Chúng ta từng có một thời / Một thời viết thư tình cho nhau / Những lời yêu thương /Những lời máu lửa
Chúng ta từng có một thời.... đau đáu nghĩ về nhau.
Chúng ta từ ước mơ / một mái nhà chung/ Một niềm tự hào /Và ở đó Thầy Cô như cha mẹ
Chúng ta từng nghĩ về/ Quê hương Long An (Nơi chôn nhau cắt rốn) /Là chốn bình yên để đi về.
Chúng ta từng nghĩ về nhau/ Như một tập thể / Có thể đội đá vá trời.
Nhưng đó là chuyện của 10 năm trước /Khi mái đầu còn xanh /Khi trái tim còn hồng.
Nhưng....
Chúng ta đã ngưng ước mơ
Giấc mơ của những người con Long An ưu tú được đào tạo từ một môi trường tốt nhất cùng ngồi bên nhau để xây dựng một quê hương tốt đẹp hơn.
Chúng ta đã bị chủ nghĩa phê phán là mất đi sức mạnh... sức mạnh của một tập thể.
Chúng ta không thể xây dựng được tình huynh đệ bằng cách bỏ đi cái tôi mình...
Bằng cách thôi nghĩ rằng mình đang bị lợi dụng
Bằng cách cho đi vô điều kiện
Quá khó để xây dựng một tập thể hoàn toàn tin cậy nhau.
Quá khó để nhường bớt chén cơm manh áo của mình.
Quá khó để xây dựng một lý tưởng cho một tập thể.
Một ngày khi tôi ngồi nói chuyện với một phụ huynh của một em BS cựu hs LQĐ.
Tôi nhận thấy rằng, cái thiếu nhất của chúng ta là một niềm tin lý tưởng.
Lý tưởng của tôi rằng có thể tập hợp CHS LQĐ thành một đội ngũ mạnh mẽ để có thể phục vụ tốt nhất cho người dân Long An và có thể làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.
- Làm thế nào để làm giàu chính đáng?
Câu hỏi đó được đặt nhiều lần trên diễn đàn.
và câu trả lời là phải "tạo ra một cỗ máy kiếm tiền"... và nhiều dự án tạo ra một cổ máy kiếm tiền vẫn đang được thực hiện, nhưng khi thực hiện một dự án, người ta chỉ đề ra tính khả thi, thời gian hoàn vốn...
Thực ra vấn đề đầu tiên là chúng ta phục vụ cho ai, chúng ta làm điều gì để thay đổi xã hội. Với tôi vấn đề không phải là kiếm được bao nhiêu tiền, mà phải xây dựng được một lý tưởng. Đó là giá trị cốt lõi. Đó là lý tưởng.
Hậu quả chính của thiếu lý tưởng chính là:
- đó là tình trạng chảy máu chất xám
Làm thế nào để giữ nhân tài cho quê hương.
Khi chế độ đãi ngộ còn thấp
Khi sự đóng góp còn chưa được coi trọng.
Hàng năm hàng trăm CHS chuyên ra trường, nhưng có mất người về quê hương làm việc.
Sau hơn 20 năm, những thế hệ CHS LQĐ đã trưởng thành đã đủ sức để xây dựng cho mình một tổ chức mạnh mẽ về tài chánh và kiến thức.
Đủ sức để tạo ra một bộ máy hoàn chỉnh để hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào.
Về cơ bản:
- Nhân sự chuyên nghiệp được đào tạo từ tuyến trên
- Quản lý tốt
- tài chánh vững mạnh
- Kinh nghiệm
- Khả năng tuyên truyền cao
- Sự ủng hộ của chính quyền
Đó là những lợi thế vô cùng to lớn của cộng đồng LQĐ
Vậy mà khi nghe nobi trình bày về lý tưởng của mình. Vị phụ huynh ấy tròn mắt ngạc nhiên...
Nhiều người không tin rằng doanh nghiệp thành công không phải chỉ ở lợi nhuận mà phải xây dựng được giá trị cốt lõi.
Thôi thì coi như Trịnh Công Sơn viết thư tình vậy...
Có thể không cua được Dao Ánh, nhưng 50 năm sau còn có người nhớ đến.
Qua bài viết, tác giả có rất nhiều tâm huyết và có nhiều trăn trở về nhiều vấn đề trải rộng trong một khoảng thời gian rộng 10 năm trước.
Không biết nói gì nên chia sẻ một điều nho nhỏ của bản thân. Vài tháng trước trong một workshop của công ty tổ chức, diễn giả nói về Responsible mindset v.s. Victim mindset và nói về tinh thần của người Nhật. Khi tự đánh giá về mình, tôi thấy mình có nhiều lúc nằm ở Victim mindset - đổ lỗi. Mà đây cũng có thể là kiểu suy nghĩ của số đông người Việt - đổ lỗi sự thất bại của chúng ta là do yếu tố bên ngoài (chiều hướng đạo đức, chiến tranh, thù địch, kẻ xấu....) mà không lãnh nhận một phần thất bại là do bản thân. Người Nhật khó khăn nhiều vì xung quanh bị bao vây bỏi biển. Phía Bắc thì phải cạnh tranh với người Triều Tiên, phía Tây thì phải đối phó với Trung Hoa. Bão, núi lửa, động đất...nhưng họ đối diện với thực tế bằng Responsible mindset.