Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Thông tin trường hội :: > Những tấm lòng vàng > Vượt khó

Những người bạn vượt khó của chúng ta

Những người bạn vượt khó của chúng ta

this thread has 20 replies and has been viewed 20495 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 46
Số bài viết: 1,658
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,026 Times in 681 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default

Tôi nhớ một lần trên diễn đàn chúng ta có ai đó đề nghị rằng chúng ta hãy đưa thông tin về những bạn nhận được học bổng của chúng ta bây giờ ra sao. Thời gian qua vì chưa liên lạc được các bạn ấy nên chưa có bài viết nào viết về nội dung đó. Hôm đọc mục "San sẻ yêu thương" trên báo Tuổi Trẻ viết về những người bạn vượt khó trên mọi miền đất nước khiến tôi lại nhớ đến những người bạn của chúng ta. Và tôi đã liên lạc được với một bạn trong những người bạn ấy, xin chia sẻ một ít thông tin cùng với mọi người.

Bạn Nguyễn Thị Cẩm Nhung KC01 là một trong 2 bạn nhận được học bổng khuyến học đợt đầu tiên vào ngày 12 tháng 11 năm 2004. Hiện nay Nhung đang học năm 2 trường Đại học Kinh tế Tp HCM và ở trọ tại khu cư xá Diên Hồng phường 14 quận 10 cùng với một chị bạn K00.
Hôm gặp lại em ngày truyền thống, gương mặt em đã phần nào rạng rỡ hơn ngày trước. Khi được hỏi về cuộc sống hiện tại, em tâm sự: " Chắc anh chị cũng biết hoàn cảnh của em. Nhưng có thể nói mọi chuyện đối với em đã ổn định hơn rồi. Chuyện học của em vẫn bình thường. Em có nhận dạy thêm buổi tối để đóng tiền trọ. Em thật sự rất xúc động trước sự quan tâm của các anh chị, các bạn dành cho em. Em cảm ơn các anh chị, các bạn nhiều lắm. Nếu có gì khó khăn em sẽ lên tiếng nhờ giúp đở".

Ẩn trong nụ cười ấy nỗi đau của những ngày vắng mẹ dường như vẫn chưa nguôi và không gì bù đắp được. Tất cả gánh nặng gia đình giờ vẫn quằn nặng trên vai người cha. Và em đã nhờ tôi tư vấn chọn một ngành học chỉ với một mơ ước giản dị sao cho khi ra trường dễ tìm được việc làm để mau chóng thay cha gánh nặng để chăm sóc gia đình. Và tôi hiểu đằng sau nổi đau ấy là một sự niềm tin, sự vươn lên đầy nghị lực khi em nghĩ đến những người bạn khác còn khó khăn hơn mình. "Em tuy bây giờ không được như lúc mẹ còn nhưng xem ra cũng có thể tiếp tục học được. Em nghĩ còn nhiều người khó khăn hơn vẫn vượt qua và học tốt đấy thôi... Em đã hạ quyết tâm phải vượt lên để không phụ lòng tất cả những người đã quan tâm đến em... ".

Tôi cảm thấy ấm lòng vì Hội chúng ta đã làm một việc rất đáng làm đó là đã mang đến cho em một niềm tin, một sự động viên đúng lúc . Em nói: "Em từng cảm thấy mất thăng bằng và cô đơn lắm nhưng bây giờ ổn rồi. Chính bạn bè và anh chị đã giúp em lấy lại được tinh thần.." Cầu mong em hãy vững bước đi.



Các anh chị, các bạn, các em thân mến.

Một năm nữa lại trôi qua, mùa nhớ ơn lại sắp trở về. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày 20 tháng 11. Theo thông lệ hằng năm chúng ta sẽ cùng nhau phát hiện và trao học bổng cho những em có hoàn cảnh khó khăn vào dịp này. Và nếu thế thì bây giờ cũng là lúc chúng ta phải khởi động chương trình rồi. Mọi người có ý kiến gì không?
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #2
Hồ sơ
letu
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2005
Số bài viết: 4
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
letu
Default

Tiếp tục đến giảng đường, tiếp tục con đường mình đã chọn là niềm khát khao, cháy bỏng tưởng chừng ko thực hiện được . Với gia cảnh, với những khó khăn chống chất đã có lúc Be Tư nghĩ rằng ước mơ chỉ dừng lại ở mơ ước, nó quá lớn lao và em không thể thực hiện.
Từng phó mặc, từng mệt mỏi, từng buông xuôi vì bất lực, em lại đứng lên, lại phấn đấu vì những lời động viên, an ủi: "mong em tiếp tục đến trường "!!!!!!!!!"anh chị, ban bè luôn bên cạnh "!!!!!!!!!!! Là một trong số các bạn may mắn được nhận học bổng, em muốn cảm ơn hội CHS, cảm ơn những người anh, người chị trong đại gia đình Lê Quý Đôn. Sự giúp đỡ, những lời động viên, ân cần của anh chị đã tiếp thêm sức mạnh, tạo cho em niềm tin giúp em vượt qua khó khăn.
Lần đầu tiên được dự ngày hội truyền thống, cảm nhận không khí ấm cúng của đại gia đình: có bố Hải. có tía .... có các anh, chị, các em ...nhận học bổng khuyến học của chị Trúc, em thật sự xúc động trước sự quan tâm, lo lắng to lớn của anh chị
cảm ơn chị Trúc, cảm ơn các anh chị, cảm ơn mọi người đã cho em một gia đình: mái ấm Lê Quý Đôn !!!!!!!!!!!
không biết dùng từ ngữ để diển tả, càng không biết phải nói gì, em hứa "học thật giỏi, cố gằng xứng đáng với niềm tin của chị Trúc, của anh ,chị ,của bè bạn - những người đã dìu dắt em trong thời gian qua ".
Vượt qua khó khăn, tiếp tục đến giảng đường, hiện tại em đã ổn định việc học. Là sv năm 2 trường ĐHKHXH & NV, em đang trọ cùng phòng với các bạn K01C.
Bé Tư
letu is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #3
Hồ sơ
TP_90B_AUS
Hội CHS
 
TP_90B_AUS's Avatar
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Cư ngụ: Melbourne - Australia
Số bài viết: 381
Tiền: 25
Thanks: 364
Thanked 184 Times in 96 Posts
TP_90B_AUS is an unknown quantity at this point

Chào Bé Tư và các bạn,

Chị rất mừng khi đóng góp nhỏ nhoi của chị đỡ đần em được phần nào trong cuộc sống đầy khó khăn của thời sinh viên. Vững lòng tin em nhé, mọi điều tốt đẹp đang chờ các em ở phía trước. Chị rất thông cảm và hiểu được phần nào với những khó khăn mà em và các bạn vượt khó đang đối diện.

Nhớ lại hồi còn đi học, có lúc (trong thời gian ngắn khoảng nửa năm thôi... ) chị đã làm đến 3 việc làm thêm để đủ trang trải...Cực đấy, nhưng bây giờ nhìn lại, chị rất trân trọng những khó khăn mà chị đã trải qua, chính nó đã và đang giúp chị thêm sức mạnh, thêm tự tin vào bản thân, đồng thời cũng chính nó đã dạy chị thêm kinh nghiệm sống...

Bây giờ chị đã tương đối ổn định, giúp đỡ các em 1 phần nho nhỏ chính là niềm mơ ước của chị. Mong tất cả các em luôn vững lòng tin và học tập tốt.

Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội CHS LQĐ, đặt biệt là những bạn đã bằng cách này hay cách khác đưa thông tin và cố gắng kiên lạc với Cẩm Nhung, Bé Tư và Thanh Nhã. Nhiệt tình của các bạn, đã tạo cơ hội cho tôi được góp 1 bàn tay giúp đỡ các bạn vượt khó của chúng ta. Thời gian và công sức mà các bạn đã bỏ ra để có được những thông tin về các bạn đang gặp khó khăn thật rất đang quý và trân trọng biết bao... ...Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả!

To Bé Tư và Thanh Nhã: tin vui cho 2 em nè....Chi đã vận động thêm được 1 "mạnh thường quân" (người thân của chị) cùng chị giúp 2 em đến ngày ra trường đó. Như vậy là 2 em không cần lo lắng về phần hoc phí cho đến ngày ra trường nhé. Chúc 2 em luôn vui và nhiều sức khỏe để học tốt cũng như vững lòng tin để vượt qua những khó khăn phía trước.

Thân chào!
__________________
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
TP_90B_AUS is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #4
Hồ sơ
toi&m
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 102
Tiền: 25
Thanks: 1
Thanked 34 Times in 13 Posts
toi&m is an unknown quantity at this point
Default

Một việc làm hết sức ý nghĩa!
toi&m is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #5
Hồ sơ
nobipotter
Senior Member
 
nobipotter's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2005
Tuổi: 47
Số bài viết: 1,764
Tiền: 105200
Thanks: 99
Thanked 1,140 Times in 482 Posts
nobipotter is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Originally posted by TP_90B_AUS@Oct 30 2005, 02:49 PM

To Bé Tư và Thanh Nhã: tin vui cho 2 em nè....Chi đã vận động thêm được 1 "mạnh thường quân" (người thân của chị) cùng chị giúp 2 em đến ngày ra trường đó. Như vậy là 2 em không cần lo lắng về phần hoc phí cho đến ngày ra trường nhé. Chúc 2 em luôn vui và nhiều sức khỏe để học tốt cũng như vững lòng tin để vượt qua những khó khăn phía trước.

Xin cảm ơn chị Trúc và vị "mạnh thường quân" của chúng ta.

Em sẽ báo cho Nhã và Bé Tư tin vui này, để 2 em an tâm học tập.
__________________
...xin đời đừng gọi tên tôi...

nobipotter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #6
Hồ sơ
nobipotter
Senior Member
 
nobipotter's Avatar
 
Tham gia ngày: Jul 2005
Tuổi: 47
Số bài viết: 1,764
Tiền: 105200
Thanks: 99
Thanked 1,140 Times in 482 Posts
nobipotter is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Originally posted by magicboy@Nov 16 2005, 07:36 AM
Trước mắt chúng ta bình chọn được các bạn cần nhận hổ trợ từ Học Bổng Khuyến Học của Hội Cựu Học Sinh như sau:

10A: Lê Thị cẩm Vân
10C: Trần Thị Bách Khoa

11C: Đổ Thị Tuyết Sương
11C: Lê Thu Hà
11C: Võ Thị Thuý Vân

Còn một trường hợp lớp 11B, Bằng đang nhờ kiễm tra. xin thông báo tiếp vào chiều nay.

Đương nhiên là bất cứ trường hợp lựa chọn nào cũng không thể tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong các bạn cựu học sinh. học sinh góp thêm thông tin để các chúng ta sửa chửa kịp thời, nhằm đưa học bổng tới đúng người cần nhất.

Rất mong nhận được phản hồi từ tất cả các bạn
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
[snapback]5880[/snapback]
Còn một vấn đề nữa... trong những bạn được nhận học bổng của CHS, các bạn cần kiển tra lại xem các em có được nhận học bổng nào khác không? Nobipotter đã trao đổi với Thầy Âu, hiện tại nhà trường đang xét trao học bổng của công ty Ba lá xanh và của BS Bảo... Nếu nhờ Thi Hồng Hạnh giúp thì hay quá... chỉ sợ cô giáo lo vui duyên mới nên quên nhiệm vụ
__________________
...xin đời đừng gọi tên tôi...

nobipotter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #7
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Originally posted by Vinh Loc 90A@Nov 28 2005, 10:51 AM

Không biết các em có còn được nhận học bổng như ngày xưa nữa không nhỉ! (45 ngàn đồng)

Vĩnh Lộc 90A

[snapback]6181[/snapback]
hoi em con hoc o truong thi hoc bong co hai loai
loai kha: 50 000d
loai gioi: 60 000d
con hien bay gio vat gia gia thang thi legiang khong biet.
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #8
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

Ánh sáng của niềm tin

Một cô học trò Đào Thu Hương luôn là học sinh giỏi nhất toàn khối suốt nhiều năm liền. Một cậu sinh viên Đinh Tuấn Sơn vừa đàn hay vừa chơi cờ giỏi, là thủ khoa hệ đại học khoa Đàn nguyệt của Nhạc viện Hà Nội năm 2005, là một trong ba VĐV cờ vua tham dự Para Games 3 tại Philippines vừa qua...


Số mệnh đã cướp đi ánh sáng của đôi mắt nhưng cả hai đều đang vươn lên từ ánh sáng của niềm tin vào chính mình...

Cô gái đã nhìn thấy nắng...

Hương dáng mảnh mai, có giọng nói nhẹ tựa sương đêm và gương mặt thanh tú hay ngước về phía trước. Bố mẹ phát hiện Hương “không bình thường ở mắt” từ lúc cô bé còn nằm ngửa nhưng mãi đến năm học lớp 4 Hương mới không còn thấy tí gì. “Còn bé quá vả lại mắt cứ mờ dần nên cũng không có gì là buồn.

Bây giờ chỉ cảm thấy tiếc vì sao lúc ấy mình không nhìn cho hết, cho đã... - Hương tiếc nuối nhưng rồi vui lại ngay - Thế cũng còn may hơn các bạn. Ít ra mình đã từng nhìn được, còn biết vài thứ để làm văn, biết một đường chuyền bóng để làm hình học không gian và biết... nắng là như thế nào”.

Đôi mắt Hương mở to nhìn vào xa xăm - nơi ấy mỗi khi ra chơi, em hay ngước nhìn lên cây bàng trong sân trường đầy nắng, ngắm ánh nắng xuyên qua khe lá thành những chùm hoa lộng lẫy. Hương thích nắng vì “nắng là con đường gần nhất đưa người khiếm thị đến với ánh sáng”. Cái tên Hoa Nắng cho tờ báo của Trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) cũng là do Hương đặt.

Hoạt động phong trào sôi nổi không kém gì các bạn sáng mắt, Hương còn tự học organ, thường là “đờn sĩ” cho đội văn nghệ biểu diễn trong các dịp lễ hội. Cho đến bây giờ Hương vẫn là một MC thông minh, hoạt bát trong các chương trình văn nghệ gây quĩ do các nghệ sĩ tổ chức.

Hương giỏi tiếng Anh, thông thạo vi tính chuyên dùng cho người khiếm thị và cả vi tính thông dụng của người sáng mắt và cũng rất khá trong lĩnh vực hội họa. Nhiều bức tranh của Hương được mang triển lãm ở nước ngoài và thành tích vang dội nhất Hương đoạt được là giải đặc biệt trong cuộc thi "Thế giới quanh em” do T.Ư Đoàn tổ chức năm 2001 cho bức Tấm Cám. Suốt chín năm học, Hương luôn dẫn đầu lớp.

Rồi một cú sốc lớn làm cô bé như “rơi xuống vực thẳm”, năm 2002. Một số trường THPT từ chối nhận Hương vào học dù điểm thi tốt nghiệp THCS của em cao chót vót. Người mẹ hoảng hốt chạy khắp nơi tìm kiếm.

Khi tìm đến Trường THDL Lương Thế Vinh, thầy hiệu trưởng chỉ đắn đo một điều: “Thế em trả bài, làm bài kiểm tra bằng cách nào?”. “Thưa thầy, môn xã hội em trả lời trên máy tính, môn tự nhiên trả lời bằng... miệng”. Thầy chẳng những đồng ý mà còn miễn học phí cho Hương trong suốt quá trình học.

“Đào Thu Hương là học sinh khiếm thị đầu tiên và duy nhất học tại trường này. Hương không chỉ học giỏi mà là cực kỳ xuất sắc. Em ấy có khả năng đặc biệt lắm” - thầy hiệu trưởng Văn Như Cương đã thốt lên như thế khi Hương đã trải qua gần trọn ba năm trong ngôi trường này.

Với bạn bè cùng trường Hương là một... hiện tượng. Lớp 10, Hương chọn học khối A vì tình yêu mãnh liệt với toán. Đến lớp 11 đành “khóc hết nước mắt” quyết định chuyển sang khối D dự tính vào sư phạm Anh văn. “Mẹ nói người khiếm thị mà học toán thì khó gấp mấy lần hơn”. Nhưng còn một lý do khác mà mẹ không nói với Hương: cơ hội có việc làm cho một giáo viên toán khiếm thị là cực kỳ hiếm hoi.

Ngay cả con đường dễ nhất để có một việc làm ổn định của một số bạn khiếm thị ở Hà Nội là quay về Trường Nguyễn Đình Chiểu dạy học và phục vụ thì cũng chẳng còn một suất toán nào. Nhưng dù học khối nào, không học thêm và chỉ có một quyển sách điện tử duy nhất để tham khảo, Hương vẫn luôn là học sinh dẫn đầu khối suốt mấy năm liền và là một trong số ít học sinh học giỏi đều tất cả các môn. Thi học kỳ I năm cuối cấp này, kết quả của Hương “vẫn như mọi năm”.

“Không để người sáng nhìn mình với ánh mắt thương hại, để không là gánh nặng, để chứng minh là người khiếm thị vẫn có thể học tập và làm việc tốt như người bình thường” - Hương nói về động lực học tập của mình như thế.

“Khi Hương vào lớp 10, bố mẹ đã bán chiếc Chaly 50cc - chiếc xe tốt nhất của cả nhà - để mua cho Hương chiếc máy tính cũ. Trong suốt những năm học, chi phí học tập của Hương lúc nào cũng “đội sổ” vì sách giáo khoa phải gửi mua từ TP.HCM, tài liệu ôn thi phải nhờ người “chuyển thể” sang giọng nói hoặc thuê đánh máy ghi vào đĩa... Không biết vào đại học chi phí sẽ thế nào đây” - trong một email, Hương cứ băn khoăn mãi như thế.

Rồi lại lo âu: “Ở Hà Nội chỉ có một vài trường nhận sinh viên khiếm thị vào hệ chính qui, một số trường khác chỉ cho vào hệ tại chức. Kết quả của các anh chị khiếm thị đi trước đã chứng minh rằng người hỏng mắt hoàn toàn có thể học đại học, em hi vọng tình hình sẽ dần thay đổi. Chẳng lẽ cơ hội vào đại học với những người khiếm thị cứ khó khăn như thế mãi sao?”.

Đấu cờ với người sáng mắt

Đó là tin sốt dẻo nhất trong làng thể thao VN khi đoàn VĐV khuyết tật VN vinh quang ngày trở về sau Para Games 3 tổ chức tại Philippines vừa qua. Và người dám “đấu cờ với người sáng” ấy chính là Đinh Tuấn Sơn (sinh năm 1981, quê Nam Định) - VĐV nam khiếm thị duy nhất trong đoàn.

Đây là lần đầu tiên VN tham dự nội dung môn cờ vua và thành tích của đội tuyển đạt được chỉ là ba chiếc HCĐ đồng đội. Sơn có mặt ở hai nội dung với tất cả 13 ván đấu - nhiều nhất trong cả đoàn. Ở nội dung khiếm thị, Sơn chỉ chịu thua khi “đụng” với VĐV người Philippines đẳng cấp thế giới (nằm trong đội tuyển khiếm thị thế giới) và dừng lại ở chiếc HCĐ.

Thú vị hơn là ở nội dung hỗn hợp, Sơn là VĐV khiếm thị duy nhất được bổ sung vào đội hình thi đấu toàn người sáng mắt. Ở nội dung này, Sơn vượt qua nhiều VĐV là người sáng mắt và chỉ đành “buông súng” khi “đụng” với hai kiện tướng cờ vua thế giới, người Philippines, góp phần mang về chiếc HCĐ thứ hai cho VN.

“Nếu nhìn thấy, Sơn sẽ chọn bóng đá, chơi ở hàng tiền đạo, tiền vệ cơ”. Nhưng khi đã chọn cờ Sơn vẫn là người chơi giỏi nhất. Lần đầu tiên tại giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc 2004, Sơn rinh về một lúc hai chiếc HCV cá nhân và đồng đội. Năm 2005, cũng tại giải toàn quốc chuẩn bị lực lượng cho Para Games, Sơn đã bảo vệ thành công hai chiếc HCV của mình.

Cũng trong năm này, Sơn là SV đậu thủ khoa điểm tuyệt đối cao nhất chuyên ngành đàn nguyệt Nhạc viện Hà Nội. Trước đó khi thi vào trung cấp bốn năm nhạc viện Sơn cũng là thủ khoa. Sơn còn chơi thông thạo mandoline, guitar, đàn tứ và đang dạy nhạc dân tộc cho học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu. Thầy Đỗ Văn Để - tổ trưởng tổ đàn nguyệt - vui vẻ dự báo: “Khóa này khoa có em Đinh Tuấn Sơn khá lắm, chúng tôi hi vọng nhiều ở em ấy”.

Cuộc sống sôi động trôi nhanh. Tai nạn ngày xưa... đã là chuyện của ngày xưa, ngày Sơn 8 tuổi. Trong lần chơi ném gạch với bạn bè, một con mắt bị gạch ném trúng, ngay sau đó phải lấy ra vì tổn thương quá nặng. Con mắt còn lại cũng bị nhiễm trùng phải múc ra năm Sơn lên 10.

Nhắc lại chuyện cũ, Sơn cười rổn rảng: “Con nít chơi mà hậu quả thế đấy. Chỉ buồn một tí, bây giờ thì quen rồi”. Cha mẹ thương đưa lên Hà Nội cho đi học. Sự kiện Sơn đi học đến nay nhiều người trong trường vẫn còn nhắc vì từ trước tới giờ chưa có phụ huynh nào ở lại cùng ăn cùng học với con gần một tháng như cha con Sơn. Khi cha về quê, Sơn ôm gối khóc suốt ba bốn ngày liền.

Sơn giờ đã mạnh mẽ hơn nhiều. Giọng nói ấm áp, lúc nào cũng vui vẻ, Sơn thích nói về những may mắn của mình. “May là mình có gia đình luôn kề vai sát cánh”; “May là mình có tí năng khiếu về thể thao”; “Mình cũng có được chút tí đam mê âm nhạc”. Chàng trai bận rộn ấy chẳng có thời gian để nghĩ về bất hạnh. “Mình lo chạy vắt giò lên cổ để kịp bài vở trên giảng đường. Thời gian đâu mà lo buồn” - Sơn lại cười rổn rảng...

Không cam chịu bóng tối, nhọc nhằn hơn với người khiếm thị là những cuộc mưu sinh. Và hơn nửa thế kỷ, ông già ấy vẫn đeo đuổi một cái nghề như thế, leo chót vót trên những ngọn cây cao...

LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #9
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

Nỗ lực đi lên của một nữ sinh bại liệt </span><span style=\'color:green\'>
Mỗi khi Lê Thị Lệ, sinh viên lớp 37A4 ĐH Ngoại Ngữ -ĐH Quốc gia mỉm cười, không mấy ai nghĩ đó là nụ cười của một cô gái bị bại liệt bẩm sinh.


Với thân hình cong queo do gù vẹo cột sống, chân trái teo cơ với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, Lệ cho biết: “Ngay từ nhỏ, đến bệnh viện nhiều bác sỹ mới nhìn thấy mình đã hoảng sợ".

"Nhưng bây giờ khi tiếp xúc với bạn bè, mình đã đủ khả năng làm cho mọi người nghĩ mình là một cô gái bình thường bởi sự lạc quan và tự tin. Nếu trước đây thường chờ các bạn trong trường, trong lớp làm quen trước thì nay mình chủ động hỏi chuyện”.

Khát vọng phấn đấu để trở thành một người tự lo được cho mình và có ích với xã hội đã giúp Lệ vượt lên không ít trở ngại. Nhiều lần cả người cả xe hết đứng lên lại ngã xuống ngay trước cổng trường đông người qua lại do đôi chân quá yếu, Lệ phải mím chặt môi để không bật khóc.

Từ vùng quê Tam Điệp - Ninh Bình ra Hà Nội học đã 4 năm nhưng Lệ vẫn chưa được đến thăm Lăng Bác. Ca nhạc, dạ hội là những hoạt động Lệ rất thích nhưng không mấy khi đi xem được do đi lại quá khó khăn.

Phần vì yêu mến đức tính chân thành, cởi mở của Lệ, phần vì muốn chia sẻ khó khăn với bạn, nhiều nữ sinh ở cùng phòng đều hết sức giúp đỡ Lệ trong cuộc sống. Mỗi khi Lệ giặt quần áo thường có các bạn bê giúp xô chậu nặng, mua cơm hộ từ nhà ăn, dựng xe giúp...

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ nghỉ mất sức không lương, nhà có những 5 anh chị em, chị gái cũng bị bại liệt, Lệ tự nhủ với mình càng phải học tốt để làm vui lòng gia đình. Lệ luôn đem về nhiều điểm khá, giỏi cho các môn học.

Những nỗ lực của Lệ đã được nhà trường và bè bạn đánh giá cao. Ngày 4/1 vừa qua, nữ sinh Lê Thị Lệ đã được Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức giao lưu với đông đảo sinh viên Thủ đô và trao tặng học bổng trong Chương trình “Tiếp sức tương lai Việt”.

“Mình muốn nói với những bạn sinh viên khuyết tật khác là hãy sống lạc quan và tự tin. Phải luôn cởi mở với mọi người để cùng vươn lên trong cuộc sống. Mong ước lớn nhất của mình là trở thành một cô giáo tiếng Anh giỏi tại quê hương Ninh Bình”.
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #10
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

Học trò thời nay cừ lắm!

Học giỏi, chơi hay và không ngại lăn xả vào công việc tình nguyện... - những bạn trẻ tuổi học trò đã phác thảo nên hình ảnh đẹp về thế hệ mình một cách thật dung dị và tự nhiên.


Chinh phục tri thức

Nhiều người cho rằng Toán là môn học khô khan khó nuốt, nhưng với bạn Lê Minh Tuấn Kiệt (lớp 10A2 trường Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TPHCM), Toán học hoàn toàn dễ chịu bởi bạn xác định: “Học Toán không phải chỉ để làm bài kiểm tra và rinh điểm 9, 10 mà còn để ứng dụng vào cuộc sống đời thường”.

Đó không phải là một lời nói suông. Trong ngôi nhà nhỏ hẹp có nhiều thế hệ cùng chung sống, để niềm đam mê nuôi cá kiểng của mình không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình, Kiệt quyết định... treo lơ lửng bể cá ở khoảng không phía trên tủ đựng vật dụng.

Trước tiên, Kiệt áp dụng công thức tính thể tích và định luật Pitagore để xác định trọng lực, độ lệch tiêu chuẩn và bề xéo của những thanh đỡ. Sau đó Kiệt mua các thanh sắt về rồi tự cưa, đóng vào tường theo kích cỡ mà mình đã tính toán sao cho tương ứng với thể tích và trọng lượng của bể cá.

Thế là Kiệt có bể cá kiểng như mong muốn. Cũng bằng cách ứng dụng những kiến thức học được từ môn lắp ráp máy vi tính mà Kiệt trở thành “chuyên gia” sửa chữa máy vi tính và các thiết bị điện tử cho gia đình mình và những nhà trong xóm. Đồ chơi của mấy đứa em trong nhà cũng do một tay anh chàng sáng chế dựa trên kiến thức các môn Toán - Lí - Hóa...

Có thể nói những gì học được trên lớp và đọc từ sách báo, Internet đã được Kiệt khai thác tối đa để phục vụ cho cuộc sống đời thường. Bởi thế, không có gì lạ khi anh chàng ẵm ngôi thủ khoa kì thi học sinh giỏi Toán cấp quận năm lớp 9 và đang giữ vị trí số 1 trong đội tuyển Toán khối THPT của Q.6 trong kì thi Olympic Toán học miền Nam vào 30/4/2006 tới đây.

Chinh phục lòng người

Vừa tròn 18 tuổi, bạn Phạm Bửu Văn (cựu học sinh lớp 12A10 trường Bình Phú, Q.6) đã có đến 3 năm kinh nghiệm chăm sóc người già neo đơn và các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mất mẹ từ nhỏ, Văn cảm nhận được nỗi bất hạnh của người thiếu tình mẫu tử.

Vì vậy, Văn muốn được bù đắp cho họ bằng tình thương của mình. Những lúc rảnh rỗi, Văn nấu cháo và mang đến tận nhà các cụ già neo đơn trên địa bàn P.12, Q.6. Lúc đầu là từ nguồn tiền dành dụm được, nhưng để duy trì lâu dài việc làm ý nghĩa này, Văn quyết định vận động nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm ở khu phố.

Không chỉ làm “người bạn nhỏ” của các cụ già, Văn còn là “người bạn lớn” của các em thiếu nhi khi đứng ra tổ chức sân chơi định kì hằng tháng cho những em nhỏ mà vì hoàn cảnh khó khăn phải sớm bươn chải kiếm sống, không có điều kiện đến trường hoặc vui chơi giải trí. Và với tấm lòng luôn rộng mở, Văn từng thuyết phục thành công hơn 10 cô, cậu bé trong xóm có ý định bỏ học quay trở lại trường lớp.

“Chị Văn” còn vận động được nguồn học bổng, giúp các em yên tâm đến trường mà không phải lo lắng vấn đề học phí, sách vở, dụng cụ học tập. Tuy phải gác dự định vào đại học đến năm sau vì lo quán xuyến việc của gia đình (Văn hiện đang sống với ba và bà nội già yếu), nhưng cô học trò hiếu thảo giỏi giang này vẫn cảm thấy vui khi được chăm lo cho những người bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của mình.

Bị bại liệt từ nhỏ, cô bạn Trần Vũ Hoài Phương (sinh viên đại học KHXH&NV TPHCM) hằng ngày vẫn bước đi trên đôi chân nghị lực của người học trò luôn lạc quan với cuộc sống. Là một trong những người sáng lập Trung tâm CTXH và Phát triển cộng đồng trường KHXH&NV, từ ba năm nay Phương luôn có mặt “trên từng cây số” trong những chuyến công tác xã hội đến vùng sâu, vùng xa.

Và cô học trò khuyết tật này có lần đã khiến người dân ở thôn Tạ Nghịch, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng xúc động đến rơi nước mắt khi không ngại ngần xếp đôi nạng gỗ qua một bên để cùng mọi người phát quang cỏ dại, xây dựng đường nông thôn, bất chấp đôi tay tê buốt vì phải di chuyển trên nền đất lầy lội thay cho đôi chân không lành lặn của mình.

Đôi tay ấy cũng dịu dàng đặt lên đầu các em nhỏ lang thang cơ nhỡ, biến những mái tóc khét nắng, lấm lem bùn đất trở nên gọn gàng, sạch sẽ. Chứng kiến những việc Hoài Phương đã làm (như đứng ra tổ chức buổi nói chuyện, tư vấn giáo dục giới tính cho công nhân tại Bình Dương hồi tháng 11/2005; hoạt động liên kết sinh viên các trường đại học với chủ đề: “Sinh viên khuyết tật với môi trường đại học”; thành lập tủ sách cho sinh viên nghèo; thâu băng tài liệu các môn học cho sinh viên khiếm thị...) chẳng ai còn nhớ đến sự khiếm khuyết của cô bạn có vóc người nhỏ nhắn này nữa.

[Đăng nhập để xem liên kết. ]
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:24 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps