Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Âm nhạc ::..

..:: CLB Âm nhạc ::.. Âm nhạc là cuộc sống

Mười nữ diễn viên

Mười nữ diễn viên

this thread has 1 replies and has been viewed 5915 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
Ngo Tuan Hiep
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Số bài viết: 307
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 38 Times in 25 Posts
Ngo Tuan Hiep
Default

[quote]Mười nữ diễn viên diện trang phục cổ đẹp nhất Trung QuốcPhim dã sử, phim dựng về những câu chuyện thời cổ ở Trung Quốc không còn xa lạ với khán giả Việt Nam. Một trong những điểm thành công của bộ phim này là trang phục cổ. Trong "hằng hà sa số" nữ diễn viên tham gia thể loại phim này, sohu.com đã chọn ra 10 nữ diễn viên diện trang phục cổ đẹp nhất



Trần Hiểu Húc
Lâm Đại Ngọc (Trần Hiểu Húc) trong Hồng Lâu Mộng: Trang phục tôn trọng tác phẩm, tưởng tượng từ tác phẩm, Lâm muội muội trong tác phẩm cũng được mọi người hình dung cũng giống như Lâm Đại Ngọc trong phim ảnh. Trang phục chủ yếu dùng màu tía nhạt, màu hồng nhạt, màu trắng ngà phù hợp với tính u uất, buồn bã của Lâm muội muội truyền được cái mỹ cảm mềm yếu. Nếu so sánh với Liêu trai, mới nhận ra bộ trang phục này quả là tuyệt mỹ.

Thái Bình Công chúa (Trần Hồng) trong Đại danh cung từ: Đây là sự hoa mỹ trong thời kỳ thịnh Đường. Sắc màu trang phục sử dụng gam màu đậm, có sự kết hợp khéo léo giữa các màu tím, màu kim và màu hồng tro, thể hiện được khí chất hoàng gia kiều nữ xuất thiên. Trang phục và hóa trang tinh tế, xử lý môi mắt rất thành công phối hợp với bóng mắt hồng càng tôn vẻ đẹp cao quí của Thái Bình công chúa

Đệ Tam Mộng (Tương Cần Cần) trong Phong vân: Nhà tạo hình đã tưởng tượng cảnh thiên mã phi hành và tính cao quí trong nhân vật. Bản chất của Tương Cần Cần bộc phát một cách hoàn hảo. Nhà tạo hình đã thể hiện được sắc thái thần bí và linh hồn của nhân vật. Bóng mắt được vận dụng màu tím phối hợp với gò má màu hồng tro càng tăng thêm mỹ cảm đặc biệt.

Tiểu Thanh (Trương Mạn Ngọc) trong Thanh xà: Lông mày mềm, đuôi mắt sắc, với môi hồng đỏ, tóc dài thả xõa tung bay như rối, thân người như có thể biến thành mây gió, một thanh xà đầy tình thù. Nhà tạo hình muốn thông qua khuôn mặt được trang điểm đặc biệt để thể hiện nội tâm. Điều này chỉ Trương Mạn Ngọc mới có thể diễn đạt được. Nhà tạo hình Trương Quyền Bình rất thích hợp với Trương Mạn Ngọc, giúp cô hóa thân thành Tiểu Thanh, để lại một tuyệt sắc cho hồng trần.

Tiểu Trác (Vương Tổ Hiền) trong Thanh nữ u hồn 3: Lại là một tác phẩm của Trương Quyền Bình. Tình tiết Thanh nữ u hồn 3 không hay như Thanh nữ u hồn 1, nhưng nhà tạo hình lại bỏ nhiều công sức vào tác phẩm này. Kiểu tóc và hình vũ điệp bắt chước kiểu Nhật Bản. Thần bí mà mỹ cảm. Màu tím được tô đậm trước ngực với chất liệu trang phục mềm mỏng với bộ tóc dài thả bay khiến Vương Tổ Hiền mang đậm vẻ u hồn của nữ nhi thời Thanh.

Tiểu Long nữ (Phạm Băng Băng) trong Thần Điêu hiệp lữ: Một Tiểu Long nữ với trang phục trắng tuyết đầy hiệu quả, Phạm Băng Băng như một tiên nữ phiêu diêu trong gió. Nhà tạo mẫu sử dụng sắc mầu lạnh để trang điểm đã lộ vẻ tuyệt sắc giai nhân. Tuy Tiểu Long nữ Lý Nhược Đan đều được mọi người công nhận, nhưng theo các nhà tạo hình thì Lý Văn Băng càng thắng hơn một bậc
__________________
http://members.aol.com/_ht_a/mattheerat/island.gif
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay - thế cũng vừa.
Ngo Tuan Hiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #2
Hồ sơ
Ngo Tuan Hiep
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Số bài viết: 307
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 38 Times in 25 Posts
Ngo Tuan Hiep
Default

Trích:

Đát Kỷ (Ôn Bích Hà) trong Đát Kỷ Trụ Vương: Tuy mọi người rất ghét nhân vật này nhưng không thể phủ nhận rằng Đát Kỷ đầy gợi cảm và kiều diễm. Một vẻ đẹp yểu điệu, mềm mại và thuần khiết, là vẻ đẹp khiến các trang hảo hán siêu lòng.

Cô Nguyệt đại sư (Trương Bá Chi) trong Thục sơn truyện: Đây là một tác phẩm thành công của nhà tạo hình, một vẻ đẹp thánh thần khiến mọi người không thể không chiêm ngưỡng. Phục trang mượn nhân tố phật học, với vòng kim loại tạo cảm giác cổ điển, khiến Trương Bá Chi phiêu nhiên thoát tục, như muốn bay trong mây gió.


Bạch Tố Trinh (Triệu Nhã Chi) trong Truyền kỳ tân Bạch nương tử: Màu kim nhạt và chất liệu lụa hiện đại thể hiện được tính chất nho nhã điềm đạm của Bạch nương tử. Triệu Nhã Chi được mọi người công nhận như Bạch nương tử tái sinh.


Ông Mỹ Linh
Hoàng Dung (Ông Mỹ Linh) trong Anh hùng xạ điêu: Cho đến hiện nay nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm này hơi thô, nhưng vẫn không phủ nhận nó trở thành kinh điển. Trang phục trắng điểm xuyết hoa hồng được Hoàng Dung thể hiện linh hoạt sống động và cũng được coi là một trong những bộ trang phục cổ đẹp nhất.
[/quote]
__________________
http://members.aol.com/_ht_a/mattheerat/island.gif
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay - thế cũng vừa.
Ngo Tuan Hiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:23 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps