái sau này, sẽ cho chúng học gì?
Chà, anh Phanphuong dạo này nhiều tâm sự quá nhỉ? Anh hỏi hơi bị khó trả lời đó. Theo em thì cứ định hướng cho nó từ nhỏ đi, còn "nó" thích đi đường nào là tùy vào sở thích cũng như sở trường của "nó", sao ép được
__________________
Don't lose your way
With each passing day.....
/)__/)
(='.'=)
(")_(")
thay đổi nội dung bởi: Sibinh97A105, 16-12-2007 lúc 03:02 AM.
Học thầy không tày học bạn! TheDeath thì luôn ngẫm nghĩ về mấy thằng bạn của mình... Nhiều thằng rất giỏi, biến hóa khôn lường! Và TheDeath cũng đồng ý với ý kiến của phanphuong, từ khi ra trường tới nay chưa bao giờ dùng đến phương trình cao siêu cỡ... phương trình bậc 2. Bó tay cái sự thật phũ phàng. Tuy nhiên, nhờ chúng ta học giải được những phương trình phức tạp khi ngồi trên giảng đường thì ta có được những tư duy để giải được những phương trình phức tạp hơn trong cuộc sống. Như Bàn Tải Cân có nói: bác nông dân phải suy nghĩ để làm sao giải được phương trình mùa màng bội thu, đám thương nhân làm sao giải được phương trình sao cho sinh lãi cao nhất, các tình nhân cũng tìm lời giải cho phương trình chăn gối giao hoan, các ông văn sỹ phải giải được phương trình về câu chữ... Túm lại cuộc sống có quá nhiều phương trình để cho chúng ta giải và tìm nghiệm... Nếu ai thích an nhàn thì chọn những phương trình đơn giản, nếu ai thích vươn lên thì chọn những phương trình khó hơn...
Và nếu chúng ta muốn có nhiều tiền bạc thì cuộc sống sẽ cho ta phương trình mà một trong những ẩn số là thời gian. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc thì cuộc sống sẽ cho ta phương trình trong đó có những ẩn số là những người hoạn nạn đang cần chúng ta giúp đỡ. Nếu chúng ta muốn thăng tiến thì cuộc sống sẽ cho ta những ẩn số cơ hội...
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
thay đổi nội dung bởi: TheDeath, 18-12-2007 lúc 08:22 AM.
TheDeath chiêm nghiệm rất hay! Học giải phương trình quả không phí chút nào. Nhưng PP nghĩ có nhất thiết phải vùi cả quảng đời học sinh (viên) vào "những bài toàn khó" không! Tự chiêm nghiệm, tự trả lời là KHÔNG- trừ khi bạn muốn làm nhà nghiên cứu khoa học sau này.
Thế nhưng các vị phụ huynh chỉ muốn con mình đạt được điểm cao. Và chấm hết. PP thấy dường như rất thiếu, nếu không nói là sai lầm.
Theo PP, chúng ta nên rèn luyện thêm những kỹ năng khác nữa lúc còn trẻ- khi tuổi tác chồng chất sẽ không hề học được.
---
Thứ 1: ngoại ngữ.
Thứ 2: chơi "giỏi" một môn thể thao.
Có sức khỏe thì sẽ làm việc tốt hơn. Điều đó thì dễ thấy! Ngoài ra, chơi "được" môn thể thao nào đấy sẽ có nhiều bạn bè, nhiều hội nhóm quen thân thuộc. PP muốn nói đến các mối quan hệ qua thể thao.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu nhưng nếu bất đồng chẳng lẻ ta bó tay. Thể thao có thể làm được việc đó. Tôi nói tiếng Anh dở, nhưng tôi có thể giao tiếp với sếp (đồng nghiệp, đối tác...) bằng tennis, cầu lông....
Bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngoài ngoại ngữ, PP đề xuất thể thao làm ngôn ngữ giao tiếp!
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 03-01-2008 lúc 12:30 PM.
