Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Văn Thơ ::..

..:: CLB Văn Thơ ::.. Văn học , Thơ , Truyện , tùy bút , ..

Tuyệt thế Bảo kiếm

Tuyệt thế Bảo kiếm

this thread has 0 replies and has been viewed 34562 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 21-12-2006, 01:35 PM   #1
Hồ sơ
Forever
Junior Member
 
Forever's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2006
Cư ngụ: sự chịu đựng
Số bài viết: 24
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 3 Posts
Forever is on a distinguished road
Default Tuyệt thế Bảo kiếm

Bảo kiếm nếu không nằm trong tay anh hùng thì bất quá cũng chỉ là một thanh kiếm sắc mà thôi. Bảo kiếm giúp anh hùng có những chiến công muôn thủa. Anh hùng tạo tên tuổi cho bảo kiếm lưu danh ngàn đời. Trong Sử ký Tư Mã Thiên, phần Hạng Võ bản kỷ có viết về quá trình Hạng Võ luyện kiếm. Luyện mãi không xong, chú Hạng Võ là Hạng Lương quát mắng, Hạng Võ quẳng kiếm xuống nói rằng: “Kiếm chỉ đánh lại một người, không bõ học. Tôi muốn học cái địch lại vạn người”. Câu nói thể hiện khí phách và tham vọng lớn lao của Hạng Võ. Sau này Sở Bá vương Hạng Võ đã một tay gây dựng cơ đồ, đạp đổ nhà Tần trở thành một mẫu anh hùng đầy sức mạnh và quyền biến trong thời loạn.


Thời Xuân Thu, ở Trung Hoa có một tầng lớp gọi là kiếmsĩ, mà nổi tiếng thời đó phải kể đến một cô gái gọi là Xử nữ. Truyện còn ghi lại khi Việt vương Câu Tiễn phải nằm gai nếm mật muốn cầm quân dẹp tan nước Ngô để báo thù cái nhục bị Ngô vương Phù Sai đánh bại ở Cối Kê; mọi việc đã gần hoàn tất nhưng Câu Tiễn còn lo bởi quân đội nước Ngô tinh nhuệ hơn quân đội nước Việt rất nhiều, đặc biệt là về kiếm thuật. Phạm Lãi đã tiến cử một cô gái ở Nam Lâm mà người đời sau gọi là Xử nữ đến để dạy quân lính nhà vua. Xử nữ vốn cả đời sống trong rừng rậm nhưng kiếm thuật vi diệu không cùng. Câu Tiễn sai lính cầm trăm ngọn kích đâm Xử nữ mà chỉ cần một cái khoát tay, cô gái đã gạt được toàn bộ vũ khí. Phạm Lãi hỏi thì cô gái nói rằng cô học kiếm thuật từ một con vượn trắng tên là Viên Công. Cô gái dạy quân đội Việt vương một năm rồi cáo từ xin trở về quê. Phạm Lãi có cho người đến tìm nhưng cô gái như bóng hạc mây ngàn đã chẳng còn dấu vết. Người ta cho rằng cô gái là thần tiên được trời sai xuống giúp nước Việt thắng nước Ngô. Điều đặc biệt ở Xử nữ đó là cô không dùng kiếm mà chỉ cần dùng một thanh trúc cũng đủ đánh bại những kiếm khách bậc nhất đương thời. Kiếm pháp mà cô truyền lại cho quân Việt sau này được đặt tên là Việt nữ chi kiếm(Theo Viên công Việt nữ truyện).


