Hôm nay tiết trời thanh mát, VT kể chuyện thú vui cuộc đời nghe chơi. Ai có chuyện gì vui thì cứ góp vào, cho thêm phần phong phú.
Thả diều.
Nhớ ngày xưa, ở quê nội, mùa lúa gặt đã qua, ruộng khô chỉ còn trơ gốc rạ. Chân mềm đi dễ đau, chân trâu thì chỉ nghe sột soạt. Trai làng gom lại lập khung thành chơi đá banh, gái xóm tụm năm tụm bảy bên cây keo chơi banh đũa, ông già bà lão ngồi bên hiên uống trà, con nít thì thả diều. Hồi đó diều toàn làm bằng tre, lấy giấy học trò dán lên, có một trò chơi ma đạo mà thú vị đó là câu diều. Lấy giàn ná, cột một đầu dây cước vào hòn đá, bắn vòng qua dây của diều, và... từ từ kéo xuống!
Trẻ con giờ chơi toàn diều ...công nghiệp,. xanh đỏ tím đủ màu, đẹp mắt, chắc chắn bay được. Cái thú vui tự tay làm lấy con diều, nhìn nó cất cánh bay lên xem ra không cần thiết nữa.
Diều không chỉ dành cho trẻ con. Ở SG, nếu có dịp đi ra khu Nam SG vào buổi chiều lộng gió, bạn có nhiều cơ hội gặp những tay chơi diều lão luyện, con diều có sải cánh 6 mét là thường, mỗi khi thả phải cần 5-6 người xúm xít đỡ cánh, căng dây. Thành viên từ nhiều thành phần khách nhau, điểm chung của họ là có thời gian rảnh. Vì thời gian chơi diều thường là lúc chiều chiều, khi ánh mặt trời không quá chói chang, gió đều đều nâng cánh diều. Những ngày tắt gió họ ngồi tụm lại bên quán cà phê, nhìn xa xăm, chờ gió còn hơn cả đợi người yêu. Gió lên là lòng lên, cả nhóm lại ào ra hứng ngay lấy cơn gió đầu tiên, trông như những nhà khí tượng học.
Diều chơi có nhiều phong cách, người thích những con diều cổ điển, long phụng gì đó chẳng hạn, với chiếc đuôi dài thòng ngân nga tiếng sáo vi vu, diều Huế hay được nhắc đến. Chơi diều có cấu trúc lạ, nhìn là thích, là mê mẩn bởi sự sáng tạo. Có diều hình khối, nhìn như tổ ong. Có con nhìn như cái ống cống, có con nhìn như ... cái mền, muôn hình vạn trạng, tưởng tượng được là làm diều bay được. Dạo này có nhiều tay chơi diều lượn. Chơi con này thú là phải có thể lực, chuyện anh chàng 6-7 chục ký bị con diều kéo đi sệt sệt cả chục thước là bình thường. Diều có 2 dây lèo, dùng tay trái và phải để điều khiển. Cao thủ có thể cho diều bay lượn chẳng thua gì chiếc phản lực biểu diễn, lao lên trời, sà xuống sát mặt đất, lộn qua phải, lộn qua trái, lộn vòng tròn lên- xuống cả chục vòng liên tục. Những kỹ năng này phải qua quá trình luyện tập không dưới một tháng...
Chủ tịch hội diều là người có uy tín để dễ vận động xin tài trợ, tham dự các cuộc liên quan hội diều còn được ban tổ chức bồi dưỡng. Do đó, những thành viên này nhiều lần được du lịch miễn phí.
Chơi diều- một thú vui mà mọi người đều thích, trừ ... bà xã!
----
Danh sách:
1. Thả diều
2. Câu cá
3. Lang thang các trường đại học
4. Nuôi thú cưng- chó
...
__________________ Khi hiện tại tầm thường, tương lại mù mịt thì con người lại nhớ đén quá khứ!
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 22-07-2009 lúc 09:40 AM.
Lý do: cập nhật danh sách
Nghe đồn những tay sát cá (câu là dính) có "vía" nhẹ, còn ai nặng bóng vía thì cá sẽ không cắn câu. Chuyện này chẳng biết thực hư ra sao, nhưng chiêm nghiệm thấy có phần đúng. VT đi câu cùng thằng bạn, cần câu, mồi màng đều như nhau, ngồi kế bên nhau, lâu lâu lại đổi cần cho nhau, thế mà cá cứ nhào vô cần của nó mà cắn, còn mình thì nhấp nhấp đã rồi giơ lên chỉ còn...cái lưỡi trắng.
Tuổi thơ may mắn sống ở thời kỳ đồng sông còn nhiều tôm cá. Mỗi kỳ nghĩ hè là về quê nội (An Vĩnh Ngãi) theo ông anh họ câu cá rô đồng, câu vịt cá lóc, câu lươn câu ếch trong hang, bắt ếch những hôm trời mưa lâm râm ... Vui nhất là mùa gặt, lúa cắt xong được chất thành từng đống to, đến ngày tuốc lúa, vừa ôm lúa lên khỏi mặt ruộng cũng là lúc cá rắn lao ra ầm ầm, cả bọn nhào vô bắt thật vui. Riêng VT thấy mấy con trườn trườn sợ hết cả hồn rồi, chỉ đứng nhìn thôi!
Giờ thì khác, đa phần câu cá giải trí ở các ao nuôi, thả xuống rồi câu lên và xơi thôi. Cũng có những nhóm kỳ công hơn khi câu ở những ao đồng, sông hồ tự nhiên, nhưng rất ít. Họ mới là những người câu cá thật sự, bắt được những con to thì chụp hình, viết blog, đưa lên diễn đàn, xem như là chiến lợi phẩm, thời của internet mà. 4so9 là một cộng đồng câu cá lớn nhất VN.
