hic vui quá đi
tiếc quá đi
Đã hủy chuyến đi khám bệnh Củ Chi để đi họp mặt
Thế ma hôm qua trực phải thức trắng đêm vì bệnh nhân (hic chắc tại trực ngày 16/7) sáng nay định tranh thủ ngủ 1 tí định 10h30 ra chơi với anh em thế mà làm một giất tuốt luốt tới 1h hichic.
Để chuộc lỗi xin được góp chi phí tham dự vào quỹ học bổng nhé. Bé Mơ nhớ nhắc anh.
hih muốn đấu giá cái bình rượu cần lắm lắm nhưng mà anh e cuồng nhiệt quá mình có tham gia chắc cũng đuối hihi
AI repoter đi, đang chờ đây
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
vô tải hình lớn xuống với mục đích tìm coi có mấy già, tìm đỏ con mắt, thấy có già VL với già Bằng thôi. Ôi mấy già hư (có cả mình trong đó)
Lần đầu tiên diện kiến dung nhan của nhà tài trợ, ngầu dữ há, hoạt động lĩnh vực gì, nhìn giống đạo diễn Đoàn Khoa ghê
Cô Tâm, cô Điệp, thầy Huy, thầy Hiệp, thầy Minh, thầy Tri đâu không thấy, hay chưa đưa hình lên. Bố Biết hoài cũng chẳng thấy già hơn dù "con" đã già
Phỏng vấn thầy Hòe vụ gì mà thầy hăng say như đang đứng lớp vậy
thay đổi nội dung bởi: lbt90B, 17-08-2008 lúc 09:40 PM.
Một ngày Họp mặt truyền thống nữa trôi qua. Vậy là chúng ta đã tạo nên một dòng chảy xuyên suốt không ngừng. Ngày họp mặt đuợc trông chờ nhất trong năm cũng đã khép lại. Nỗi lo lắng về một lần khuyết thiếu trong lịch sử Họp mặt truyền thống Lê Quý Đôn đã không xảy ra. Một kết thúc ngọt ngào có hậu như tính cách của cộng đồng chúng ta: một khi tranh cãi một vấn đề gì thường rất căng thẳng như khi gặp nhau để giải quyết vấn đề đều có nụ cười rạng rỡ trên môi.
Đây đã là ngày họp mặt lần thứ tư, tức đã bốn năm trôi qua kể từ lần họp mặt đầu tiên nhưng cảm xúc của tôi vẫn như lần đầu tiên họp mặt. Có một sự háo hức mong chờ và lo lắng, để rồi như cất được gánh nặng trên vai.
Nhớ lần họp mặt đầu cách đây bốn năm khi chúng ta bắt đầu có buôi họp đầu tiên và đi đến quyết định tổ chức ngày Họp mặt truyền thống. Mọi thứ đều quá mới mẽ và mọi người tự dò dẫm hướng đi: tự xây dựng chương trình, tự phỏng đoán số lượng người và ra sức kêu gọi anh chị em hường ứng. Nỗi lo ngập tràn và bỡ ngỡ. Thế rồi mọi thứ cũng qua đi. Một kết thúc ngọt ngào dù chưa thật sự tròn trịa cũng đủ ấm lòng thầy cô và những đứa con xa lâu ngày gặp mặt. Ngày ấy chợt nhớ đến các anh chị Trọng Bằng, Tuấn Hiệp, Tieunhoc, Thanh Vân, Thanh Liêm, Khoa Vinh, Tuyết Trinh…
Lần họp mặt lần thứ hai lại là một cảm xúc khác. Dù đã có kinh nghiệm từ lần một, nhưng sự kỳ vọng dường như lại lớn hơn. Khó khăn lớn nhất vẫn là nhân sự khâu chuẩn bị và dự báo số lượng người đi. Lực lượng trẻ vẫn chưa kế thừa còn lực lượng những khóa đầu ngày càng bận bịu. Không biết mọi người có được sự quan tâm như lần đầu. Nhưng rồi dường như ai cũng muốn có lần Họp mặt thứ hai mọi thứ đều phải tốt hơn. Thầy cô cũng bắt đầu quan tâm và mong đợi. Và rồi gánh nặng cũng được trút: chủ đề “Những cánh thư xa” đã mang đến cho thầy trò Lê Quý Đôn một cảm xúc ngập tràn. Sự kết nối đã hình thành giữa các thế hệ. Niềm vui mừng về sự thành công qua hai lần họp mặt lại đặt ra những yêu cầu cao hơn cho ban tổ chức.
Lần hop mặt thứ ba không thể không diễn ra vì sự mong đợi trong cộng đồng Lê Quý Đôn đã bắt đầu lớn hơn lúc trước. Truyền thống là sự tiếp nối. Để đáp ứng được sự kỳ vọng của thầy cô ban tổ chức đã quyết định lần đầu tiên tổ chức tại quê hương thị xã. Guồng máy vận hành đã trôi trải hơn nhưng lại gặp phải khó khăn phân tán về nhân lực trên hai địa bàn. Làm sao tập hợp và ráp lại với nhau những con người hiện đang ở nhiều nơi, làm việc trong nhiều môi trường để thành một chương trình hoàn chỉnh xuyên suốt. Nhưng rồi khâu tổ chức, dàn dựng chương trình đã bắt đầu có tính chuyên nghiệp hơn những lần trước. Chương trình buổi lễ khá hoành tráng với sự tham dự của các thầy cô, các đại biểu từ ủy ban nhân dân, các ban ngành trong tỉnh và hơn 150 cựu học sinh về dự đã thật sự “Thắp lữa cho quê hương” niềm tin yêu lẫn tự hào.
(còn tiếp)
__________________ Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
Thế rồi sau ba lần họp mặt mọi người bắt đầu nhìn nhau và tự hỏi liệu chúng ta có nên tổ chức lần tiếp theo hay dừng lại? Có ý kiến cho rằng cần có một độ lắng về thời gian nên chỉ cần tổ chức sau mỗi năm năm một lần để mọi người mong mỏi nhiều hơn. Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng truyền thống là sự nối tiếp tạo thành một dòng chảy và không nên dừng vì chúng ta cần hình thành một thói quen trong cộng đồng về một ngày chủ nhật thứ ba của tháng tám. Một khi đã dừng lại thì năm năm sau liệu có ai còn nhớ đến ngày này và khi đã mất đi thói quen rồi thì sẽ rất khó khăn để gầy dựng lại. Mọi tranh cãi vẫn còn chưa ngã ngũ thì thời gian tháng tám đã gần kề. Bắt đầu có những anh chị em gọi điện cho anh Nopi hỏi về ngày họp mặt. Số lượng người hỏi ngày càng tăng, lòng người vẫn nhiều mong đợi. Lẽ nào không có ngày họp mặt lần thứ tư?!
Một quyết định được thông qua, mọi thứ nhanh chóng được hoàn thành trong thời gian thật ngắn. Chưa có năm nào mà thời gian chuẩn bị chỉ còn vỏn vẹn có hai tuần. Dù biết rằng năm nay chương trình mọi thứ đều hoàn toàn mở và đã bắt đầu có lực lượng kế thừa từ các em K2001 tiếp nhận, nhưng cũng thật lo âu bởi sự thành công của nó có ý nghĩa quyết định cho những lần họp mặt kế tiếp.
Sáng nay vào hội trường nhà văn hóa Phú Nhuận đã 8h mà chỉ vỏn vẹn có vài người trong ban tổ chức. Dù máy móc thiết bị đã tập kết rồi nhưng chưa có nhiều người để triển khai. Thầy cô đã khởi hành từ 7h30 và đang trên đường đến. Thế là ban tổ chức nảy sinh ý định “câu giờ” bằng cách mời thầy cô đi ăn sáng, uống cà phê! Đến gần 10h quân số cũng chỉ quanh quẩn 30 người. Nỗi lo âu hiện rõ. Không phải lo …không có tiền trả tiệc mà lo thầy cô sẽ buồn khi gặp gỡ quá ít cựu học sinh.
Nhưng một lần nữa cho thấy cộng đồng Lê Quý Đôn luôn có những bất ngờ vào những giờ phút cuối. Con số người tham dự tăng dần, tằng dần.Và buổi lễ bắt đầu đầy không khí vui tươi, ấm cúng với những MC, ca sĩ cây nhà lá vườn, với những ca khúc tự sáng tác, những trò chơi mang đậm chất Lê Quý Đôn. Chúng ta đã mang hơi thở của cuộc sống hiện đại vào cái hồn rất riêng Lê Quý Đôn qua các cuộc phỏng vấn các ngành nghề, các cuộc đấu giá có một không hai, giai thoại lịch sử hình thành AFC khiến thầy cô và mọi người đi từ tràng cười này đến tràng cười khác. Không có gì mà công đồng CHS LQĐ không làm được. Cuộc đấu giá gây quỹ học bổng đầy kịch tính, căng thẳng nhưng đầy ấp tiếng cười mà người thắng kẻ thua đều vui vẻ. Thay vì dùng “promotion girls” thì các “promotion boys” của chúng ta đã thật thành công khi kết quả cuối cùng chiếc quẹt Zippo được mua với giá 5 triệu đồng còn chiếc bình rượu cần được mua với giá 13.5 triệu!
Để có được vật phẩm bình rượu cần đấu giá thì một người bạn phương xa của chúng ta đã trải qua một hành trình dài đầy xúc động. Bình rượu cần này là một điểm nhấn vui tươi thú vị khi mang đến cho ngày họp mặt một không khí núi rừng nhưng rất đỗi Long An.
Cơn mưa chiều của mùa Vu Lan đã giữ chân khách lâu thêm chút nữa nhưng rồi cũng đến lúc chia tay. Những ánh mắt, những nụ cười, những cái bắt tay hẹn ngày gặp lại để rồi mai đây lại nối tiếp những háo hức đợi chờ một ngày tháng tám; ta lại tìm nhau để về với những nụ cười, những ánh mắt, những cái bắt tay xiết chặt (mà biết đâu nhiều anh chị em từ đấy cũng đã thành duyên).
Dẫu có lúc thăng trầm nhưng chúng ta vẫn đi về phía trước. Tất cả chỉ vì nhiệt huyết, vì tấm lòng đối với một cộng đồng LQĐ rất đổi tự hào như lời tía Hòe phát biểu: “..Ngày hôm nay chúng ta ngồi đây với một niềm hạnh phúc tự hào vì có đến hai gia đình: một gia đình huyết thống và một gia đình hình thành dưới mái trường LQĐ”.
Vâng, ngày họp mặt chúng ta tất cả cũng vì lẽ đó.
__________________ Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...