Thanh kiếm Chúc Lâu là thanh kiếm đã cướp đi sinh mạng của hai người anh hùng kiệt xuất của hai nước Ngô và Việt. Khi tướng quốc nước Ngô là Ngũ Tử Tư cảnh báo Phù Sai về mối hoạ nước Việt, Phù Sai lúc đó đã bị sắc đẹp khuynh thành của Tây Thi cùng những mưu mẹo của hai mưu thần nước Việt là Phạm Lãi và Văn Chủng làm cho mê muội nên đã ban cho Ngũ Tử Tư thanh Chúc Lâu, bắt Ngũ Tử Tư dùng thanh kiếm này mà tự vẫn. Quân đội nước Việt sau này đúng như dự đoán của Ngũ Tử Tư đã tràn sang quét sạch nước Ngô. Phạm Lãi sớm biết được bản chất của Câu Tiễn nên sau khi thành công bỏ đi Ngũ Hồ. Ông còn viết thư để lại cho người bạn là Văn Chủng: “Vua Việt dáng môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nếu ngài không đi, tất có tai vạ”. Quả nhiên sau đó Việt vương Câu Tiễn vì gen ghét tài năng xuất chúng của Văn Chủng và sợ ông cướp ngôi nên đã trao cho Văn Chủng thanh Chúc Lâu kiếm. Văn Chủng tự hiểu ý, cay đắng cầm bảo kiếm đâm cổ mà tự sát.


Thích khách nổi tiếng Kinh Kha sử dụng thanh Tụ Lý kiếm. Đây là thanh kiếm nhỏ nhưng cực sắc được cuộn vào trong bản đồ dâng lên cho Tần Thuỷ Hoàng. Tuy nhiên khi giáp mặt, giở bản đồ ra cầm lấy kiếm đâm hôn quân, Tần Thuỷ Hoàng thấy ánh thép sắc lạnh đã kịp tránh. Sau mồi hồi trấn tĩnh Tần Thuỷ Hoàng đã rút trường kiếm chém đứt chân Kinh Kha khiến cuộc mưu sát không thành.


Đến thời Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng khi xoã tóc làm đạo sĩ cũng dùng thanh Phục ma thất tinh kiếm để gọi gió Đông Nam giúp Chu Du đánh trận Xích Bích hình thành nên thế cục Tam Quốc chân vạc Nguỵ, Thục, Ngô. Tương truyền thanh kiếm này là loại kiếm có 7 lỗ đục theo phương vị của 7 ngôi sao. Thục Chủ là Lưu Bị sau khi lên ngôi vương vào năm Chương Võ cũng đã sai lấy thép ở núi Kim Ngưu mà đúc thành 8 thanh bảo kiếm gọi là Chương Võ bát kiếm vì trên mỗi thanh kiếm đều có chữ Chương Võ.


Nghệ nhân rèn kiếm


Để có được một thanh kiếm tốt đòi hỏi người rèn kiếm phải biết chọn sắt tốt, tỉ mỉ và tài năng trong việc đúc kiếm. Ngoài ra chỉ có mùa xuân và mùa thu là thích hợp cho lúc rèn kiếm, vì theo quan niệm của những nghệ nhân rèn kiếm thì mùa đông âm khí quá nặng, mùa hạ là thời gian khí quỷ độc tích tụ (quỷ nguyệt).


Âu Dã Tử được coi là ông tổ của nghề rèn kiếm và là người rèn kiếm nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa. Một lần ngao du, ông đã thấy mạch nước Long Tuyền trên núi Tần Khê, Triết Giang có ánh sắc kim khí. Biết nơi đây có quặng sắt quý, ông đã cho xẻ núi và lấy được một mảnh thiết anh (sắt tốt). Được Sở vương giúp đỡ, ông đã dồn hết tinh lực và luyện nên bộ ba thanh bảo kiếm có tên Long Tuyền, Thái A, Công Bố. Thái A bảo kiếm có nước kiếm sắc ngọt, chém sắt như bùn (tước thiết như nê) sau này rơi về tay Tần Thuỷ Hoàng Đế. Tần vương sau khi nhất thống thiên hạ đã cho cắm thanh kiếm báu này trên núi Trâu Tịch để tế cáo trời đất và được coi như một bảo vật trấn quốc. Thanh Long Tuyền kiếm dài ba thước sắc thì được đem dâng cho Sở Vương. Sau này những thanh kiếm qua lăng kính văn học đều được gọi là Long Tuyền kiếm và cụm từ “tay vung ba thước Long Tuyền kiếm”đã trở thành một khẩu ngữ quen thuộc. Tiết Chúc, một người rất giỏi về kiếm học khi được nhìn thấy ba thanh kiếm này đã phải thốt lên: “màu sắc đẹp như hoa phù dung mới nở, sáng rực như sao băng”.