Tôi có vài người bạn, cũng thuộc hàng đam mê... sắm hai ba cần, trang bị đủ các loại lưỡi, phao ... Đi một vài lần thấy hứng thú. Câu chuyện ly kỳ nhất mà tôi nghe lài từ thằng bạn ở Vũng Tàu. Nó kể, ông già nó là một trong những tay câu cá cừ khôi ngoài đó, tiếng tăm vang xa hàng chục cây sô. Có lần ổng câu con cá lăng bên bờ đá, con cá khoảng 45 kg. Hai bên giằng co cả buổi trời, vì nếu giật mạnh thì đứt, mà buông thì cá lặn mất. Ông phải lội xuống biển để vật lộn với nó, sau chờ đến khi nó kiệt sức thì kéo vào bờ. Nhưng nó còn tặt lưỡi tiếc rẻ, ông già nó mới xếp thứ hai, còn một cao thủ khác cũng đánh vật với con cá lăng. Con này dữ hơn, tới 60 kg, thằng đó nhảy xuống biển để cho con cá kéo đi, con cá khỏe kéo nó, kéo mãi tới cửa biển thì...kiệt sức. Thế là cậu ta lội ngược trở vô bờ cùng với con cá!
__________________ Khi hiện tại tầm thường, tương lại mù mịt thì con người lại nhớ đén quá khứ!
thay đổi nội dung bởi: Vô Tình, 21-03-2009 lúc 02:06 PM.
Đi lang thang đến các trường Đại học:
_Không biết tự khi nào, NHHHCL có thói quen thích đi lang thang đến các trường thuộc khu làng Đại học Quốc Gia Thủ Đức. Trong các trường NHHHCL đi qua, có lẽ và đương nhiên, ĐHKHXH&NV ở Tân Phú đã làm NHHHCL lưu luyến nhất!
_Thú vui của NHHHCL cũng đơn giản như các thú vui khác thui, để kể thử cho các anh, chị, em nghe thử nha (rảnh thì mình đi ra ngoải chơi):
_Từ Sài Gòn, lúc trời còn sáng sớm, anh, chị, em chuẩn bị hành trang lên đường đi Thủ Đức. Hành trang của mình không giống như đi du lịch đâu: Không cần nhiều quần áo (1 bộ trên người là đủ rôi), không cần ba lô, tay xách nách mang (để rảnh tay nắm tay bạn đồng hành là được rùi!)
_Phương tiện đi lại tốt nhất là xe buýt số 8 hoặc số 6. Gặp đường nào có tuyến của hai số này là mình tót lên đi, đi càng đông càng vui.
_Cụm trường ngoài làng ĐH có: Nông Lâm, TDTT, XHNV, Tự Nhiên, Bách Khoa, An Ninh...ngoài ra còn có Thư viện ĐHQG nữa!
Xe buýt số 6 đậu trước cổng chào trường ĐHNL, mình xuống xe, đi bộ thêm chừng 200m, sẽ gặp một kiot nhỏ bán toàn sản phẩm thí nghiệm của khoa CN Sinh học hay CN Thực phẩm của sinh viên trường NL, mình sẽ mua ủng hộ, dùng thử! Ngoài ra, mình có thể đi bộ đến trại heo, trại bò, trại gà hay trại dê để xem vắt sữa bò hay cho heo ăn...
_Rời ĐHNL, có một con đường tắt đi qua TDTT...Cứ tự nhiên vô trường như đã từng học Thể Thao (anh bảo vệ hỏi thì nói em vô học ngoại khóa). Vô nhà thi đấu xem dâ Thể Thao tập luyện chơi: Bóng rổ, Judo, Taekwondo, karate, cầu mây...đều có cả, nhưng đừng quên ra sân bóng đá coi dân năng khiếu trường NVII đá, tụi nó đá y như trong ti vi!
_Ra hồ bơi xem bơi lội xong, mình qua Nhân Văn Tân Phú nha:
ĐHXHNV khu vực Thủ Đức vô cùng lãng mạn và thơ mộng. Nép mình dưới những cây cổ thụ to là những băng đá nho nhỏ. Nơi những cô nữ sinh tóc dài thường hay ngồi học bài. Nếu mình ngồi băng đá phía đối diện, chắc thể nào cũng được tặng một bài thơ...
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
Nuôi Chó.
Chó là động vật tuyệt vời nhất, đặc biệt là trung thành tuyệt đối. Khi đi làm về nhà, mệt mỏi, nó luôn chạy ra mừng bạn. Khác hẳn với con gấu, lúc vui còn đón tiếp, lúc buồn nó xé xác chứ chẳng chơi.
Nuôi Chó.
Chó là động vật tuyệt vời nhất, đặc biệt là trung thành tuyệt đối. Khi đi làm về nhà, mệt mỏi, nó luôn chạy ra mừng bạn. Khác hẳn với con gấu, lúc vui còn đón tiếp, lúc buồn nó xé xác chứ chẳng chơi.
Gấu này là gấu gì vậy bác?
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Trong công ty có anh rất đam mê vụ nuôi chó! Cái thú vui đó hái ra tiền ấy nha, anh viết bài cộng tác với tạp chí đều đều ... Nhắc đến đây mới nhớ đến câu "có chiếc chiếu rách đem ra Mỹ Đình cho thuê cũng có tiền...".
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog