nghề giáo có bạc bẽo hok ta, sao nhìu người chuyển ngành thế cơ chứ
cũng là người được đứng trên bục giảng nên em hiểu hết mọi cảm xúc của thầy cô.
Nhưng hôm qua ngồi chat với mấy cô từng dạy hồi trước thì buồn vô cùng, mấy cô chuyển ngành.Không phải một người, mà tới ba bốn người luôn
Mấy cô tâm sự rằng học sinh đời bây giờ hỗn lắm, coi thầy cô hok ra kí lô nào hết á (không phải là tất cả, chỉ vài đứa hà),đọc báo thấy có mấy trường hợp thầy cô đang dạy thì bị học sinh xông lên đánh bầm dập vì lý do lãng xẹt- cho điểm kém vì hok thuộc bài, rồi bao nhiêu chuyện khác nữa, nào là cho điểm thấp PH đi kiện, dạy hok hay thì Hs chê, lạnh lùng quá thì Hs lại ghét, còn nếu mà gần gũi quá thì HS nói là lợi dụng, nếu mà dữ quá thì chúng đâm đơn xin đổi giáo viên hay gì đó đại loại như thế. Nhưng cái chính ở đây đó là lương cho giáo viên quá ít, mấy sinh viên mới ra trường không đủ trang trải chi phí cho bản thân nữa huống chi báo hiếu cho cha mẹ. Thế là đành phải chuyển ngành và không còn mặn mà với nghề nữa, mà nếu có làm thì chỉ cho có lệ nên chất lượng GD của nước ta ngày càng đi xuống. Hy vọng Bộ hãy có những biện pháp để giúp đỡ những người đưa đò để họ không bỏ ngành bỏ nghề và yên tâm trồng người. Riêng những thầy cô nào mún chuyển ngành chuyển nghề thì hãy tìm hiểu nguyên nhân để giúp họ giả quyết và tiếp tục công việc.
Hix, em hổng muốn nhìn thấy cảnh này nữa
Ðề: nghề giáo có bạc bẽo hok ta, sao nhìu người chuyển ngành thế cơ chứ
Nghề giáo bây giờ giàu lắm, bạc bẻo gì em à.
Mình biết một ông thầy mới mua chiếc honda civic chiều chiều chở con đi dạo phố kìa.
Mình biết có một cô giáo dạy văn cấp 3 nuôi đứa con du học Mỹ nè.
Mình biết rất nhiều giáo viên ở nhà lầu đi xe hơi hok hà. Nói đi cũng nói lại rất nhiều Thầy cô ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn lắm. Nếu có bác nào xem khai giảng trường Ams, trường Minh Khai không khỏi giật mình cái hồ bơi ở trường Ams và cái bồn hoa của trường MK chắc xây được ít nhất 1 phòng học ở Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Cho nên giáo viên dạy ở TH, VH sao bằng giáo viên ở Ams hay MK. Nói vậy để cho thấy sự bạc bẻo của cuộc sống chứ nghề giáo hok có bạc bẻo.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Ðề: nghề giáo có bạc bẽo hok ta, sao nhìu người chuyển ngành thế cơ chứ
Đúng là học sinh bây giờ mất dạy quá, chậc chậc ! Tốt nhất là đuổi học tụi nó hết đi, ai ngoan hiền thì mới cho học.
Mà nếu đuổi hết thì còn ai mà đi học nữa hả trời, vì học sinh học kém thì nhiều quá trời, chiếm gần 90%.........
thay đổi nội dung bởi: phanbo, 07-09-2010 lúc 06:40 PM.
Ðề: nghề giáo có bạc bẽo hok ta, sao nhìu người chuyển ngành thế cơ chứ
hix, hổng biết tương lai của mấy thầy cô sao nữa. Ai cũng nản hết thì còn ai làm cái nghề mà được cho là rất cao quý này. chỉ một trong hai thôi chị HCV, ko có cái lửng lửng, mà người có ý định xin nghỉ là người chung lớp với chị hồi ĐH á
Re: nghề giáo có bạc bẽo hok ta, sao nhìu người chuyển ngành thế cơ chứ
Nghề giáo không phải ai cũng do yêu quý mà làm. Có khi là do học dở, rớt hết mấy trường kia mới vào. Có khi do nhà nghèo, không đủ tiền học trường khác, trường sư phạm được miễn phí nên học. Có khi do gia đình có gốc gác bên giáo dục nên muốn con cái học, sau này có lợi thế. Có khi, nhà giàu quá rồi, có nghề giáo là nhàn nhã, lại phù hợp với con gái, thế là theo học. Có khi, chỉ vì người yêu học sư phạm nên muốn học chung!?
Theo mình thì không có nghề gì là cao quý hay không cao quý. Tự cho mình là cao quý rồi lại cảm thấy cái cao quý đó xúc phạm.
Để tránh làm buồn lòng những người làm nghề giáo mình có thể kể thêm một ngành khác, ví dụ như ngành y. Cũng vậy thôi, tự cho mình những sứ mạng cao cả để rồi cảm thấy sứ mạng đó là xa vời.
Ngành chính trị là một ví dụ khác nữa, cho mình là mẫu dân thiên hạ rồi lại than trách sao mình lại không được như thế.
Theo mình, mô hình người bán- khách hàng là mẫu mực nhất! Hãy xem như những đối tác bình đẳng và cư xử với nhau như khách hàng. Giáo viên xem học sinh là khách hàng, bác sĩ xem bệnh nhân là khách hàng, quan chức xem người dân là khách hàng... Bởi một điều đơn giản, tiền nuôi sống (hay lý do cho công việc của họ) đến từ khách hàng.
Ðề: nghề giáo có bạc bẽo hok ta, sao nhìu người chuyển ngành thế cơ chứ
Mấy em hs ở các vùng sâu vùng xa vậy chứ sống có cảm tình lắm, coi thầy cô như cha mẹ vậy á. Tới 20/11, nhà thì nghèo hok có tiền mua quà tặng thầy cô nên tụi nó lội xuống đầm hái sen tặng, quần cáo lắm lem thì chúng cười rất hồn nhiên, nhìn cái mạt ngây thơ lúc đó của tụi nó mà nước mắt tuôn xuống hoài hà. Tuy vậy nhưng ý nghĩa lớn lắm. Còn trên tp, tới ngày đó ba mẹ chúng tất tả chạy hềt tiệm này đến cửa hàng nọ mua những thứ đắt tiền nhất chỉ để... lấy lòng gv. Nhưng ai thèm mấy thứ đó. Làm nghề này thì mình phải hi sinh rất nhiều nhưng chỉ nhận lại được hai chử: "bạc bẽo". Vì đằng sau những thứ quà sang trọng ấy ko phải là sự biết ơn thầy cô, mà nó là sự hối lộ trắng trợn. Cho quà hok nhận thì đồn đại là quà ít quà nhiều,là "chảnh" cho mà nhận thì nói là mê tiền...
Hix, nhận cũng có tội mà hok nhận cũng có tội.
Thầy cô đi dạy hok phải để nhận những thứ đó, mà là để nhận lại một chữ thôi "TÂM", nhưng thấy hiém có người nào coi trọng nghề này, chê lương ít, ngại khó, ngại khổ mà bỏ nó.
ước gì hok còn chuyện thầy cô bỏ nghề nữa há. Học sinh ngoan hơn há...
Ðề: Re: nghề giáo có bạc bẽo hok ta, sao nhìu người chuyển ngành thế cơ chứ
Trích:
Nguyên văn bởi phanphuong
Nghề giáo không phải ai cũng do yêu quý mà làm. Có khi là do học dở, rớt hết mấy trường kia mới vào. Có khi do nhà nghèo, không đủ tiền học trường khác, trường sư phạm được miễn phí nên học. Có khi do gia đình có gốc gác bên giáo dục nên muốn con cái học, sau này có lợi thế. Có khi, nhà giàu quá rồi, có nghề giáo là nhàn nhã, lại phù hợp với con gái, thế là theo học. Có khi, chỉ vì người yêu học sư phạm nên muốn học chung!?
Theo mình thì không có nghề gì là cao quý hay không cao quý. Tự cho mình là cao quý rồi lại cảm thấy cái cao quý đó xúc phạm.
Để tránh làm buồn lòng những người làm nghề giáo mình có thể kể thêm một ngành khác, ví dụ như ngành y. Cũng vậy thôi, tự cho mình những sứ mạng cao cả để rồi cảm thấy sứ mạng đó là xa vời.
Ngành chính trị là một ví dụ khác nữa, cho mình là mẫu dân thiên hạ rồi lại than trách sao mình lại không được như thế.
Theo mình, mô hình người bán- khách hàng là mẫu mực nhất! Hãy xem như những đối tác bình đẳng và cư xử với nhau như khách hàng. Giáo viên xem học sinh là khách hàng, bác sĩ xem bệnh nhân là khách hàng, quan chức xem người dân là khách hàng... Bởi một điều đơn giản, tiền nuôi sống (hay lý do cho công việc của họ) đến từ khách hàng.
Móa ơi! Bác PP này càng ngày càng triết lý gớm! Khoái cái triết lý này của bác rồi đấy!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!