Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm
Mây âm thầm mang gió lên
Người ngồi đó trông mưa nguồn
Ôi yêu thương nghe đã buồn
Ngoài kia lá như vẫn xanh
Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng
Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Ðường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau
Người ngồi xuống mây ngang đầu
Mong em qua, bao nhiêu chiều
Vòng tay đã xanh xao nhiều
Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du
Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
TCS là bậc thầy về ngôn từ, đặc biệt là những câu từ siêu thực. Nghe không hiểu mà cảm thấy hay. Lạ. Có lẽ ông là một tượng đài, ta nghe càng không hiểu lại thấy càng hay.
Cứ mỗi lần nghe đến câu "Ðường phượng bay mù không lối vào" tôi lại thấy rờn rợn. Có cái gì đó nó đi vào người, vừa xa xôi, vừa liêu trai, không thể cảm nhận.
Cuộc sống vô thường. Chỉ nghe cảm giác loáng thoáng thế. Thế nên: "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!"
Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước.
(Trịnh Công Sơn).
Hôm nay về quê, đang ngồi uống vài ba ly rượu thì nghe tin một người ông (bên vợ) ...trúng gió. Đến nơi, thấy người nhà "sơ cứu", rồi chuyển lên xe đi hơn 5 phút thì quay về.
Mới gặp ông đó...
Mới cưới đùa với con cháu đó...
Mới dặn thằng cháu ráng học...
Con cháu túc tốc kéo về. Người đón máy bay, người đi xe hỏa tốc, người thuê riêng taxi ... vội vã giữa đêm khuya trở về.
Cũng là một tấm lòng nhưng vẫn bâng khuâng. Ngày thường, đâu chịu về quê mà thăm ông bà cha mẹ. Đến khi mất rồi thì còn đâu nữa. Cái đám tang, lễ lạc ...chắc để cho người sống mà thôi.
Đâu ai biết được lẽ vô thường!
Tụi anh nghe nhạc Trịnh lúc còn phổ thông, cũng do cái máy hát nhà Tía, dù có "lớn" hơn nhưng việc cảm thụ Trịnh thì anh thấy vẫn vậy!
Lim luôn cảm Trịnh theo cách lạc quan, dung dị...cho dù anh đang ở cảnh UP or DOWN:
+Ở trạng thái UP: anh tìm thấy sự giản dị để điều tiết mình trở lai, bớt bon chen/ sân si và yêu thương người khác
+Ở trạng thái DOWN (như bản thân khốn khổ, thất bại, mất mát...) anh tìm thấy sự lạc quan, yêu thương chính mình để sống tiếp.
Nhạc Trịnh dành cho mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi tâm trạng...