Cái vụ chơi thể thao để tạo mối quan hệ là rất đúng theo như hiện này ngoài ... ăn nhậu. Các môn thể thao như cầu lông, tennis, golf, bóng đá là những môn có nhiều người chơi nên dễ tìm mối quan hệ. Người ta có thể vừa chơi golf vừa bàn công việc hay vừa chơi tennis vừa tìm đối tác... Ở nước ngoài, người ta thường làm như vậy. Túm lại là hay hơn cái kiểu ký hợp đồng trên bàn nhậu. Dĩ nhiên là cũng có mặt trái. Cho nên mới có chuyện có ông chồng chiều nào cũng nói dối vợ là đi đánh tennis . Bà vợ sinh nghi nên bò thử cây chổi chà vào bao vợt. Tối về khi vợ hỏi hôm nay chơi thê nào, ông chồng nói có cây vợt mới nên đánh set nào thắng set đó. Bà vợ mới mở bao vợt ra phang cho mấy cây chổi chà.
__________________
...Từ độ mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...
Trong trường cấp 3 hiện nay có môn học ngoài giờ lên lớp, và vấn đề hướng nghiệp cho HS là quan trọgn vì nó chiếm hơn phân nửa số tiết. Thiệt tình mình cũng chắc biết hướng thế nào luôn, từ nhỏ mình sống và học chỉ có một mục đích là được tiếp tục thực hiện mơ ước của cha là làm cảnh sát (điệp viên càng tốt) và có gắng vì nó. Đến giữa năm 11, mọi thứ dường như sụp đổ, mọi mơ ước tắt lịm khi biết mình bị cận. Thế là ý nghĩa cuộc sống và mục đích cố gắng sụp đổ. Mình đã trải qua một thời kỳ khó khăn nhưng rồi hình như buông xuôi, số phận đưa đẩy mình vào cái nghiệp gõ đầu trẻ...
Xã hội ngày càng phát triển, lựa chọn của con người rộng lớn hơn nhưng đó cũng là nỗi băn khoăn của tất cả bậc cha mẹ khi góp ý định hướng cho con cái. Sở thích là một chuyện còn cái đó có thích hợp với bản thân mình không, có nuôi sống bản thân được không và có phù hợp sau này hay không..., nhiều vấn đề quá,.... tới đâu hay tới đó, khgả năng tới đâu làm tới đó vậy, cứ cố gắng hết sức để không phải hối hận sau này là được...
Thật ra suy nghĩ của Phương rất hiện đại! Hiện nay do bất cập trong sử dụng nhân sự trong xã hội chúng ta nên dẫn đến sai lầm trong định hướng học tập. Tại sao lập trình viên phải tốt nghiệp đại học? Giống như thợ xây phải tốt nghiệp trường đại học xây dựng vậy? Ông thợ xây đâu cần biết giải phương trình bậc hai nhưng kỹ sư xây dựng mà không biết giải phương trình bậc hai thì dễ đi tù lắm. Theo myhanh, tốt nhất là chúng ta nên định hướng cho trẻ sớm từ những năng khiếu và niềm say mê của bé. Ví dụ bé thích đá bóng và có năng khiếu về môn này thì tại sao không hướng bé đến trở thành một cầu thủ siêu sao mà phải bắt học đại học. Ngoài ra khi tư vấn cho bé cần phân tích cho bé thấy những điều mà một người phải chấp nhận khi chọn nghề này. Trong thế kỷ 21 này thì người ta sắp xếp như sau: 1.Giải trí: Ca hát, thể thao, âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ... 2.Dịch vụ: Du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, ... 3.Sản xuất Còn nghiên cứu khoa học thì không biết thứ mấy nữa.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
6. Ca hát, dancing càng tốt. (để xả stress và để dành khi vui chơi, giải trí)
7. Và..một chút may mắn
Có những cái này rồi thì làm cái gì cũng "ngon" hết, "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" mà
Ngoài ra còn các kỹ năng mềm khác nữa tuy không quan trọng lắm nhưng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công việc cũng như học tập, nếu có thời gian cũng nên trao dồi (kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc theo nhóm, public speaking, kỹ năng đọc nhanh..)
__________________
Don't lose your way
With each passing day.....
/)__/)
(='.'=)
(")_(")
thay đổi nội dung bởi: Sibinh97A105, 03-01-2008 lúc 08:52 PM.