Cũng một tay Âu Dã Tử đã đúc thành năm thanh bảo kiếm có tên Trạm Lư, Thuần Quân, Thắng Tà, NgưTrường, Cự Khuyết dâng cho Việt vương Doãn Thường. Vua Hạp Lư nước Ngô thấy vậy bắt vua Việt cống tiến ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà và Ngư Trường cho mình. Hiện nay ở Phúc Kiến vẫn còn một chiếc ao tên là Âu Dã tương truyền đó là nơi Âu Dã Tử đã rèn nên bộ bảo kiếm trên. Thanh Ngư Trường, Hạp Lư giao cho Chuyên Chư đâm chết Ngô Vương Liêu và trở thành vua nước Ngô. Sau đó cho rằng thanh Ngư Trường đem lại điềm xấu, Hạp Lư đem bỏ cất thanh kiếm này vào hòm kín. Khi Hạp Lư qua đời, người con là Phù Sai đã đem thanh Ngư Trường kiếm táng cùng với cha mình. Thanh kiếm Trạm Lư thì bị rơi xuống nước và cuối cùng rơi vào tay Sở Chiêu vương. Vua Tần sau đó đòi vua Sở dâng thanh Trạm Lư cho mình, Sở vương không nghe và thế là chiến tranh giữa hai nước nổ ra.


Tuy nhiên bộ đôi kiếm thư hùng nổi tiếng nhất Trung Hoa và cũng có nguồn gốc ly kỳ nhất thì phải là đôi song kiếm Can Tương-Mạc Gia. Theo Ngô Việt Xuân Thu thì Can Tương là một người luyện kiếm tài danh người nước Ngô thời Xuân Thu. Sau ba mươi ngày lội suối trèo non, Can Tương đã tìm ra được một quặng sắt vô cùng quý giá và ông đã cho dựng lò luyện kiếm. Luyện trăm ngày mà quặng sắt chẳng chịu chảy ra. Vợ ông là Mạc Gia thấy thế hỏi, Can Tương trả lời: “Kim loại này phải có nhân khí mới tan được”. Nghe vậy Mạc Gia tắm gội sạch sẽ, rồi nhảy vào lò luyện kiếm. Kim loại tan ra. Can Tương nhờ đó mà rèn được hai thanh bảo kiếm. Ông đặt tên bộ kiếm thư hùng kiếm này là Can Tương và Mạc Gia. Vua Hạp Lư đòi ông phải dâng kiếm báu, ông đưa thanh Can Tương. Nhưng Hạp Lư sau đó đòi nốt thanh Mạc Gia. Ông khóc ròng vì coi thanh kiếm này như vợ mình. Khi quân lính đến, bỗng thanh Mạc Gia biến thành con rồng xanh cõng Can Tương bay vụt lên trời. Khi nước Ngô bị tiêu diệt, thanh Mạc Gia biến mất. Sau đó 600 năm, tể tướng nước Tần là Trương Hoa bỗng thấy ở huyện Phong Thành có ánh kiếm quang rực rỡ, sai một nhà địa lý giỏi bậc nhất thời đó là Lôi Hoàn đến Phong Thành tìm hiểu nguyên nhân. Lần theo mạch đất, Lôi Hoàn tìm được một hộp đá, bên trong là hai thanh bảo kiếm ghi chữ Can Tương và Mạc Gia. Lôi Hoàn giấu đi thanh Can Tương, chỉ dâng lại thanh Mạc Gia cho Trương Hoa mà thôi. Một hôm khi hai người đi thuyền trên sông, bỗng hai thanh kiếm đeo trên người bị tuột ra rơi xuống sông. Trương Hoa vội cho thợ lặn xuống tìm kiếm báu. Lặn qua tầng nước, thợ lặn sợ mất vía khi thấy dưới lòng sông có đôi rồng đang vểnh râu nhìn mình. Hai thanh bảo kiếm Can Tương và Mạc Gia từ đó coi như bị mất tích.


Ngay ở thời hiện đại, khi mà kiếm đã có trở thành một loại vũ khí thô sơ nếu so với súng đạn thì những nghệ nhân rèn kiếm vẫn luôn được coi trọng. Trần Thiên Dương là nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng hiện sống ở Đài Loan. Ông nổi tiếng vì những nguyên tắc “không bán kiếm cho kẻ có lai lịch bất minh”, “không bán kiếm cho kẻ rởm đời, hãnh tiến”, “không bán kiếm cho kẻ hung hăng”. Trong lần tranh cử tổng thống Đài Loan năm 1996, cả bốn ứng cử viên tổng thống đều đến nhà ông mua kiếm để làm vật tượng trưng bảo vệ công lý.


Số phận của những thanh bảo kiếm


Những thanh bảo kiếm cũng gắn liền với những thăng trầm và biến thiên của lịch sử. Có những thanh bảo kiếm đã biến mất nhưng có những thanh kiếm lưu lạc đi khắp nơi và tạo thành những truyền thuyết khác. Tương truyền thanh Long Tuyền kiếm sau này đã lọt vào tay của Cao Biền, khi sang cai trị nước ta ông đã mang theo và tìm long mạch để chôn. Tại địa giới của hai nước Ngô-Việt thời Xuân Thu, rất nhiều thanh kiếm đã được các nhà khảo cổ tìm thấy như kiếm của Hạp Lư, của Phù Sai ở Tương Dương, Hồ Bắc và thanh Cô phát nhàn phản kiếm của thái tử nước Ngô. Năm 1965 tại Giang Lăng, người ta đào được thanh kiếm Việt vương chân câu trên đó có khắc tám chữ: Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm (Kiếm của Việt vương Câu Tiễn tự làm ra để sử dụng). Ngoài kiếm người ta còn thấy một thanh mâu cũng đề chữ: Ngô vương Phù Sai tự tác dụng tạc. Tại Lã Vọng Sơn tỉnh Hồ Bắc, người ta đã tìm thấy thanhTrạm Lư. Các nhà khoa học thấy rằng thanh kiếm này đã được mạ crom (hợp chất chống gỉ) và theo kiểm tra phóng xạ thì thanh Trạm Lư có 9 nguyên tố hoá học khác nhau. Sau hơn hai ngàn năm, thanh Trạm Lư vẫn sáng bóng và sắc như nước. Một thanh kiếm khác cũng được tìm thấy ở khu khảo cổ này là thanh kiếm Tê Lợi (tương truyền là do vợ của Can Tương là Mạc Gia đúc thành). Soi phóng xạ thanh Tê Lợi, người ta thấy trong thanh kiếm này còn có chất wolfram, một chất hiếm mà cho đến mãi sau này người châu Âu mới tìm ra.


Những thanh bảo kiếm đã trở thành một phần của lịch sử võ học Trung Hoa, và đâu đó qua từng thanh kiếm ta cũng thấy được phần nào lịch sử bể dâu của một thời tạo thành số phận của mỗi thanh bảo kiếm.
__________________
không sợ muộn. chỉ sợ không gắng cho kịp
sống ở đời phải biết mình là ai!

[img]http://i3.tinypic.com/wi1phz.gif[/img]
Forever is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Forever vì bạn đã đăng bài:
LiaittimiYUHHBNMK (29-12-2014)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
hay hay Forever ..:: CLB Văn Thơ ::.. 0 20-12-2006 02:00 AM
Nên học nền giáo dục Mỹ những điểm nào nhk ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 3 08-12-2006 12:15 PM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:22 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps