Thế giới thực dụng, cảm nhận văn học cũng thay đổi!
"Chặt hết trúc Nam Sơn cũng không ghi đủ tội ác, tát cạn biển Nam Hải cũng không rửa sạch tanh hôi..." Dưới góc độ văn học thì phải nó là văn hay như tiên đế... Nhưng thời hiện đại là thời của thông tin, cái gì cũng suy đoán thành thông tin cả. Cho nên người đọc sẽ bảo:
- Vậy thì túm lại bọn giặc nó ác như thế lào?
Thời của net, thời của báo giấy nhanh cấp kỳ, thời của sóng điện từ, thời của iphone, thời của ipad. Cái gì cũng túm lại, cái gì cũng dồn nén lại, sao cho nhỏ gọn nhất, tất cả đều chuyển hóa thành dạng thông tin. Vậy nên người đọc sẽ lại hỏi:
- Rằng hay thì thật là hay, nhưng mà túm lại nó độc ác là thế lào?
Vấn đề này lại lặp đi lặp lại. Vậy nên văn học trở nên bị ruồng rẫy, văn học là mở mang tâm hồn, văn học là chân trời của tưởng tượng, văn học để mà thi vị hóa cuộc sống đã dần trở lên bị thực dụng hóa. Con người ngày càng trở nên teo hóa các dạng ngôn ngữ, và bị suy thoái về cảm thụ văn học vì nhịp điệu cuộc sống ngày càng trở nên vội vã. Hằng ngày phải ngấu nghiến một đống chữ để mà hấp thụ thông tin. Vậy nên cái gì cũng quy đổi thành giá trị thông tin. Cuối cùng thì khi đọc văn học, thói quen chuyển hóa thành thông tin cũng trở nên thôi thúc. Đọc cái khỉ mẹ gì cũng hỏi:
- Vậy túm lại là cái quái gì?
Đọc cái khỉ gì cũng cũng vội vã, lướt lướt... để mà cố gắng coi cho được cái đoạn kết. Thử hỏi văn học rồi sẽ đi đâu? Kết cục của văn học ngày càng trở nên bi thảm. Và có khi chừng chục năm sau, văn hay là văn ngày càng ngắn, đọc ù cái là tới cái kết. Còn những văn dài dòng tí thì trở nên thứ gì đó sến đặc, câu chữ nhăng nhít, lăng quăng, ù tai, chả truyền tải thông tin cái cóc khỉ gì cả!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Ðề: Thế giới thực dụng, cảm nhận văn học cũng thay đổi!
văn học sẽ còn tồn tại lâu dài, thấy người ta xếp hàng chờ mua sách tì biết]
chỉ có ở VN không ai xem văn học ra gì cứ với cái gì cũng đem bình luận, phân tích cái gì cũng đòi hỏi thông tin, giáo dục mới có kiểu thực dụng đó thôi,
tóm lại cần thông tin thì .. lên net cần văn học thì đọc sách
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Ðề: Thế giới thực dụng, cảm nhận văn học cũng thay đổi!
Trích:
Nguyên văn bởi TheDeath
"Chặt hết trúc Nam Sơn cũng không ghi đủ tội ác, tát cạn biển Nam Hải cũng không rửa sạch tanh hôi..." Dưới góc độ văn học thì phải nó là văn hay như tiên đế... Nhưng thời hiện đại là thời của thông tin, cái gì cũng suy đoán thành thông tin cả. Cho nên người đọc sẽ bảo:
- Vậy thì túm lại bọn giặc nó ác như thế lào?
Thời của net, thời của báo giấy nhanh cấp kỳ, thời của sóng điện từ, thời của iphone, thời của ipad. Cái gì cũng túm lại, cái gì cũng dồn nén lại, sao cho nhỏ gọn nhất, tất cả đều chuyển hóa thành dạng thông tin. Vậy nên người đọc sẽ lại hỏi:
- Rằng hay thì thật là hay, nhưng mà túm lại nó độc ác là thế lào?
Vấn đề này lại lặp đi lặp lại. Vậy nên văn học trở nên bị ruồng rẫy, văn học là mở mang tâm hồn, văn học là chân trời của tưởng tượng, văn học để mà thi vị hóa cuộc sống đã dần trở lên bị thực dụng hóa. Con người ngày càng trở nên teo hóa các dạng ngôn ngữ, và bị suy thoái về cảm thụ văn học vì nhịp điệu cuộc sống ngày càng trở nên vội vã. Hằng ngày phải ngấu nghiến một đống chữ để mà hấp thụ thông tin. Vậy nên cái gì cũng quy đổi thành giá trị thông tin. Cuối cùng thì khi đọc văn học, thói quen chuyển hóa thành thông tin cũng trở nên thôi thúc. Đọc cái khỉ mẹ gì cũng hỏi:
- Vậy túm lại là cái quái gì?
Đọc cái khỉ gì cũng cũng vội vã, lướt lướt... để mà cố gắng coi cho được cái đoạn kết. Thử hỏi văn học rồi sẽ đi đâu? Kết cục của văn học ngày càng trở nên bi thảm. Và có khi chừng chục năm sau, văn hay là văn ngày càng ngắn, đọc ù cái là tới cái kết. Còn những văn dài dòng tí thì trở nên thứ gì đó sến đặc, câu chữ nhăng nhít, lăng quăng, ù tai, chả truyền tải thông tin cái cóc khỉ gì cả!
Cảm nhận văn học thay đổi theo từng thời kỳ và từng đối tượng cảm nhận, chứ không thay đổi theo thế giới thực dụng!
Ngày xửa ngày xưa, Lê Lợi chống Minh. Để diễn tả tội ác bọn giặc, trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết: "Chặt hết trúc Nam Sơn cũng không ghi đủ tội ác, tát cạn biển Nam Hải cũng không rửa sạch tanh hôi..." Thời điểm viết bản thiên cổ hùng văn này là vào năm 1428, đối tượng ông Nguyễn Trãi muốn hướng đến là các nhân sĩ trong thiên hạ - những người theo nền nho học và cảm thụ Hán văn.
Do đó, đối tượng cảm nhận là những người yêu nước và thời điểm cảm nhận: Nho giáo đang thịnh hành và Hán ngữ đang sử dụng. Mà như anh TD thấy rồi đó, trong Hán Văn, người viết thường hay sử dụng phép liên tưởng: dùng một sự việc, hình ảnh này để diễn tả một sự việc, hình ảnh khác! Người cảm nhận thấy thế và tâm đắc!
Đến giai đoạn ngày hơi xưa, thời kỳ chống Pháp. Sau khi chữ Quốc ngữ ra đời, văn học có những bước chuyển mình từ Nho văn sang Tây văn. Tất nhiên ngày ấy các cụ bám chặt lấy tư tưởng phong kiến đã thản thốt lên rằng: "Tụi trẻ bây giờ nó Tây quá, đọc văn của tụi nó thấy khó chịu quá!"
Bởi vì, đối tượng cảm nhận thời điểm này đã thay đổi: Họ là những người đang hấp thụ văn hoá phương Tây.
Trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước (Vd: thời kỳ chống Mỹ), đã định hình đối tượng cảm nhận và người viết đã hướng đến đối tượng cảm nhận, cho phù hợp với trách nhiệm thực tại: Đâu ai có thể viết, "Buổi trước riêng ai dưới nắng đào, nhìn cô tui muốn hỏi vì sao?" mà viết là: "Anh đang mùa hành quân. Pháo lăn dài chiến dịch...Bục giảng dưới hầm sâu, em cũng là chiến sĩ"; Đang chiến tranh mà đứng ngoài cánh đồng đầy nắng - thơ mộng rồi hỏi mãi "Vì sao???" là trúng bom của B52 à nha!
Do đó, đối tượng cảm nhận đã thay đổi theo thời kỳ, nên người viết phải phù hợp để họ cảm nhận. Văn chương vẫn mang một trách nhiệm cao cả của nó: Là truyền tải văn hoá, thông điệp...
Hiện tại, thời kỳ công nghiệp hoá - ipod, iphone, ipad...Đang thịnh hành một đối tượng cảm thụ mới so với trước đây. Văn chương vẫng mang trong mình những thông điệp tình cảm của một thế hệ tiên tiến nhất:
Giá như anh có thể ấn Ctrl Z
Giá như anh có thể ấn Ctrl Z Để Undo những gì đã xảy ra
Ngay cả những lập trình viên quốc tế
Còn có thể mắc lỗi nữa là...
Giá như anh có thể ấn Ctrl ZMột lần, chỉ đúng một lần thôi.
Anh sẽ Debug những lỗi lầm đáng ghét
Em sẽ hiểu anh đâu phải thằng tồi.
Giá như anh có thể ấn Ctrl Z
Thì khi này anh đã ở bên em
Chứ đâu phải cô đơn ngồi quét
Những con Virus đang tràn ngập trái tim.
Nhưng anh không thể ấn Ctrl Z
Trong phần mềm có tên gọi là Tình yêu
Chỉ có thể chọn Continue hay Exit
Và tất nhiên anh chưa muốn xa em.
Hãy hiểu cho lòng anh em nhé
Và xin em, hãy rộng mở lòng emKhi mã nguồn trái tim không còn đóng
Anh sẽ viết lên đó dòng tên anh.
Do đó, cho dù thế giới thực dụng, cảm nhận văn học chỉ phát triển lên một mức độ mới vì đối tượng cảm nhận là những người tiếp cận công nghệ cao. Người ta vẫn thích nghe, thích đọc, chứ không lúc nào cũng: "Túm lại thế này thế kia" trừ khi mình dài dòng trong lúc người ta đang bận!
__________________
Khi chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên...
thay đổi nội dung bởi: TTKK, 10-07-2010 lúc 11:15 AM.