Các thông tin này được lấy từ E-book của bạn Hòa (Xin chào bạn, mình là Nguyễn Trọng Hòa, sinh viên khóa 06 của ngành Điện tử-Viễn thông trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Bạn có thể liên lạc với mình qua email: [Đăng nhập để xem liên kết. ] hay cell phone: 093.848.8989). Tr.Giang thấy bổ ích nên đăng lên cho các bạn tham khảo... Bản quyền vẫn là của tác giả. Về nội dung thì các anh chị em ta khi cần nên kiểm tra, cập nhật nhe...
****
Ước mơ được du học, được tiếp tục học hỏi và vươn lên là ước mơ tốt đẹp. Hiện nay, số lượng học sinh - sinh viên Việt Nam đi du học ngày càng đông và tăng nhanh. Để tiện cho các bạn tham khảo về văn hóa, đời sống sinh hoạt, học phí của các nước, hay những bí kíp của những du học sinh đi trước, bạn Nguyễn Trọng Hòa gửi tặng bạn đọc e-book này, với các bài viết được lấy từ các trang web cung cấp thông tin du học...
thay đổi nội dung bởi: Tr.Giang, 26-02-2008 lúc 11:00 PM.
Trong số các nước phát triển nói tiếng Anh, Vương quốc Anh là quốc gia có truyền thống giáo dục hoàng gia lâu đời và chuẩn mực nhất với lịch sử gần 800 năm. Đây là chiếc nôi của Anh ngữ và là quê hương của những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới: Oxford và Cambridge.
Đi sau Việt Nam 7 giờ, Vương quốc Anh – gồm 4 xứ England, Scotland, North Ireland và Wales – thật ra không lạnh như đa số vẫn nghĩ mà có khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình không dưới -10 độ C vào mùa đông ở Luân Đôn. Hơn 800.000 sinh viên quốc tế hiện đang học tập tại Vương quốc Anh – một con số kỷ lục thế giới. Các khóa học tại đây đặc biệt ngắn hơn tại các quốc gia khác, chẳng hạn như học lấy bằng cử nhân danh dự (Bachelor Honours) chỉ mất 3 năm, còn học thạc sĩ (Master) chỉ mất 1 năm – ngay cả đối với bằng MBA.
Thành phố: Luân Đôn, Oxford, Cambridge, Brighton and Hove, Edinburgh và các thành phố khác.
Thời điểm nhập học:
- Anh văn: Khai giảng khóa mới hàng tháng
- Trung học: Tháng 9 và tháng 1 hàng năm
- Cao đẳng, Đại học, Sau Đại học: Tùy theo từng trường, học kỳ 1 bắt đầu vào tháng 9. Học sinh quốc tế có thể nhập học vào nhiều đợt trong năm.
- Đặc biệt, du học sinh trên 16 tuổi được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần trong kỳ học và làm việc cả ngày trong kỳ nghỉ. Thu nhập làm thêm có thể giúp sinh viên trang trải gần như toàn bộ chi phí sinh hoạt tại Vương quốc Anh.
Canada là một quốc gia ổn định, an toàn và hòa bình, 9 năm liền được Liên Hiệp Quốc xếp hạng là nước có cuộc sống lý tưởng nhất trong số 173 quốc gia toàn cầu. Các thành phố của Canada tuyệt đối sạch sẽ với hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới. Là một nước đa văn hóa sử dụng hai thứ tiếng Anh và Pháp và có hệ thống giáo dục tương tự Mỹ, Canada đứng đầu thế giới về các chương trình đào tạo ngôn ngữ thứ hai và đã thu hút 175.000 du học sinh quốc tế theo học tất cả các cấp: Trung học, Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học.
Đi sau Việt Nam 13-15 giờ, Canada có khí hậu khá lạnh. Xứ sở Canada thân thiện và mến khách đã đón tiếp ngày càng nhiều học sinh Việt Nam đến du học nhờ vào chính sách khuyến khích du học của chính phủ: từ đầu năm 2004 Canada đã thành lập Phòng Visa tại Tp Hồ Chí Minh để trực tiếp xét hồ sơ visa của du học sinh ngay tại Việt Nam.
Tiểu bang: Vancouver, Toronto và các tỉnh bang khác.
Thời điểm nhập học:
- Anh văn: Khai giảng khóa mới hàng tháng
- Trung học: Tháng 1 và tháng 9 hàng năm
- Cao đẳng, Đại học, Sau Đại học: Tuỳ theo từng trường, học kỳ 1 bắt đầu vào tháng 9.
Đi sau Việt Nam trung bình 13-15 giờ tùy theo tiểu bang, Mỹ hiện là quốc gia được học sinh Việt Nam quan tâm nhiều nhất cho việc đi du học do số lượng cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Mỹ rất lớn – trên 1 triệu người.
Điều kiện nhập học vào các trường tại Mỹ khá linh động so với các quốc gia khác, nên học sinh tốt nghiệp trung học Việt Nam có thể xin nhập học trực tiếp vào các trường Cao đẳng cộng đồng hoặc Đại học mà không cần phải học Dự bị Đại học.
Tiểu bang: Hầu hết các tiểu bang trên toàn nước Mỹ.
Thời điểm nhập học:
- Trung học: Tháng 9 hàng năm
- Cao đẳng, Đại học, Sau Đại học: Tùy theo trường, học kỳ một khai giảng tháng 9 hàng năm.
- Trong năm đầu tiên du học sinh chỉ được làm việc trong khuôn khổ trường cao đẳng, đại hoc mình đang học. Sau đó du học sinh phải xin Sở Di trú để được phép làm việc bên ngoài. Du học sinh chỉ được phép làm việc ngoài giờ học, với thời gian tối đa 20 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Đi trước Việt Nam 3 giờ đồng hồ, Úc là quốc gia có khí hậu ôn hòa, rất phù hợp với người Việt Nam, và cũng là quốc gia có số người Việt Nam sinh sống khá đông: 150.000 người, chỉ sau Mỹ.
Với hệ thống giáo dục linh động có nhiều hình thức chuyển đổi giữa các loại bằng cấp, Úc hiện nay đã nhận những học sinh giỏi Việt Nam vào học thẳng đại học mà không đòi hỏi phải học Dự bị Đại học, đồng thời một số trường đại học đã cho phép miễn giảm tín chỉ đối với những sinh viên đã học một phần chương trình đại học tại Việt Nam.
Tiểu bang: Hầu hết các tiểu bang của nước Úc như Melbourne, Sydney, Queensland, Perth, Brisbane.
Thời điểm nhập học:
- Anh văn: Khai giảng khóa mới hàng tháng
- Trung học: Một năm có 4 học kỳ. Học kỳ một cuối tháng 1.
- Cao đẳng, đại học, sau đại học: Tùy theo từng trường, đa số các trường khai giảng 2 lần trong năm. Học kỳ 1 vào tháng 2.
- Tương tự Vương quốc Anh, du học sinh trên 16 tuổi được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần trong kỳ học và làm việc cả ngày trong kỳ nghỉ. Thu nhập làm thêm có thể giúp sinh viên trang trải gần như toàn bộ chi phí sinh hoạt tại Úc.
Các website về thông tin xin visa và xuất nhập cảnh vào Úc:
Chỉ với 3 triệu dân nhưng là 1 trong 4 con rồng châu Á về kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh của nền giáo dục Vương quốc Anh, Singapore đã phát triển vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục trong 20 năm qua. Singapore không chỉ trở thành tổng hành dinh khu vực châu Á của những tập đoàn kinh tế khổng lồ như Shell, P&G… mà còn thu hút những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới đến mở cơ sở dạy học tại đây, như Đại học Stanford, Massachusett Institute of Technology (Mỹ), Insead (Pháp)… . Đây cũng là cửa ngõ để sinh viên quốc tế rèn luyện Anh ngữ, sau đó có thể chuyển tiếp sang học đại học và sau đại học tại Mỹ, Úc, Anh…
Trong năm 2004 Singapore đã miễn visa nhập cảnh cho du khách Việt Nam, đồng thời cũng tạo điều kiện rất dễ dàng và nhanh chóng để học sinh Việt Nam xin visa vào Singapore du học. Chính phủ Singapore còn khuyến khích giáo dục bằng chương trình cho vay tiền học của Bộ Giáo dục, lên đến 75-80% học phí học Cao đẳng, Đại học.
Thời điểm nhập học:
- Anh văn: Khai giảng khóa mới hàng tháng
- Trung học: Một năm có 3 học kỳ. Học kỳ 1 khai giảng tháng 2.
- Cao đẳng, đại học, sau đại học: Tuỳ theo từng trường, học kỳ 1 vào tháng 2.
New Zealand nằm ở múi giờ đầu tiên của thế giới, là nước láng giềng thân cận nhất của Úc và đi trước Việt Nam 5 giờ đồng hồ. Đảo quốc xinh đẹp này sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, chịu ảnh hưởng nhiều của nền giáo dục Anh quốc. Đất nước hiện đại, hòa bình và an ninh, chi phí sinh hoạt hợp lý, New Zealand đã thu hút ngày càng nhiều du học sinh tham gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng và trung học.
Các thành phố: Auckland, Dunedin, Christchurch, Wellington.
Thời điểm nhập học:
- Anh văn: Khai giảng khóa mới hàng tháng.
- Trung học: Một năm có 2 học kỳ, tháng 1 và tháng 7. Học kỳ một vào tháng 1.
- Cao đẳng, đại học, sau đại học: Một năm có 2 học kỳ, tháng 1 và tháng 7. Học kỳ một khai giảng tháng 1.
- Du học sinh được phép làm thêm ngoài giờ 15 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Đất nước Thụy Sỹ xinh đẹp, hòa bình và thịnh vượng nằm ở trung tâm châu Âu. Thụy Sỹ giáp ranh Đức, Pháp và Ý và có 3 vùng sử dụng các ngôn ngữ chính là tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Ý. Thụy Sỹ nổi tiếng trên thế giới về vẻ đẹp của nó, những ngọn núi, hồ và thung lũng, những thành phố hiện đại và các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao như sôcôla, đồng hồ, hệ thống ngân hàng và trên hết tất cả là dịch vụ cao cấp trong ngành khách sạn du lịch
Thủ đô: Bern City
Các thành phố chính: Zürich, Basel, Geneva, Bern, Lausanne
Thời tiết và khí hậu:
Mùa xuân ở Thụy Sỹ thì mát và ẩm ướt, tháng Tư nổi tiếng về sự thay đổi thời tiết nhanh và thường xuyên. Mùa hè thường ấm và khô với nhiệt độ cao nhất là 35°C (95°F). Mùa thu khí hậu khô nhưng mát mẻ. Nhiệt độ sẽ hạ xuống nhiều vào tháng 9 hoặc tháng 10. Mùa đông lạnh và khô, nhiệt độ có thể dưới 0oC, đặc biệt là về đêm.
Chi phí sinh hoạt của sinh viên quốc tế
Thực phẩm và chi phí cá nhân: 800 – 850 Francs Thụy Sỹ / tháng
Tiền thuê nhà: 400 - 600 Francs Thụy sỹ / tháng
Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội: 150 – 300 Francs Thụy sỹ / tháng
Sách vở: 100 Francs Thụy Sỹ / tháng
Hệ thống giáo dục
Giáo dục phổ thông:
Mẫu giáo: 2 năm
Tiểu học: 6 năm
Trung học: 3 năm
Tổng cộng: 11 năm
Giáo dục bậc cao
Học nghề: 2-4 năm
Cao đẳng: 1 năm
Đại học: 4.5 năm
Thạc sĩ: 1 năm
Thông tin về hệ thống Giáo dục Thụy Sỹ: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
HTMi là tru?ng Qu?n tr? Khách s?n và Du l?ch qu?c t? ch?t lu?ng cao v?i hon 300 sinh viên ang
theo h?c chuong trình C? nhân và Th?c si n t? 22 qu?c gia trên th? gi?i. B?ng c?p c?a HTMi c
c?p b?i các tru?ng i h?c hang u c?a Anh qu?c – Ð?i h?c Ulster (Chuong trình C? nhân), và Ð?i
h?c Queen Margaret (Chuong trình Th?c si).Ngòai ra, HTMi có chuong trình chuy?n ti?p sang M?,
Anh và Canada hoàn t?t nam cu?i i h?c.
Co h?i tuy?t v?i khi h?c t?i HTMi:
B?t u m?t ngh? h?p d?n trong ngành du l?ch và khách s?n qu?c t?.
Có b?ng C? nhân và Th?c si c qu?c t? công nh?n.
H?c qu?n lý khách s?n trong môi tru?ng khách s?n th?c th? - m?t cách h?c c?a Th?y s? c bi?t n trên toàn th? gi?i.
T?p hu?n qu?n lý th?c t? tru?c khi t?t nghi?p.
Th?c t?p t?i các khách s?n ? Th?y S? v?i m?c luong cao.
Thông th?o ti?ng Anh và có ki?n th?c n?n t?ng v? ti?ng Ð?c và Pháp.
H? tr? tìm vi?c làm cho sinh viên qu?c t? sau khi t?t nghi?p.
H?c phí h?p lý t?i Th?y S?.
Hà Lan là một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới nhưng có nhiều nền văn hóa lâu đời. Được xem là trung tâm của châu Âu, Hà Lan luôn mở rộng cửa để đón chào sinh viên thế giới đến học tập và tìm hiểu xứ sở của hoa tulip.
Thông tin chung
Dân số: 16.3 triệu nguời.
Thông tin chi tiết về thống kê dân số quốc gia Hà Lan : [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thủ đô: Amsterdam
Các thành phố chính: Hague, Leeuwarden,…
Thông tin chi tiết về lãnh thổ Hà Lan:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thời tiết và khí hậu:
Khí hậu ẩm. Mùa hè ấm và thời tiết luôn thay đổi nhưng hiếm khi nào trời nóng. Mùa đông lạnh và thỉnh thoảng có tuyết. Mưa phùn thường xuất hiện suốt cả năm. Hoa tulip thường nở vào tháng 5.
Thông tin chi tiết về thời tiết và khí hậu: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Múi giờ:
Tùy khu vực và tùy theo từng mùa, thông thường thì giờ Hà Lan đi sau giờ Việt Nam 06 tiếng.
Thông tin về múi giờ của Hà Lan [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Văn hóa
Những nơi nổi tiếng và các hoạt động văn hóa: [Đăng nhập để xem liên kết. ] [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Giá cả sinh hoạt của sinh viên quốc tế
Chi phí sinh hoạt trung bình cho một sinh viên nước ngoài khi theo học tại Hà Lan khoảng EU700-1,000/tháng bao gồm cả tiền học, tiền thức ăn, thuê nhà, quần áo, giải trí, điện thoại, phương tiện vận chuyển , du ngoạn và một số chi phí phát sinh.
Thông tin về chi phí cho sinh viên du học: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thông tin chi tiết về chi phí sinh họat:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Các chương trình giải trí:
Ti vi, phim ảnh, các buổi hoà nhạc, lễ hội săn cá, du ngoạn, thể thao, các câu lạc bộ địa phương…
Thông tin về các chương trình giải trí: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Hệ thống giáo dục
Giáo dục phổ thông:
Tiểu học: 8 năm
Trung Học Cơ Sở: 3 năm
Trung học nâng cao: 3 năm
Tổng cộng: 14 năm
Giáo dục bậc cao:
Cao đẳng đào tạo nghề: 1-2 năm
Đại học: 3-4 năm
Cao học: 1-2 năm
Tiến sĩ: 3-4 năm
Thông tin về hệ thống Giáo dục Hà Lan:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thông tin chi tiết: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Chương trình du học
Đại học
VISA
Các thủ tục cần thiết để xin visa:
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Các câu hỏi thường gặp về vấn đề học tập tại Hà Lan
Trong phân loại ĐH số đặc biệt 2007 của Tuần báo US News and World Report, ĐH Princeton đã vượt qua Harvard để trở thành trường đứng đầu trong 51 ĐH tốt nhất nước Mỹ.
Princeton University là trường đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2007
Như thông lệ hàng năm, Tuần báo Mỹ US News and World Report xuất bản số đặc biệt xếp loại ĐH của Mỹ cả bậc ĐH và sau ĐH. Đây là một trong số rất ít tờ báo của Mỹ tham gia đánh giá giáo dục ĐH.
Ngoài những vấn đề chính trong xu thế phát triển của giáo dục ĐH Mỹ như số lượng nữ sinh viên đông hơn nam sinh viên; sự tiếp nhận sinh viên càng ngày càng khó hơn, nhất là đối với các ĐH hàng đầu; việc tiếp cận các nguồn lực trở nên quyết liệt hơn; số báo đã dành hầu hết các trang để đăng các thông tin cần thiết về từng trường trong số hơn 1.400 ĐH được kiểm định.
Các thông tin chi tiết cả về sự đa dạng sắc tộc, kinh tế, số lượng sinh viên quốc tế theo học, các chương trình phục vụ sinh viên như tư vấn cho sinh viên mới nhập học, thực tập, hướng nghiệp, nghiên cứu, xây dựng cộng đồng học tập, chương trình học kỳ quốc tế, các loại học bổng, và chương trình dạy viết văn ĐH.
Tuy không phải là một đơn vị giáo dục, nhưng những đánh giá của tuần báo này lại rất có giá trị. ĐH được đánh giá theo từng loại trường (trường nghiên cứu cấp quốc gia, trường đào tạo đa ngành đến bậc thạc sĩ, trường đào tạo đến bậc cử nhân, trường cấp vùng). Ngoài ra, các ĐH trong nhóm đầu còn phân chia theo từng tầng (tier), mỗi tầng trên dưới 50 trường.
Giá trị của các đánh giá nằm ở chỗ cách tiến hành nghiên cứu phân loại dựa vào các tổ chức giáo dục có uy tín; các tiêu chí và chỉ báo đánh giá khoa học do các nhà giáo dục có trọng trách tham gia; và cuối cùng, các thông tin cần thiết đều được trình bày rõ ràng cụ thể như loại trường, địa chỉ, văn bằng đào tạo, số lượng sinh viên, ngành học, điểm tuyển chọn, chi phí, khả năng hỗ trợ tài chính.
Do tính đa dạng của các trường, nên sinh viên Mỹ cũng như sinh viên quốc tế thường dựa vào các đánh giá này để xem xét và chọn lựa trường học phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.
Các tiêu chí và chỉ báo đánh giá bao gồm đánh giá chéo (peer assessment) của đội ngũ các nhà quản lý giáo dục như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo và trưởng phòng tuyển sinh, tỉ lệ tốt nghiệp và lưu giữ sinh viên (tỉ lệ sinh viên theo đuổi chương trình học - tính đến 6 năm cho chương trình cử nhân - đến khi tốt nghiệp và tỉ lệ sinh viên còn theo học sau năm thứ nhất), tỉ lệ tốt nghiệp (dự kiến và thực tế), nguồn lực ban giảng huấn (sĩ số lớp có dưới 20 sinh viên, số lớp có trên 50 sinh viên, lương giảng viên, số giảng viên có học vị tiến sĩ, tỉ lệ giảng viên/sinh viên, tỉỷ lệ giảng viên cơ hữu), việc tuyển chọn sinh viên (điểm thi trắc nghiệm năng lực trình độ SAT hay ACT, tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất thuộc nhóm 10% đầu lớp ở trung học, tỉ lệ chấp nhận ứng viên nộp đơn), nguồn lực tài chính (chi phí bình quân trên mỗi sinh viên về đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ và các hoạt động khác), đóng góp của cựu sinh viên (tỉ lệ cựu sinh viên tham gia đóng góp).
Trong 51 ĐH tốt nhất nước Mỹ theo phân loại năm 2007 có 34 trường tư thục, 17 trường công lập (có đánh dấu *), và sự khác biệt giữa các trường trong tốp này thường không lớn. Tất cả đều là đại học nghiên cứu đa ngành. Trong 10 năm qua, các trường hàng đầu này không có sự thay đổi lớn về thứ hạng.