Tôi nghe người ta bàn nhiều về việc kẹt xe ở các đô thị lớn. Chẳng ai nhận trách nhiệm yếu kém về quản lý, tất cả chỉ đổ tội cho người dân. Họ tìm mọi cách để ngăn xe gắn máy lưu thông. Đây là một cách nữa mà người ta mới nghĩ ra? Một ngày đóng tiền 10.000 đồng? Một tháng mất gần 300.000 đồng. Lương nhà nước là 540.000 => 620.000 đồng?
Trích:
Thứ Năm, 22/11/2007, 07:23
Tham gia giao thông tại tuyến phố có mật độ giao thông lớn:
Sẽ phải nộp phí giao thông trong giờ cao điểm?
TP - Đó là đề xuất của Cục Đường bộ VN. Theo đó, phương tiện lưu hành vào giờ cao điểm tại một số tuyến phố có mật độ giao thông lớn sẽ phải nộp 20.000 đồng/ngày đối với xe ôtô, 10.000 đồng/ngày đối với xe máy.
Nếu đề xuất của Cục Đường bộ VN được chấp thuận, người đi xe máy sẽ phải nộp 10.000 đồng còn với ô tô là 20.000 đồng/ngày. Ảnh: Phạm Yên
Các khoản thu này sẽ dùng để hỗ trợ vào các việc như cấp vé xe buýt miễn phí cho học sinh, sinh viên, cán bộ công chức và một bộ phận người dân khác
Tin từ Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Cục này vừa đề xuất một số giải pháp chủ yếu tập trung theo hướng hạn chế lưu hành xe cá nhân, khuyến khích người đi xe buýt và đi bộ.
Theo đó, có một giải pháp được Cục nhắc tới là sẽ đề xuất tăng phí đăng ký phương tiện mới bằng từ 30 - 50% giá trị của phương tiện; phương tiện lưu hành vào giờ cao điểm tại một số tuyến phố có mật độ giao thông lớn (từ 6 giờ 30 - 8 giờ 30 và 16 giờ 30 - 19 giờ) trong nội đô sẽ phải nộp một khoản phí theo ngày hoặc tháng với giá trị 20.000 đồng/ngày hoặc 500.000 đồng/tháng đối với xe ôtô, 10.000 đồng/ngày hoặc 200.000đồng/tháng đối với xe máy.
Các khoản thu này sẽ dùng để hỗ trợ lại vào việc cấp vé xe buýt miễn phí cho một số đối tượng như học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức và một bộ phận người dân khác.
Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Sở GTCC và Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội và TP HCM nghiên cứu mạng lưới các trường học mầm non, tiểu học để tổ chức xe buýt đưa đón học sinh đi học theo khu vực.
Giờ đưa đón từ 6 giờ 30 – 7 giờ 30 trên các tuyến để giải quyết việc đưa đón học sinh của các gia đình gây ùn tắc giao thông như hiện nay. Học sinh cấp ba, sinh viên bắt buộc phải đi xe buýt và phương tiện công cộng đến trường.
Phát miễn phí vé xe buýt hoặc trợ giá đi xe buýt cho những đối tượng này. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền đi bộ với cự ly ngắn dưới 500m; cấm các loại xe thồ, xe thô sơ chở cồng kềnh đi vào thành phố tại một số tuyến phố, đặc biệt cấm xe thồ, xe xích lô, xe ba gác... tham gia giao thông vào giờ cao điểm. Trong giờ cao điểm, cấm ôtô chỉ có một lái xe lưu thông trên đường tại một số tuyến phố...
Cũng theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện mật độ phương tiện giao thông trên đường Hà Nội, TPHCM đã lên đến mức kỷ lục so với các nước trong khu vực.
Trong khi đó, giao thông nội đô được đầu tư dàn trải, do đó ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng hơn. Được biết, mỗi năm, thiệt hại do tắc đường gây ra tại TPHCM khiến thiệt hại khoảng 14.000 tỷ đồng, Hà Nội cũng ở mức tương tự.
Đình Thắng
Nói chung thì sau khi đọc bài này em không còn ý kiến gì vì đã quen lắm với những đề xuất như thế này. Có một dạo người ta đề xuất xe số chẵn lưu thông ngày chẵn, xe số lẻ lưu thông ngày lẻ. Rồi một ông nào đó cắt cớ hỏi "giả sử xe tôi số chẳn mà vợ tôi đau đẻ ngày lẻ thì phải thuê xe khác hay sao?". Đã có rất nhiều đề xuất như việc phân luồng, mỗi cá nhân chỉ được đăng ký một xe máy (cuối cùng đã phải bãi bỏ) nhưng mấy năm qua việc tắt đường kẹt xe có cải thiện được không? Chắc là những đề xuất như thế này sẽ còn là chuyện dài nhiều tập.
Nhân tiện lạm bàn với anh em về chuyện giao thông ở một nước láng giềng chúng ta là Trung Quốc. Hôm rồi có dịp sang thành phố Kunming của tỉnh Vân Nam cách Lào Cai của chúng ta có 500km. Nếu so với Thầm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải thì Kuming chỉ là một tỉnh hạng trung bình, dân số cũng không nhiều lắm nhưng quy hoạch ở đây thật tốt. Trong nội ô thành phố đường sá rất rộng rãi, ít nhất cũng 4 làn xe cho đường nội bộ và 6 làn xe trở lên cho đường phố chính. Các giao lộ rất rộng rãi, bảng hiệu giao thông to đùng nên tài xế không cần phải căng mắt nhìn như bảng hiệu ở ta. Dọc hai bên đường các vỉa hè rất rộng, ít nhất bằng 2 lần vỉa hè của chúng ta nên các cửa hiệu bán hàng có dựng xe máy (hoặc xe đạp điện là phổ biến) cũng không gây cản trở người đi bộ. Tất cả nhà cửa đều có khoảng lùi khá rộng tính từ mặt đường. Và rồi có rất nhiều nút giao thông là cầu vượt. Cầu vượt có nhiều nhánh nên rất ít kẹt xe. Ra đến vùng ngoại ô đi Thạch Lâm cũng thấy rất nhiều cầu vượt mặc dù xe cộ khá thưa thớt. Có những khu vực đường chưa mở xong thì cũng có cầu vượt đón đầu. Hình như họ có tầm nhìn về quy hoạch khá tốt. Đây chỉ là một tỉnh hạng trung của Trung Quốc chứ chưa phải là những nơi sầm uất như Tokyo, Mỹ, Úc...
Ngẩm lại ở tp HCM chúng ta gần phân nửa đường phố là chỉ đủ chổ cho xe máy lưu hành, tức là chỉ có 2 làn xe (theo một bài báo đã đăng gần đây), nhà cửa lại ôm sát đường, lề đường rất hẹp lại bị chiếm dụng, hầu như chưa có cầu vượt tại các điểm giao trong nội thành lại phải gánh chịu một lượng dân số quá lớn thì làm sao không kẹt. Ở Tp HCM chỉ có đại lộ Nguyễn Văn Linh và khu PMH là có đường xá tương đối rộng rãi đáp ứng được nhu cầu lưu thông ít ra cũng vài năm nữa.
Theo tôi thì tp HCM bây giờ không thể phân luồng, hạn chế xe máy gì cả mà phải giải quyết theo hướng mở đường, làm cầu vượt trên không, xây dựng các tuyến xe điện hoặc mono rail trên không hoặc ngầm dưới đất mà thôi. Còn nếu không có gì khác thì chúng ta chuẩn bị tinh thần ra đường là kẹt xe ít nhất là 5 năm nữa.
__________________ Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
Đến nước này thì không thể đổ lỗi cho ai được nữa, nó như cái vòng lẩn quẩn. Có làm thì làm tốt và định hướng ngay từ đầu. Chứ bây giờ đào chỗ này, lấp chỗ kia thì không ăn thua. Mình nghĩ VN có khi phải như Nhật Bản, bùm,.. xây lại từ đầu
Còn nói về trình độ quản lý thì mình không dám bàn và cũng không phủ nhận tài năng của các bác nhà mình. Nhưng thử nhìn 1 chút qua các nước láng giềng xem thế nào, Nhật Bản và Hàn Quốc tài nguyên họ có bằng ta không, cũng chịu hậu quả từ chiến tranh, thậm chí còn nặng nề hơn ta nhưng bây giờ thì sao.., chỉ có những con người thực sự có tài lẫn tâm, có đầu óc chiến lược thì mới làm được như vậy.
__________________
Don't lose your way
With each passing day.....
/)__/)
(='.'=)
(")_(")
Theo tôi thì tp HCM bây giờ không thể phân luồng, hạn chế xe máy gì cả mà phải giải quyết theo hướng mở đường, làm cầu vượt trên không, xây dựng các tuyến xe điện hoặc mono rail trên không hoặc ngầm dưới đất mà thôi. Còn nếu không có gì khác thì chúng ta chuẩn bị tinh thần ra đường là kẹt xe ít nhất là 5 năm nữa.
Ủng hộ ý kiến của anh H.Hiệp, hihihi
Thực ra chuyện giao thông này đang làm đau đầu nhiều người, không riêng gì các lãnh đạo. Hiện nay, để tìm ra một giải pháp nào có thể dung hòa được các lợi ích của công dân, nhà nước thì thật là khó!
Do vậy than thì cũng than, nhưng quan trọng là đưa ra ý tưởng, đóng góp ý tưởng. Những ý tưởng nào có thể thực hiện được và sẽ góp phần giải quyết được vấn nạn này thì tuyệt vời.
Bà con ta có ý tưởng gì không ta, đại loại là như ý anh h.Hiệp đưa ra?
Riêng tôi, khoái chuyện này, đi dời các cơ sở sản xuất ra ngoại thành (nhưng phải quy hoạch với tầm nhìn 50, hay 70 năm) để kéo theo một lượng kha khá dân cư ra ngoài ấy. Mở rộng đường sá, xây thêm các đường trên không (hihi, cái này cần có tiền...). Thành phố là nơi làm việc, học tập, vui chơi chứ không là nơi để ở!
Làm được ba thứ ấy thì có lẽ sẽ hổng còn cảnh chen lấn nhau trên đường nữa đó, hihihi
Giải pháp chống kẹt xe... cấm sử dụng xe gắn máy. Cái gì quản lý không được thì cấm. Quan điểm chung của mấy sếp nhà ta mà. Muốn chạy xe hả? Tăng giá xăng? Tăng tiền gởi xe? Tăng phí đăng ký xe? Bắt đóng thuế môi trường? ... Chưa ngán hả? Cấm chạy ngày chẵn? ... Hình như dân ta vẫn còn chịu nổi..Cấm chạy luôn! hết nói.
Vấn đề kẹt xe đang bức bối mọi người.
Đau đầu thiệt!
Phải. Chạy xe gắn máy không có tội.
Người quản lý cũng không có tội.
Đại lộ Đông-Tây sắp sửa làm xong, các biển chắn trên các tuyến đường sắp được tháo dỡ, dự án xe điện (ngầm, nổi, lơ lửng) đang trong giai đoạn tiếp xúc với các nhà thầu....
Mọi người bình tĩnh mà thưởng thức khói bụi, tiếng ồn, kèn tin tin ...
Vài năm nữa sẽ không còn đâu, khi đó sẽ nhớ những thứ này giống như bây giờ mà nhớ tiếng gọi đò vậy!
Phải có cái nhìn chiến lược về giao thông ngay bây giờ!
Những giải pháp vừa rồi để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, theo tôi là những giải pháp đối phó với tình thế, đôi khi lợi bất cập hại. Tôi không thể tưởng tượng, người dân sẽ nghĩ như thế nào khi các phương tiện cá nhân đi trên đường phải dừng lại nộp tiền.
Theo ý kiến của tôi, các cơ quan chức năng cần có cái nhìn bao quát, xa hơn thì mới giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay.
Thứ nhất, phải thực hiện biện pháp để giảm bớt lượng dân số tập trung ở nội thành bằng cách hỗ trợ phát triển cho các đô thị vệ tinh. Các dự án dân cư, nhà máy xí nghiệp, trường đại học nên ưu tiên ở ngoại thành hoặc ở các huyện của các tỉnh lân cận. Nên nhận thức thoáng hơn về ranh giới địa phương thì mới phát triển tốt. Nghĩa là cần hợp tác với các tỉnh, TP trên tinh thần cùng có lợi.
Hai là, mỗi một khu đô thị mới phải có quy hoạch thật cụ thể về giao thông, cây xanh, nước, cáp điện và data ngầm, ... Cần có tầm nhìn 5 năm, 10 năm thậm chí 50 năm nữa về giao thông. Quy hoạch và đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch là hai vấn đề phải kiên quyết thực hiện. Tôi nhận thấy một số khu đô thị mới như ở Bình Tân, Bình Chánh, Q.12 chưa làm tốt chuyện này thì vài năm nữa chúng cũng giống như những gì nội đô hiện nay phải gánh chịu.
Ba là, ý thức của người tham gia giao thông hiện nay quá kém. Kẹt xe thường ở giao lộ chứ ít xảy ra ở những đoạn đường khác, chứng tỏ đường sá của ta chưa phải là quá tệ. Nguyên nhân do người tham gia giao thông thường dừng xe quá vạch, lấn tuyến, vượt đèn đỏ, không ai chịu nhường ai dù chỉ 30 giây. Phải phạt thật công bằng và thật nặng và thậm chí đưa ra toà án xử mỗi khi bị vi phạm luật lệ giao thông, chứ không chỉ phạt hành chính như hiện nay.
• Nguyễn Hữu Phước ([Đăng nhập để xem liên kết. ]):
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
thay đổi nội dung bởi: Gem, 24-11-2007 lúc 03:59 PM.
Người ta nói vầy? Không biết có ai nghe thấy không?
Trích:
Ai cũng tìm đường chưa thu phí thì mọi con đường đều ùn tắc!?
23-11-2007 20:52:21 GMT +7
Sau khi đăng bài [Đăng nhập để xem liên kết. ] phản ánh ý kiến về giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân của Cục đường bộ, Tòa soạn nhận đuợc rất nhiều các phản hồi từ độc giả không đồng tình. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiếnTrương Hùng Doanh (KCN Vĩnh Tuy - Hoàng Mai - Hà Nội):
Ai cũng tìm đường chưa thu phí thì mọi con đường đều ùn tắc!?
Xét thấy giải pháp hạn chế phương tiện lưu hành trong giờ cao điểm sẽ gặp khó khăn và sẽ là trở ngại lớn cho người dân.
Nếu việc thu phí giờ cao điểm được thực hiện, những đoạn đường thường xuyên tắc nay bị thu phí thì sẽ không còn ai đi nữa bởi lẽ ít nhất sẽ phải nộp 10.000 cho xe máy và mọi người sẽ đua nhau tìm đường khác. Đường khác chưa thu phí sẽ ùn tắc. Rồi lại tìm những nơi mới ùn tắc để quy định vào danh sách thu phí thì dân lại đi tìm đường khác.
Cho đến cuối cùng vẫn ùn tắc như ban đầu.
P.N.Ha (Nam kỳ Khởi nghĩa, P7, Q.3):
Buộc trả lại lộ giới trên mọi tuyến đường
Biện pháp giảm ùn tắc giao thông có thể làm ngay, không phải mất thời gian quy hoạch và không tốn kém. Đó là, trả lại lộ giới trên tất cả các tuyến đường, trả lại ngay vỉa hè cho người đi bộ.
Chúng ta thấy rất nhiều nhà dân, doanh nghiệp xây nhà, xây tường rào lấn chiếm lộ giới, vỉa hè ở hầu hết các tuyến đường. Chính quyền cần kêu gọi những hộ vi phạm này vì lợi ích chung, tháo dỡ ngay phần lấn chiếm và có biện pháp kiên quyết để thực hiện đường thông, hè thoáng.
Các nhà kinh doanh trên mặt phố phải tự thu xếp chỗ để xe cho khách hàng, không vì lợi ích của một số hộ kinh doanh mà ảnh hưởng giao thông công cộng. Tiến tới khuyến khích những khu thương mại tập trung, có hầm để xe thuận tiện, vừa dễ quản lý, vừa tránh tình trạng kinh doanh dàn trải, nhỏ lẻ, manh mún.
Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân trước khi chế tài
Vấn đề giải quyết tình trạng kẹt xe tại TPHCM trong thời gian qua xem ra rối như tơ vò khi sở GTCC liên tục phân luồng, đề xuất các giải pháp nhưng tình hình vẫn chưa biến chuyển tích cực là mấy. Nay lại có thêm ý kiến về việc thu phí giao thông trong giờ cao điểm càng cho thấy sự lúng túng của các nhà quản lý đối với tình hình giao thông như hiện nay.
Như vậy điều đó cho thấy rằng việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại TPHCM chưa được nhìn nhận rõ căn cơ gốc rễ của nó hoặc là không dám nhìn nhận, mà các nhà quản lý cứ mãi chăm chú vào việc đổ lỗi cho các phương tiện cá nhân.
Theo tôi, việc thu phí xe hai bánh trong giờ cao điểm sẽ không khả thi và mang tính thuyết phục khi các phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển đủ để giải quyết vấn đề đi lại của người dân. Không phải là người dân né tránh di chuyển bằng phương tiện công cộng, một hình thức đi lại rất an toàn và văn minh, nhưng thử hỏi với tình hình xe buýt như hiện nay liệu có đảm bảo giờ giấc và địa điểm thuận tiện cho chúng tôi đi học, đi làm không?
Tại Singapore có hệ thống MRT và xe buýt rất phát triển, mạng lưới phủ kín mọi nơi, phí lại rất rẻ nên người dân rất sẵn lòng từ bỏ phương tiện cá nhân cho an toàn và tiết kiệm. Còn ở ta mọi thứ đều chưa sẵn sàng mà kêu gọi người dân từ bỏ xe cá nhân để đi công cộng thì chúng tôi biết đi bằng cái gì bây giờ? Nhà nước hãy tập trung đầu tư thật tốt phương tiện công cộng cho người dân trước đi, rồi hãy bàn đến chuyện chế tài. Quả thật các nhà quản lý đang đẩy phần khó về cho người dân như báo chí đã nêu.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]:
Sao vẫn có những đề xuất lạ lùng như vậy?!
Tôi rất ngại nhiên vì những quyết sách mang đầy tính ngẫu hứng của các người có trách nhiệm. Thông thường phải dựa trên bằng chứng khoa học mới xây dựng giải pháp chính sách. Giải pháp đề xuất cần được thẩm định bắng một hội đồng có uy tín và am hiểu về lĩnh vực đó. Ngoài ra, vẫn cần được PHẢN BIỆN XÃ HỘI một cách nghiêm túc. Sau đó là phải làm thử để rút kinh nghiệm trước khi làm đại trà. Những điều tôi nêu ra, các nhà khoa học và nhà chuyên môn đều biết, nhưng không hiểu sao vẫn có những đề xuất lạ lùng như vậy?!
• Nguyễn Hữu Phước ([Đăng nhập để xem liên kết. ]):
Phải có cái nhìn chiến lược về giao thông ngay bây giờ!
Những giải pháp vừa rồi để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, theo tôi là những giải pháp đối phó với tình thế, đôi khi lợi bất cập hại. Tôi không thể tưởng tượng, người dân sẽ nghĩ như thế nào khi các phương tiện cá nhân đi trên đường phải dừng lại nộp tiền.
Theo ý kiến của tôi, các cơ quan chức năng cần có cái nhìn bao quát, xa hơn thì mới giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay.
Thứ nhất, phải thực hiện biện pháp để giảm bớt lượng dân số tập trung ở nội thành bằng cách hỗ trợ phát triển cho các đô thị vệ tinh. Các dự án dân cư, nhà máy xí nghiệp, trường đại học nên ưu tiên ở ngoại thành hoặc ở các huyện của các tỉnh lân cận. Nên nhận thức thoáng hơn về ranh giới địa phương thì mới phát triển tốt. Nghĩa là cần hợp tác với các tỉnh, TP trên tinh thần cùng có lợi.
Hai là, mỗi một khu đô thị mới phải có quy hoạch thật cụ thể về giao thông, cây xanh, nước, cáp điện và data ngầm, ... Cần có tầm nhìn 5 năm, 10 năm thậm chí 50 năm nữa về giao thông. Quy hoạch và đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch là hai vấn đề phải kiên quyết thực hiện. Tôi nhận thấy một số khu đô thị mới như ở Bình Tân, Bình Chánh, Q.12 chưa làm tốt chuyện này thì vài năm nữa chúng cũng giống như những gì nội đô hiện nay phải gánh chịu.
Ba là, ý thức của người tham gia giao thông hiện nay quá kém. Kẹt xe thường ở giao lộ chứ ít xảy ra ở những đoạn đường khác, chứng tỏ đường sá của ta chưa phải là quá tệ. Nguyên nhân do người tham gia giao thông thường dừng xe quá vạch, lấn tuyến, vượt đèn đỏ, không ai chịu nhường ai dù chỉ 30 giây. Phải phạt thật công bằng và thật nặng và thậm chí đưa ra toà án xử mỗi khi bị vi phạm luật lệ giao thông, chứ không chỉ phạt hành chính như hiện nay.
• [Đăng nhập để xem liên kết. ]:
Thu phí liệu có giải quyết được ùn tắc giao thông?
Thu phí đối với xe lưu thông vào giờ cao điểm liệu có giải quyết được ách tắc giao thông hay vẫn cứ phải sống chung với vấn nạn kẹt xe?
Lâu nay phí giao thông trên đường được thu theo tiền xăng, ai chạy nhiều đóng tiền nhiều là rất hợp lý. Thế nhưng, tiền của dân đóng góp chẳng biết trôi đi đâu mà đường sá thì vẫn cứ y như cũ. Ý kiến của Cục đường bộ lần này liệu đã suy xét cẩn thận chưa hay lại đẩy cái khó cho dân?
• Một bạn đọc:
Tăng cường CSGT là giải pháp hiệu quả hiện nay
Thu phí giao thông giờ cao điểm liệu có thu được hay không mà bàn cho rối thêm. Giờ cao điểm là giờ đi về của CNVC nhà nước, đi học của học sinh, sinh viên. Lương CNVC tăng không đáng kể, đời sống ngày càng khó khăn, làm sao có thể đóng phí vào giờ cao điểm?
Giao thông ùn tắc thì phải tăng cường CSGT. Hễ nơi nào có CSGT thì nơi ấy giao thông thông thoáng. Đồng thời, nhà nước hãy mạnh tay với những nhà thầu công trình giao thông chây lỳ, thực hiện công trình không đúng tiến độ.
• Phạm Quốc Tuấn (113/100A Trần Văn Đang, P11, Q3, TPHCM):
Không thể sử dụng mãi giải pháp tình thế cho vấn đề kẹt xe
Là một người dân TP, lâu nay tôi rất bức xúc về chuyện kẹt xe ở TP.HCM. Tôi đã từng đi nước ngoài rất nhiều lần, vì vậy tôi xin đóng góp một số ý kiến.
Về chuyện kẹt xe, các quan chức đừng đưa ra những giải pháp mang tính ăn xổi ở thì, cứ khó khăn là đổ lên đầu người dân. Tôi cho rằng điều đó sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì, bởi vì cuộc sống bắt buộc phải có phương tiện để đi lại. Người dân sẽ cắn răng chịu đựng những khó khăn trên, nhưng vẫn tìm cách này hay cách khác để sở hữu xe máy. Bởi lẽ, vì ngoài phương tiện xe máy, người dân không còn phương tiện nào khác hơn vừa tiện ích, vừa cơ động.
Về việc mở rộng đường hoặc phân luồng, tôi cũng cho rằng không hiệu quả. Phân luồng với một hệ thống giao thông quá lạc hậu thì phân luồng chỗ này thì lại đẩy luồng xe lưu thông qua chỗ khác, kẹt vẫn kẹt. Đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vừa tốn kém, vừa không hiệu quả.
Mở rộng đường nghe thì có vẻ hợp lý nhưng tôi cho rằng không thể và không giải quyết được vấn nạn kẹt xe. Vì kinh phí đền bù, giải tỏa quá lớn, rất khó thực hiện. Mà nếu có thể thực hiện thì cũng không hết kẹt xe.
Hạn chế hoặc thay đổi dạng xe buýt công cộng từ xe lớn qua xe nhỏ cũng không mang lại nhiều kết quả. Cũng chỉ là tình thế và không thể giải quyết được vấn đề, chưa kể đến vấn nạn xe buýt chạy ẩu, lấn đường, cồng kềnh....
Vậy đâu là giải pháp? Tôi xin không đề cập tới việc sai lầm trong khâu duyệt qui hoạch khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng vì mọi việc đã xảy ra rồi. Theo tôi, quy hoạch đô thị hiện đại thì không thể thiếu các hệ thống ngầm như xe điện ngầm, đường bộ hành ngầm, các trung tâm mua bán, siêu thị ngầm, rồi cầu vượt, đường trên cao... Chỉ khi nào làm được như thế, có đường riêng dành cho từng loại phương tiện, người bộ hành, xe điện ngầm, người dân có thể sử dụng các loại phương tiện công cộng một cách hữu ích nhất thì việc kẹt xe sẽ không còn xảy ra nữa.
Thật hết sức vô lý. Ngành GTCC không giải quyết căn cơ việc tắc đường thì lại quay sang hành dân, bắt dân phải trả tiền cho sự bất lực của họ. Ngành GTCC không hoàn thành nhiệm vụ lại đổ hết lỗi cho dân.
Thử hỏi xây dựng công trình ngầm lấn chiếm lòng đường, lề đường ai quản lý các nhà thầu? Xe buýt chạy ẩu, chạy lấn tuyến ai quản lý? Đường ngập nước ai quản lý? Tại sao phải bắt dân phải gánh chịu?!
• Trần Lực ([Đăng nhập để xem liên kết. ]):
Suy nghĩ kỹ trước khi đưa ý kiến ra công luận
Sau khi đọc thông tin phải nộp phí giao thông trong giờ cao điểm, tôi cảm thấy bức xúc quá. Xin Cục đường bộ giải thích rõ hơn về cái đề xuất của họ. Chưa nói về việc thu phí có được xã hội chấp nhận hay không, chỉ riêng cái gọi là thu phí lưu thông TRONG GIỜ CAO ĐIỂM liệu có khả thi không? Thử giúp mọi người sáng tỏ hơn về cách thực hiện nộp lệ phí. Bằng cách nào để thu: Chặn đường rồi thu? Nếu thế chẳng những không tránh được kẹt xe mà sẽ làm mọi người đứng yên một chỗ. Nếu chặn đường mà thu được thì phải cần bao nhiêu nhân sự? Chắc con số sẽ rất lớn.
Tôi xin nói thật, sáng kiến thì có thể có nhiều kiểu, nhưng với cái kiểu nghĩ gì nói nấy như vậy chắc VN sẽ càng ngày càng lún sâu vào sự chậm phát triển. Nên suy nghĩ vài lần trước khi đưa ý kiến ra công luận. Nếu có ai đó muốn đối chất công khai về cách thực hiện, xin vui lòng cho tôi biết qua email, tôi sẽ đến tận nơi để tranh luận.
NLĐO