Một người bình thường, nhắm mắt mà nghe đoạn hòa tấu trên sẽ hình dung đến những cây nhạc cụ cổ điển phương Đông.
Thật ra trong dàn tam tấu trên toàn là nhạc cụ của phương Tây.
Đàn violin và Hạ Uy cầm, 100% của Tây. Chỉ có cây ghi ta là có hiệu chỉnh tí xíu, khoét phím cho sâu để nhấn cho tiếng nhạc thêm rung, uyển chuyển- vốn là bản chất của cổ nhạc miền Nam.
Ấn tượng nhất là cây violin, tiếng đàn trong và sang, chứ không có vẻ lúc nào cũng não nề như cây cò (xuất thân từ nhị Hồ bên Trung Quốc). Mà khi nó muốn "não nề" thì cũng đăng đắng lòng người, có thua gì đâu!
hihi ... thế là đi học đàn violin!
PP nghe đàn tranh hòa điệu với ghi ta chưa. Bá bá phát luôn. Nghe xong muống kêu ghi ta đừng khảy để nghe tiếng réo rắt của đàn tranh. Đàn này không phải của VN?
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Chắc là bác pp nhầm. Đàn tranh có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam gần 1000 năm rồi (nên có thể xem nó là của VN).
Cây guitar phím lõm cũng có thể được xem là đặc trưng của VN: 5 dây, và phím bấm bị lõm vào, hoàn toàn khác với 1 cây guitar truyền thống...
Thực ra, cá nhân em không thích cái sự xuất hiện của Violin trong hệ thống nhạc tài tử lắm, vì âm thanh của nó tuy đa dạng nhưng khó thể hiện độ ngân và đôi khi cần 1 chút "đục" của cái âm ngân đó. Hiện nay, theo 1 vài nghệ nhân, họ cho rằng sự xuất hiện của cây violin trong ban nhạc cải lương ko xuất phát từ đặc trưng âm của nó mà vì đàn violin dễ chơi hơn đàn nhị do cấu trúc âm tiết rõ ràng trên nhạc cụ, trong khi đó, đàn nhị tuy đơn giản nhưng lại cần quá nhiều kỹ năng chơi, đặc biệt là khả năng cảm nhận âm tiết của người chơi. Nhớ ngày xưa, khi có đám tang (nói xui), hay đến chỗ ban nhạc lễ, nhìn cái bác kéo đàn nhị đến mê mệt.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Thật may, có vài bạn đã hứng thú với đoạn hòa tấu trên.
Tiếp tục đắm chìm tiếng nhạc hòa tấu "cổ điển" của dân miền Tây qua 6 câu vọng cổ.
Trong đoạn hòa tấu này, đặc biệt có tiếng đàn của các danh cầm một thời như Bảy Bá với tiếng đàn tranh thần sầu, Văn Vĩ tung hứng những chữ đàn ghita độc đáo, Năm Cơ sầu lắng với tiếng đàn kìm, và cuối cùng là tiếng đàn dây kéo ...mời bác Đạt cùng thưởng thức!
Bản nhạc được lưu trữ và quảng bá bởi Conhacvietnam.com. Cảm ơn CNVN.com nhé!
---
Trong đoạn hòa tấu này, cái độc đáo chính là sự tung hứng giữa các âm sắc khác nhau (phát ra từ những nhạc cụ khác nhau), vừa nghe được cái riêng, vừa nghe được cái chung. Từng tiếng, rõ mồn một.
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 23-02-2010 lúc 12:37 PM.
Bác Đạt nghe kỹ bài trên, đoạn cuối, có lúc cây violin và cò "đấu" với nhau! Mấy anh em, họ nhà đàn kéo (violin, viola, cò, gáo ...) quả có sức mạnh .... ru ngủ mãnh liệt!
----
Tiếng đàn cò nghe "thảm", tiếng violin "sang", còn tiếng đàn Hạ Uy thì "não"! Dưới đây là tiếng đàn Hạ Uy của nhạc sĩ Tấn Khoa với tiếng đàn ghita và cò thăng trầm bám sát theo! [Đăng nhập để xem liên kết. ]
(Nguồn: conhacvietnam.com)
Người đàn cây hạ uy di hình như là Duy Kim. Tấn Khoa thì không biết. Thực ra nghe cải lương người ta biết nghệ sỹ chứ ít ai biết thầy đờn. Ngoài trừ các danh cầm Văn Vĩ, Năm Cơ, Báy bá, Hoành Thành, Văn Giỏi, Thanh Hải, ...
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...