Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > -‘๑’- Người Đương Thời

-‘๑’- Người Đương Thời Chia sẻ những câu chuyện về những người nổi tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng

Akio Morita-Ông vua vương quốc Sony

Akio Morita-Ông vua vương quốc Sony

this thread has 0 replies and has been viewed 21834 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default

Akio Morita-Ông vua vương quốc Sony
Akio Morita, người sáng lập ra hãng Sony danh tiếng, được coi là
"lực lượng xung kích" của Nhật Bản trong việc mở mang kinh tế -
thương mại ra toàn thế giới. Ông được giới kinh doanh Nhật Bản
và Mỹ coi là thần tượng. Với một trí tuệ nhạy bén, sắc sảo và biệt
tài kinh doanh, Akio là một trong những người có công lớn trong
việc làm giàu cho nước Nhật.
Sự nghiệp kinh doanh của ông chủ Sony được bắt đầu khi ông
tròn 25 tuổi. Lúc đó, Morita đã tốt nghiệp khoa vật lý trường Ðại
học Osaka. Nhưng ông không theo nghề truyền thống của gia
đình mà 14 thế hệ trước ông đã theo đuổi, đó là nghề sản xuất
rượu Sake. Năm 1946, Akio Morita cùng người bạn là kỹ sư
Masaru lbuka sáng lập ra Công ty Tokyo Tsushin Kogyo KK (Công
ty kỹ thuật truyền thông Tokyo - Totsuko) với vỏn vẹn 20 nhân
viên và số vốn ít ỏi 190.000 yên. Chính công ty này là tiền thân
của hãng Sony nổi tiếng sau này.
Morita kể lại: "Ðộng lực đầu tiên và quan trọng nhất giúp tôi
thành lập công ty là ước muốn mang đến cho bạn bè và những
nhân viên của mình một môi trường làm việc ổn định, nơi mà họ
có thể dành hết bầu nhiệt huyết, khối óc và con tim mình để cống
hiến cho sự phát triển của xã hội, khôi phục lại nền kinh tế sau
chiến tranh".
Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, ít ai tin rằng
hàng hoá Nhật Bản lại có thể cạnh tranh được với hàng hoá Mỹ
đang tràn ngập trên thị trường nước Nhật lúc bấy giờ. Công trình
đầu tiên của Công ty Tokyo Tsushin Kogyo KK là mua một máy
quay đĩa của Ðức nặng tới 50 kg về tháo ra, nghiên cứu cải tiến
thành máy quay đĩa của hãng gọn nhẹ hơn và bán rất chạy.
Nhưng công việc của toàn hãng lúc bấy giờ chưa tiến triển. Morita
bèn quyết định thành lập một mạng lưới buôn bán rộng khắp và
nhờ đó, thâu tóm được những lĩnh vực còn chưa có đối thủ. Năm
1950, công ty của ông tung ra thị trường loại máy ghi âm đầu
tiên ở Nhật Bản mang nhãn hiệu G-Type, 5 năm sau là chiếc radio
bán dẫn đầu tiên với tên gọi TR-55.
Tháng 1/1958, Akio Morita quyết định đổi tên công ty thành Sony
- một sự kiện bất thường trong giới kinh doanh Nhật Bản. Bởi vì
từ trước tới giờ, chưa có một công ty Nhật Bản nào đặt tên theo
chữ Latinh: Sony được ghép từ hai chữ "Sonus" (âm thanh) và
"Sonny" (chàng trai trẻ) với ý tưởng họ là một nhóm những người
trẻ tuổi đầy tài năng và nhiệt huyết, không ngừng hướng tới sự
sáng tạo.
Sony đã hoạt động như vậy trong những năm 60, khi họ bắt đầu
thâm nhập vào thị trường Mỹ, không thông qua khâu trung gian,
tự mình thành lập tại Mỹ mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Sony ngày
càng ăn nên làm ra không chỉ nhờ đưa ra thị trường tiêu thụ sản
phẩm có chất lượng cao của mình mà còn nhờ các phát minh kỹ
thuật. Năm 1960, Sony tung ra chiếc TV bán dẫn đầu tiên trên
thế giới, 3 năm sau đó là đầu VCR bán dẫn đầu tiên.
Ngày 6/6/1961, Sony trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên có cổ
phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán New York với giá mỗi
cổ phiếu là 17,5 USD. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, 2 triệu
cổ phiếu của Sony đã được bán hết, giá đóng cửa ngày hôm đó
tăng vọt lên tới 24 USD. Năm 1979, chiếc máy nghe nhạc bỏ túi
hiệu Walkman ra đời đã chinh phục cả thế giới. Cuối năm 1989,
Sony mua lại Colombia Pictures (một hãng phim lớn của Mỹ được
sáng lập từ năm 1924) với giá 4,8 tỷ USD. Sự kiện này làm rung
chuyển giới kinh doanh Mỹ và thế giới.
Khi được hỏi về bí quyết thành công của Sony, ông Morita đã nêu
thành 6 điểm chính sau đây:
1. Ứng dụng robot trong dây chuyền sản xuất
"Nhiều người cho rằng Nhật Bản là nước xuất khẩu hàng đầu trên
thế giới và cũng là nước có vốn cho vay nhiều nhất thế giới là do
họ làm việc nhiều hơn người phương Tây. Sự thực không phải như
thế, thực tế chúng tôi làm việc nhiều nhất là khoảng 1.800 -
1.900 giờ/năm. Vào dịp hè, chúng tôi nghỉ một tuần, vào đầu
tháng 5 mừng ngày Quốc tế lao động nghỉ một tuần lễ và vào dịp
đầu năm mới nghỉ một tuần lễ. Như vậy là chúng tôi nghỉ ba tuần
lễ trong một năm.
Chính hãng Sony lần đầu tiên thực hiện chế độ nghỉ này và hầu
như mọi xí nghiệp, công ty của Nhật Bản đều áp dụng như vậy.
Ngày nay đa số người Nhật có từ 2 tới 3 tuần nghỉ việc, họ dành
thời gian ấy để đi du lịch, chơi thể thao, học hỏi thêm văn hóa,
nghệ thuật...
Vấn đề tại sao người Nhật chúng tôi thành công không nằm ở chỗ
chúng tôi làm việc nhiều giờ, cũng không phải các dân tộc khác
làm việc không hiệu quả mà là do chúng tôi đã robot hóa trong
mọi khâu của dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn như tại một nhà
máy của chúng tôi đặt tại Bayonne (Pháp), công việc sản xuất
luôn chạy liên tục 7 ngày/tuần, 24 giờ/ngày, thế nhưng khách
đến đây tham quan sẽ thấy rất vắng vẻ vì người máy đã làm hết
mọi việc. Lợi nhuận và mức sản xuất tăng nhanh là nhờ đó".
2. Không sa thải công nhân
"Hiện nay hãng Sony là chuyên gia hàng đầu của thế giới về sản
xuất robot. Chúng tôi đã làm robot bán cả cho người Mỹ, Anh,
Pháp và các nước châu Á nữa. Ðiều đáng mừng là tuy đẩy mạnh
robot hoá trong sản xuất nhưng trong số trên 6 vạn công nhân
của hãng Sony, không hề một ai bị sa thải.
Phương thức đặt nhà máy tại nước khác đã có từ lâu nhằm mục
đích bám sát thị trường hơn chứ không nhằm giảm chi phí sản
xuất. Chúng tôi có nhà máy vô tuyến truyền hình ở San Diego
(Mỹ) từ năm 1970, nhà máy ở Anh từ năm 1974. Và chúng tôi có
nhiều nhà máy ở các nước trên thế giới: 8 nhà máy ở châu Âu, 5
nhà máy ở Mỹ và 4 nhà máy ở các nước Nam Mỹ".
3. Sản phẩm mới, lạ, đẹp dù giá cao vẫn tiêu thụ được
"Trước đà vươn lên ngày càng mạnh mẽ của các "con rồng" châu
Á, Nhật Bản không có gì phải lo lắng cả. Chúng tôi đã có một
đoạn đường dài đi trước thế giới về kỹ thuật điện tử, tin học.
Chúng tôi cũng là nước hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển công nghiệp. Nhiều người đã phạm sai
lầm khi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ bị thua khi giá hàng của Nhật Bản
tăng cao trên thị trường, hàng hoá Nhật Bản sẽ không có người
mua. Ðiều đó quả thật là lầm to. Sản phẩm mới lạ, đẹp sẽ luôn
luôn là yếu tố kích thích trí tò mò của người tiêu dùng, dù có bị
sức ép phải bán với giá cao cũng vẫn sẽ được tiêu thụ nhanh
chóng với số lượng nhiều”.
4. Phải chú ý đến khách hàng
“Các nhà sản xuất Nhật Bản đã chú ý đến khách hàng, luôn tạo
được sự tin tưởng cho khách hàng và do đó người tiêu dùng, dù ở
bất cứ nơi nào trên thế giới cũng thích dùng hàng của Nhật Bản
hơn.”
5. Muốn sản phẩm tốt phải biết dùng hàng ngoại tốt
"Là chủ một hãng có danh tiếng của Nhật Bản, lại là người Nhật
nhưng tôi không chỉ dùng hàng Nhật Bản. Phương châm của
chúng tôi là muốn sản xuất được hàng tốt thì phải dùng hàng tốt.
Cứ hàng tốt thì mua dùng, không cần phân biệt hàng nước nào
sản xuất. Bản thân tôi có một máy bay trực thăng của Pháp, một
chiếc ôtô Mercedes của Ðức. Vợt bóng, túi chơi quần vợt của tôi là
của hãng La Coste, túi đựng hành lý của tôi là của hãng Wilton".
6. Luôn luôn có thế mạnh trong việc đi đầu đưa ra sản
phẩm mới
"Muốn trụ vững được trong những thị trường cạnh tranh gay gắt
phải có thế mạnh riêng của mình. Thế mạnh của chúng tôi là luôn
luôn đi đầu trong việc đưa ra sản phẩm mới. Ngoài những mặt
hàng như dàn máy hifi, video, chúng tôi còn phát triển mạnh
trong lĩnh vực các sản phẩm truyền hình, video, tin học, chất bán
dẫn, radio cassette, đồ điện tử dành cho đại chúng và cho giới
chuyên nghiệp".
Phân tích về hiện tượng nền kinh tế Nhật Bản dần lấn luớt kinh tế
Mỹ - điều khiến giới kinh doanh Mỹ rất lo ngại và gọi đó là sự xâm
lược kinh tế của Nhật, Akio Morita đã trả lời phỏng vấn tờ Express
như sau:
"Người Nhật tâm niệm rằng kinh doanh không nhằm cái gì khác
ngoài giá trị thặng dư đích thực rút ra từ cải tiến sản phẩm, từ
các phát minh sáng chế. Trái lại giới kinh doanh Mỹ trước đây
thường chỉ tìm cách kiếm lợi nhanh, nhất là ở thị trường chứng
khoán. Kinh tế Mỹ gặp phải khó khăn như hiện nay vì họ quên
mất nguyên tắc cơ bản này. Mỹ đã để những phát kiến khoa học
đầu ngành của mình lọt vào tay người khác, cho phép người khác
dùng để chế ra sản phẩm. Bằng chính cách đó, Mỹ đã làm giảm
tốc độ tăng trọng của mình. Muốn khôi phục lại kinh tế, Mỹ phải
bắt tay với Nhật.
Ngược lại, chúng tôi cần một nước Mỹ hùng mạnh và muốn góp
phần làm tăng trọng nền kinh tế đó, vì đó là thị trường của chúng
tôi. Mỹ phải sản xuất nhiều hơn và mua ít hơn nữa. Mỹ sợ hàng
Nhật tràn vào và hạn chế nhập khẩu. Nhưng Nhật Bản lại tìm ra
phương kế mới: xuất khẩu tại chỗ, tăng cường xây dựng các công
ty con, các nhà máy dùng chính công nhân Mỹ làm ra hàng Nhật
Bản ngay trên đất Mỹ. Hiện tượng này càng làm cho giới kinh
doanh Mỹ khó chịu: mối đe dọa bây giờ phát sinh ngay trong lòng
nước Mỹ.
Mỹ và Tây Âu không bán được hàng cho Nhật vì họ không chịu
nghiên cứu nhu cầu và sở thích của người Nhật, nên không đạt
được tiêu chuẩn của hàng Nhật. Hãng Sony đã biết biến những
chiếc đài cồng kềnh và đắt tiền của Mỹ thành những chiếc đài nhỏ
cho mỗi gia đình, mỗi cá nhân rất tiện dụng. Ðó là con đường cá
nhân hoá các máy thông tin, đặc biệt là máy ghi âm, TV,
camera... của Sony".
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Bảo Chính - (04/07/2003)
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:32 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps